Giáo án Địa lí Lớp 9 - Chủ đề: Công nghiệp

doc 10 trang nhungbui22 09/08/2022 3010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 9 - Chủ đề: Công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_9_chu_de_cong_nghiep.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 9 - Chủ đề: Công nghiệp

  1. Chủ đề: CÔNG NGHIỆP. Môn học/Hoạt động giáo dục: Địa lý; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: 2 tiết. I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Trình bày được sự phát triển và phân bố của 1 trong các ngành công nghiệp chủ yếu. - Xác định được một số ngành công nghiệp tiêu biểu và một số trung tâm công nghiệp. - Giải thích được tại sao phải phát triển công nghiệp xanh. 2. Năng lực: Tự chủ, tự học; Giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. - Một số tranh ảnh, phim tư liệu về công nghiệp Việt Nam, một số vùng công nghiệp xanh trên thế giới - Nam châm, giấy A0 chuẩn bị cho thảo luận nhóm. 2. Đối với học sinh - Tìm hiểu tư liệu về công nghiệp Việt Nam (Sách giáo khoa, Internet). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1. Hoạt động khởi động (5-7 phút) Phương án 1: GV tổ chức cho HS đưa ra ý kiến của mình về một số nhận định liên quan đến bài học. Ví dụ như: + Có nhận định cho rằng: “Việt Nam là thế lực công nghiệp mới ở Đông Nam Á” (Theo trang Inquirer.net – Báo Philippin), em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao? + Tờ báo Prensa Latina cho biết rằng: “theo dữ liệu của tạp chí US News &World Report, Việt Nam đứng thứ 8 trong số 20 quốc gia top đầu có nền kinh
  2. tế tốt nhất để đầu tư, và đứng thứ nhất ở Đông Nam Á”. Em có suy nghĩ gì về kết quả đã đạt được của nền kinh tế Việt Nam? Vì sao? Phương án 2: Giáo viên sử dụng kĩ thuật KWLH để kết nối các vấn đề đã biết và muốn biết về công nghiệp nước ta. Em đã biết gì về Em muốn biết gì Em đã học được Em có thể đưa ra công nghiệp của về công nghiệp gì về công nghiệp thông điệp nào nước ta nước ta? nước ta? qua bài học ngày (K) (W) (L) hôm nay? (H) 3.2. Hoạt động nhận thức/ hình thành kiến thức mới. Hoạt động 1: Phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp. (30 phút) - Mục tiêu: + Trình bày được vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. + Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Cách thức tiến hành: * Vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. + Bước 1: GV chia nhóm và nhiệm vụ học tập cho học sinh theo phiếu học tập 1 và 2 dưới đây: PHIẾU HỌC TẬP 1. Câu hỏi Trình bày vai trò của các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Đáp án PHIẾU HỌC TẬP 2. Câu hỏi Trình bày vai trò của các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Đáp án
  3. + Bước 2: HS tiến hành nhiệm vụ, GV quan sát và hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: GV gọi đại diện HS lên trình bày kết quả. Các nhóm HS khác nhận xét bổ sung. + Bước 4: GV nhận xét và chính xác hóa nội dung học tập về vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. * Phân tích vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. + Bước 1: Nhận biết vấn đề. GV đưa HS và tình huống có vấn đề về vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. GV đặt ra vấn đề cho các nhóm giải quyết thông qua câu hỏi: Theo em, nhân tố nào có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. + Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề. Trong trường hợp này, GV sẽ đưa ra hai giả thuyết để HS nghiên cứu và giải quyết vấn đề: Giả thuyết thứ nhất: Nhóm nhân tố tự nhiên có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Giả thuyết thứ hai: Nhóm nhân tố xã hội có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Lập kế hoạch để giải quyết vấn đề theo giả thuyết đã đặt ra. HS được chia làm 2 nhóm lớn để nghiên cứu về 2 giả thuyết để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Nhân tố nào có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?”. Bước 3: Thực hiện kế hoạch HS thảo luận để xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề đặt ra, GV có thể cung cấp một vài gợi ý về cách tiếp cận từng giả thuyết: Nhóm 1. Tìm câu trả lời cho câu hỏi bằng việc nghiên cứu các tác động của nhóm nhân tố tự nhiên ảnh hưởng thế nào tới sự phân bố và phát triển công nghiệp? Nhóm 2. Tìm câu trả lời cho câu hỏi bằng việc nghiên cứu các tác động của nhóm nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển và phân bố công nghiệp? Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận Các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, đưa ra lí lẽ để lập luận cho giả thuyết mà của nhóm mình, GV ghi nhận tất cả những ý kiến.
  4. Kết thúc quá trình thảo luận, tranh luận, GV cung cấp thông tin, kiến thức để lí giải cho nhân tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp và kết luận về các giả thuyết đặt ra. Hoạt động 2: Sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp chủ yếu. (15 phút) - Mục tiêu: Trình bày được sự phát triển và phân bố của 1 trong các ngành công nghiệp chủ yếu - Phương pháp: PPDH trực quan, KT khăn trải bàn. - Tổ chức hoạt động: Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt và mục đích của phương tiện trực quan. Yêu cầu cần đạt: Trình bày được sự phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu. Mục đích sử dụng PTTQ: Hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ. Bước 2: GV lựa chọn lược đồ “Công nghiệp Việt Nam” để dạy học
  5. Bước 3: Định hướng nội dung cần khai thác từ lược đồ: HS cần khai thác được những nội dung dựa vào PHT sau: PHIẾU HỌC TẬP 3
  6. Ngành công nghiệp Tình hình phát triển Nơi phân bố CN khai thác nhiên liệu CN điện CN cơ khí CN dệt may Bước 4: Tổ chức hoạt động cho HS khai thác tri thức từ PTTQ. Trước hết cần hướng dẫn HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm Tổ chức cho một số nhóm trình bày kết quả và thảo luận GV phân tích và chính xác hóa kiến thức Hoạt động 3: Các trung tâm công nghiệp chính (5 phút) - Mục tiêu: Xác định được trên biểu đồ các trung tâm công nghiệp chính - Phương pháp: PPDH trực quan - Tổ chức hoạt động: + Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt và mục đích của phương tiện trực quan. Yêu cầu cần đạt: Xác định được trên bản đồ các trung tâm công nghiệp chính. Mục đích sử dụng PTTQ: Hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ. + Bước 2: GV lựa chọn lược đồ “các trung tâm công nghiệp tiêu biểu ở Việt Nam” để dạy học
  7. + Bước 3: Định hướng nội dung khai thác từ bản đồ. GV yêu cầu: Dựa vào lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam, năm 2002, em hãy xác định các trung tâm tiêu biểu của nước ta. + Bước 4: Tổ chức hoạt động cho HS khai thác tri thức từ PTTQ. Trước hết cần hướng dẫn HS xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của nước ta. Tổ chức cho một số HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến GV phân tích và chính xác hóa kiến thức Hoạt động 4: Phát triển công nghiệp xanh (10 - 15 phút)
  8. - Mục tiêu: Giải thích được vì sao phải phát triển công nghiệp xanh. - Phương pháp: PPDH nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, hợp tác. - Tổ chức hoạt động day học: + Bước 1: Nhận biết vấn đề. GV đưa HS và tình huống có vấn đề về vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. GV đặt ra vấn đề cho các nhóm giải quyết thông qua câu hỏi: “Vì sao phải phát triển công nghiệp xanh?” thông qua các thông tin dưới đây: Đan Mạch – quốc gia đi đầu trong phát triển xanh: Đan Mạch là quốc gia Bắc Âu có mục tiêu tham vọng trở thành “quốc gia xanh” nhất tại châu Âu và trên thế giới. Theo chiến lược năng lượng đến 2035, Đan Mạch sẽ hoàn toàn từ bỏ sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong ngành công nghiệp năng lượng. Tất cả năng lượng điện và năng lượng nhiệt sẽ được cung cấp bởi các nguồn nhiêu liệu tái tạo. Hàn Quốc đẩy mạnh tiêu dùng xanh: Hàn Quốc là quốc gia châu Á đi đầu về phát triển xanh và coi tăng trưởng xanh là một phần trong chiến lược quốc gia. Chiến lược xanh của Hàn Quốc gồm ba yếu tố: công nghiệp, năng lượng và đầu tư. Chiến lược này nhằm duy trì quy mô hoạt động sản xuất kinh tế nhằm tối ưu hóa nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa ảnh hưởng môi trường lên các nguồn năng lượng và tài nguyên, đồng thời chuyển đổi đầu tư sang các hoạt động môi trường và tăng trưởng kinh tế. Mỹ nâng cao kĩ thuật sản xuất xanh: Mỹ lựa chọn việc phát triển năng lượng thay thế làm hướng đi chính cho sự phát triển kinh tế xanh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đặt mục tiêu đến năm 2030, 65% năng lượng tiêu thụ và 35% nhiệt lượng là năng lượng từ lắp đặt tấm pin mặt trời. EU nói không với nguyên liệu hóa thach: EU cũng thông qua chương trình hướng tới nền kinh tế với lượng carbon thấp giai đoạn 2050. Chương trình đặt mục tiêu giảm 40-44% lượng khí thải đến năm 2030 và giảm 79-82% vào năm 2050. Ngoài ra, chương trình còn đề ra phương pháp hoàn thiện các mục tiêu khác như giảm chi phí (175-320 €/ năm). Trung Quốc triển khai công nghệ Nano:Trung Quốc phấn đấu đến 2020 đạt 15% lượng điện sản xuất từ năng lượng tái tạo, giảm 45% lượng carbon khí thải. Xu hướng phát triển xanh tại Trung Quốc bắt đầu bằng kế hoạch 5 năm từ năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 2.000 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Khối lượng đầu tư nhà nước trong lĩnh vực bảo toàn năng lượng, năng lượng tái tạo và công nghệ thích ứng vượt qua chỉ tiêu của Mỹ và EU. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã chiếm 40% lượng xuất khẩu pin mặt trời thế giới. + Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
  9. Đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề. Trong trường hợp này, GV sẽ đưa ra các vấn đề để HS nghiên cứu và giải quyết vấn đề: Vấn đề 1: Khái niệm công nghiệp xanh là gì Vấn đề 2: Phát triển công nghiệp xanh đem lại những lợi ích gì? Lập kế hoạch để giải quyết vấn đề theo giả thuyết đã đặt ra. HS được chia làm 2 nhóm lớn để nghiên cứu về 2 giả thuyết để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao phải phát triển công nghiệp xanh?”. Bước 3: Thực hiện kế hoạch HS thảo luận để xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề đặt ra, GV có thể cung cấp một vài gợi ý về cách tiếp cận từng vấn đề Nhóm 1. Tìm câu trả lời cho câu hỏi bằng việc nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của công nghiệp xanh như: Công nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm như thế nào? Các tiêu chí của công nghiệp xanh gồm những gì? Nhóm 2. Tìm câu trả lời cho câu hỏi bằng việc nghiên cứu các tác động của công nghiệp xanh tới việc bảo vệ môi trường; thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp; nâng cao chất lượng môi trường sản xuất, sức khỏe ngườ lao động Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận Các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, đưa ra lí lẽ để lập luận cho giả thuyết mà của nhóm mình, GV ghi nhận tất cả những ý kiến. Kết thúc quá trình thảo luận, tranh luận, GV cung cấp thông tin, kiến thức để lí giải cho nhân tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp và kết luận về các giả thuyết đặt ra. 3.3. Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập (5-7 phút) - Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài. - Phương án 1: GV tổ chức cho HS lên bảng giới thiệu về những nét khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố công nghiệp. - Phương án 2: GV có thể sử dụng kĩ thuật KWLH để tổ chức và hoàn thành cột (L) và cột (H) về những điều đã được học và đưa ra thông điệp của bài học hoặc vấn đề muốn tìm hiểu thêm Em đã biết gì về Em muốn biết gì Em đã học được Em có thể đưa ra công nghiệp của về công nghiệp gì về công nghiệp thông điệp nào nước ta nước ta? nước ta? qua bài học ngày
  10. (K) (W) (L) hôm nay? (H) 3.4. Hoạt động vận dụng (5 phút hoặc làm ở nhà): GV có thể tổ chức cho HS vận dụng kiến thức bài học để giải quyết một số tình huống sau: Tình huống 1: Nếu em là bộ trưởng bộ công thương, em sẽ làm gì để phát triển công nghiệp xanh của Việt Nam. Tình huống 2: Liên quan đến Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 2/2019, đài CNBC viết: “Việt Nam đã bị cô lập và là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng trong ba thập kỉ qua, Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất với các công ty quốc tế lớn như Intel, Samsung, Adidas và Nike. Khả năng của Việt Nam phát triển mạnh trong bối cảnh nên kinh tế toàn cầu bị đình trệ đáng được khâm phục”. Theo em, nhờ đâu mà nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển mạnh trong bối cảnh kinh tế thế giới đình trệ và giảm sút, nhất là trong hoàn cảnh thế giới đang diễn ra cuộc chiến với đại dịch COVID 19- nguyên nhân chính gây ra cuộc suy thoái kinh tế thế giới tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. 3.5. Giao nhiệm vụ (1 phút)