Đề đề xuất kiểm tra cuối kì II môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

doc 4 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 310
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra cuối kì II môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_de_xuat_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_dia_li_lop_6_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề đề xuất kiểm tra cuối kì II môn Địa lí Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)

  1. # PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II . TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA Năm học 2020-2021 Môn: Địa lí – lớp 6 ĐỀ ĐỀ XUẤT I. Xác định mục tiêu kiểm tra: - Đánh giá về kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 mức độ: Biết, hiểu, vận dụng của học sinh sau khi học những nội dung của chủ đề về chủ đề: Lớp nước; lớp đất và lớp vỏ sinh vật. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời. II. Xác định hình thức kiểm tra: - Hình thức kiểm tra: trắc nghiệm 30% và tự luận 70% . * Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề. * Năng lực Địa Lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Trình bày đặc điểm về các thành phần tự nhiên; Địa Lí tự nhiên Việt Nam. - Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để làm bài thi giữa kì đạt kết quả cao. *. Phẩm chất - Trách nhiệm, chăm chỉ, trung thực. III Xây dựng ma trận đề kiểm tra - Đề thi học kì II địa lí 6, chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là 8 tiết (100%) - Trên cơ sở xác định số tiết, kết hợp với việc xác định chuẩn ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Chủ đề/ nội Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng dung TN TL TN TL Thấp Cao Nêu khái Nêu được - Ảnh hưởng Trình bày LỚP NƯỚC niệm sông, khái niệm của dòng và giải lưu vực về sông , biển đến thích một sông, hệ hồ và giá nhiệt độ, số đặc điểm thống trị của lượng mưa về độ muối sông, lưu sông, hồ đến các vùng trong các lượng đối với bờ biển tiếp biển và đại nước. đời sông cận với dương con người chúng. Số câu: 7 4 câu 1câu 1 câu 1câu Số điểm: 5,25 1.0đ 2,5đ 0.25đ 1,5đ Tỉ lệ: 52,5%
  2. LỚP ĐẤT VÀ Biết khái -Các nhân tố Ảnh hưởng Tác hại LỚP VỎ niệm lớp tự nhiên ảnh của con của môi SINH VẬT đất, hai hưởng đến người trường rừng thành phần việc hình đến sự khi bị hủy chính của thành đất. phân bố hoại đến đất. -Ảnh hưởng thực vật và sự phân của các nhân động vật bố động vật . tố tự nhiên trên Trái và con người Đất. đến sự phân bố thực vật và động vật trên Trái Đất. Số câu: 8 2 câu 5 câu ½ câu ½ câu Số điểm: 4.75 0,5đ 1,25đ 2.0đ 1.0đ Tỉ lệ: % Tổng Số câu: 15 7 câu 7 câu 1câu Số điểm: 10.0đ 4.0đ 3.0đ 3.0đ Tỉ lệ: 100 % 4.0% 30 % 30 % IV. VIẾT ĐỀ TỪ MA TRẬN A .TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng: Câu 1: Vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông gọi là A. lưu vực sông. B. hệ thống sông. C. sông ngòi. D. lưu lượng. Câu 2: Dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau tạo thành A. hệ thống sông B. sông chính C. chi lưu D. phụ lưu Câu 3: Căn cứ vào đâu có hồ vết tích các khúc sông, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo ? A. Đặc điểm của nước . B. Tính chất của nước. C. Màu sắc của nước. D. Nguồn gốc hình thành . Câu 4: Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là A. 35 phần trăm. B. 35 phần nghìn. C. 36 phần trăm. D. 36 phần nghìn. Câu 5: Sông nào thuộc tỉnh Đắc Lắc ? A. Sông Đồng Nai. B. Sông Hậu. C. Sông Sê rê pốc. D. Sông Đà. Câu 6: Đâu là một tính chất hết sức quan trọng của các loại đất? A. Độ dẻo. B. Độ mịn. C. Độ phì. D. Độ vụn bở. Câu 7: Nguồn gốc sinh ra các thành phần hữu cơ trong đất ? A. Động vật. B. Sinh vật. C. Thực vật. D .Vi khuẩn. Câu 8: Các dòng biển ảnh hưởng như thế nào đến nhiệt độ các vùng bờ tiếp cận với chúng ? A. Các dòng biển nóng và lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ biển bình thường. B. Dòng biển làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ biển thấp hơn. C. Các dòng biển làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ biển cao hơn. D. Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ các vùng ven bờ biển cao hơn, dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ các vùng ven biển thấp hơn các vùng cùng vĩ độ. Câu 9: Hai thành phần chính của đất là
  3. A. khoáng và hữu cơ. B. khoáng và vô cơ. C. vô cơ và hữu cơ. D. hữu cơ và sinh vật. Câu 10: Con người đối đã có những ảnh hưởng tiêu cực như thế nào với sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất ? A. Mở rộng nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật B. Mang động vật, thực vật từ nơi này sang nơi khác. C. Thu hẹp các giống, loài động vật, thực vật. D. Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật ; khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú. Câu 11: Mức độ phong phú hay nghèo nàn của thực vật ở 1 nơi chủ yếu do yếu tố nào quyết định ? A . Nhiệt độ B. Sương C. Khí hậu D. Gió Câu 12: Con người đã có những ảnh hưởng tích cực như thế nào với sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất ? A. Thu hẹp phạm vi phân bố của thực vật, động vật B. Mở rộng phạm vi phân bố của thực vật, động vật bằng cách mang các hạt giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác C. Khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú D. Giữ phạm vi phân bố của thực vật, động vật trong lãnh thổ của mình. B. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 13: (2.5đ) Sông là gì? Nêu giá trị của sông đối với phát triển kinh tế. Câu 14: (1.5đ) Vì sao độ muối trong các biển và đại dương không giống nhau? Câu 15: (3.0đ) Con người đã tác động như thế nào đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất ? Tại sao khi môi trường rừng bị hủy hoại thì các động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng bị diệt vong ? V. XÂY DỰNG ĐÁP ÁN: A .TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A A D B C C B D D D C B B. TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 13 - Sông là dòng chảy tự nhiên, thường xuyên tương đối ổn định trên bề 1.0đ mặt lục địa. - Gía trị của sông : + Bồi đắp phù sa. 0,25đ + Làm thủy điện. 0,25đ + Giao thông đường sông. 0,25đ + Cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. 0,25đ + Du lịch. 0,25đ + Cung cấp vật liệu xây dựng 0,25đ Câu 14 - Độ muối của các biển và đại dương khác nhau vì, tùy thộc vào nguồn 1.5đ nước sông đổ vào nhiều hay ít và lượng bốc hơi nước lớn hay nhỏ. Câu 15 - Ảnh hưởng tích cực: con người mở rộng phạm vi phân bố của thực vật, 1,0đ động vật bằng cách mang các hạt giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác. - Ảnh hưởng tiêu cực: Con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật, việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động 1,0đ vật mất nơi cư trú.
  4. * Khi môi trường rừng bị hủy hoại thì các động vật qúy hiếm, hoang dã 1,0đ trong rừng bị diệt vong là do chúng bị mất đi nơi trú ẩn và sinh sống, mất đi nguồn thức ăn . Duyệt của BGH Duyệt của chuyên môn Người ra đề TL: