Giáo án dạy Tuần 19 - Khối 5

doc 22 trang thienle22 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 19 - Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_19_khoi_5.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 19 - Khối 5

  1. TUẦN 19 Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2019 Toán: DIỆN TÍCH HÌNH THANG (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết tính diện tích hình thang - Kỹ năng: Cắt ghép được hình thang, viết được công thức và tính được diện tích hình thang. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: * Đồ dùng GV : Bộ đồ dùng DH Toán 5. Bảng phụ, phiếu * Đồ dùng học sinh : Bảng phụ, vở nháp, bảng con III. Hoạt động dạy học: Hoạt động cơ bản: ( Bài 1,2,3) Thực hiện như logo Sách hướng dẫn. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn + Tiêu chí đánh giá: - HS thực hiện được cắt ghép hình thang. - Nắm được cách tính và công thức tính diện tích hình thang. - Vận dụng tính được diện tích hình thang. -Trình bày bài mạch lạc, tự tin . Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm được công thức tính diện tích hình thang và vận dụng làm được những bài cơ bản. . Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng như trong Sách HDH === Tiếng Việt: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (T1) (Soạn điển hình) I.Môc tiªu: - Kiến thức: Đọc - hiểu trích đoạn kịch Người công dân số Một. - Kỹ năng: Đọc đúng các từ khó, đọc diễn cảm bài đọc và nắm nội dung bài. - Thái độ: Giáo dục các em lòng tôn kính Bác Hồ. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 1
  2. A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát bức tranh minh họa chủ điểm Người công dân và TLCH: HĐTQ tổ chức cho các bạn cùng chia sẻ kết quả HĐ1 GV tương tác với HS, HS nghe cô giới thiệu chủ điểm Người công dân và dẫn dắt vào bài Người công dân số Một * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Các bạn đang bỏ phiếu để bầu đội viên. - Người công dân tương lai cần có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình và xã hội 2.Nghe thầy (cô) hoặc bạn đọc bài: Người công dân số Một Một bạn đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe 3. Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa -Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa ở SHD trang 5 SHD TV5 tập 2 -Em trao đổi với bạn bên cạnh về nghĩa của các từ * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: Tập trung nghe, đọc theo bằng mắt. Nắm nghĩa 1 số tưf trong bài : Phắc tuya, Phú Lãng Sa 4. Cùng luyện đọc Em đọc các từ ngữ, đọc câu dài ở HĐ4 SHD trang 6 SHD TV5 tập 2A Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Việc 1: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Việc 2: Đổi lượt và đọc lại bài 2
  3. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn trong nhóm nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng lời nhân vật, phân biệt lời tác giả và lời nhân vật, đảm bảo tốc độ. - Thể hiện được tâm trạng của nhân vật 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: -Từng bạn đọc thầm, trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình. Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời. Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi ở HĐ5 và mời các bạn lần lượt phát biểu suy nghĩ riêng của mình, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá. Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chọn ý kiến hay nhất và ghi vào vở. Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo khi đã hoàn thành. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: Đặt câu hỏi + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng các câu hỏi: Câu 1: Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn Câu 2: Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không? Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt Câu 3: Câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân 6. Đọc phân vai Ba em đọc phân vai trích đoạn kịch: người dẫn chuyện, anh Lê, anh Thành 3
  4. Thi đọc phân vai trích đoạn kịch trước lớp. Lớp bình chọn nhóm đọc tốt nhất * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép + Tiêu chí đánh giá: - Đọc đúng lời nhân vật, phân biệt lời tác giả và lời nhân vật, đảm bảo tốc độ. - Thể hiện được tâm trạng của nhân vật IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng như trong Sách HDH === HĐNGLL : NGÀY TẾT QUÊ EM: TÌM HIỂU NGÀY TẾT Ở QUÊ EM I. Mục tiêu: -Kiến thức: Hs biết Tết nguyên đán là tết cổ truyền của người Việt Nam. HS biếtTết Nguyên đán vào mùa xuân, có mâm ngũ quả và các loại cây, hoa, món ăn, hoạt động đặc trưng. - Kỹ năng: Biết phân biệt được các đặc trưng của ngày Tết Nguyên đán - Thái độ: HS biết giúp đỡ gia đình trong ngày tết và biết kính trọng ông bà. - Năng lực: Tự học, hợp tác nhóm II, Chuẩn bị. - Tìm hiểu về ngày Tết Nguyên đán của dân tộc - Giấy A4, màu vẽ; Các bài hát về Tết. III, Hoạt động dạy và học. 1. Ổn định tổ chức(2’) CTHĐ điều hành lớp khởi động Tổ chức cho cả lớp chơi tò chơi «Đoàn kết » 2. Bài mới. HĐ1. Thảo luận trả lời câu hỏi: +Ngày tết Nguyên đán còn có tên gọi nào khác? + Ngày tết Nguyên đán diễn ra vào mùa nào? + Ngày tết Nguyên đán dành cho những ai? + Mọi người làm những gì để đón tết Nguyên đán Việc 1: Trao đổi với bạn bên cạnh tìm câu trả lời Việc 2: Thống nhất câu trả lời đúng trong nhóm. Việc 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp Việc 4: Ý kiến của cô giáo. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp 4
  5. + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng các câu hỏi. Trình bày mạch lạc, tự tin HĐ 2. Thi vẽ tranh về ngày Tết: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp thực hiện yêu cầu ở hoạt động 2. - Nhóm trưởng nhận màu, giấy vẽ. - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm cùng tham gia vẽ. - CTHĐ tự quản tổ chức cho các bạn trưng bày tranh trước lớp. - Cả lớp cùng cô giáo nhận xét, đánh giá. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát + Kỹ thuật: ghi chép + Tiêu chí đánh giá: HS vẽ được bức tranh về chủ đề ‘ Ngày Tết quê em ». Biết phối hợp với bạn trưng bày sp và giới thiệu bức tranh của mình. 3. Củng cố- Dặn dò. * Cô giáo nhận xét tiết học === Ôn luyện Toán: ÔN LUYỆN TUẦN 18 I. Mục tiêu: Giúp HS: -Kiến thức: Biết tính đúng các phép tính với số thập phân, diện tích hình tam giác. Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, hình thang vuông. - Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân, diện tích hình tam giác. Đặc điểm của hình thang, hình thang vuông. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: BP GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Toán theo định hướng phát triển năng lực lớp 5. III. Điều chỉnh hoạt động : 1.Ho¹t ®éng Khởi động: theo tài liệu 2. Hoạt động ôn luyện: * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - HS thực hiện nhanh, đúng chỉ ra đáy, đường cao và tính diện tích hình tam giác. - Nhận biết được hình thang. - Thực hiện đúng các phép tính với số thập phân. -Trình bày bài rõ ràng, giải thích cách làm mạch lạc. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế : cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành BT 1,2,3,4 ( trang 91,92,93) 5
  6. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập theo y/c mục tiêu. Giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện phần vận dụng trang 95. === ¤LTV: ÔN LUYỆN TUẦN 18 I.Môc tiªu: - Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện Đôi bàn tay mẹ. Phân biệt được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tìm được quan hệ từ - Kĩ năng: Rèn KN đọc, hiểu ND bài. Phân biệt được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, tìm được quan hệ từ. - Thái độ: Thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ- người đã sinh thành nuôi dưỡng mình. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 5. III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc 1.Ho¹t ®éng Khởi động: theo tài liệu 2. Hoạt động ôn luyện: * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: Bài 2.Đọc, hiểu nội dung bài : Đôi bàn tay mẹ - Học sinh đọc và hiểu được câu chuyện đôi bàn tay mẹ. - Nhận biết đúng các từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa . - Viết được đoạn văn miêu tả theo yêu cầu. . Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập ở vở ôn luyện TV. . Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập, giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm. 3.Ho¹t ®éng øng dông: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở vở BTcùng bố mẹ, anh chị của mình: === . Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2019 Toán DIỆN TÍCH HÌNH THANG (T2) ( Soạn điển hình) I. Môc tiªu: Gióp HS - Kiến thức: Luyện tập tính diện tích hình thang. - Kỹ năng: Vận dụng công thức tính diện tích hình thang giải được các bài toán liên quan. 6
  7. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các yêu cầu bài ra II.ChuÈn bÞ: Sách HDH II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Khởi động NT tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng” khởi động tiết học: Việc 1: Phổ biến luật chơi Việc 2: Thực hiện chơi Việc 3: Báo cáo kết quả, chia sẻ những kiến thức học được qua trò chơi. Các nhóm chia sẻ sau trò chơi. - Giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài. - Cá nhân đọc mục tiêu bài(2 lần). - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình về mục tiêu. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: Đặt câu hỏi + Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng, nhanh công thức tính diện tích hình thang. Nắm mục tiêu bài học. 2. Luyện tập thực hành - Đọc kĩ nd và thực hiện bt 1,2,3,4, trong quá trình thực hiện gặp khó khăn thì chia sẻ với bạn và cô giáo. - Trao đổi kết quả và cách làm với bạn, bổ sung nhận xét cho nhau. * Nhóm trưởng điều hành hoạt động: - Chia sẻ kết quả và nêu cách làm hđ 1; hđ2. Ôn lại công thức tính - Chia sẻ kết quả và nêu cách làm hđ 3, hđ 4. - Thống nhất kết quả, thư kí ghi chép và báo cáo cô giáo. * Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung sau: - Chia sẻ kết quả, tổ chức trò chơi cũng cố kiến thức. - Cùng nhau ôn lại công thức tính diện tích hình thang. * Đánh giá TX: 7
  8. - PP: quan sát, vấn đáp; KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời Tiêu chí đánh giá: - Tính được diện tích hình biết hai đáy và đường cao. ( Bài 1,2) - Giải được bài toán liên quan tính diện tích hình thang ( Bài 3) - So sánh được diện tích các hình thang. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG : - Thực hiện theo SHD === Tiếng Viêt: BÀI 19A: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn; xác định được các vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép. - Kỹ năng: Có kỹ năng xác định được các vế câu ghép - Thái độ: Yêu thích môn học - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: Giáo viên: Bảng phụ, HDH Học sinh: Bảng con, bảng nhóm, vở ô li. II. Các hoạt động học: III. Ho¹t ®éng dạy học Hoạt động cơ bản: Theo logo SHD *Đánh giáTX: + PP: quan sát, vấn đáp; + KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá : HS đọc hiểu đoạn văn. Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn Câu 1,2: Các câu 2, 3, 4 là câu ghép. Câu ghép (câu do nhiều C - V bình đẳng với nhau tạo thành). Câu 3. Không thể tách mỗi cụm C - V trong các câu ghép trên thành một câu đơn dược vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn (kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ thì) sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa. Hoạt động cơ bản: Theo logo SHD * Đánh giáTX: - PP: vấn đáp, - KT: giao lưu, chia sẻ Tiêu chí đánh giá:: HS xác định được các câu ghép, thêm được các vế câu phù hợp để tạo thành câu ghép Câu 1. Các câu ghép: - Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. V1 V2 - Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. V1 V2 8
  9. - Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. V1 V2 - Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ V1 V2 - Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. V1 V2 Câu 2 Không được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn (kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ, thì sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa). Câu 3 a) Mùa xuân đã về, muôn hoa đua nở. b) Mặt trời mọc, mọi vật đều hớn hở. c) Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì rất tham lam, lười biếng. d) Vì trời mưa to nên tiết Thể dục phải học trong nhà. IV. Ho¹t ®éng øng dông: Thùc hiÖn theo s¸ch HDH === Khoa học: HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH (T2) (Soạn điển hình) I. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm và phân biệt hỗn hợp và dung dịch. - Kĩ năng: Thực hành tách được các chất ra khỏi hỗn hợp - Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm. Tích hợp KNS: KN tìm giải pháp để giải quyết vấn đề ( tạo hỗn hợp và tách các chaatsra khỏi hỗn hợp). KN lựa chọn phương án thích hợp. KN bình luận, đánh giá về các phương án đã thực hiện. II. Đồ dùng dạy học - Tài liệu HDH, Hỗn hợp, dụng cụ thí nghiệm III. Hoạt động học ⃰ Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài, HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 3. Đọc thông tin và trả lời Việc 1: Đọc thông tin trang 10 sách HDH 9
  10. Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi: - Ở thí nghiệm trong mục 2, thí nghiệm nào đã tạo ra dung dịch? Vì sao? Việc 3: NT lần lượt gọi các bạn báo cáo kết quả, các bạn còn lại lắng nghe và bổ sung, thống nhất kết quả, thư kí tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo với cô giáo * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn + Tiêu chí đánh giá: - Hiểu được hỗn hợp và dung dịch, nêu được ví dụ cụ thể. - Nhận ra thí nghiệm 1; muối và nước đã tạo ra dung dịch vì muối hòa tan trong nước và không phân biệt riêng từng chất. 4. Thí nghiệm tách các chất ra khỏi hỗn hợp ⃰ Dự đoán: Việc 1: Nghiên cứu tình huống và xác định nhiệm vụ cần thực hiện Việc 2: Các bạn trong nhóm chia sẻ ý tưởng, đề xuất cách tách thóc ra khỏi cát, sỏi và dụng cụ cần dùng để tách Việc 3: Thống nhất trong nhóm đề xuất cách tách thóc và dự đoán kết quả Việc 4: Các nhóm chia sẻ đề xuất của nhóm mình trước lớp, giải thích cách làm và kết quả dự đoán. Các nhóm khác đặt câu hỏi, thắc mắc để hiểu rõ cách làm của nhóm bạn ⃰ Thí nghiệm Các nhóm đến góc học tập lấy dụng cụ phù hợp với đề xuất của nhóm mình Việc 1: Các nhóm tiến hành thí nghiệm theo phương án đề xuất và quan sát diễn biến, ghi chép kết quả và nhận xét thí nghiệm Việc 2: Chia sẻ, giải thích về cách sử dụng các dụng cụ, cách đã thực hiện để tách các chất ra khỏi hỗn hợp, kết quả thu được Việc 3: Nhóm đưa ra ý kiến so sánh và nhận xét với dự đoán ban đầu của mình, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét cách làm, kết quả của nhóm bạn. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, KT khác. + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, thực hành thí nghiệm + Tiêu chí đánh giá: - Thực hành làm được thí nghiệm tách được các chất ra khỏi hỗn hợp. - Trình bày rõ ràng, mạch lạc. === Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2019 Toán: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - Kiến thức: Tính diện tích hình tam giác ; diện tích hình thang. Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. 10
  11. - Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình tam giác; diện tích hình thang và giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Phiếu HT, bảng nhóm. III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng Hoạt động thực hành: ( Bài 1,2,3,4) Thực hiện như logo Sách hướng dẫn. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát. Vấn đáp gợi mở + Kĩ thuật: ghi chép, N/x bằng lời + Tiêu chí đánh giá: HS nắm chắc công thức tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang, vận dụng vào giải đúng các bài toán có lời văn. - Trình bày mạch lạc, lấy ví dụ chính xác + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn các em thực hiện được các bài toán. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và làm thêm các BT ở vở tự ôn luyện toán. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Hướng dẫn học sinh về nhà đọc và ôn lại bài . === Tiếng Viêt: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nghe, viết đúng bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực, viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, yêu thích cái đẹp. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II.ChuÈn bÞ §D DH: Giáo viên: Bảng phụ, thẻ từ, sách HDH Học sinh: Bảng nhóm, phiếu học tập, sách HDH III. Ho¹t ®éng dạy học Hoạt động thực hành : Thực hiện như logo hướng dẫn. -Ho¹t ®éng 1: Nghe-viÕt ®óng bµi Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực * Đánh giá TX: PP: quan sát, vấn đáp; - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: Nguyễn Trung Trực, phủ Tân An, Vàm cỏ, Tây Nam Bộ, khảng khái, thống đốc. + Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. -Ho¹t ®éng 2,3: * Đánh giá TX: - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời 11
  12. - Tiêu chí: Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi. + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. - Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS điền đúng viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi. - Đối với HS tiếp thu nhanh: Viết đúng, đẹp đoạn văn, hỗ trợ các bạn hoàn thành các BT. IV. Ho¹t ®éng øng dông: -Thùc hiÖn theo s¸ch HDH === Tiếng Việt: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiếp theo) (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc - hiểu phần 2 trích đoạn kịch: Người công dân số Một - Kỹ năng: rèn kỹ năng đọc diễn cảm, đọc đúng từ khó, thông hiểu nội dung của bài - Thái độ: Giáo dục các em lòng tôn kính Bác Hồ. - Năng lực: rèn luyện năng lực ngôn ngữ; học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình II.ChuÈn bÞ §D DH:GV: Máy chiếu, bảng nhóm. III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng - Hoạt động cơ bản: Kh«ng ®iÒu chØnh HĐ1: (theo tài liệu) Quan sát tranh * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi. + Tiêu chí: Bức tranh vẽ bối cảnh anh Thành, Lê đang bàn bạc thì anh Mai bước vào - HĐ 2,3, 4: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn + Tiêu chí đánh giá:HS chọn lời giải thích phù hợp: a-3; b-1; c-4; d-2; e-5 * Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. * Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm HĐ5: (theo tài liệu): Thảo luận, trả lời câu hỏi: * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc *Câu 1: Sự khác nhau giữa anh Lê và anh Thành: -anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược - anh Thành:không cam chịu, ngược lại rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu nước, cứu dân * Câu 2: lời nói:"Để giành lại non sông cứu dân mình." "Làm thân nô lệ Đi ngay có được không, anh?" "Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ" - Cử chỉ:xòe hai bàn tay ra: "Tiền đây chứ đâu?" 12
  13. Câu 3: Người công dân số Một là Nguyễn Tất Thành vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người * Trả lời to, rõ ràng, mạnh dạn, diễn đạt theo cách hiểu của mình. HĐ6: Đọc phân vai * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi. + Tiêu chí ĐG: * Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. * Đọc trôi chảy lưu loát; diễn cảm Đọc đúng giọng nhân vật IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - HD hs chia sẻ với người thân đọc - hiểu nội dung === Khoa học: BÀI 20: HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH (T3) I. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm và phân biệt hỗn hợp và dung dịch. - Kĩ năng: Thực hành tách được các chất ra khỏi dung dịch bằng cách đơn giản - Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm. Tích hợp KNS: KN tìm giải pháp để giải quyết vấn đề ( tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp). KN lựa chọn phương án thích hợp. KN bình luận, đánh giá về các phương án đã thực hiện. II. Đồ dùng dạy học - Tài liệu HDH, dung dịch, hỗn hợp, dụng cụ thí nghiệm III. Hoạt động học ⃰ Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học - GV giới thiệu bài, HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 5. Thí nghiệm tách các chất ra khỏi dung dịch ⃰ Lắng nghe và dự đoán Việc 1: Nghe cô giáo mô tả cách tách các chất ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách đơn giản như trong hình Việc 2: Quan sát cô giáo tiến hành từng bước thí nghiệm theo cách 1 13
  14. Việc 3: Kiểm tra, nhận xét về nước thu được sau khi tách dung dịch nước muối bằng cách chưng cất Việc 4: Đối chiếu câu trả lời với dự đoán kết quả ban đầu 6. Đọc nội dung Đọc thông tin trang 13 sách HDH * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, KT khác. + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, thực hành thí nghiệm + Tiêu chí đánh giá: - Mô tả cách tách các chất ra khỏi dung dịch nước muối bằng cách đơn giản. Đối chiếu câu trả lời với dự đoán kết quả ban đầu. - Nắm nội dung thông tin và ghi vào vở. - Trình bày rõ ràng, mạch lạc. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp. 2. Thực hành tách các chất ra khỏi dung dịch. Liên hệ : Trong thực tế, bạn thường gặp những hỗn hợp, những dung dịch nào? Nêu ví dụ. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, KT khác. + Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn, thực hành thí nghiệm + Tiêu chí đánh giá: - Làm được thí nghiệm tách các chất ra khỏi hỗn hợp, tách các chất ra khỏi dung dịch. - Liên hệ thực tế: Nêu được các dung dịch và hỗn hợp trong thực tế thường gặp. - Trình bày rõ ràng, mạch lạc. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Thực hiện theo tài liệu HDH === HĐGDĐĐ 5: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (T1) ( Soạn ĐH) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: -Kiến thức: Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. 14
  15. - Kỹ năng: Làm được những việc phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Thái độ: Yêu mến, tự hào về quê hương mình. -Năng lực: Nắm được kiến thức vận dụng vào cuộc sống Tích hợp KNS: GD học sinh yêu quê hương. - Giúp HS hiểu: Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương biển, đảo II. Chuẩn bị ĐDDH: GV : Tranh, Phiếu HT. III. Ho¹t ®éng dạy học HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 1.Tìm hiểu truyện: Cây đa làng em. Việc 1: Em đọc thông tin và xử lí tình huống bằng cách trả lời câu hỏi gợi ý: 1. Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? 2. Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? Vì sao bạn Hà làm như vậy? Việc 2: Em cùng bạn trao đổi thông tin Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ thông tin HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp . Nhận xét, bổ sung. * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp.quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép + Tiêu chí đánh giá: HS trình bày phần xử lí tình huống tự tin, lôi cuốn. Nắm được nội dung câu chuyện 2.Thực hiện vào phiếu HT Việc 1: Cá nhân tìm hiểu nội dung bài Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ. HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ chia sẻ ghi nhớ của bài học. GV bổ sung thêm cho các em. GDKNS: Em cần làm gì để bảo vệ quê hương? 15
  16. Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên, môi trường biển đảo là góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương biển, đảo. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: HS làm đúng nội dung phiếu HT, trình bày ý kiến của mình tự tin. Nắm được nội dung ghi nhớ của bài học HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nói cảm nhận của mình khi được học bài này cho người thân của mình. === Thứ năm ngày 10 tháng 1 năm 2019 Toán: HÌNH TRÒN- ĐƯỜNG TRÒN I. Mục tiêu - Kiến thức: Nhận biết được hình tròn, đường tròn của các yếu tố của hình tròn. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng compa để vẽ hình tròn. - Thái độ: GD HS ý thức cẩn thận khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Compa, bảng nhóm. HS : Compa. III. Ho¹t ®éng dạy học 1.HĐ cơ bản: Thực hiện mục 1,2,3 theo logo SHDH * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét + Tiêu chí đánh giá: - HS nhận biết được hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn: Tâm, bán kính , đường kính hình tròn. 2.HĐ thực hành: Thực hiện bài 1,2 theo logo SHDH * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Biết dùng compa vẽ được các hình tròn theo bán kính và đường kính cho trước + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn các em xác định độ dài bán kính hình tròn để vẽ hình. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp các bạn tiếp thu còn hạn chế. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện theo sách HDH. === 16
  17. Tiếng Việt: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiếp theo)(T2) I. Mục tiêu - Kthức: Viết được đoạn mở bài của bài văn tả người theo hai cách: Trực tiếp và gián tiếp. - Kỹ năng: rèn kĩ năng diễn đạt đúng ý - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập - Năng lực: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, tự học, hợp tác nhóm II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Bảng nhóm.Phiếu HT. III. Ho¹t ®éng dạy học HĐ thực hành: theo tài liệu * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng nội dung câu hỏi, viết được đoạn văn mở bài theo 2 cách. Trình bày bài rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục. Câu 1: Cách mở bài thứ nhất (Tả một người thân trong gia đình em) là cách mở bài trực tiếp: Giới thiệu luôn người được tả (bà em). Cách mở bài thứ hai (Tả một bác nông dân đang cày ruộng) là cách mở bài gián tiếp: Tả cánh đồng rồi mới giới thiệu bác nông dân đang cày ruộng. Câu 2 Viết được hai đoạn mở bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn đã cho: a) Tả một người thân trong gia đình em. b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em. c) Tả một ca sĩ đang biểu diễn. d) Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn các em viết được đoạn văn mở bài theo 2 cách. C. Hoạt động ứng dụng: - HD học sinh về nhà nói cho người thân nghe bài học ở lớp ===. Tiếng Việt: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiếp theo) (T3) I. Mục tiêu - Kiến thức: Kể được câu chuyện Chiếc đồng hồ và hiểu ý nghĩa câu chuyện - Kỹ năng: Rèn kỹ năng kể chuyện theo tranh - Thái độ: Giáo dục các em Kính yêu Bác Hồ. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: Gv : Câu chuyện. Tranh minh họa III. Ho¹t ®éng dạy học 17
  18. - HĐ thực hành: theo tài liệu - Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Nghe thầy cô kể chuyện Chiếc đồng hồ. - HS dựa vào tranh và gợi ý kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ. - Hiểu được nội dung câu chuyện: Câu chuyện khuyên mỗi người lao động trong xã hội đều phải gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng, cũng đáng quý. - Kể chuyện lưu loát, tự tin, lôi cuốn . Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn các em kể được câu chuyện và nêu được nội dung câu chuyện. Câu hỏi gợi mở : Câu chuyện có những nhân vật nào ?Em thích nhân vật nào và vì sao ? .Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình kể được câu chuyện IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - === Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2019 Toán: CHU VI HÌNH TRÒN ( T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng tính chu vi hình tròn - Kỹ năng: Vận dụng công thức để tính chu vi hình tròn cho trước bán kính hay đường kính. - Thái độ: GD HS ý thức cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Com pa III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng HĐ cơ bản: Thực hiện mục 1,2,3 theo logo SHDH * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét + Tiêu chí đánh giá: - HS biết thực hiện các việc vẽ, cắt để nắm được chu vi hình tròn: Độ dài của 1 đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó. - Nắm được cách tính chu vi hình tròn: Lấy đường kính nhân 3,14 ( C = d x 3,14) hoặc lấy 2 lần bán kính nhân 3,14 ( C = r x 2 x 3,14) - Tính được chu vi hình tròn cho trước bán kính hay đường kính. 18
  19. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn các em biết thực hiện tính chu vi hình tròn. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện theo sách HDH. === Tiếng Việt: CÁCH NỐI CÁC VỀ CÂU GHÉP, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN TẢ NGƯỜI (T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được hai cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng các từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối). Đặt được câu ghép - Kỹ năng: Có kĩ năng xác định đúng từ nối - Thái độ: Yêu thích môn học - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II.ChuÈn bÞ §D DH: Giáo viên: Sách HDH Học sinh: Bảng nhóm, phiếu học tập, sách HDH III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng HĐ cơ bản: (theo tài liệu) *Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: HS nắm chắc cách nối các vế trong câu ghép Câu 1 a) Đoạn a có hai câu ghép, mỗi câu gồm 2 vế: Súng kíp của ta mới bắn một phát/ thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. (Câu 1) Quân ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn,/ trong khi ấy đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên. (Câu 2) b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: / hôm nay tôi đi học. (Câu 3) c) Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre; / đây là mái đình cong cong; / kia nữa là sân phơi. (Câu 4) Câu 2 Ranh giới giữa các câu ghép được đánh dấu bằng: - Từ thì ở câu 1. - Dấu phẩy (,) ở câu 2; dấu hai chấm (:) ở câu 3 và hai dấu chấm phẩy (;) ở câu 4. HĐ thực hành: theo tài liệu * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, viết nhận xét + Tiêu chí đánh giá: HS tìm đúng các câu ghép có trong các đoạn văn. Viết được đoạn văn có sử dụng câu ghép. Trình bày bài mạch lạc, tự tin a) - Có một câu ghép với 4 vế câu: 19
  20. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,/ nó kết thành to lớn,/ nó lướt qua khó khăn, / nó nhấn chìm lũ cướp nước. - 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. (Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu.) b) - Có 1 câu ghép với 3 vế câu: Nó nghiến răng ken két,/ nó cưỡng lại anh,/ nó không chịu khuất phục. - 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. c) - Có 1 câu ghép với 3 vế câu: Chiếc lá thoáng tròng trành,/ chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng/ rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng. - Vế 1 và 2 nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi. Câu 2 Viết được đoạn văn có sử dụng câu ghép. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như sách HDH === Tiếng Việt CÁCH NỐI CÁC VỀ CÂU GHÉP, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN TẢ NGƯỜI (T2) I. Mục tiêu - Kiến thức: Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai cách: mở rộng và không mở rộng - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm ý viết đoạn văn - Thái độ: Yêu thích môn học - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II.ChuÈn bÞ §D DH: GV: Phiếu HT. III.§iÒu chØnh ho¹t ®éng HĐ thực hành: (theo tài liệu) * Đánh giá thường xuyên: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Học sinh biết được điểm giống và khác nhau của kết bài mở rộng và không mở rộng. - Viết được đoạn văn kết bài theo 2 cách. - Trình bày bài mạch lạc Câu 1 a) Kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. b) Kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội. Câu 2 Viết dược hai đoạn kết bài theo hai cách đã học cho một trong bốn đề văn tả người VD: Tả một người thân trong gia đình a. Kết bài không mở rộng: 20
  21. Em rất yêu quý mẹ em. Em luôn tự hào về sự khéo léo, săn sóc gia đình chu đáo của mẹ. b. Kết bài mở rộng: Mẹ em như một ngọn đèn toả sáng và sưởi ấm dịu dàng, âu yếm đúng như thiên tính của phụ nữ. Mẹ chăm sóc cả nhà chu đáo. Chúng em và bố rất tôn trọng và yêu thương mẹ. Em hứa học tập giỏi để mẹ vui lòng. IV. Ho¹t ®éng øng dông: Đọc bài cho người thân mình nghe. === SHTT: SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - Nhận xét đánh giá những hoạt động trong 2 tuần học vừa rồi. - Đề ra phương hướng hoạt động 2 tuần tiếp theo - Giáo dục hs ý thức tự giác trong hoạt động tập thể. HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đó có để tuần tới đạt KQ cao hơn. III. Các hoạt động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động. - CTHĐTQ chia sẻ mục tiêu buổi sinh hoạt trước lớp. 1. Sinh hoạt văn nghệ. - CTHĐTQ yêu cầu trưởng ban văn nghệ bắt cho lớp hát một vài bài hát tập thể. Tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 2. HĐTQ đánh giá tình hình hoạt động trong tuần qua a, Ý kiến nhận xét đánh giá - CTHĐTQ đánh giá, lớp lắng nghe. - CTHĐTQ mời đại diện các ban phát biểu ý kiến. - HS phát biểu và đề xuất ý kiến cá nhân. - CTHĐTQ nhận xét hoạt động của lớp b, Đề ra kế hoạch hoạt động trong tuần tới. -CTHĐTQ đưa ra một số kế hoạch trong tuần tới: + Tích cực, tự giác trong các hoạt động, chăm chỉ học tập hơn, + Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, không nói chuyện trong giờ học. + Thực hiện trang phục đúng quy định + Tham gia tốt phong trào học tập, giúp đỡ các bạn học tập cùng tiến bộ. - Các ban cùng bàn đưa ra phương án để thực hiện kế hoạch. * Tiến hành bầu HĐTQ tháng 1 (có biên bản kèm theo) * Cô giáo đánh giá, nhận xét bổ sung : *Ưu điểm: 21
  22. + Thực hiện nghiêm túc nề nếp tự quản, ra vào lớp. + Vệ sinh trường lớp và chăm sóc hoa khá tốt + Nhiều bạn có ý thức học tập tốt kết quả thi đạt cao : Khánh Ly, Khánh Linh, Thanh Nga, Hoàng Lan *Một số tồn tại: + Một số bạn chưa nhiệt tình trong công việc tập thể : Minh Tuấn, Đạt, Tân. Kết quả kiểm tra cuối kì 1 đạt kq chưa cao : Minh Tuân, Chi Mai, Đạt === 22