Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 10

doc 14 trang thienle22 3070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_su_dia_lop_4_5_tuan_10.doc

Nội dung text: Giáo án Khoa + Sử + Địa - Lớp 4, 5 - Tuần 10

  1. TUẦN 10 LỊCH SỬ 5: CÁCH MẠNG MÙA THU VÀ BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (T2) Ngày dạy: Thứ 2 /23/ 11/ 2020 (5C) Thứ 3/24/ 11/ 2020 ( 5A,5B) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Biết được ngày 19 – 8 hàng năm là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta. Ngày 2 – 9 – 1945 , tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là ngày Quốc khánh của nước ta. 2. Kỹ năng : - Kĩ năng khai thác sự kiện, tranh ảnh để tìm hiểu quá khứ. Kể lại được nội dung chính của bản Tuyên ngôn Độc lập. 3. Thái độ : - Tích cực hoạt động nhóm; trân trọng những gì chúng ta có được ngày hôm nay. 4. Năng lực: - Tự hào về sự kiện khởi nghĩa giành chính quyền. Tuyên truyền ngày kỉ niệm Cách mạng tháng 8. Giữ gìn và phát huy khí thế anh hùng của quân và dân ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : SHD, tranh ảnh - HS: SHDH, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: * Khởi động: -Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Chuyền bóng. ? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa 19.8? ? Ý nghĩa thắng lợi cuộc khởi nghĩa 19.8? * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá:+ Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng Bác Hồ ra lệnh tổng khởi nghĩa + Thắng lợi cuộc KN 19.8 lật đổ nền quân chủ và đã đánh tan xiềng xích thực dân Pháp + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trả lời miệng. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Tìm hiểu mục tiêu bài học: Việc 1 : Cá nhân đọc mục tiêu Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh mục tiêu bài học có những nội dung gì? Việc 3: CTHĐTQ mời 1 bạn đọc mục tiêu và nêu cách làm để đạt được mục tiêu đó * Hình thành kiến thức: 3. Tìm hiểu sự kiện Bác Hồ đọc “ Tuyên ngôn độc lập” Việc 1: Cá nhân đọc thông tin và suy nghĩ trả lời câu hỏi Việc 2: Chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung (nếu thiếu).
  2. Việc 3: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nêu được quang cảnh 2.9 ở Hà Nội: bát ngát cờ hoa, dòng người tấp nập, đứng nghiêm trang quanh lễ đài. Mở đầu bản Tuyên ngôn Bác Hồ nêu chân lí: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho + Phương pháp: vấn đáp + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trả lời miệng B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Nhất trí với TL HDH * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS viết một đoạn văn ngắn cảm xúc trước không khí cách mạng; các hình ảnh 1,3,5 hình ảnh liên quan đến sự kiện cách mạng tháng 8; hình ảnh 2,4 là hình ảnh liên quan đến sự kiện Xô Viết Nghệ Tỉnh; nêu được ý nghĩa LS cách mạng tháng 8 + Phương pháp: tích hợp + Kĩ thuật: Thực hành, Đặt câu hỏi, trả lời miệng C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Tìm hiều thời gian diễn ra khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở địa phương em. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: HS nhờ sự giúp đỡ của người thân tìm hiểu thời gian diễn ra khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám ở địa phương em. + Phương pháp: các kĩ thuật khác + Kĩ thuật: Thực hành. . ĐỊA LÍ 5: DÂN CƯ NƯỚC TA (T1)(Bài soạn điển hình) Ngày dạy: Thứ 2 /23/ 11/ 2020 (5C) Thứ 4/ 25/ 11/ 2020 ( 5A,5B) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Trình bày sơ lược về dân số, mật độ dân số, sự gia tăng dân số và nêu được hậu quả của dân số tăng nhanh. 2. Kỹ năng : - Quan sát và phân tích được biểu đồ. 3. Thái độ : - Nhận biết được sự cần thiết của kế hoạch hóa gia đình (sinh ít con). - Không đồng tình với quan niệm trọng nam khinh nữ. 4. Năng lực : - Biết hợp tác nhóm, mạnh dạn tự tin trình bày. * Tích hợp bảo vệ môi trường: - Có ý thức bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh phù hợp với lứa tuổi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  3. - GV: Tranh, ảnh. - HS: SHDH, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Khởi động - HĐTQ gọi 2 - 3 bạn nhắc lại kiến thức đã học. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: - Tên ba nước tiếp giáp với nước ta. - Vị trí địa lí của nước ta. - Các loại đất chính và sự phân bố. + Phương pháp: Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. => GV giới thiệu bài: - HS viết tên bài vào vở - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Làm việc với bảng số liệu và thực hiện Việc 1: Quan sát bảng 1 Việc 2: Dựa vào bảng 1 hãy cho biết: - Số dân của nước ta năm 2012 - Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước Đông Nam Á? - Dựa vào bảng 2, nhận xét về mật độ dân số trung bình của nước ta so với mật độ dân số trung bình của thế giới và một số nước ở Châu Á năm 2012 Việc 3: Đọc lời thoại trang 127 sách HDH - Gv nhận xét và kết luận: + Số dân của nước ta năm 2012 là 88,8 triệu người. + Nước ta có số dân đứng hàng thứ ba trong số các nước Đông Nam Á + Mật độ dân số trung bình của nước ta gấp 5 lần so với mật độ dân số trung bình của thế giới và một số nước ở Châu Á năm 2012. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: - Số dân nước ta năm 2012. - Nước ta có số dân đứng hàng thứ mấy trong số các nước Đông Nam Á. - Mật độ dân số trung bình của nước ta so với mật độ dân số trung bình của thế giới và một số nước ở Châu Á năm 2012. + Phương pháp: quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh kết quả học tập. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 2. Quan sát biểu đồ và thực hiện
  4. Quan sát biểu đồ hình 1 Trả lời câu hỏi - Tính số dân tăng trung bình năm ở mỗi giai đoạn 1979 – 1989, 1989 – 1999, 1999 – 2009 của nước ta - Nhận xét về mức tăng dân số của nước ta? Việc 1: Đọc sơ đồ Việc 2: Nêu hậu quả của việc tăng dân số Trao đổi với bạn về hậu quả của việc gia tăng dân số Việc 1: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả Việc 2: Thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo. - Gv nhận xét và kết luận: + Số dân tăng trung bình giai đoạn từ 1979 đến 1989 là 11,7 triệu người. + Số dân tăng trung bình giai đoạn từ 1989 đến 1999 là 11, 9 triệu người. + Số dân tăng trung bình giai đoạn từ 1999 đến 2009 là 9,4 triệu người. + Trong vòng 30 năm (1979 – 2009) dân số nước ta tăng thêm 33,3 triệu người. + Dân số nước ta tăng nhanh. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: - Số dân tăng trung bình năm ở mỗi giai đoạn 1979 – 1989, 1989 – 1999, 1999 – 2009 của nước ta - Nhận xét được mức tăng dân số của nước ta. + Phương pháp: quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh kết quả học tập. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Chia sẻ những hiểu biết của mình về công tác kế hoạch hóa gia đình ở địa phương em. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: - Công tác kế hoạch hóa gia đình ở địa phương em. + Phương pháp: quan sát, đặt câu hỏi. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, phiếu điều tra. LỊCH SỬ 4: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP ( Từ năm 938 đến năm 1009) (T1) Ngày dạy: Thứ 2 / 23/ 11/ 2020 (4A,4B) Thứ 5/ 25/ 11/ 2020 ( 4C)
  5. Thứ 6/ 27/ 11/ 2020 ( 4D) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Hiểu được sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên. - Biết được Đinh Bộ Lĩnh là người có công dẹp lạon, thống nhất đất nước, lập nên triều đại nhà Đinh. 2. Kỹ năng : - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu qua thời kì lịch sử trên 3. Thái độ : - Tự hào về truyền thống vẻ vang của nhân dân ta. 4. Năng lực: - Củng cố niềm tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : PHT - HS: SHDH, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1: Tìm hiểu tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất - Đọc đoạn văn - Trao đổi và trả lời câu hỏi: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình đất nước ta như thế nào? - Báo cáo kết quả học tập với cô giáo * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta lục đục tranh nhau ngai vàng . “loạn 12 sứ quân”. + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời HĐ 2: Tìm hiểu hoạt động và đánh giá công lao của Đinh Bộ Lĩnh - Gv kể chuyện - Các nhóm thảo luận - Báo cáo kết quả với giáo viên. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được Dưới thời . Đinh Bộ lĩnh đã xây dựng lực đi đánh các sứ quân khác. Ông đã thống nhất được giang sơn Thái bình. + Phương pháp: Vấn đáp
  6. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời HĐ 3: Tìm hiểu về sự kiện Lê Hoàn lên ngôi vua - Đọc đoạn hội thoại và kể cho nhau nghe. * Đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được con thứ của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn lên ngôi sau khi ông mất. Lợi dụng vua còn nhỏ tuổi nên nhà Tống đem quân xâm lược. Triều đình họp bàn chọn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Trong tiếng tung hô “Vạn tuế” thái hậu trao áo lông cổn cho Lê Hoàn và mời lên ngôi vua. Nhà Tiền Lê được thành lập + Phương pháp: Vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Sưu tầm các câu chuyện về Đinh Bộ Lĩnh. KHOA HỌC 5: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC (T2) Ngày dạy: Thứ 2 / 23/ 11/ 2020 (5B) I. Mục tiêu 1.KT:: Biết cách ứng phó với sự đụng chạm không an toàn và tình huống nguy cơ. 2.KN :Xác định quyền được riêng tư và toàn vẹn thân thể; Xác định được địa chỉ tin cậy để tìm kiếm sự giúp đỡ 3.Thái độ: Có ý thức tốt trong việc bảo vệ bản thân mình. 4.Năng lực: Vận dụng những kiến thức đã học để có thể bảo vệ bản thân mình trước những nguy hiểm trong cuộc sống. *GDKNS: Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại; kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Bảng phụ III. Hoạt động học. *HĐ khởi động: TC : “ Phóng viên nhỏ tuổi” * HĐ học: +/ HĐ 3 – HĐCB: Giúp HS xác định quyền được riêng tư và toàn vẹn thân thể +/ HĐ 1,2 – HĐTH: Tổ chức cho HS chơi trò chơi, đóng vai xử lí các tình huống +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em biết cách ứng phó với sự đụng chạm không an toàn và tình huống nguy cơ, xác định quyền được riêng tư và toàn vẹn thân thể, biết được địa chỉ tin cậy để tìm kiếm sự giúp đỡ thông qua tìm hiểu thông tin và trả lời các câu hỏi: - Tại sao trẻ em không bao giờ là người có lỗi khi bị xâm hại tình dục? - Trẻ em nên làm gì trong trường hợp cảm thấy bối rối hoặc không an toàn vì một sự đụng chạm nào đó? - Tích hợp KNS:Khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại, chúng ta cần phải ứng phó ntn? +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn chưa trả lời được trong nhóm. - Nội dung đánh giá: HS vận dụng xử lí tình huống tốt, nhanh và có những biện pháp hợp lí.Trình bày to, rõ ràng, tự tin. - Phương pháp: Tích hợp - Kĩ thuật: Thực hành, trò chơi và ghi chép ngắn.
  7. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Nói với người thân về nội dung bài học - Học thuộc số đường dây nóng hỗ trợ trẻ em: 18001567 - Số điện thoại công an: 113 - Nội dung ĐG: HS tuyên truyền với mọi người trong gia đình về cách phòng tránh bị xâm hại tình dục. - Phương pháp:PP vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng. ĐỊA LÝ 4: TÂY NGUYÊN (T3) Ngày dạy: Thứ 2 / 23/ 11/ 2020 (4B) Thứ 5/ 26/ 1/ 2020 ( 4A,4C) Thứ /6/ 27/ 11/ 2020 ( 4D I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Bước đầu giải thích được vì sao Đà Lạt trở thành thành phố du lịch và nghỉ mát. 2. Kỹ năng : - Chỉ được thành phố Đà Lạt trên bản đồ, lược đồ. 3. Thái độ : - Tự hào vì thành phố Đà Lạt là địa điểm du lịch nổi tiếng. 4. Năng lực: - Tích cực, chủ động, sáng tạo, mạnh dạn nêu thắc mắc. *Tích hợp giáo dục học sinh yêu quý các cảnh quan tự nhiên trên đất nước ta, có ý thức bảo vệ môi trường,tài nghuyên thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SHD, lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt. - HS: SHD, vở. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Làm bài tập. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: 1. Ý a2, a3, a4, a5. đúng + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. 2. Liên hệ thực tế. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: + HS tích cực giúp đỡ nhau trong học tập; tự tin lên xác định vị trí trên bản đồ; trả lời rõ ràng, mạch lạc. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, trình diễn. + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời, trình bày miệng.
  8. 3. Chơi trò chơi “ Ai nhanh ai đúng”. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: + HS tự tin, mạnh dạn trình bày to, rõ. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. 4. Làm hướng dẫn viên du lịch. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: + HS tự tin, mạnh dạn trình bày to, rõ. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: trình bày miệng, nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: Tạo ra sản phẩm bằng bài viết hoặc tranh vẽ về một chủ đề yêu thích (lễ hội, nhạc cụ, du lịch .) ở Đà Lạt. * Đánh giá thường xuyên: + Tiêu chí đánh giá: + HS tự Sưu tầm và trưng bày tranh ảnh hay bài viết + Phương pháp : viết. + Kĩ thuật: hồ sơ học tập. . KHOA HỌC 4 : NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ (T2) Ngày dạy: Thứ 2 /23/ 11/ 2020 (4A) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Nêu được một số hiện tượng thường gặp liên quan đến tính chất của nước. Vận dụng được các kiến thức về tính chất của nước vào thực tế cuộc sống 2. Kỹ năng: Kể ra những tính chất của nước 3.Thái độ:: Yêu thích môn học. 4.Năng lực: Vận dụng được các tính chất của nước vào thực tế đời sống. * HSKT: Nêu được các tính chất của nước to, rõ. II. Đồ dùng dạy học: phiếu học tập, SHD III. Các hoạt động học: A. Hoạt động thực hành *Quan sát và thảo luận - Tiêu chí ĐGTX: + HS chú ý quan sát và trả lời nhanh, đúng các câu hỏi. + HS trả lời câu hỏi to, rõ ràng. - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi trả lời miệng, nhận xét bằng lời. *. Thảo luân và hoàn thành bảng - Tiêu chí ĐGTX: + HS thảo luận và ghi vào bảng ứng dụng từng tính chất của nước
  9. + Hợp tác nhóm tích cực, sôi nổi. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. . Hoạt động ứng dụng Thực hiện như SHD - Tiêu chí ĐGTX: + HS tìm hiểu và liệt kê những công việc đồ vật ứng dụng tính chất của nước ở gia đình. - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. THỦ CÔNG 2: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (T2) Ngày dạy: Thứ 3 / 24/11/ 2020 (2A,2C,2D) Thứ 5/ 26/11/ 2020 (2E) Thứ 6/ 27/11/ 2020 (2B) I. MỤC TIÊU: - HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui theo quy trình. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. - Giáo dục HS yêu thích xếp hình. - Năng lực: Tích cực, tự giác hoàn thành công việc được nhóm giao. * Đối với HS năng khiếu: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui. Các nếp gấp thẳng, phẳng. * Em Lúa,em Hằng: Gấp được thuyền phẳng đáy có mui theo quy trình. II. ĐỒ DÙNG: 1. Giáo viên: - Mẫu thuyền phẳng đáy có mui gấp sẵn. - Quy trình thuyền phẳng đáy có mui có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. 2. Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III. HOẠT ĐỘNG HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. -HĐ Khởi động: Việc 1: Trưởng ban HT điều khiển nhóm đọc ôn lại quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. Việc 2: Các nhóm trưởng báo cáo về đọc và trả lời của nhóm mình. *Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS nắm được quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. + Trả lời rõ ràng, trôi chảy. - PP: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh 2. Hình thành kiến thức. - GV giới thiệu bài – mục tiêu. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui. Việc 1: Nhóm trưởng kiểm tra và báo cáo với cô giáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm.
  10. Việc 2: Gấp thuyền phẳng đáy có mui. Việc 3: Chia sẻ cách gấp thuyền phẳng đáy có mui. Việc 4: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui. + Tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Thực hành; Định hướng học tập 2. Trưng bày sản phẩm, chia sẻ: Việc 1: Nhóm trưởng điều hành nhóm trưng bày sản phẩm. Việc 2: Chia sẻ sản phẩm. Việc 3: Các nhóm báo cáo kết quả với cô giáo hoặc cả lớp. Báo cáo thầy/cô kết quả và những điều em chưa hiểu. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng thực hành. + Gấp hình đúng quy trình. + Hình gấp cân đối, nếp gấp thẳng, phẳng. + Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước lớp - Phương pháp: Vấn đáp; Tích hợp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời; Tôn vinh C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Trưng bày sản phẩm ở góc thân thiện. - Làm một sản phẩm khác tặng cho bạn bè, người thân. * Đánh giá: - Tiêu chí đánh giá: + Hs gấp đúng quy trình và có thể trang trí thêm - Phương pháp đánh giá: Vấn đáp - Kĩ thuật đánh giá: Đặt câu hỏi và TLCH; Nhận xét bằng lời . KHOA HỌC4: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC (T1) Ngày dạy: Thứ 4 /25/11/ 2020 (4A) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Nêu được các thể của nước trong tự nhiên. 2.Kỹ năng: Biết làm thí nghiệm
  11. 3.Thái độ:: Yêu thích môn học. 4.Năng lực: Vận dụng được các thể của nước trong tự nhiên vào thực tế đời sống. * HSKT: Nêu được các thể của nước trong tự nhiên.to, rõ. II. Đồ dùng dạy học: Cốc thủy tinh, nước nóng, đá lạnh dĩa III. Các hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản HĐ1: Quan sát và liên hệ thực tế (theo SHD) HĐ2: Làm thí nghiệm (theo SHD) HĐ 3: Liên hệ thực tế và trả lời (theo SHD) HĐ 4: Đọc và viết (theo SHD) - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS cả 3 hoạt động trên: + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: hỗ trợ các em thực hiện các thí nghiệm để rút ra được kết luận về các thể của nước trong tự nhiên. + Đối với HS tiếp thu nhanh: thực hành tốt, hỗ trợ các bạn trong nhóm. - Tiêu chí ĐGTX: + HS thực hiện hoạt động theo yêu cầu và chi bi ết n ư ớc t ồn t ại nh ững th ể n ào: Nước c ó th ể t ồn t ại ở th ể l ỏng, th ể kh í, v à th ể r ắn + HS thực hiện thí nghiệm nhanh, rút ra được: N ư ớc ở th ể l ỏng v à th ể kh í kh ông c ó h ình d ạng nh ất đ ịnh + HS tự làm được thí nghiệm theo yêu cầu và nêu được: nước ở th ể r ắn c ó h ình dang nh ất đ ịnh + Làm thí nghiệm hiệu quả, gọn gàng, sạch sẽ. +HS tự tin làm thí nghiệm; mạnh dạn nêu ý kiến. - Phương pháp: tích hợp. - Kĩ thuật: tích hợp. C. Hoạt động ứng dụng - Nói cho bố mẹ những gì em được học. - Tiêu chí ĐGTX: + HS nêu lại đúng c ác th ể của nước. - Phương pháp: vấn đáp. - Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. KHOA HỌC 5: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ngày dạy: Thứ 5 /26/ 11/ 2020 (5B) I. Mục tiêu 1.KT: Nêu được một số nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ. 2.KN: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ. 3.Thái độ: Có ý thức tốt khi tham gia giao thông. 4.Năng lực: Vận dụng các kiến thức đã học tuyên truyền và thực hiện tốt khi tham gia giao thông. *GDKNS: Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn; Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Bảng phụ III. Hoạt động học.
  12. *HĐ khởi động: Hát bài hát. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Liên hệ thực tế và trả lời: Việc 1: Em tự trả lời các câu hỏi Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ.Thống nhất các phương án trả lời. HĐTQ tổ chức cho các nhóm thể hiện trước lớp. Đánh giá: - Tiêu chí: HS đưa các tính huống thực tế, trình bày mạnh dạn, tự tin. - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi 2.Quan sát và thảo luận: Việc 1: Em tự quan sát và mô tả các hình từ 2 đến 7 Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ.Thống nhất các phương án trả lời. HĐTQ tổ chức cho các nhóm thể hiện trước lớp. Đánh giá: - Tiêu chí: HS chỉ ra được những hành động có thể dẫn đến tai nạn giao thông và những việc nên làm để phòng tránh tai nạn giao thông. - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi 3. Trả lời câu hỏi, lăng nghe và nhận xét: - Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến tai nạn giao thông? Việc 1: Em tự trả lời Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ.Thống nhất các phương án trả lời. HĐTQ tổ chức cho các nhóm thể hiện trước lớp. Đánh giá: - Tiêu chí: : HS nắm chắc các nguy cơ có thể dẫn đến các tai nạn giao thông đường bộ - Phương pháp: pp vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời.
  13. 4. Trả lời câu hỏi, lăng nghe và nhận xét: - Bạn làm gì để thực hiện an toàn giao thông? Việc 1: Em tự trả lời Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ.Thống nhất các phương án trả lời. HĐTQ tổ chức cho các nhóm thể hiện trước lớp. Đánh giá: - Tiêu chí: Nêu được ít nhất 5 việc làm, không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.Trình bày tự tin, mạnh dạn. - Phương pháp: pp vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Suy nghĩ và viết: Việc 1: Em tự viết cam kết Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ.Thống nhất các phương án trả lời. HĐTQ tổ chức cho các nhóm thể hiện trước lớp. Đánh giá: - Tiêu chí: HS cam kết được để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.Trình bày tự tin, mạnh dạn. - Phương pháp: pp vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi gợi mở, nhận xét bằng lời. 2. Xây dựng cam kết: Việc 1: Em tự nêu các cam kết mà mình sẽ thực hiện Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ.Thống nhất các phương án trả lời. HĐTQ tổ chức cho các nhóm thể hiện trước lớp. Đánh giá: - Tiêu chí: HS biết được các cam kết của mình và của bạn sẽ thực hiện. - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi *GDKNS: Em sẽ làm khi gặp tai nạn giao thông đường bộ? Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn; Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
  14. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Nói với người thân những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ - Nội dung ĐG: Tuyên truyền với người thân an toàn để thực hiện tốt khi tham gia giao thông đường bộ. - Phương pháp:PP vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng.