Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm

docx 131 trang nhungbui22 4230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_6_theo_cv5512_chuong_trinh_ca_nam.docx

Nội dung text: Giáo án Địa lí Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình cả năm

  1. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) Nội dung kiến thức: I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu các nội dung của môn địa lí 6. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: HS nắm được những nội dung chính của môn địa lí lớp 6. Cách học môn địa lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: Rèn kỹ năng đọc và phân tích, liên hệ thực tế địa phương vào bài học. 2. Phẩm chất Giáo dục tư tưởng yêu thiên nhiên, đất nước, con người. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Sgk, hình ảnh về Trái Đất, quả Địa Cầu, bản đồ địa lí, tài liệu liên quan. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của chương trình địa lí 6. b) Nội dung: Gv cho Hs quan sát quả Địa cầu và trả lời các câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất? c) Sản phẩm: HS trình bày được các hiểu biết của mình về Trái Đất. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xem quả địa cầu và trả lời câu hỏi: Em có hiểu biết gì về Trái Đất? Bước 2: HS xem tranh và ghi lại nội dung yêu cầu vào giấy nháp. Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
  2. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung, các kĩ năng được hình thành của môn địa lí 6 a) Mục đích: - Biết được nội dung chính của môn địa lí 6. - Giúp Hs hình thành và rèn luyện các kĩ năng của môn địa lí ở lớp 6. b) Nội dung: - HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: + Môn địa lí 6 giúp các em hiểu biết về những nội dung gì? + Môn địa lí 6 giúp các em hình thành và rèn luyện được những kĩ năng gì? c) Sản phẩm: - Trái đất là môi trường sống của con người với các đặc điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước, vận động của nó. - Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất. - Nội dung về bản đồ - Hình thành và rèn luyện kĩ năng: bản đồ, thu thập, phân tích số liệu, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức liên hệ thực tế, d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: - Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK từ “Trái Đất trong cuộc sống” trả lời câu hỏi sau: Môn địa lí 6 giúp các em hiểu biết về những nội dung gì? - Yêu cầu học sinh đọc nội dung SGK từ “Môn Địa lí thêm phong phú” trả lời câu hỏi sau: Môn địa lí 6 giúp các em hình thành và rèn luyện được những kĩ năng gì Bước 2: HS đọc SGK và tìm câu trả lời. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác theo dõi nhận xét. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. Giới thiệu quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất và giới thiệu về bản đồ. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách học môn địa lí a) Mục đích: Biết được các phương pháp giúp học tốt môn địa lí 6. b) Nội dung: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Để học tốt môn địa lí thì phải học theo cách nào? c) Sản phẩm: - Khai thác cả kênh hình và kênh chữ.
  3. - Liên hệ thực tế vào bài học. - Tham khảo sách giáo khoa, tài liệu, d) Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm nhỏ cùng thảo luận câu hỏi: Để học tốt môn địa lí thì phải học theo cách nào? Bước 2: Học sinh thảo luận đưa ra các ý kiến.GV theo dõi hỗ trợ. Bước 3: Đại diện các nhóm học sinh đưa ra ý kiến của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Giáo viên tổng hợp chuẩn xác kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: Củng cố kiến thức về môn Địa lí 6 b) Nội dung: Nghe và trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài học. Câu 1. Nội dung nào sau đây không nằm trong chương trình lớp 6? A. Trái Đất. B. Bản đồ. C. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất. D. Thành phần nhân văn của môi trường. Câu 2. Kĩ năng nào sau đây chưa hình thành ở lớp 6? A. Đọc bản đồ. B. Vẽ biểu đồ. C. Thu thập, phân tích, xử lí thông tin. D. Giải quyết vấn đề. Câu 3. Ý nào sau đây không đúng? Để học tốt môn Địa lí A. Liên hệ thực tế vào bài học. B. Chỉ cần khai thác thông tin từ bản đồ. C. Khai thác cả kênh hình và kênh chữ trong SGK. D. Tham khảo thêm tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng. c) Sản phẩm: Câu 1: D. Câu 2: B.
  4. Câu 3: B. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV đọc câu hỏi Bước 2: HS trả lời cá nhân và HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. Bước 3: Gv chốt lại kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Định hướng chuẩn bị cho bài học mới ở tiết sau b) Nội dung: Định hướng nội dung cho tiết học sau. c) Sản phẩm: - Tìm hiểu bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất. + Tìm hiểu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. + Hình dạng, kích thước của TĐ và hệ thống kinh vĩ tuyến. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ tìm hiểu nội dung bài mới. Bước 2: HS về nhà thực hiện Bước 3: GV kiểm tra mức độ soạn bài của HS vào tiết học sau.
  5. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ TRÁI ĐẤT Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất. - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết các quy ước kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyếh Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam. - Biết được cấu tạo Trái Đất: lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi Trái Đất - Đặc điểm: độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Phân tích hình ảnh, bản đồ để xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời và xác định được các kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu. + Phân tích hình ảnh nhận xét về vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo bên trong Trái Đất + Khai thác văn bản sách giáo khoa để tìm hiểu nội dung và Trái Đất. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: giải thích được vai trò quan trọng của lớp vỏ Trái Đất. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: biết yêu quý và bảo vệ Trái Đất.
  6. - Nhân ái: biết cảm thông và chia sẻ với các nước chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - H1,2,3 SGK phóng to - Quả địa cầu - Các video về nghiên cứu Trái Đất, thuyết kiến tạo mảng, sự va chạm các mảng lục địa. - Bảng phụ, bản đồ. 2. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, tập viết để ghi chép. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (6 phút) a) Mục đích: - Tạo phấn khởi cho Hs trước khi vào bài mới. - Cho các em nhận thức ban đầu về hình dạng của Trái Đất. b) Nội dung: - Học sinh lắng nghe nội dung câu chuyện của Gv tóm tắt để trả lời các câu hỏi liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi + Không đồng nhất. + Chưa đúng với kiến thức khoa học. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ, Giáo viên kể tóm tắt câu chuyện Bánh Chưng Bánh Dày Qua câu chuyện Em nhận thấy quan niệm của người xưa về hình dạng của Trái đất như thế nào? Quan niệm đó có đúng với kiến thức khoa học không? Bước 2: HS theo dõi và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả. Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (70 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời (10 phút) a) Mục đích: - Xác định vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời. b) Nội dung:
  7. - Hs đọc đoạn văn bản SGK trang 6 kết hợp quan sát hình 1 để xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. ❖ Nội dung chính: - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. - Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. + HMT gồm 8 hành tinh (sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương) + Trái Đất nằm vị trí thứ 3. + Không. Vì khoảng cách không thích hợp để nước tồn tại ở thể lỏng. + Không d) Cách thực hiện: Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ. Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi: Hệ Mặt Trời gồm có mấy hành tinh? Hãy kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời? Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời? Nếu Trái Đất không nằm ở vị trí thứ 3 mà nằm ở vị trí Sao thuỷ- Sao kim thì Trái Đất có sự sống không? Vì sao? Ngoài hệ Mặt Trời có sự sống liệu trong vũ trụ có hành tinh nào có sự sống giống Trái Đất của chúng ta không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Học sinh trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến. ❖ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hình dạng kích thước cuả Trái Đất (12 phút) a) Mục đích: - Xác định được hình dạng và kích thước của Trái Đất. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình 1 và hình 2 kết hợp với đoạn văn bản SGK trang 7, 8 để tìm hiểu về hình dạng và kích thước của Trái Đất. ❖ Nội dung chính: 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến. a. Hình dạng: - TĐ có dạng hình cầu . b. Kích thước:
  8. - TĐ có kích thước rất lớn + Bán kính:6370 km. + Đường Xích đạo dài 40076 km. c. Hệ thống kinh, vĩ tuyến - Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam gọi là các đường kinh tuyến và có độ dài bằng nhau - Các đường tròn nằm ngang vuông góc với đường kinh tuyến là những đương vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực - Kinh tuyến gốc được đánh số 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt (Nước Anh) - Vĩ tuyến gốc là đường tròn lớn nhất còn được gọi là đường xích đạo c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của Gv. + Các dạng hình học: hình tròn, hình vuông, hình tam giác. + TĐ có dạng hình cầu. + Bán kính:6370 km. + Đường Xích đạo dài 40076 km. Trái Đất có kích thước rất lớn. + Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam gọi là các đường kinh tuyến và có độ dài bằng nhau + Các đường tròn nằm ngang vuông góc với đường kinh tuyến là những đương vĩ tuyến có độ dài nhỏ dần về 2 cực + Kinh tuyến gốc được đánh số 00 đi qua đài thiên văn Grin uýt (Nước Anh) + Vĩ tuyến gốc là đường tròn lớn nhất còn được gọi là đường xích đạo + Từ vĩ tuyến gốc (xích đạo) đến cực Bắc còn được gọi là nửa cầu Bắc + Từ vĩ tuyến gốc (xích đạo) đến cực Nam còn được gọi là nửa cầu Nam d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Em hãy kể các dạng hình học em đã biết? Quan sát ảnh cho biết hình chụp Trái Đất có dạng hình gì? Quan sát hình 2 sgk, đọc độ dài bán kính, đường xích đạo? Từ đó có nhận xét về kích thước của Trái Đất. Bước 2: Hs trả lời các câu hỏi, Hs khác quan sát, lắng nghe và nhận xét. Bước 3: Gv nhận xét và chuẩn xác. ❖ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến (13 phút) Bước 1: Giao nhiệm vụ, Gv chia lớp thành 8 nhóm và nêu yêu cầu của từng nhóm Nhóm 1, 2: Thế nào là đường kinh tuyến? Nhóm 3,4: Thế nào là đường vĩ tuyến?
  9. Nhóm 5, 6: Kinh tuyến gốc là gì? Nhóm 7, 8: Vĩ tuyến gốc là gì? Thời gian thực hiện 3 phút. Gv chiếu hình 3 sách giáo khoa: các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên Quả địa cầu. Xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Xác định nửa bán cầu Bắc, nửa bán cầu Nam, nửa bán cầu Đông và nửa bán cầu Tây. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức. 2.4. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất (20 phút) a) Mục đích: - Biết được cấu tạo bên trong của Trái Đất. - Trình bày đặc điểm của lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi của Trái Đất. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào văn bản SGK trang 31, 32 kết hợp quan sát hình 26 và bảng SGK trang 32 để tìm hiểu về cấu tạo bên trong của Trái Đất. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. - Hs viết vào tập hoặc vẽ sơ đồ tư duy được đặc điểm của các lớp. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ, GV yêu cầu HS quan sát hình Hs xem video và trả lời câu hỏi: Các phương pháp nghiên cứu Trái Đất?
  10. - Kết hợp quan sát H 26 sgk cho biết Trái Đất có cấu tạo mấy lớp và vị trí các lớp? Bước 2: Hs thảo luận trình bày đặc điểm của các lớp, trình bày bằng sơ đồ tư duy. Bước 3: Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 2.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất (15 phút) a) Mục đích: - Biết được cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. b) Nội dung: - Học sinh đọc văn bản SGK trang 32, trang 33 kết hợp quan sát hình 27 để tìm hiểu nội dung cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất. ❖ Nội dung chính 2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất - Vỏ TĐ là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của TĐ - Lớp vỏ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của TĐ, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các th phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. - Vỏ TĐ được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. + Vỏ TĐ được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau. + Lớp vỏ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của TĐ, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các th phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. d) Cách thực hiện: Bước 1: Gv giao nhiệm vụ - Vỏ Trái Đất gồm mấy bộ phận? - Vỏ Trái Đất chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích và khối lượng? Hs xem tranh sự tác động của con người đến Trái Đất. - Thảo luận nhóm về vai trò và biện pháp bảo vệ Trái Đất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, kết quả thảo luận làm việc với bạn cùng nhóm để hoàn thành nội dung. GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS. Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (10 phút) a) Mục đích:
  11. - Củng cố nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành trò chơi. c) Sản phẩm: - Học sinh tham gia trò chơi. d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV sử dụng quả Địa Cầu và hướng dẫn cách chơi (2 em một cặp, chơi trò chơi có tên "Nói gì chỉ đó". Ví dụ bạn A nói " Cực Nam" thì bạn B phải chỉ được "Cực Nam", mỗi bạn có 2 lượt thay phiên nhau. - Bước 2: HS thực hiện. - Bước 3: GV tổng kết bài. 4. Hoạt động: Vận dụng (4 phút) a) Mục đích: - Vận dụng và khắc sâu kiến thức về vị trí, hình dạng và kích thước Trái Đất. b) Nội dung: c) Sản phẩm: d) Cách thực hiện: - Bước 1. GV giao nhiệm vụ: ✔ Làm tiếp bài tập 1 và 2/8 sách giáo khoa ✔ Chuẩn bị : Bài 2,3: Bản đồ, tỉ lệ bản đồ. ✔ Đem theo máy tính - Bước 2. Học sinh nhận nhiệm vụ và hoàn thành ở nhà Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: TỈ LỆ BẢN ĐỒ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày được khái niệm đơn giản về bản đồ và tỉ lệ bản đồ . - Phân biệt được số tỉ lệ và thước tỉ lệ.
  12. - Tính được tỉ lệ trên bản đồ và trên thực tế. 2. Năng lực * Năng lực địa lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Đọc bản đồ tỉ lệ 1 khu vực. + Tính được khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Hiểu được tầm quan trọng của tỉ lệ bản đồ. - Chăn chỉ: tìm hiểu các phần mềm, công cụ hỗ trợ từ bản đồ để nghiên cứu, học tập như Google Earth, Google Map II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV: Bản đồ, Quả Địa Cầu, ứng dụng CNTT, Giấy A0 2. Chuẩn bị của HS: Thước, compa, máy tính cá nhân, tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ (đã học ở toán Lớp 4) III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi cho Hs trước khi vào bài học mới. b) Nội dung: - Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Hs trả lời được các câu hỏi. d) Cách thực hiện: - Bước 1: Đặt HS vào tình huống thực tế có vấn đề: Một nhóm bạn SV nước ngoài đến Việt Nam du lịch, họ muốn tự khám phá vậy giải pháp nào để họ làm chủ được chuyến du lịch mà không bị lạc đường. - Bước 2: HS động não đưa ra phương án, GV khéo léo dẫn dắt HS đến giải pháp sử dụng bản đồ và giới thiệu bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về KHÁI NIỆM BẢN ĐỒ (3 phút) a) Mục đích: - HS trình bày được khái niệm đơn giản về bản đồ và xác định được vai trò của bản đồ trong hoạt động đời sống. - Tưởng tượng được cách thức chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên bề mặt phẳng của bản đồ. - Nhận biết được với mỗi loại bản đồ sẽ có độ chính xác nhất định.
  13. b) Nội dung: - Hs quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Hs trả lời được các câu hỏi. d) Cách thực hiện: - Bước 1: Giáo viên đưa hình ảnh Trái đất trên thực tế (hoặc quả địa cầu) và 1 bản đồ, đặt vấn đề tại sao có thể chuyển bề mặt cong của Trái Đất lên bề mặt phẳng của bản đồ. - Bước 2: HS nêu ý kiến của cá nhân, giáo viên dẫn dắt và lấy hình ảnh quả cam để hướng học sinh tới cách thức vẽ bản đồ trên mặt phẳng. Tưởng tưởng Trái Đất giống như một quả cam Khi bổ dọc quả cam thành những múi bằng nhau giống như các đường kinh tuyến trên quả địaKhi cầu bóc vỏ múi cam ta có hình dạng giống như 1 “múi kinh tuyến” trên quả địa cầu - Bước 3: GV yêu cầu HS nhận xét sự khác biệt giữa các địa điểm ở xích đạo và ở cực. Ở xích đạo thì các mảnh bản đồ liền nhau, ở cực thì bị khuyết xa nhau Nội dung 1. Khái niệm bản đồ. - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. - Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu, học tập Địa lí và trong đời sống. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về TỈ LỆ BẢN ĐỒ (3 phút) a) Mục đích: - Gây hứng thú tò mò cho HS về lợi ích tỷ lệ và độ chính xác của bản đồ. b) Nội dung: - Học sinh đọc nội dung SGK để trả lời các câu hỏi.
  14. c) Sản phẩm: - Hs trả lời câu hỏi. d) Cách thực hiện: - Bước 1: giáo viên cho học sinh hai bản đồ đồ thế giới và bản đồ của khu vực Đông Nam Á, yêu cầu học sinh tìm vị trí của Việt Nam trên bản đồ. - Bước 2: HS việc theo yêu tên và chỉ Việt Nam trên hai bản đồ đó. - Bước 3: Giáo viên hỏi học sinh việc tìm Việt Nam trên hai bản đồ trên, với bản đồ nào sẽ dễ hơn? Tại sao. - Bước 4: thông qua việc giải quyết câu hỏi ở bước 3, giáo viên giải thích cho học sinh biết với các bản đồ được vẽ càng gần thì độ chính xác của bản đồ càng cao. Điều này phụ thuộc vào tỷ lệ của bản đồ, để hiểu được chúng ta cùng qua bài số 3. 2.2. Hoạt động 2: Ý NGHĨA CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ (Thời gian 7 phút) a) Mục đích: - Xác định được các dạng tỉ lệ bản đồ - Đọc được tỉ lệ bản đồ. b) Nội dung: - Học sinh đọc nội dung SGK để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Hs trả lời câu hỏi. d) Cách thực hiện: - Bước 1. Giáo viên yêu cầu đọc sách giáo khoa phần 1 và tự trả lời các câu hỏi sau (thời gian học sinh làm việc là 3 phút) ✔ H: Tỉ lệ bản đồ cho người sử dụng bản đồ biết điều gì? ✔ H: Tỉ lệ bản đồ thể hiện ở những dạng nào? Biểu hiện như thế nào? của trên hình 8, hình 9 ✔ Phân biệt tỉ lệ thước và tỉ lệ số. - Bước 2. PAIR - Hai người bạn ngồi bên cạnh trao đổi với nhau về kết quả vừa tìm được. - Bước 3. SHARE- Giáo viên gọi một số cặp để trả lời các câu hỏi trên, chuẩn lại kiến thức cho những cặp đôi chưa tìm ra vấn đề. Giáo viên mở rộng cho học về tỉ lệ bản đồ, Cách đọc tỷ lệ bản đồ với trên tỉ lệ thước và tỉ lệ số.
  15. 2.4. Hoạt động 4: Phân biệt tỉ lệ bản đồ (Thời gian 10 phút) a) Mục đích: - Xác định và phân biệt được các độ lớn của tỉ lệ bản đồ. b) Nội dung: - Học sinh đọc nội dung SGK để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. d) Cách thực hiện: - Bước 1. Giáo viên chia lớp thành 8-12 nhóm nhỏ và yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập sau: Quan sát hình 8 và 9 trong sách giáo khoa cho biết 1. 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu cm trên thực tế? 2. Bản đồ nào trong hai bản đồ trên có tỉ lệ lớn hơn ( dựa và phép so sánh hai phân số có cùng tử số) 3. Bản đồ nào thể hiện được nhiều chi tiết hơn? 4. Vận dụng tính: “Khoảng cách 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1: 2.000.000 bằng bao nhiêu km trên thực tế?” Nội dung a. Tỉ lệ bản đồ : + Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực tế. + Biểu hiện ở 2 dạng: - Tỉ lệ số. - Bước- Thước 2. Học tỉ sinhlệ. làm việc theo phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
  16. - Bước 3. Sau 5 phút, các nhóm chuyển sản phẩm để nhận xét chéo nhau và đối chiếu kết quả với nhóm mình.(Các nhóm chẵn chấm các nhóm lẻ và ngược lại) - Bước 4. Giáo viên gọi lần lượt các nhóm trình bày từ câu 1 đến câu 3 và chuẩn kiến thức cho các em. Nội dung b. Phân loại : - Có ba cấp : + Tỉ lệ lớn( trên 1 : 200.000 ). + Tỉ lệ trung bình: (1 : 200.000, 1: 1.000.000) + Tỉ lệ nhỏ: (nhỏ hơn 1 : 1.000.000). - Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của nội dung bản đồ càng cao. 2.5. Hoạt động 5: ĐO TÍNH KHOẢNG CÁCH THỰC ĐỊA DỰA VÀO TỈ LỆ THƯỚC HOẶC TỈ LỆ SỐ TRÊN BẢN ĐỒ. (thời gian 10 phút) a) Mục đích: - Xác định, thực hành cách đo tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ. - Tìm hiểu về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong cuộc sống. b) Nội dung: - Hs dựa vào nội dung sgk để thực hành các bài tập. c) Sản phẩm: - Hs hoàn thành các bài tập. d) Cách thực hiện: - Bước 1. GV yêu cầu HS cùng đọc thông tin trong SGK sau đó trao đổi với nhau cách đo tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ qua bài tập sau: Dựa vào hình 8 1. Đo khoảng cách thực tế theo sao đường chim bay từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn. 2. Đo khoảng cách thực tế theo sao đường chim bay từ khách sạn Hòa Bình đến khách sạn Sông Hàn. - Bước 2. HS thực hành trên bản đồ hình 8 theo cặp đôi. - Bước 3. GV phát vấn để tìm kết quả đúng
  17. - Bước 4. Khen ngợi với các cặp đôi có kết quả đúng; điều chỉnh, giúp đỡ với các HS chưa tìm ra kết quả. Nội dung 2. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ Muốn biết khoảng cách trên thực tế, người ta có thể dùng số ghi tỉ lệ hoặc thước tỉ lệ bản đồ. a.Tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ thước. b.Tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: thực hành các tính tỉ lệ bản đồ b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học để thực hiện bài tập c) Sản phẩm: - Hs hoàn thành các bài tập. d) Cách thực hiện: - Bước 1. + GV tổ chức trò chơi nhanh "Vượt qua thử thách" + Chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng 1 thử thách), nhóm nào vượt qua thử thách trong 2 phút sẽ giành chiến thắng. Thử thách 1: khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được là 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu? Thử thách 2: khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ là 129 km. trên một bản đồ hành chính Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được là 2,15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu. Thử thách 3. khoảng cách từ Hà Nội đến Cu- a- la Lăm – pơ ( Ma-lai-xi-a) là 190 km, trên một bản đồ đo được khoảng cách giữa hai thành phố là 3,9 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu. - Bước 2. HS hoạt động theo nhóm, Gv tổ chức điều hành, hỗ trợ khích lệ các nhóm. - Bước 3. Các sản phẩm cùng thử thách di chuyển sản phẩm cùng đánh giá chéo. - Bước 4. Chọn 3 sản phẩm của 3 thử thách trưng bày và tổng kết
  18. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng và khắc sâu kiến thức về tỉ lệ bản đồ - Định hướng chuẩn bị cho bài học mới ở tiết sau b) Nội dung: - Học sinh vận dụng các kiến thức để hoàn thành bài tập. c) Sản phẩm: - Hs hoàn thành các bài tập. d) Cách thực hiện: -Bước 1. GV giao nhiệm vụ: ✔ Nêu cách tính khoảng cách thực tế, khoảng cách trên bản đồ , tỉ lệ bản đồ. ✔ Đo và tính chiều dài của đường Phan Bội Châu (đoạn từ đường Trần Quý Cáp Đến đường Lý Tự Trọng) ✔ Chuẩn bị : Bài 4: Sử dụng bản đồ để xác định phương hướng và tọa độ địa lí. -Bước 2. Học sinh nhận nhiệm vụ và hoàn thành ở nhà Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ, KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Nêu được các phương pháp xác định phương hướng trên bản đồ. - Phân biệt được kinh độ, vĩ độ. - Ứng dụng được bản đồ trên thực tế. 2. Năng lực * Năng lực địa lí
  19. - Năng lực tìm hiểu địa lí + Xác định được phương hướng, kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lý của một điểm trên bản đồ, quả địa cầu. + Viết và xác định được tọa độ của 1 địa điểm. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Hiểu được tầm quan trọng của bản đồ và cách xác định phương hướng trên bản đồ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Bài giảng ppt, video - Quả địa cầu. - Bản đồ Đông Nam Á - Các trò chơi, phiếu học tập - Sách giáo khoa - Bút màu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục đích: - Giúp học sinh dễ dàng liên tưởng đến các hiện tượng thời tiết đang diễn ra. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát tranh ảnh (video), từ đó đưa ra nhận xét. - Tạo hứng thú vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh xem một được video ngắn khoảng 1p về dự báo hướng di chuyển của một cơn bão. c) Sản phẩm: - Học sinh viết được vào vở học cách dự báo hướng di chuyển của một cơn bão sau khi xem xong video. d) Cách thực hiện: + Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh: GV cho học sinh xem một video về dự báo hướng di chuyển của 1 cơn bão (video ngắn khoảng 1p) và yêu cầu học sinh nêu nội dung chính của đoạn video. ( + Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, GV gọi HS trình bày suy nghĩ của mình, HS khác bổ sung. + Bước 3: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: GV chốt: Để làm công việc phòng chống bão và theo dõi diễn biến cơn bão chuẩn xác, cần phải xác định vị trí di chuyển
  20. của cơn bão. Để làm được điều này, ta phải xác định được phương hướng và tọa độ địa lí của cơn bão đó. Bài học hôm nay giúp chúng ta xác định được phương hướng và tọa độ các điểm trên bản đồ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: Xác định phương hướng trên bản đồ (12 phút) a) Mục đích: - Nhắc lại được các quy ước để xác định phương hướng trên bản đồ - Xác định được phương hướng trên bản đồ. - Liên hệ lại kiến thức bài cũ hệ thống kinh – vĩ tuyến trên bản đồ. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào các học liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao c) Sản phẩm: Học sinh dựa vào học liệu của giáo viên hoàn thành các câu hỏi và hình thành được các nội dung, cụ thể như sau: - Phương hướng trên bản đồ: Gồm 8 hướng chính: Hướng Bắc, Nam, Đông, Tây, Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam. - Đầu phía trên của đường kinh tuyến là hướng Bắc. - Đầu phía dưới của đường kinh tuyến là hướng Nam. - Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông. - Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây. d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV cho HS quan sát bản đồ (SGK trang 16), GV đã ghi sẵn 4 hướng chính trên bảng. Sau đó giao nhiệm vụ cho HS: + Xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. + Phía trên đường kinh tuyến chỉ hướng gì? Phía dưới chỉ hướng gì? + Đầu bên trái và phải của vĩ tuyến chỉ hướng gì? - Bước 2: GV gọi HS trả lời. Các HS khác chú ý lắng nghe và bổ sung ý kiến. - Bước 3: GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần nhớ phần chính giữa của bản đồ bao giờ cũng quy ước là phần trung tâm. Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ phải luôn dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu phía dưới chỉ hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng Tây. - Bước 4: GV cho HS xem bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến là những đường cong và bản đồ không thể hiện các đường kinh, vĩ tuyến (Hình 13, SGK trang 17). HS quan sát
  21. và cho biết: Phương hướng ở đây được xác định như thế nào? Nếu trên bản đồ, lược đồ chỉ thể hiện một hướng thì các hướng khác xác định như thế nào? - Bước 5: HS trả lời. GV bổ sung: Các địa điểm này tuy cùng nằm trên một kinh, vĩ tuyến nhưng chúng có vẻ không có hướng đúng với những quy ước do phụ thuộc vào các phép chiếu. Có thể kinh, vĩ tuyến là những đường cong, vì vậy khi quan sát bản đồ ta nên chú ý xác định các đường kinh tuyến (có kí hiệu là Đ: Đông; T: Tây) thì ta có đầu trên của kinh tuyến sẽ chỉ hướng Bắc, như vậy ta phải xoay SGK sao cho hướng OA chỉ về phía trên để dễ tưởng tượng các hướng còn lại. - Bước 6: GV thể vẽ to lên bảng hình 10 SGK trang 15. GV hỏi HS trên bản đồ có mấy hướng cơ bản? GV giải thích hình này. Sau đó gọi 1 HS lên bảng. GV lấy phấn vẽ các hướng mũi tên từ HS đó đi ra các hướng chính và yêu cầu HS dưới lớp xác định đó là hướng gì. - Bước 7: Giáo viên mở rộng ngoài ra nếu bản đồ có kí hiệu mũi tên chỉ hướng Bắc thì đây là căn cứ đầu tiên để xác định hướng trên bản đồ.(với các bản đồ tiếng Việt thì kí tự N (North) thay bằng chữ B (Bắc)) - Bước 8: HS trả lời, GV chốt lại nội dung phần 1 2.2. Hoạt động 2: Xác định tọa độ địa lí (13 phút) a) Mục đích: - Xác định được kinh độ, vĩ độ trên bản đồ - Xác định được phương hướng trên bản đồ b) Nội dung:
  22. - Học sinh dựa vào các học liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao c) Sản phẩm: Học sinh dựa vào học liệu của giáo viên hoàn thành các câu hỏi và hình thành được các nội dung, cụ thể như sau: - Cách xác định vị trí của một điểm trên bản đồ, quả Địa Cầu: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó. - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi là toạ độ địa lí d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, GV dán khung tọa độ đã vẽ trên khổ giấy lớn ở nhà. HS sử dụng SGK và GV giao nhiệm vụ cho HS: N1+2: Xác định các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Lấy bút màu tô đậm lên đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. N3+4: Thế nào là kinh độ, vĩ độ? Ta có tọa độ của điểm C được viết như sau: Kinh độ trên, vĩ độ dưới. Ví dụ: điểm C N5+6: Em hãy chọn 3 điểm bất kì và đặt tên trên hình 11 và viết tọa độ của 3 điểm đó. - Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút, Giáo viên gọi HS trình bày câu 1, 2 trong hoạt động nhóm. - Bước 3: GV yêu cầu câu hỏi số 3 đại diện nhóm đọc tọa độ để nhóm khác lên xác định điểm đó trên bảng. Tìm phương pháp phân công giúp đỡ các em chưa theo kịp bài. 2.3. Hoạt động 3: Bài tập (10 phút)
  23. a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức và rèn kĩ năng xác định phương hướng và tọa độ địa lí b) Nội dung: - Học sinh dựa vào các học liệu để hoàn thành nhiệm vụ được giao c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành phiếu học tập. - Các chuyến bay từ Hà Nội đi: Hà Nội → Viêng Chăn: Tây Nam Hà Nội → Gia-các-ta : Đông Nam. Hà Nội → Manila: Đông Nam. Kualalămpơ => Băng Cốc: Hướng Tây Bắc Kualalămpơ => Manila: Đông Bắc. Manila => Băng Cốc: Tây Nam. - Toạ độ địa lý: A B C - Các điểm có TĐĐL: E Đ d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm, GV in sẵn và phát cho mỗi nhóm 1 phiếu nhiệm vụ. GV phân công nhiệm vụ: Nhóm 1 Dựa vào bản đồ, xác định hướng bay từ: + Hà Nội đến Viêng Chăn. + Hà Nội đến Gia-cac-ta + Hà Nội đến Ma-ni-la + Kua-la Lăm-pua đến Băng Cốc + Kua-la Lăm-pua đến Ma-ni-la + Ma-ni-la đến Băng Cốc Trả lời (nhóm 1) Nhận xét của: Nhóm 2
  24. Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 2 Dựa vào bản đồ, ghi tọa độ địa lý của các điểm A, B, C , E, G Trả lời (nhóm 2) Nhận xét của: Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 1 Nhóm 3 Tìm và đánh dấu trên bản đồ các điểm có tọa độ địa lý: +M (1100 Đ; 200 B) +N (1100 Đ; 100 N) +Q (1300 Đ; 100 N) +I (1000 Đ; 150 B)
  25. +Y (1050 Đ; 00) Trả lời (nhóm 3) Nhận xét của: Nhóm 4 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 4 Quan sát hình, cho biết các hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D (Hướng dẫn nhóm 4 quan sát hình 13 SGK, xem đâu là các đường kinh tuyến, đâu là các đường vĩ tuyến) Trả lời (nhóm 4) Nhận xét của: Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 - Bước 3: Các nhóm nhận lại và đọc lại bài của nhóm mình, ghi nhận các góp ý. Sau đó dán sản phẩm lên bảng và có thể phản biện. - Bước 4: GV bổ sung, chỉnh sửa. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức và rèn kĩ năng xác định phương hướng và tọa độ địa lí b) Nội dung: - Trò chơi “Tớ ở đâu” c) Sản phẩm: - Hoàn thành các câu hỏi giáo viên gợi ý. d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV chiếu bản đồ lên và cho học sinh trả lời nhanh các câu hỏi
  26. 1. Nhà ăn nằm ở phía nào của đường số 1? 2. Đường nào chạy theo hướng đông-tây ? 3. Công viên nằm ở phía nào của hồ? 4. Cắm trại ở phía nào của hồ? 5. Nhà của ai ở phía đông của đường số 1 6. Phía nào của hồ có một lá cờ trên đó? 7. Xe đi theo hướng nào? 8. Đường nào chạy theo hướng bắc - nam? - Bước 2: GV đánh giá mức độ hiểu bài và hợp tác của học sinh. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: - Vận dụng và khắc sâu kiến thức về phương hướng trên bản đồ, kích thích học sinh tự tìm hiểu kiến thức. b) Nội dung: - Dựa vào học liệu giáo viên cung cấp để hoàn thành nhiệm vụ c) Sản phẩm: - Học sinh xác định được phương hướng bằng “Gậy và Mặt trời” d) Cách thực hiện: - Bước 1. GV giao nhiệm vụ: Các em tìm hiểu thêm về cách xác định phương hướng bằng "Gậy và Mặt trời" Cách xác định phương hướng bằng "Gậy và Mặt trời" (Phương pháp Owen Doff) GV có thể yêu cầu HS về nhà làm hoặc dành 1 tiết học ngoài trời để cho HS xác định phương hướng bằng cách này. Cách làm như sau: “Cắm một cây gậy xuống đất khi trời nắng, vuông góc với mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy là T. Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi. Đỉnh bóng của gậy lúc này ta sẽ đặt là Đ. Nối hai điểm T và Đ lại ta sẽ có một đường thẳng chỉ hướng Đông Tây, đầu T chỉ hướng Tây, đầu Đ chỉ hướng Đông. Xác định được hướng Đông/Tây thì sẽ dễ dàng xác định được hướng Bắc/Nam bằng cách vẽ 1 đường vuông góc với hướng Đông
  27. Tây. 1 HS đứng vào giao điểm giữa 2 đường vuông góc, quay mặt về phía Tây và giang 2 tay ra. Tay phải của HS sẽ chỉ hướng Bắc và tay trái sẽ chỉ hướng Nam. Ngược lại nếu quay mặt về phía Đông thì tay trái chỉ hướng Bắc và tay phải chỉ hướng Nam.” -Bước 2. Học sinh nhận nhiệm vụ và hoàn thành ở nhà. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Kể được các dạng, loại kí hiệu bản đồ. - Phân biệt được các dạng kí hiệu bản đồ. - Trình bày được các cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. - Phân tích được lát cắt địa hình dựa trên các đường đồng mức. 2. Năng lực - Năng lực tìm hiểu địa lí: xác định được nội dung của bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: có ý thức tự học, cẩn trọng khi đọc bản đồ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Bản đồ tự nhiên Châu Á, bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên, bảng câu hỏi trò chơi, các kí hiệu đã được cắt rời. SGK, đồ dùng học tập bộ môn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục đích: - Kích thích sự hứng thú tò mò của học sinh đối với bài mới.
  28. - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát tranh ảnh (bản đồ), từ đó đưa ra nhận xét. - Định hướng nội dung bài học b) Nội dung: c) Sản phẩm: d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV treo 1 bản đồ thiếu bảng chú giải, thiếu tên bản đồ, sau đó yêu cầu HS đoán đây là bản đồ gì? Nói về nội dung gì? - Bước 2: HS trả lời, nhiều ý kiến khác nhau. - Bước 3: GV nhận xét và khéo léo dẫn vào bài mới: Một bản đồ thiếu tên, thiếu bảng chú giải thì các em sẽ không thể biết được chính xác bản đồ nói về nội dung gì. Các em sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bảng chú giải và những kí hiệu trên bản đồ. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 2.1. Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI KÍ HIỆU BẢN ĐỒ (12 phút) a) Mục đích: - Định nghĩa được kí hiệu bản đồ. - Phân loại và các dạng kí hiệu bản đồ. b) Nội dung: 1. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ - Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm, của các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ. - Phân loại kí hiệu:
  29. + Điểm. + Đường. + Diện tích. - Các dạng kí hiệu: + Kí hiệu hình học. + Kí hiệu chữ. + Kí hiệu tượng hình. - Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. c) Sản phẩm: d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, GV gọi lần lượt từng nhóm lên chọn những kí hiệu mà nhóm thích (Những kí hiệu này GV đã chuẩn bị sẵn bằng cách cắt rời từng kí hiệu để HS chọn, đảm bảo mỗi HS sẽ có 1 kí hiệu). Sau đó yêu cầu HS từng nhóm lần lượt lên bảng dán kí hiệu đó vào ô tương ứng. Những kí hiệu dưới đây GV có thể cắt ra để sử dụng: GV yêu cầu HS dán kí hiệu đã chọn vào bảng A hoặc B (HS suy nghĩ xem kí hiệu của HS thuộc ô nào thì dán vào ô đó). Những kí hiệu dán vào bảng A Những kí hiệu dán vào bảng B
  30. A B Kí hiệu Kí hiệu Kí hiệu Kí hiệu hình Kí hiệu chữ Kí hiệu tượng điểm đường diện tích học hình - Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, ổn định trật tự lớp. - Bước 3: GV nhận xét và chỉnh sửa lại các kí hiệu chưa đúng ô, sau đó GV yêu cầu HS dựa vào bảng đó cho biết “kí hiệu bản đồ là gì?” - Bước 4: GV gọi HS trả lời. GV chuẩn xác: Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Phân loại kí hiệu bản đồ: Gồm có 3 loại là kí hiệu điểm, đường và diện tích như trong bảng A các em đã làm. Về các dạng kí hiệu: Gồm có 3 dạng như trong bảng B. Tất cả các kí hiệu đó được thể hiện trong bảng chú giải. Bảng chú giải là bảng giải thích nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu có trên bản đồ. Vì thế, muốn đọc và sử dụng bản đồ, chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu đó. 2.2. Hoạt động 2: CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ (20 phút) a) Mục đích: - Đọc được các các đường đồng mức trên bản đồ. - Phân tích được lát cắt địa hình dựa trên các đường đồng mức. b) Nội dung: - Để biểu hiện độ cao địa hình trên bản đồ người ta thường dùng thang màu hoặc vẽ các đường đồng mức. - Đường đồng mức là đường nối liền những điểm có cùng một độ cao. - Các đường đồng mức càng gần nhau hơn thì địa hình càng dốc. c) Sản phẩm: d) Cách thực hiện:
  31. - Bước 1: GV chiếu bản đồ tự nhiên Châu Á, yêu cầu HS quan sát bảng chú giải (phân tầng màu), cho biết: + Độ sâu 6000m-4000m thể hiện bằng màu gì? + Từ 0m-200m được thể hiện bằng màu gì? + Từ 200m-500m được thể hiện bằng màu gì? + Trên 5000m được thể hiện bằng màu gì? - Bước 2: HS trả lời, - Bước 3: GV chuẩn kiến thức: Bản đồ tự nhiên Châu Á đã thể hiện độ cao bằng thang màu, màu càng đậm (gam màu nóng): vàng, cam, đỏ, nâu, đen thể hiện địa hình càng cao. Ngược lại gam màu lạnh trắng, xanh lá cây, xanh da trời thể hiện địa hình càng thấp. Ngoài cách thể hiện địa hình bằng màu sắc. Dựa vào nội dung sgk em hãy cho biết người ta còn thể hiện địa hình bằng cách nào ? - Bước 4: HS trả lời. - Bước 5: GV nhận xét và giới thiệu: Để biểu hiện độ cao địa hình trên bản đồ người ta thường dùng thang màu hoặc vẽ các đường đồng mức. GV mang củ cà rốt (càng giống hình chóp nón càng tốt), yêu cầu HS hãy tưởng tượng củ cà rốt này là 1 ngọn núi. GV cắt củ cà rốt thành những lát cắt song song hình tròn và yêu cầu HS quan sát mặt cắt là hình gì? Đường viền chu vi của những lát cắt này chính là những đường gì? - Bước 7: HS trả lời.
  32. - Bước 8: GV chuẩn xác: mặt cắt của những lát cắt này là hình tròn, đường viền chu vi của những lát cắt này chính là những đường đồng mức. -Bước 9: GV hướng dẫn HS quan sát hình 16 SGK và đặt câu hỏi: + Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m? + Dựa vào khoảng cách giữa các đường đồng mức ở hai sườn núi(sườn A và Sườn B) cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn ? Giải thích + Nếu em là một người đi du lịch muốn lên đỉnh núi, em sẽ chọn đi lên bằng sườn núi phía nào? Giải thích lí do em chọn? Sườn Sườn B A -Bước 10: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức. Bước 11: GV mở rộng cho HS thông qua một số hình ảnh chuyển thể từ bản đồ địa hình sang mô hình 3D Hình ảnh Em nhìn được trên bản đồ Mô hình 3D về góc nhìn thực tế của các ngọn núi
  33. - GV cho HS làm bài tập để các em có thể hình dung tốt hơn ? Nối bản đồ địa hình với hình thể các ngọn núi trong thực tế Đáp án: 1B, 2E, 3D, 4C, 5F, 6A (Tùy sức học của từng lớp, GV có thể chọn số hình tương ứng) 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: Củng cố kiến thức và rèn kĩ năng địa lí b) Nội dung: c) Sản phẩm: d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV phát bảng phụ cho HS, chiếu bản đồ kinh tế vùng Tây Nguyên, phổ biến trò chơi “Khám phá Tây Nguyên”: Yêu cầu HS dựa vào bản đồ để trả lời các câu hỏi
  34. của GV đưa ra (lưu ý HS quan sát bảng chú giải). GV đọc câu hỏi, mỗi nhóm có 1 phút để ghi đáp án vào bảng phụ. Hết giờ, GV yêu cầu các nhóm giơ bảng phụ lên, mỗi đáp án đúng sẽ được 10 điểm. Lần lượt đọc hết 4 câu hỏi, GV tổng kết xem nhóm nào được nhiều điểm nhất sẽ là nhóm chiến thắng. Bộ câu hỏi trò chơi “Khám phá Tây Nguyên” + 1: Kể tên các nhà máy thủy điện + 2: Kể tên các con sông + 3: Kể tên các vườn quốc gia + 4: Kể tên các cửa khẩu - Bước 2: HS thực hiện. - Bước 3: GV tổng kết đội chiến thắng, chuẩn xác kiến thức. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: Định hướng nội dung học tập và mở rộng vận dụng bài học vào thực tế b) Nội dung: c) Sản phẩm: d) Cách thực hiện: Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau: 1. Trái đất có chuyển động hay không? Nếu có đó là những chuyển động nào? 2. Tại sao có hiện tượng ngày đêm trên trái đất. 3. GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà dùng đất sét nặn thành 1 ngọn núi có các đường đồng mức khác nhau. Bài tập này giúp HS khắc sâu về hình ảnh độ cao 1 ngọn núi có nhiều tầng bậc khác nhau. Sản phẩm giống hình ảnh dưới đây. Bước 2. HS về nhà chuẩn bị tài liệu và trả lời các câu hỏi trên. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
  35. CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Mô tả được chuyển của Trái Đất. - Nhắc lại được các hệ quả chuyển động của Trái Đất. - Giải thích được nguyên nhân sinh ra các hệ quả chuyển động của Trái Đất. 2. Năng lực - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Phân tích được hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay quanh trục, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất. + Thực hiện quay được quả Địa cầu theo hướng tự quay quanh trục của Trái đất từ tây sang đông để giải thích được hiện tượng ngày đêm. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về vũ trụ - trái đất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của GV - Quả địa cầu. - Hình 19, 20, 21, 22 trong sách giáo khoa phóng to. - Máy chiếu. - Giấy A3/ bảng phụ. - Video, hình ảnh liên quan. 2. Chuẩn bị của HS - SGK địa lí. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bắt đầu bài học. - Giúp Hs liên hệ kiến thức bài mới. b) Nội dung: - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi liên quan nội dung bài mới song song kiểm tra kiến thức bài cũ. c) Sản phẩm:
  36. - Học sinh trả lời được các câu hỏi. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Giáo viên cung cấp “hộp quà bí ấn” thứ nhất cho lớp trưởng và yêu cầu lớp trưởng điều hành trò chơi. Lớp trường vừa bắt cả lớp hát một bài hát tập thể (Chủ đề về đội, trường hoặc thầy cô ) vừa chuyền tay nhau “hộp quà bí ẩn” cho các bạn trong lớp, kết thúc bài hát “hộp quà bí ẩn” về tay bạn nào bạn đó có nhiệm vụ mở “hộp quà bí ẩn” và lấy 1 câu hỏi trong hộp đồng thời trả lời câu hỏi đó. Tùy theo thời gian mà giáo viên chuẩn bị số câu hỏi trong hộp. Câu hỏi: Tại sao khi sử dụng bản đồ trước tiên phải xem bảng chú giải?Có bao nhiêu loại kí hiệu bản đồ chính? Bước 2: Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ Bước 3: Học sinh tham gia trò chơi Bước 4: Giáo viên dẫn vào bài Tiếp theo giáo viên đổi “Hộp quà bí ẩn” thứ 2 (Gói quả địa cầu thủy tinh). Chọn 1 bạn trả lời xuất sắc nhất ở lần thi trước mở hộp quà này. Từ đó giáo viên dẫn vào bài: Đố các em: Tại sao có ngày và đêm, tại sao 1 ngày có 24 giờ? Đó là câu hỏi rất nhiều em thắc mắc mà chưa có câu trả lời. Để biết được đáp án các em cùng giải quyết vấn đề đó. Đây là Quả địa cầu – mô hình thu nhỏ của Trái Đất và chúng ta sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến nó trong bài học này nhé. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận động của Trái Đất quay quanh trục (20 phút) a) Mục đích: - Trình bày được đặc điểm sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục. - Thực hiện thao tác quay được quả Địa cầu theo hướng tự quay quanh trục của Trái đất từ tây sang đông. b) Nội dung: - Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm hình thành kiến thức mới. 1. Sự vận động của Trái Đất quanh trục - Trái Đất quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo . - Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông. - Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ. - Chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. - Mỗi khu vực có 1 giờ riêng đó là giờ khu vực. - Giờ gốc (GMT) khu vực có kinh tuyến gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0 (còn gọi giờ quốc tế). c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành phiếu học tập. d) Cách thực hiện:
  37. - Bước 1: Gv phát phiếu học tập cho học sinh, sau đó chiếu Video hoặc hình ảnh: Chuyển động quanh trục của Trái đất và yêu cầu HS điền vào phiếu học tập (ô đặc điểm) sau khi xem xong video/hình ảnh: (HS thực hiện theo cặp). Phiếu học tập CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT Đặc điểm Hệ quả Hướng Thời gian Quỹ đạo và tính chất của chuyển động - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp và điền vào phiếu học tập. - Bước 3: GV gọi 2 cặp trả lời. GV cho cả lớp nhận xét, sau đó GV chuẩn xác, mô tả trên quả địa cầu về hướng, thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất bằng cách: GV tô hoặc dán giấy đỏ vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu. GV xoay từ từ quả địa cầu theo hướng từ Tây sang Đông, chỉ cho HS thấy Việt Nam bị khuất dần khi GV mô phỏng bằng động tác xoay đó. Sau đó Việt Nam lại xuất hiện cho đến khi các em thấy Việt Nam trở lại vị trí ban đầu. Đó chính là 1 vòng quay quanh trục của Trái Đất. Thời gian Trái Đất quay hết 1 vòng như vậy là 1 ngày đêm hay 24h. - Bước 4: GV gọi 1 bạn HS lên quay quả địa cầu 1 vòng đúng hướng tự quay của Trái Đất. GV yêu cầu các HS khác nhận xét xem bạn đã quay đúng chưa, nếu chưa thì phải quay thế nào cho đúng. - Bước 5: Hs hình 20: các khu vực giờ trên Trái Đất, GV giới thiệu: Chu kì tự quay quanh trục của Trái Đất được chia làm 24h và được chia ra thành 24 khu vực giờ trên Thế giới, trong đó khu vực giờ có kinh tuyến gốc đi qua là khu vực giờ gốc. GV yêu cầu HS xác định: + Việt Nam ở khu vực giờ thứ mấy? + Khi khu vực giờ gốc(giờ GMT) là 12h thì Việt Nam là mấy giờ?
  38. + Nếu khu vực giờ gốc(giờ GMT) là 5h thì To-ki-ô là mấy giờ? - Bước 6: HS trả lời, GV chuẩn xác. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất ( 15 phút) a) Mục đích: - Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất gồm: ngày – đêm luân phiên nhau, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. - Giải thích được hiện tượng ngày đêm và nguyên nhân lệch hướng của các vật thể chuyển động trên Trái Đất. b) Nội dung: - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thực nghiệm để hình thành kiến thức mới. 2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất a. Hiện tượng ngày đêm - Do Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm. - Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất từ tây sang đông mà khắp mọi nơi Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm. b. Sự lệch hướng của các vật thể Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch về hướng. Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải, còn ở nửa cầu Nam lệch về bên trái. c) Sản phẩm: - Học sinh thực hiện theo yêu cầu giáo viên. - Học sinh trả lời các câu hỏi. d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV tắt hết đèn, mở cửa sổ hoặc chiếu đèn vào quả địa cầu. Giải thích nguồn ánh sáng từ cửa sổ hoặc đèn tượng trưng cho Mặt Trời, quả địa cầu tượng trưng cho Trái Đất. Đánh dấu một điểm A bất kì trên quả địa cầu. Đặt đèn pin và quả địa cầu trong phòng tối. Quay từ từ quả địa cầu theo chiều quay của Trái Đất. Em hãy quan sát điểm A lần lượt đi vào và đi ra khỏi vùng được chiếu sáng. Hãy cho biết: - Có phải lúc nào điểm A cũng được chiếu sáng không? - Khi quả địa cầu ở vị trí như thế nào với đèn pin thì điểm A mới được chiếu sáng (hoặc không được chiếu sáng). - Trả lời câu hỏi đầu bài đưa ra: “vì sao ban đêm trời lại tối và ban ngày trời lại sáng?” - Bước 2: HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
  39. - Bước 3: GV kết luận: Do Trái Đất luôn tự quay quanh mình nó, nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại vào bóng tối. Vì vậy, trên bề mặt Trái Đất có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. - Bước 4: GV chiếu cho HS xem hình 22 SGK, yêu cầu HS: cho biết ở bán cầu bắc, các vật chuyển động theo hướng P￿ N và từ O￿ S bị lệch về bên phải hay bên trái? - Bước 5: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập ở ô “hệ quả” 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Nhớ được những kiến thức trọng tâm cơ bản về đặc điểm và hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. b) Nội dung: - Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi để củng cố kiến thức. c) Sản phẩm: - Học sinh tham gia trò chơi d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Phổ biến trò chơi “Ai đúng nhất”. Các nhóm sẽ trả lời các câu hỏi ngắn bằng cách ghi đáp án vào bảng phụ. GV vừa đọc xong 1 câu hỏi thì các nhóm có 20 giây để ghi đáp án vào. Sau 20 giây, GV tiếp tục đọc câu hỏi tiếp theo để các nhóm viết câu trả lời. Lần lượt như thế cho các câu hỏi còn lại. Nhóm nào hoàn thành trước và đúng nhất sẽ chiến thắng. Bộ câu hỏi: 1. Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh nó là 2. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ 3. Thời gian Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng gọi là 4. Thời gian Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là 5. Trái Đất có ngày đêm kế tiếp nhau không ngừng do - Bước 2: GV đọc câu hỏi. HS thực hiện nhiệm vụ. - Bước 3: Hết thời gian. Các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV so sánh bài của 4 nhóm,6. nhận Trái xétĐất và ngừng chốt lại quay kiến quanh thức của mình bài. nó thì phần được chiếu sẽ là ban ngày 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) 7. Do Trái Đất có hình cầu nên gây ra hiện tượng a) Mục đích: - Định hướng cho học sinh chuẩn bị bài mới. - Nhắc nhở học sinh học bài cũ. b) Nội dung: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
  40. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được câu hỏi. d) Cách thực hiện: Bước 1. GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu: + Video trái đất quay xung quanh Mặt Trời + Tại sao có 4 mùa? Tại sao mùa đông lại lạnh? Mùa hè lại nóng? Mùa thu ấm áp? Mùa xuân thì mát mẻ? + Đọc Bài đọc thêm SGK trang 24, học bài cũ Bước 2. HS tiếp nhận nhiệm vụ về nhà 5. Rút kinh nghiệm Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày được hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. - Trình bày và giải thích được hiện tượng các mùa trên Trái Đất. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí + Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. + Dựa vào hình vẽ mô tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích nguyên nhân sinh ra các mùa.
  41. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực, chủ động, hứng thú trong các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Tranh vẽ về sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. - Mô hình sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời. - Hình vẽ SGK. 2. Chuẩn bị của học sinh - Xem trước bài mới, SGK, Tập bản đồ - Nghiên cứu các lược đồ, hình ảnh - Giấy note, giấy A4. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi cho hs trước khi vào bài mới. - Liên hệ kiến thức trong bài mới. b) Nội dung: - Hs vận dung kiến thức đã học để liệt kê các câu ca dao tục ngữ nói về các mùa trong năm. c) Sản phẩm: - Hs viết ra giấy được các câu ca dao ngữ nói về các mùa trong năm. d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ + Hãy tìm những câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về các mùa trong năm + Tại sao lại có các mùa trên Trái Đất? - Bước 2: GV mời học sinh phát biểu - Bước 3: GV tổng kết hoạt động và khen ngợi - Bước 4: GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Ngoài chuyển động quanh trục Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời, sự chuyển động đó sinh ra các mùa trên Trái Đất và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trong năm. Giờ học này chúng ta sẽ tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. 1. Bán quạt mùa đông mua bông mùa hè. 2. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 3. Đông chết se, hè chết lụt. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (15 phút) a) Mục đích: - Trình bày được hướng, thời gian, quỹ đạo và tính chất sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. b) Nội dung:
  42. - Học sinh đọc nội dung SGK trang 25 kết hợp quan sát hình 25 để trả lời các câu hỏi của PHT số 1 c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành phiếu học tập. PHẢN HỒI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Hướng Thời gian Quỹ đạo Hướng nghiêng Tính chất và độ nghiêng của trục Từ Tây sang Một vòng Hình elip gần Không thay đổi Chuyển động Đông quanh Mặt tròn. tịnh tiến Trời là 365 ngày, 6 giờ. d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ HS quan sát hình 23 trong SGK và kết hợp PHT để hoàn thành thông tin: + HS làm việc cá nhân, theo phiếu học tập trong 3 phút. + HS chia sẻ cặp đôi với nhau trong 2 phút + HS thể hiện khả năng thuyết trình trước lớp, lập luận và trình bày trong 2 phút - Bước 2: HS làm việc cá nhân với PHT. Sau 3 phút, các em chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh, đối chiếu phần làm việc cá nhân. - Bước 3: GV dùng hình 23 phóng to, mời khoảng 2 cặp HS lên trình bày, mô tả về sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời. HS nhận xét và bổ sung cho nhau. - Bước 4: GV chiếu đáp án, HS chấm chéo phiếu học tập với bạn bên cạnh. - Bước 4: Tổng kết, khen ngợi HS. GV lưu ý HS: thời gian Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày, 6 giờ nhưng để làm lịch cho tiện người ta chỉ lấy tròn 365 ngày. Như vậy, cứ 4 năm lại thừa ra 1 ngày đó là năm nhuận, tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày. Phiếu học tập số 1: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI Hướng Thời gian Quỹ đạo Hướng nghiêng và độ Tính chất nghiêng của trục 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng các mùa (20 phút) a) Mục đích: - Trình bày, giải thích được hiện tượng các mùa. b) Nội dung:
  43. - Học sinh động nội dung SGK trang 26 kết hợp quan sát hình 25 để tìm hiểu nguyên nhân sinh ra các mùa và sự trái ngược các mùa ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2. KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Ngày/ Nửa cầu Tiết Vị trí của nửa Lượng nhiệt Mùa tháng cầu so với Mặt và ánh sáng Tròi nhận được 22/6 Nửa cầu Bắc Hạ chí Ngả về phía Mặt Nhiều Hạ Trời Nửa cầu Nam Đông chí Chếch xa Mặt Ít Đông Trời 22/12 Nửa cầu Bắc Đông chí Chếch xa Mặt Ít Đông Trời Nửa cầu Nam Hạ chí Ngả về phía Mặt Nhiều Hạ Trời 21/3 Nửa cầu Bắc Xuân Hai nửa cầu Hai nửa cầu Xuân phân hướng về Mặt nhân được Nửa cầu Nam Thu phân Trời như nhau lượng nhiệt Thu 23/9 Nửa cầu Bắc Thu phân và ánh sáng Thu như nhau Nửa cầu Nam Xuân Xuân phân d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ + HS hoàn thành PHT trong nhóm của mình trong thời gian 3 phút + GV cung cấp PHT, yêu cầu HS đọc SGK mục 2, kết hợp quan sát hình 23, hãy điền thông tin vào bảng sau. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Ngày/ Nửa cầu Tiết Vị trí của Lượng nhiệt và Mùa Tháng nửa cầu so ánh sáng nhận với Mặt Trời được 22/6 Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam 22/12 Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam 21/3 Nửa cầu Bắc
  44. Nửa cầu Nam 23/9 Nửa cầu Bắc Nửa cầu Nam - Bước 2: Sau 3 phút, GV dán bảng A0 lên bảng, cho HS ở 2 dãy lớp học thi đua gắn các thẻ kiến thức sắp xếp ngẫu nhiên lên A0 trên bảng, nhóm nào nhanh và nhiều hơn thì chiến thắng. - Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày thông tin. - Bước 4: GV chuẩn kiến thức. Tổng kết, khen ngợi HS. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố nội dung bài học b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải được các ô chữ củng cố nội dung bài học. c) Sản phẩm: - Hs tham gia trò chơi ô chữ và tìm được từ khóa thông qua trò chơi. H Ạ C H Í T Â Y S A N G Đ Ô N G X Í C H Đ Ạ O M Ù A T H U L Ệ C H H Ư Ớ N G X U Â N P H Â N Từ khóa T Ị N H T I Ế N d) Cách thực hiện: HS tham gia trò chơi ô chữ - Ô số 1: có 5 chữ cái - Tên của ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc - Ô số 2: có 11 chữ cái - Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời - Ô số 3: có 7 chữ cái - Đây là khu vực nhận được tia vuông góc và ngày 21/3 và 23/9. - Ô số 4: có 6 chữ cái - Khi nửa cầu Bắc là mùa xuân thì ở nửa cầu Nam là mùa này. - Ô số 5: có 9 chữ cái - Do Trái Đất tự quay quanh trục nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị hiện tượng này (lấy chữ Ê và chữ N). - Ô số 6: có 8 chữ cái - Tên của ngày 23/9 ở nửa cầu Nam (lấy chữ H). —» Từ chìa khóa: gồm 8 chữ cái - Tên gọi chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
  45. a) Mục đích: - Tìm hiểu sự khác nhau về khí hậu 2 miền Nam và Bắc của Việt Nam. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV. + Miền Bắc có mùa nóng và mùa lạnh (dân gian vẫn chia là 4 mùa) + Nguyên nhân do MB xa xích đạo, chênh lệch ngày đêm dài hơn + ảnh hưởng gió mùa đông bắc. d) Cách thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ + Miền Bắc có những mùa nào trong năm (1 cách tương đối) + Miền nam có những mùa nào? + Tại sao khí hậu và thời tiết ở 2 miền có nhiều điểm khác nhau? + Tại sao phân hóa mùa 2 miền khác nhau? - Bước 2: Học sinh tìm hiểu và trình bày trước lớp. - Bước 4: GV chuẩn kiến thức. Tổng kết, khen ngợi HS. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: HIỆN TƯƠNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Biết được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa là hệ quả của sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời. - Trình bày được khái niệm về các đường: Chí tuyến Bắc, Nam, vòng cực Bắc, vòng cực Nam. 2. Năng lực * Năng lực chung 1. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm.
  46. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí khai thác hình ảnh và văn bản để tìm được nội dung địa lí. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học biết cách dùng Quả địa cầu và ngọn đèn để giải thích hiện thượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực và chủ động trong quá trình học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên + Hình 24, 25 SGK phóng to 2. Chuẩn bị của học sinh + Sách, vở, đồ dùng học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Giúp HS nắm được hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa các mùa b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học và quan sát hình ảnh để tìm ra nội dung câu trả lời. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời xác định được đường xích đạo, đường chí tuyến, trục của Trái Đất, hướng nghiêng của trục, đường phân chia sáng tối. - Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Giáo viên cung cấp hình ảnh hình 24 sgk cho hs xác định đường xích đạo, đường chí tuyến, trục của Trái Đất, nhận xét hướng nghiêng của trục, đường sáng tối => Những đường này ảnh hưởng như thế nào đến hiện tượng ngày đêm và các mùa trên Trái đất. Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả, các học sinh khác lắng nghe nhận xét. Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất (20 phút) a) Mục đích: - Nêu được hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo các vĩ độ khác nhau.
  47. - Giải thích được nguyên nhân tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản ở SGK trang 28 và 29 kết hợp quan sát hình 24, vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập để tìm nội dung hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất. ❖ Nội dung chính: 1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, lúc nào Trái Đất cũng chỉ được chiếu sáng một nữa có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nữa cầu Nam. - Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ - Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài bằng nhau c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập. - Vì trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo là 66o33’ còn đường phân chia sáng tối là đường thẳng vuông góc với mặt đất - 23027’B, vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Bắc. - 23027’N, vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Nam. - Kết quả phiếu học tập số 1 22/6 22/12 Địa điểm Độ dài Độ dài Ngày Đêm Ngày Đêm Nửa cầu Bắc Dài Ngắn Ngắn Dài Nửa cầu Nam Ngắn Dài Dài Ngắn - Kết quả phiếu học tập số 2 Thời gian Chênh Nửa cầu Điểm Vĩ độ Mùa Kết Luận ngày, đêm lệch Càng lên vĩ độ B 40°B Ngày > Đêm Nhiều cao ngày càng Bắc Hạ dài ra, đêm A 20°B Ngày > Đêm Ít càng ngắn lại Quanh năm Xích đạo C 0°B Ngày = Đêm xxx ngày dài bằng đêm
  48. A’ 20°N Ngày Đêm Nhiều A 20°B Ngày > Đêm Ít Xích đạo C 0°B Ngày = Đêm xxx
  49. A’ 20°N Ngày < Đêm Ít Nam B’ 40°N Ngày < Đêm Nhiều Bước 2: học sinh thực hiện nhiệm vụ trao đổi kết quả làm việc và ghi vào phiếu học tập.Trong quá trình học sinh làm việc giáo viên quan sát theo dõi thái độ. Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung. GV đặt câu hỏi Vì sao có hiện tượng dài ngắn khác nhau theo vĩ độ? Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ở hai miền cực có số ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa (15 phút) a) Mục đích: - Biết được hiện tượng ngày dài 24 giờ hoặc đêm dài 24 giờ. - Liên hệ được ảnh hưởng của hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau tới sinh hoạt của con người. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản SGK trang 29 + 30 kết hợp quan sát hình 25 để tìm ra hiện tương ngày đêm dài suốt 24 giờ ở hai điểm cực. ❖ Nội dung chính -Vĩ tuyến 66033’B: Vòng cực Bắc -Vĩ tuyến 66033’N: Vòng cực Nam -Ngày 22/6: ✔ Tại vòng cực Bắc: ngày dài 24h. ✔ Tại vòng cực Nam: đêm dài 24h. - Ngày 22/12: Ngược lại ngày 22/6 -Ở 2 miền cực: Mùa hè: số ngày dài 24h là 1 → 6 tháng. Mùa đông: số ngày có đêm dài 24h là từ 1 → 6 tháng. - Cực Bắc, cực Nam ngày đêm dài 6 tháng. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi: + Vào các ngày 22/6 và ngày 22/12 có ngày dài suốt 24 giờ. Vĩ tuyến 66033’ là những đường giới hạn rọng nhất của vùng có ngày dài suốt 24 giờ. + Vào ngày 22/6, ở điểm cực Bắc toàn là ngày, ở điểm cực Nam toàn là đêm. Vào ngày 22/12 thì ngược lại. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
  50. - HS đọc thông tin mục 2 kết hợp tranh ảnh hình 25 - Vào các ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài ngày đêm của điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66 o33’ Bắc và Nam là những đường gì? - Ngày 22-6 và ngày 22-12 độ dài ngày, đêm ở 2 điểm cực như thế nào? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi. Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm. (1 A; 2 B) d) Cách thực hiện: Bước 1: Gv giao nhiệm vụ, Hs đọc câu hỏi và tìm đáp án đúng Lựa chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Vào các ngày các ngày 22 tháng 6 độ dài ngày đêm ở 2 cực như thế nào? A. 6 tháng đêm, 6 tháng ngày. B. 5 tháng đêm, 7 tháng ngày. C. 4 tháng đêm, 8 tháng ngày. D. 7 tháng đêm, 5 tháng ngày. Câu 2: Các địa điểm nằm trên đường xích dạo quanh năm có ngày, đêm A. dài ngắn khác nhau. B. dài ngắn như nhau. C. ngày dài đêm ngắn. D. ngày ngắn đêm dài. - Bước 2: Dùng kĩ thuật tia chớp gọi ngẫu nhiên 1 Hs trả lời, Hs khác nhận xét. - Bước 3: Gv nhận xét, khen ngợi. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: b) Nội dung: c) Sản phẩm: d) Cách thực hiện: - Bước 1: Gv giao nhiệm vụ: 1. Học sinh trình bày một số câu ca dao tục ngữ liên quan tới hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ. 2. Giải thích câu tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối” - Bước 2: Hs suy nghĩ, trả lời.
  51. - Bước 3: Gv tổng kết, khen ngợi. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Trình bày được sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất cũng như ở 2 nửa cầu Bắc và Nam. - Biết được tên và xác định vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên trên bản đồ thế giới. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng trong khi hoạt động nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: quan sát, phân tích bản đồ thế giới được xác định được vị trí của 4 đại dương và 6 lục địa. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Giúp học sinh biết được sự phân bố của các lục địa và đại dương trên Trái Đất. b) Nội dung: - Học sinh quan sát quả địa cầu và dựa vào hiểu biết bản thân để trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
  52. c) Sản phẩm: - Học sinh viết ra giấy được các câu trả lời của câu hỏi mà giáo viên đặt ra. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Giáo viên đặt quả địa cầu trên bàn và giới thiệu lại đây là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. GV đặc câu hỏi : Một trong những nguyên nhân chính làm cho Trái Đất có sự sống là gì? Trên bề mặt Trái Đất đại dương chiếm diện tích như thế nào so với lục địa? Bước 2: Bằng hiểu biết HS suy nghĩ để trả lời. Bước 3: HS báo cáo kết quả, Hs khác nhận xét bổ sung. Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố các lục địa và địa dương trên Trái Đất (15 phút) a) Mục đích: - So sánh được diện tích các lục địa, các đại dương. - Xác định được trên bản đồ vị trí các đại dương, các lục địa. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào hiểu biết của mình và quan sát hình 28 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên. + 4 đại dương, 6 lục địa. + Nửa cầu Bắc: 39,4% lục địa; 60,6% đại dương. + Nửa cầu Nam: 19,0% lục địa; 81,0% đại dương. + Phần lớn lục đại tập trung ở nửa cầu B, đại dương tập trung ở nửa cầu N. d) Cách thực hiện: Bước 1: Gv giao nhiệm vụ - Dựa vào hình 28 và bản đồ tự nhiên Thế giới cho biết: - Trên Trái đất có mấy Đại Dương, mấy lục địa? - Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Bắc? - Tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở nửa cầu Nam? - Em có nhận xét gì về diện tích và sự phân bố lục địa và đại dương ở 2 nửa cầu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi. Bước 3: Trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv nhận xét và chuẩn kiến thức.
  53. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu diện tích và vị trí của các lục địa (10 phút) a) Mục đích: - Hs biết được vị trí và diện tích của các lục địa. b) Nội dung: Học sinh quan sát bảng SGK trang 34 để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi. + Có 6 lục địa + Lục địa Á – Âu / Bắc + Lục địa Ô-xtrây-li-a / Nam + Á – Âu + Nam Cực và Ô-xtrây-li-a d) Cách thực hiện: Bước 1 : Gv giao nhiệm vụ - Quan sát bảng thống kê trang 34 và bản đồ Thế giới cho biết - Trên Trái Đất có những lục địa nào ? - Nêu tên và xác định vị trí các lục địa trên bản đồ ? - Lục địa nào có diện tích lớn nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ? - Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ? - Các lục địa nào nằm ở nửa cầu Bắc ? - Các lục địa nào nằm ở nửa cầu Nam ? Bước 2 : - Hs hoạt động theo nhóm / cặp - Gv yêu cầu Hs lên chỉ trên bảng đồ xác định và trả lời. Bước 3: Gv nhận xét và chuẩn kiến thức. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu diện tích các đại dương thê thế giới (10 phút) a) Mục đích: - Học sinh biết được diện tích các đại dương trên thế giới. b) Nội dung: - Học sinh quan sát bảng SGK trang 35 kết hợp hướng dẫn của giáo viên để tìm hiểu diện tích các đại dương và cách tính tỉ lệ % c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập. - Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất 179,6 triệu km2 - Bắc Băng Dương có diện tích nhỏ nhất 13,1 triệu km2 Kết quả PHT số 1
  54. Các đại dương trên Diện tích (triệu Km2) % Trái đất Thái Bình Dương 179,7 35,2 Đại Tây Dương 93,4 18,3 Ấn Độ Dương 74,9 14,7 Bắc Băng Dương 13,1 2,6 361 100 Diện tích của đại dương 510 = 71% d) Cách thực hiện: Bước 1: GV phân nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Nhóm 1, 2: Tính tỉ lệ % diện tích cho từng đại dương Nhóm 3, 4: Tính tỉ lệ % diện tích cho 4 đại dương - Tên 4 đại dương trên thế giới. Xác định vị trí trên bản đồ ? - Đại dương nào có diện tích lớn nhất ? - Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất PHT số 1 Các đại dương trên Diện tích (triệu Km2) % Trái đất Thái Bình Dương 179,7 Đại Tây Dương 93,4 Ấn Độ Dương 74,9 Bắc Băng Dương 13,1 Bước 2: - Hs hoạt động theo nhóm - Gv yêu cầu Hs làm vào phiếu học tập. Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Gv nhận xét và chuẩn kiến thức 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học.
  55. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời các câu hỏi và hoàn thành trò chơi. + Thái Bình dương + Ô– xtrây –lia + Bắc Băng Dương + 71% + ở 2 cực + Nhiều hơn + 81% + Á – Âu + Greenland d) Cách thực hiện: - Bước 1: Giáo viên phổ biết luật chơi “Dọn sạch đại dương” và dán câu hỏi của trò chơi lên bảng, học sinh giơ thẻ trả lời. + Bộ câu hỏi: Câu 1: Đại dương lớn nhất thế giới Câu 2: Lục địa nhỏ nhất thế giới Câu 3: Đại dương nhỏ nhất thế giới Câu 4: Tỉ lệ đại dương chiếm bao nhiêu % diện tích Trái Đất Câu 5: Nước ngọt trên Trái Đất chủ yếu tập trung ở đâu Câu 6: Ở bắc bán cầu tỉ lệ lục địa như thế nào so với đại dương Câu 7: Ở Nam bán cầu tỉ lệ đại dương chiếm bao nhiêu % Câu 8: Lục địa nào lớn nhất nằm ở nửa cầu bắc Câu 9: Hòn đảo lớn nhất thế giới là - Bước 2: Giáo viên dùng kĩ thuật tia chớp gọi nhanh học sinh trả lời. - Bước 3: Giáo viên chốt kiến thức, tổng kết và cho điểm. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi cảu giáo viên. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được câu hỏi.
  56. d) Cách thực hiện: - Bước 1: GV giao nhiệm vụ Giải thích tại sao trước đây người ta hay gọi “Năm châu bốn biển” trong khi sự thật có 6 châu. - Bước 2: Hs suy nghĩ hoặc thảo luận cặp đôi để trả lời. - Bước 3: Gv nhận xét và chuẩn xác. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Hiểu nguyên nhân của việc hình thành địa hình trên bề mặt trái đất là do tác động của nội lực và ngoại lực. - Trình bày được nguyên nhân sinh ra và tác hại của hiện tượng núi lửa và động đất. - Biết cấu tạo của ngọn núi lửa. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: mô tả được quá trình hình thành động đất và núi lửa. - Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích, quan sát các hình ảnh để tìm hiểu tác động của nội lực và ngoại lực. Nguyên nhân hình thành động đất và núi lửa. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức đã học để đề xuất các giải pháp giảm nhẹ ảnh hưởng của động đất và núi lửa. 3. Phẩm chất - Nhân ái: thông cảm, chia sẻ với những vùng bị ảnh hưởng của động đất và núi lửa.
  57. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ Tự nhiên thế giới (treo tường) - Một số tranh ảnh về núi lửa, động đất 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách, vở, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Gợi nhớ, huy động hiểu biết về các dạng địa hình. - Tạo hứng thú hiểu biết về các dạng địa hình bề mặt Trái Đất. b) Nội dung: c) Sản phẩm: d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ - Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về địa hình do tác động của nội lực, ngoại lực Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời Bước 3: HS báo cáo kết quả, Hs khác lắng nghe, nhận xét. Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tác động của nội lực và ngoại lực (15 phút) a) Mục đích:
  58. - Học sinh biết được khái niệm, tác động của nội lực và ngoại lực. b) Nội dung: - Hs đọc văn bản SGK và kết hợp quan sát hình 30 để biết được khái niệm, tác động của nội lực và ngoại lực. ❖ Nội dung chính: 1. Tác dụng của nội lực và ngoại lực. - Nội lực: là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất - Ngoại lực: là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. - Tác động của nội lưc và ngoại lực: + Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau nhưng xảy ra đồng thời và tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất. + Tác động của nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn tác động của ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. => Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình bề mặt Trái Đất có nơi cao, thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. + Nội lực, ngoại lực + Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động ném ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất. + Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (Nước chảy, gió). d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ, yêu cầu HS đọc nội dung SGK và trả lời các câu hỏi: - Nguyên nhân nào sinh ra sự khác biệt của địa hình bề mặt trái đất ? -Thế nào là nội lực? - Ngoại lực là gì? Bước 2: Hs suy nghĩ trả lời và trình bày trước lớp. Bước 3: Gv nhận xét và chuẩn xác. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu núi lửa và động đất. a) Mục đích: - Biết được khái niệm măcma, núi lửa, động đất. - Trình bày được hiện tượng núi lửa, động đất và tác hại của chúng.
  59. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản SGK trang 39,40 kết hợp quan sát các hình 31, 32, 33 để biết khái niệm động đất, núi lửa và hậu quả của các hiện tượng đó mang lại. Từ đó để xuất các giải pháp. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. + Là hình thức phun trào mắc ma dưới sâu lên mặt đất. + Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động. Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt. + Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội. + Người, nhà cửa, đường sá, cầu cống, Công trình xây dựng, của cải. + Dùng thang đo Richte. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ, yêu cầu HS đọc nội dung SGK hình 31,32,33 để trả lời các câu hỏi: - Núi lửa là gì. - Thế nào là núi lửa đang phun trào và núi lửa đã tắt? - Động đất là gì? - Những thiệt hại do động đất gây ra? - Người ta làm gì để đo được những trận động đất? Bước 2: Hs trả lời, Hs khác lắng nghe và nhận xét. Bước 3: Gv bổ sung và chuẩn xác. Mở rộng về thang đo Richte. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Hs vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: - Học sinh viết ra giấy được các câu trả lời phù hợp với câu hỏi đặt ra. + Vì sau khi núi lửa phun trào các dung nham là vùng đất màu mỡ thuận lợi canh tác các cây công nghiệp. + Xây dựng nhà cửa kiên cố, sơ tán người dân đến nơi an toàn. d) Cách thực hiện:
  60. Bước 1: Giao nhiệm vụ, giáo viên đặt câu hỏi: Câu 1: Núi lửa gây ra nhiều tác hại cho con người, nhưng tại sao quanh núi lửa vẫn có dân cư sinh sống? Câu 2: Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra. Bước 2: Hs trả lời, Hs khác lắng nghe và nhận xét. Bước 3: Gv bổ sung và chuẩn xác. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan thực tế. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào nội dung để tìm những bài viết tranh ảnh phù hợp. c) Sản phẩm: - Học sinh sưu tầm được các bài viết, tranh ảnh về hai hiện tượng động đất và núi lửa. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ, giáo viên đặt câu hỏi: - Sưu tầm bài viết, tranh ảnh về hai hiện tượng động đất và núi lửa. Bước 2: Hs sưu tầm ở nhà, tiết sau trình bày trước lớp. Bước 3: Gv tổng kết, khen ngợi. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Biết khái niệm núi và sự phân loại núi theo độ cao tương đối của địa hình sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. - Phân biệt được độ cao tuyêt đối và độ cao tương đối của địa hình. - Hiểu thế nào là địa hình cacxtơ.
  61. 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ thế giới để xác định được một số vùng núi gìa và một số dãy núi trẻ. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Sơ đồ thể hiện độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của núi. - Bảng phân loại núi theo độ cao. - Tranh ảnh về các loại núi già và núi trẻ ,núi đá vôi và hang động. - Bản đồ tự nhiên thế giới. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa, vở ghi và dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo sự phấn khởi trước khi vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào hiểu biết thực tế và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. + Everest 8848m + Đồng bằng Amazon, Đồng bằng Ấn Hằng, + Vịnh Hạ Long, Sa Pa, Phan – Xi – Băng, d) Cách thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Kể tên các đồng bằng mà em biết? Nếu chọn một nơi để di du lịch e sẽ chọn nơi nào? - Bước 2: Học sinh trả lời. (Gọi nhiều học sinh để lấy được nhiều ý kiến.
  62. - Bước 3: Gv nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu núi và độ cao của núi (15 phút) a) Mục đích: - Biết được khái niệm núi là gì. - Hiểu được thế nào là độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản SGK trang 42 kết hợp quan sát bảng phân loại núi và Hình 3 để biết được khái niệm núi và cách phân loại các loại núi theo độ cao. ❖ Nội dung chính: 1. Núi và độ cao của núi. - Núi là địa hình nhô cao trên 500 mét so với mực nước biển có đỉnh có sườn. - Núi gồm 3 bộ phận: chân núi, sườn núi và đỉnh núi. - Độ cao tương đối: tính từ chân núi đến đỉnh núi. - Độ cao tuyệt đối: tính từ mực nước biển đến đỉnh núi. - Dựa vào độ cao tuyệt đối người ta chia núi thành 3 loại: + Núi thấp dưới 1000 m + Núi trung bình từ 1000 m đến 2000 m + Núi cao trên 2000 m c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Kết quả phiếu học tập số 1: Tiêu chí Khái niệm/mô tả Khái niệm núi Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất 3 bộ phận của núi Chân núi, đỉnh núi, sườn núi Phân loại núi theo độ cao Núi thấp: Dưới 1000m Núi trung bình: 1000m – 2000m Núi cao: >2000m Độ cao tương đối Tính từ chân núi đến đỉnh núi Độ cao tuyệt đối Tính từ mực nước biển đến đỉnh núi d) Cách thực hiện: Bước 1: GV giao nhiệm vụ + Vẽ 1 bức tranh có 1 ngọn núi lớn + Quan sát hình ảnh và thảo luận cặp đôi + Kết hợp SGK để hoàn thành phiếu học tập PHT số 1 Tiêu chí Khái niệm/mô tả
  63. Khái niệm núi 3 bộ phận của núi Phân loại núi theo độ cao Núi thấp Núi trung bình Núi cao Độ cao tương đối Độ cao tuyệt đối Bước 2: HS quan sát, trình bày ngắn gọn bằng hình thức vấn đáp Bước 3: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phân biệt núi già và núi trẻ (10 phút) a) Mục đích: - Phân biệt được núi già và núi trẻ b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình 35a, 35b, hình 36 kết hợp đọc đoạn văn bản SGK trang 43 để phân biệt núi già và núi trẻ. c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2 - Kết quả phiếu học tâp số 2: Tiêu chí Núi trẻ Núi già Đỉnh Nhọn Tròn Sườn Dốc Thoải Thung lũng Hẹp, sâu Rộng, cạn d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ ,GV: yêu cầu hs quan sát hình ảnh, HS hoạt động nhóm Thảo luận 3p hoàn thành phiếu học tập Phiếu học tập số 2 Quan sát hình và hoàn thành
  64. Tiêu chí Núi trẻ Núi già Đỉnh Sườn Thung lũng Bước 2: HS thảo luận theo cặp, ghi kết quả vào phiếu Bước 3: GV yêu cầu HS trình bày kết quả Bước 4: Gv nhận xét chuẩn xác. Bước 5: GV nhấn mạnh: Núi già do hoạt động của quá trình ngoại lực bào mòn, hạ thấp địa hình. Qua thời gian hàng trăm triệu năm sau núi trẻ trải qua bào mòn sẽ thành núi già. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình Cácxtơ và các hang động (10 phút) a) Mục đích: - Biết được dạng địa hình Cácxtơ và các hang động. b) Nội dung: - Học sinh đọc văn bản SGK trang 44 kết hợp quan sát hình 37 và 38 để tìm hiểu dạng địa hình Cácxtơ và các hang động. ❖ Nội dung chính: 3. Địa hình Cácxtơ và các hang động - Địa hình Cácxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi hoặc cao nguyên đá vôi do tác động của nước. - Đặc điểm: thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, dễ bị nước bào mòn, nhiều hang động đẹp có giá trị du lịch lớn. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. + Địa hình Cácxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi hoặc cao nguyên đá vôi do tác động của nước. + Động Phong Nha, Hang Sửng Sốt (vịnh Hạ Long) d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ , đọc nội dung SGK và trả lời các câu hỏi: - Cho biết địa hình caxtơ là gì ? - Hãy kể tên một số hang động đẹp mà em biết. Bước 2: Hs trả lời, Hs khác lắng nghe và nhận xét. Bước 3: GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố nội dung đã học. b) Nội dung:
  65. - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. c) Sản phẩm: - Học sinh sắp xếp đúng các loại núi. Loại núi Tên núi Núi thấp Núi Bà Đen 986m Núi Chứa Chan 839m Núi trung bình Núi Ba Vì 1281m Núi cao Núi Chư Yang Sin 2405m Núi Phan – Xi – Păng 3143m Núi Lang Bi-ang 2163m d) Cách thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ - Cho các ngọn núi với các độ cao tương ứng và yêu cầu học sinh sắp xếp núi vào đúng các loại núi. Các thẻ kiến thức: Núi Bà Đen 986m, Núi Chư Yang Sin 2405m; Núi Lang Bi- ang 2163m, Núi Phan – Xi – Păng 3143m; Núi Chứa Chan 839m; Núi Ba Vì 1281m Loại núi Tên núi Núi thấp Núi trung bình Núi cao - Bước 2: HS hoàn thành bảng - Bước 3: GV nhận xét và khen ngợi HS 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học và giải quyết các vấn đề thực tế. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào để giải quyết các câu hỏi thực tế của giáo viên. c) Sản phẩm: - Học sinh viết ra giấy được các nguyên nhân và giải pháp. + Do diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng. + Cần trồng và bảo vệ rừng. d) Cách thực hiện: - Bước 1: Giao nhiệm vụ
  66. Tại sao hiện nay tình trạng sạt lỡ núi diễn ra nhiều và gây nguy hiểm đến cuộc sống con người vào mùa mưa bão. Em có đề xuất giải pháp gì để làm hạn chế ảnh hưởng của việc sạt lỡ núi. - Bước 2: Hs nhận nhiệm vụ và về nhà hoàn thành tiết sau trình bày. - Bước 3: Gv tổng kết. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiếp theo) Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Yêu cầu cần đạt : - Phân biệt được đặc điểm hình thái của ba dạng địa hình: đồng bằng, cao nguyên và đồi. - Trình bày được được giá trị kinh tế đồng bằng, cao nguyên và đồi 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. * Năng lực Địa Lí - Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích tranh ảnh để phân biệt các dạng địa hình. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ tự nhiên VN và thế giới - Tranh ảnh, mô hình, lát cắt về đồng bằng, cao nguyên. 2. Chuẩn bị của học sinh - SGK, vở ghi bài và dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  67. 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Tạo hứng khởi trước khi bước vào bài học mới. b) Nội dung: - Học sinh quan sát các hình ảnh và ghi tên các dạng địa hình. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra tên các dạng địa hình. + Bờ biển, Đồng bằng, Cao nguyên, Đồi. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV đưa ra các hình ảnh yêu cầu Hs quan sát và ghi ra tên dạng địa hình của hình 1, 2, 3, 4. 1. Châu thổ của sông Dvina, chảy 2. Đồng bằng sông Cửu Long vào Biển Trắng ở Nga. (Việt Nam) 3. Cao nguyên Mộc Châu (Việt Nam) 4. Đồi chè Phú Thọ (Việt Nam) Bước 2: Hs quan sát trao đổi điền dạng địa hình tương ứng gắn với hình 1, 2, 3, 4, tranh luận giữa các nhóm Bước 3: GV nhận xét, dẫn dắt Hs vào tìm hiểu tiếp 3 dạng địa hình: bình nguyên, cao nguyên, đồi. 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu dạng địa hình bình nguyên (đồng bằng) (15 phút)
  68. a) Mục đích: - Biết được dạng địa hình đồng bằng. - Trình bày được giá trị kinh tế của đồng bằng. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình 39, 40 kết hợp đọc đoạn văn bản SGK trang 46 để tìm hiểu dạng địa hình bình nguyên. ❖ Nội dung chính 1. Bình nguyên (Đồng bằng) - Bình nguyên là dạng địa hình thấp có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gơn sóng có độ cao tuyệ đối dưới 200m - Gồm hai dạng: +Bình nguyên do băng hà bào mòn. +Bình nguyên bồi tụ do phù sa các con sông bồi tụ. c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành phiếu học tập. Đặc Bình nguyên (đồng bằng) điểm Độ cao Độ cao tuyệt đối < 200m (đồng bằng có độ cao tuyệt đối 500m) Đặc điểm Hai loại đồng bằng bào mòn và bồi tụ: hình thái + Bào mòn bề mặt hơn gợn sóng. + Bồi tụ: bề mặt bằng phẳng do phù sa các sông lớn bồi đắp ở cửa sông (châu thổ) Kể tên một số - Đồng bằng bào mòn: đồng bằng phía Bắc Âu, Canađa nổi tiếng - Đồng bằng bồi tụ: đồng bằng Hoàng Hà, Amazon, Cửu Long (VN) Giá trị kinh - Thuận lợi việc tiêu, tưới nước, trồng cây lương thực, thực tế phẩm, nông nghiệp phát triển dân cư đông đúc - Tập trung nhiều thành phố lớn, đông dân. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ, GV yêu cầu quan sát hình ảnh, hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1, 3
  69. Địa hình Bình nguyên (đồng bằng) Khái niệm Độ cao PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2, 4 Địa hình Bình nguyên (đồng bằng) Phân loại Thế mạnh kinh tế Bước 2: Hs thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, Hs khác nhận xét. Bước 4: Giáo viên nhận xét và mở rộng giá trị kinh tế của đồng bằng; chốt kiến thức của mục 1. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu dạng địa hình cao nguyên (10 phút) a) Mục đích: - Biết đặc điểm dạng địa hình cao nguyên. - Trình bày được giá trị kinh tế của cao nguyên. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình 40, 41 kết hợp đọc đoạn văn bản SGK trang 46 để tìm hiểu dạng địa hình cao nguyên.
  70. ❖ Nội dung chính - Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m. - Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sống, sườn dốc. c) Sản phẩm: - Học sinh hoàn thành phiếu học tập. Đặc điểm Cao nguyên Độ cao Độ cao tuyệt đối 500m Đặc điểm hình - Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. thái - Sườn dốc Kể tên khu vực - Cao nguyên Pleiku, Kontum nổi tiếng Gía trị kinh tế Thuận lợi trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV chia hs thành các nhóm nhỏ (thời gian 3 phút) PHIẾU HỌC TẬP – HOẠT ĐỘNG 2 Quan sát hình ảnh, kết hợp SGK và phần đầu (tình huống xuất phát), viết 1 đoạn mô tả về cao nguyên gồm: - Độ cao - Mô tả bề mặt của cao nguyên. - Thuận lợi trồng những cây gì? Nuôi con gì? Bước 2: Hs các nhóm trao đổi viết báo cáo, trình bày, bổ sung cho nhau Bước 3: Giáo viên chốt kiến thức. 2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu dạng địa hình đồi (10 phút) a) Mục đích: - Biết đặc điểm dạng địa hình đồi. - Trình bày được giá trị kinh tế của đồi. b) Nội dung: - Học sinh quan sát hình 40 kết hợp đọc đoạn văn bản SGK trang 46 để tìm hiểu dạng địa hình đồi.
  71. ❖ Nội dung chính - Đồi là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải. Độ cao tương đối thường không quá 200m. - Đồi là nơi thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp. cây ăn quả. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy những điểm giống và khác nhau của địa hình đồi với cao nguyên và đồi với bình nguyên. d) Cách thực hiện: Bước 1. GV yêu cầu Hs quan sát các hình ảnh, kết hợp SGK hoặc phần bổ sung trong hộp thông tin, tìm ra những nét giống và khác của dạng địa hình đồi với cao nguyên, đồi và bình nguyên; giáo viên ghi nhanh trên bảng. Bước 2: Sau khi học sinh nêu nhanh các ý kiến, giáo viên phân tích loại trừ ý HỘP THÔNG TIN Đồi là một dạng địa hình dương được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi. Đá mẹ thường là loại chịu ảnh hưởng mạnh của phong hóa như đá trầm tích cơ học, magma Đồi thường có độ dốc nhỏ và có lượng tàn tích hữu cơ cao đẫn đến sự có mặt phổ biến của các loại cây và sinh vật. Đồi có độ cao thường không quá 200m. sai/ chốt ý với các ý kiến chính xác. Giữa miền núi và bình nguyên (đồng bằng) thường có một vùng chuyển tiếp, Bước 3: GV nhận xét, chốt ý và mở rộng dạng địa hình phổ biến ở Việt Nam là gọi là trung du. Vùng này có nhiều đồi. Đồi là một dạng địa hình nhô cao, có đỉnh vùng Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ, tiêu biểu là đồi chè ở Phú Thọ. tròn, sườn thoải, đồi ít khi đứng riêng lẻ mà thường hay tập trung thành vùng. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu trắc nghiệm. (1C, 2D) d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Câu 1: Hai châu thổ lớn nhất, nhì của nước ta là: A. Sông Thái Bình, sông Đà B. Sông Cả, sông Đà Nẵng C. Sông Cửu Long, sông Hồng D. Sông Mã, sông Đồng Nai
  72. Câu 2: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là: A. Từ 300 – 400m B. Từ 400- 500m C. Từ 200 – 300m D. Trên 500m Bước 2: Hs trả lời câu hỏi trắc nghiệm. Bước 3: Giáo viên tổng kết, khen ngợi. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Học sinh dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: - Học sinh thiết kế được một sản phẩm trên giấy A4 d) Cách thực hiện: Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ ✔ Thiết kế giá trị kinh tế tốt nhất cho mỗi dạng địa hình đã học. Bước 2. HS tiếp nhận vấn đề về nhà tìm hiểu. Bước 3: Gv tổng kết. Trường: Họ và tên giáo viên: Tổ: Ngày: TÊN BÀI DẠY: CÁC MỎ KHOÁNG SẢN Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 6 Thời gian thực hiện: (1 tiết) Nội dung kiến thức: - Biết được các khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản , mỏ khoáng sản , nguyên nhân hình thành các khoáng sản. - Hiểu được khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận phải biết khai thác hợp lí. I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực tìm hiểu địa lí: phân tích hình ảnh để tìm hiểu về các loại khoáng sản.
  73. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức đã học để đề xuất giải pháp sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả. 2. Phẩm chất - Trách nhiệm: sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản. - Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ khoáng sản Việt Nam. - Các mẫu khoáng sản. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sách giáo khoa, vở, nghiên cứu trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút) a) Mục đích: - Biết được tài nguyên khoáng sản là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị của quốc gia. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh viết ra giấy được các loại khoáng sản và giá trị của chúng. + Than, sắt, dầu mỏ, có giá trị về mặt kinh tế. d) Cách thực hiện: Bước 1: GV yêu cầu học sinh kể tên một số loại khoáng sản mà em biết và nó có giá trị gì? Bước 2: HS kể tên một số loại khoáng sản. Bước 3: HS nêu giá trị của một số loại khoáng sản trong đời sống thường ngày. Bước 4: GV dẫn dắt vào bài 2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại khoáng sản (20 phút) a) Mục đích: - Biết được khái niệm khoáng sản. - Phân biệt các loại khoáng sản. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản SGK trang 49 kết hợp quan sát bảng phân loại khoáng sản để tìm hiểu khái niệm và đặc điểm các loại khoáng sản. ❖ Nội dung chính 1. Các loại khoáng sản
  74. - Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng. - Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản được chia làm 3 loại: Khoáng sản năng lượng – VD: than, dầu mỏ, khí đốt, Khoáng sản kim loại – VD: sắt, đồng, chì kẽm, Khoáng sản phi kim loại – VD: muối mỏ, apatit, c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ, GV yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 1 - GV yêu cầu HS giải thích khoáng sản là gì? Bước 2: GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận. Yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh các mẫu khoáng sản và sắp xếp thành 3 nhóm loại, cho biết công dụng của từng loại khoáng sản. Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và trình bà công dụng của từng loại khoáng sản, yêu cầu kể tên một số khoáng sản ở địa phương. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh (15 phút) a) Mục đích: - Biết được thế nào là mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh. b) Nội dung: - Học sinh đọc đoạn văn bản SGK trang 50 và quan sát hình 42, 43 để trả lời các câu hỏi của giáo viên. ❖ Nội dung chính 2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh . - Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản. - Mỏ khoáng sản nội sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình nội lực. - Mỏ khoáng sản ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình ngoại lực. - Việc khai thác và sử dụng các loại khoáng sản phải hợp lí và tiết kiệm. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. + Khi khoáng sản tập trung với số lượng lớn. + Là nơi tập trung số lượng lớn khoáng sản. + Mỏ khoáng sản nội sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình nội lực. + Mỏ khoáng sản ngoại sinh là mỏ khoáng sản được hình thành do quá trình ngoại lực. + Không vô tận. d) Cách thực hiện:
  75. Bước 1: GV yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa: - Ta có khoáng sản vàng, than, sắt vậy khi nào được gọi là mỏ vàng, than, sắt? - Vậy theo em mỏ khoáng sản là gì? - Thế nào là mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh? - GV yêu cầu HS liệt kê một số mỏ khoáng sản? - Mỏ nội sinh là mỏ thuộc nhóm khoáng sản nào? - Mỏ ngoại sinh là mỏ thuộc nhóm khoáng sản nào? - Theo em khoáng sản có vô tận không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi ghi chép. GV quan sát và nhắc nhở. Bước 3: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức. GV mở rộng: các mỏ khoáng sản nội sinh và mỏ khoáng sản ngoại sinh đều được hình thành trong một thời gian dài hàng vạn, hàng triệu năm nên rất quý và chúng không vô tận; Nếu chúng ta sử dụng không hợp lí và lãng phí khoáng sản trên Trái đất thì khoáng sản sẽ trở nên khan hiếm và cạn kiệt. 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút) a) Mục đích: - Củng cố lại nội dung bài học. b) Nội dung: - Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi. c) Sản phẩm: - Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Cách thực hiện: Bước 1: Giao nhiệm vụ Dựa vào tính chất và công dụng khoáng sản được chia thành mấy loại, đó là các loại nào? Hãy kể tên một số loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh? Bước 2: HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức. 4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút) a) Mục đích: - Vận dụng kiến thức đã học. b) Nội dung: - Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các vấn đề liên quan. c) Sản phẩm: - Học sinh ghi ra giấy được câu trả lời của câu hỏi. d) Cách thực hiện: