Giáo án dạy Tuần 16 - Khối 5

doc 21 trang thienle22 3610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 16 - Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_16_khoi_5.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 16 - Khối 5

  1. TUẦN 16 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018 Toán: TỈ SỐ PHẦN TRĂM (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Viết được một phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết phân số dưới dạng tỉ số phần trăm; dựa vào bài toán lập được tỉ số của 2 số và viết thành tỉ số phần trăm. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT III. Điều chỉnh hoạt động học: Hoạt động thực hành: Thực hiện theo logo sách HD *ĐGTX - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. - Tiêu chí đánh giá: + HS đọc, viết được tỉ số phần trăm thành thạo. + Viết được phân số dưới dạng tỉ số phần trăm + Dựa vào bài toán lập được tỉ số của 2 số và viết thành tỉ số phần trăm. + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. +Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em nắm chắc cách chuyển đổi phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. Câu hỏi gợi mở: Để chuyển được phân số về số tỉ số phần trăm em làm thế nào? + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm gặp khó khăn và hướng dẫn các bạn cách thực hiện. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Nói cho bố mẹ nghe cách thực hiện . === Tiếng Việt : TẤM LÒNG NGƯỜI THẦY THUỐC (T1) ( Soạn điển hình) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc - hiểu bài Thầy thuốc như mẹ hiền. - Kĩ năng: Đọc đúng các từ khó, đọc đúng giọng của bài đọc, hiểu ND bài. - Thái độ: Giáo dục HS tấm lòng nhân ái với mọi người. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Các hoạt động học: 1
  2. * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát các bức tranh và nói về công việc của người thầy thuốc(thực hiện như SHD) HĐTQ tổ chức cho các bạn cùng chia sẻ kết quả HĐ1 GV tương tác với HS, HS nghe cô dẫn dắt vào bài Thầy thuốc như mẹ hiền *ĐGTX: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Quan sát và nêu được tên từng bức tranh. - Em thường được bác sĩ chăm sóc khi bị ốm. - Nêu được cảm xúc của em khi nhận được sự chăm sóc của bác sĩ. - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. - Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. 2.Nghe thầy (cô) hoặc bạn đọc bài: Thầy thuốc như mẹ hiền Một bạn đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe 3. Đọc lời giải nghĩa của các từ ngữ -Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa ở SHD trang 100. -Em trao đổi với bạn bên cạnh về nghĩa của các từ 4. Cùng luyện đọc 2
  3. Em đọc các từ ngữ, đọc câu dài ở HĐ4 SHD (tập 1B)trang 100 Một bạn đọc từ ngữ, câu dài ở HĐ4 - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Việc 1: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Việc 2: Đổi lượt và đọc lại bài Việc 3: NT tổ chức cho các bạn trong nhóm nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. HĐ 2,3,4: theo sách HDH) *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. + Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: nồng nặc, khuya, danh lợi + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Tiếp sức giúp HS đọc diễn cảm. 5. Thảo luận trả lời câu hỏi - Từng bạn đọc thầm, trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của mình:ười thuyền chài. 1. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài. 2. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ? 3. Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi? 4. Em hiểu hai câu cuối bài như thế nào? Việc 1: Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời. 3
  4. Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi ở HĐ5 và mời các bạn lần lượt phát biểu suy nghĩ riêng của mình, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá. Việc 2: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chọn ý kiến hay nhất và ghi vào vở. Việc 3: Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo khi đã hoàn thành. Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài. *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. - Câu 1: Chi tiết thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài: Nghe tin con người thuyền chài bị bệnh đậu nặng tự tìm đến thăm; tận tụy chăm sóc cả tháng trời; không ngại khó, ngại bẩn; không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. - Câu 2: Điều thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ: Tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. - Câu 3: Lãn Ông là người không màng danh lợi: Ông tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo từ chối. - Nội dung chính của bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. - Trả lời to, rõ ràng, lưu loát mạnh dạn - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. B. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe bài đọc em vừa học. === HĐNGLL : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng. - Kĩ năng: Kể được một số truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc. Nêu được một số việc làm cụ thể của bản thân nhằm phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng. - Thái độ: Tự hào và xác định trách nhiệm phải học tập tốt để phát huy truyền thống đó. 4
  5. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: -Giáo viên : Chuẩn bị ND . -HS: Một số tài liệu về các anh hùng, thương binh , liệt sĩ ở địa phương. III.Các hoạt động học: - Lắng nghe cô giáo giao nhiệm vụ. 1. Giới thiệu về truyền thống cách mạng của địa phương: Việc 1: Em báo cáo kết quả chuẩn bị của mình trước nhóm Việc 2: Thư kí tổng hợp các nội dung báo cáo Việc 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp Việc 4: Ý kiến của cô giáo. *Đánh giá TX: + PP: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Kể được một số truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng. - Trình bày tự tin, diễn đạt trôi chảy 2. Liên hệ bản thân: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp trả lời câu hỏi: Bạn cần làm gì và làm như thế nào để phát huy truyền thống cách mạng của cha ông ta? - Cá nhân suy nghĩ, phát biểu trước lớp. - Cô giáo cùng cả lớp nhận xét ý kiến. được truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng. *Đánh giá TX: + PP: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Nêu được một số việc làm cụ thể của bản thân nhằm phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc nói chung và của địa phương nói riêng. (Đặc biệt là học tập, rèn luyện tốt .) - Trình bày tự tin, diễn đạt trôi chảy 5
  6. 3. Văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng của dân tộc: - TBVN tổ chức cho cả lớp hát, đọc thơ, kể chuyện - Bình chọn tiết muc hay nhất. *Đánh giá TX: + PP: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: - Biết hát múa các bài ca ngợi truyền thống cách mạng của dân tộc. - Trình bày mạnh dạn, tự tin. === Ôn luyện Toán: ÔN LUYỆN TUẦN 15 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân và vận dụng để tính giá trị biểu thức, giải toán có lời văn. Viết được một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm; tìm được tỉ số phần trăm của 2 số. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính và tính trong phép chia số thập phân ; tính giá trị biểu thức, viết phân số dưới dạng tỉ số phần trăm; tìm được tỉ số phần trăm của 2 số và giải toán có lời văn . - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: BP GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Toán theo định hướng phát triển năng lực lớp 5. III. Điều chỉnh hoạt động : Điều chỉnh hoạt động: không * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá:- HS thực hiện nhanh, đúng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với các số thập phân ; tính giá trị biểu thức. -Viết phân số dưới dạng tỉ số phần trăm; tìm được tỉ số phần trăm của 2 số. - Giải được dang toán có lời văn liên quan. -Trình bày bài rõ ràng, giải thích cách làm mạch lạc. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành BT 1,2,3,4,5 ( cột 1 trang 76,77) bài 6 ( trang 77) + Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập theo y/c mục tiêu. Giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện phần vận dụng trang 78. === 6
  7. Ôn luyện Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TUẦN 15 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài : Ê – đi- xơn và mẹ . Hiểu được tình cảm của Ê – đi – xơn đối với mẹ và sáng kiến của Ê- đi – xơn trong bài đọc. - Kĩ năng: Viết đúng tiếng chứa dấu hỏi/ ngã. Tìm được các từ ngữ miêu tả hình dạng của người.Tìm được các câu tục ngữ nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè. Viết được đoạn văn miêu tả hoạt động của con người. - Thái độ : Giáo dục HS kính trọng, thương yêu người thân. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 5. III. Điều chỉnh hoạt động : 1.Ho¹t ®éng Khởi động: theo tài liệu 2. Hoạt động ôn luyện: * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: Bài 2.Đọc, hiểu nội dung bài : Ê-đi –xơn và mẹ : a.Mẹ Ê-đi –xơn bị đau ruột thừa, phải mổ ngay. b. Bác sĩ gặp khó khăn khi tìm cách cứu mẹ Ê- đi – xơn : Trời tối dần, dưới ánh sáng đèn dầu k thể mổ được. c.Sáng kiến của Ê- đi –xơn : Mượn tấm gương lớn ở tạp hóa về và cho phản chiếu thật nhiều đèn. d. Ê- đi –xơn là người thông minh, thương mẹ, có sáng kiến hay. Bài 3 : - Trắng trẻo, trong trắng, trục trặc - Chuồn chuồn, chiền chiện, chim chóc Bài 4 : Kính thầy, yêu bạn. Chị ngã em nâng. Học thầy không tày học bạn . - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, mạnh dạn, tự tin. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 2 (a,b,c) trang 79,80; bài 3a, 4 trang 81. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập, giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như phần vận dụng === Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018 Toán: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (T2) ( Soạn điển hình) I. Mục tiêu 7
  8. - Kiến thức: Tìm tỉ số phần trăm của hai số. Giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động NT tổ chức trò chơi “Chuyển cách viết” khởi động tiết học Việc 1: Phổ biến luật chơi Việc 2: Thực hiện chơi Việc 3: Báo cáo kết quả, chia sẻ những kiến thức học được qua trò chơi. Các nhóm chia sẻ sau trò chơi. - Giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài. - Cá nhân đọc mục tiêu bài(2 lần). - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình về mục tiêu. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: Đặt câu hỏi + Tiêu chí đánh giá: Trả lời đúng, nhanh các số thập phân và dạng tỉ số phần trăm. Nắm mục tiêu bài học. 2. Tìm hiểu cách giải toán về tỉ số phần trăm - Đọc kĩ nội dung hđ 2 SHD -Nghe cô giáo hướng dẫn - Nói cho bạn bên cạnh biết cách tìm tỉ số phần trăm của 256 và 500. 8
  9. -Đọc kĩ và thực hiện hđ 3 SHD -Chia sẻ kết quả với bạn. Nói cho bạn nghe cách làm. -Đọc kĩ bài toán ở hd4, SHD -NT tổ chức cho các bạn chia sẻ cách giải bài toán trên. Nghe thầy cô giáo hướng dẫn. * HĐTQ cho các bạn chia sẻ những nội dung sau: - Cá nhân, nhóm đánh giá theo mục tiêu. - Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động - Chia sẻ các kiến thức đã học được qua tiết học này. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Tìm được tỉ số phần trăm của hai số. Cách giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số. - HS biết hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Đếm xem bố mẹ em có bao nhiêu con. Tính tỉ số phần trăm con trai so với con gái (làm tròn đến hai chữ số ở phần thập phân) === Tiếng Việt: TẤM LÒNG NGƯỜI THẦY THUỐC (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Nghe viết đúng chính tả hai khổ thơ đầu bài Về ngôi nhà đang xây, viết đúng chính tả các từ mở đầu bằng d/r/gi. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng chính tả. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, yêu thích cái đẹp. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm II. Chuẩn bị ĐDDH: * Đồ dùng GV : Sách HDH ; tranh minh họa * Đồ dùng học sinh : Sách HDH III. Điều chỉnh hoạt động : 9
  10. Hoạt động thực hành : Thực hiện như logo hướng dẫn. -Ho¹t ®éng 1: TiÕp cËn gióp c¸c em nghe-viÕt ®óng bµi chÝnh t¶ hai khổ thơ đầu bài Về ngôi nhà đang xây * Đánh giá TX: - PP: quan sát, vấn đáp; - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: Giàn giáo, huơ huơ, nồng hăng + Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. -Ho¹t ®éng 2,3: *Đánh giá TX: - PP: vấn đáp, - KT: nhận xét bằng lời - Tiêu chí: Tìm đúng, nhanh các từ mở đầu bằng d/r/gi. + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự làm, chia sẻ kết quả với bạn. - Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS viết đúng chính tả, đạt tốc độ. - Đối với HS tiếp thu nhanh: Viết đúng, đẹp đoạn văn, hỗ trợ các bạn hoàn thành các BT. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Viết đúng tên riêng của các bạn nhóm mình, chia sẻ với các bạn trong tiết học ngày hôm sau. === Tiếng Việt: TẤM LÒNG NGƯỜI THẦY THUỐC (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Ôn tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa nói về các tính cách: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm từ và sử dụng từ chính xác. - Thái độ: Giáo dục các em trung thực, nhân ái và dũng cảm. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: * Đồ dùng GV : Sách HDH. * Đồ dùng học sinh : Sách HDH, vở Tiếng Việt 1 ; giấy nháp. III. Điều chỉnh hoạt động : - Hoạt động thực hành : Thực hiện như logo hướng dẫn. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, viết + Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ. + Tiêu chí đánh giá: - Điền từ nhanh, chính xác từ đồng nghĩa, trái nghĩa: Từ ngữ Đồng nghĩa Trái nghĩa Nhân hậu Nhân ái, nhân từ, nhân đức Bất nhân, độc ác, bạc ác Trung thực Thật thà, thành thực, chân thật Dối trá, gian dối, giả dối 10
  11. Dũng cảm Anh dũng, gan dạ, mạnh bạo Hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu Cần cù Chuyên cần, chịu khó, siêng năng Lười biếng, lười nhác - Nhận xét được việc sử dụng từ ngữ thể hiện tính cách nhân vật. + Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự làm, chia sẻ kết quả với bạn. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS nhận xét được việc sử dụng từ ngữ để thể hiện tích cách nhân vật. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Hỗ trợ các bạn hoàn thành các BT. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe bài em vừa viết. === Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2018 Toán: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM ( T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT, bảng nhóm. III. Điều chỉnh hoạt động học: Hoạt động thực hành: Thực hiện theo logo sách HD *ĐGTX - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. - Tiêu chí đánh giá: + Viết được số thập phân thành tỉ số phần trăm thành thạo. + Tìm nhanh, đúng tỉ số phần trăm của 2 số. + Giải được bài toán về tìm tỉ số phần trăm của hai số. + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy, trình bày cẩn thận. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc cách giải dạng toán tìm tỉ số phần trăm. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. === Tiếng Việt: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc - hiểu bài Thầy cúng đi bệnh viện. 11
  12. - Kĩ năng: Đọc đúng các từ khó, đọc đúng giọng của bài đọc, hiểu ND bài. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý trân trọng bác sĩ - đã chữa bệnh cho mọi người. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: Giáo viên: Sách HDH, tranh minh họa. Học sinh: Sách HDH II. Chuẩn bị ĐDDH: * Đồ dùng GV : Sách HDH, tranh minh họa * Đồ dùng học sinh : Sách HDH. III. Điều chỉnh hoạt động : - Hoạt động cơ bản : Thực hiện như logo sách hướng dẫn. HĐ1: (theo sách HDH) *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Quan sát và nêu được những người trong tranh: bác sĩ, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân - Họ đang động viên bệnh nhân nằm viện chữa bệnh. - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. - Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. HĐ 2,3,4: theo sách HDH) *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. + Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: thuyên giảm, khẩn khoản + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Tiếp sức giúp HS đọc diễn cảm. HĐ5: (theo sách HDH) Thảo luận, trả lời câu hỏi: *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. - Câu 1: Cụ Ún làm nghề thầy cúng. - Câu 2: Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách: Mời học trò đến cúng bái đuổi tà ma. - Câu 3: Vì cụ sợ mổ, lại không tin bác sĩ người Kinh lại đuổi được con ma người Thái. - Câu 4: Cụ Ún khỏi bệnh nhờ bác sĩ mổ lấy sỏi thận cho họ. 12
  13. - Câu 5: Câu nói cuối bài giúp em hiểu: cụ tin tưởng chỉ có thầy thuốc mới chữa khỏi bệnh cho mọi người. - Nội dung chính của bài: Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan; giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó. - Trả lời to, rõ ràng, lưu loát mạnh dạn IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe bài em vừa học. === Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2018 Toán: GIẢI TOÀN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM ( TIẾP THEO) (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Kĩ năng: Giải bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT, bảng nhóm. III. Điều chỉnh hoạt động học: Hoạt động cơ bản: Thực hiện theo logo sách HD *ĐGTX - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. - Tiêu chí đánh giá: + Giải nhanh câu đố tìm 1% + Nắm chắc cách giải bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số. + Giải được bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số. + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy, trình bày cẩn thận. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc cách giải dạng toán tìm tỉ số phần trăm. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình. === Tiếng Việt: THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Kể lại được câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. - Kĩ năng: Kể lưu loát, tự tin bằng lời của mình, nhận xét cách kể của bạn. - Thái độ: GD HS có ý thức xây dựng cuộc sống gia đình vui vẻ, đầm ấm. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. 13
  14. II. Chuẩn bị ĐDDH: Giáo viên: Sách HDH, một số câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về hoạt động bảo vệ môi trường. Học sinh: Sách HDH, một số câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia về hoạt động bảo vệ môi trường. III. Điều chỉnh hoạt động : Hoạt động thực hành: Thực hiện theo logo sách HD *Đánh giá TX: + PP: Quan sát, vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép, viết nhận xét. + Tiêu chí đánh giá: - Hình dung được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý. - Lập được dàn ý cho câu chuyện định kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý SHD. - Kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình. - HS diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy, lời kể mạch lạc, cử chỉ phù hợp. . Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: Giúp hs kể được toàn bộ câu chuyện . Đối với HS tiếp thu nhanh: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện. Khuyến khích HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện như Sách HDH. === Tiếng Việt : THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Nắm được bài văn tả người. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết 1 bài văn tả người hoàn chỉnh, có 3 phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, dùng từ có hình ảnh. - Thái độ: Giáo dục HS yêu mến những người thân xung quanh. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: Gv : Bảng lớp ghi sẵn đề bài. III. Điều chỉnh hoạt động học: Hoạt động thực hành: Thực hiện theo logo sách HD *Đánh giá TX: + PP: Vấn đáp, viết + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép. + Tiêu chí đánh giá: Viết được 1 bài văn tả người hoàn chỉnh, có 3 phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, dùng từ có hình ảnh. 14
  15. . Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em hoàn thiện bài văn theo y/c. . Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành bài văn, diễn đạt trôi chảy, miêu tả sinh động. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện như trong scahs HDH === HĐGDĐĐ: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T1) ( Soạn điển hình) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Biết hợp tác với những người xung quanh. - Kĩ năng: Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng được hiệu quả công việc,tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Thái độ: Giáo dục HS ý thức đoàn kết, có thái độ đúng đắn với những người xung quanh. - Năng lực: Có năng lực hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. Tích hợp KNS: GD học sinh những có kỉ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung. II. Chuẩn bị. GV : Phiếu hỏi. III. Hoạt động học HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp 1.Tình huống. Việc 1: Em đọc thông tin và xử lí tình huống bằng cách trả lời câu hỏi gợi ý. Việc 2: Em cùng bạn trao đổi thông tin Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ thông tin HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp . Nhận xét, bổ sung. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ 15
  16. + Tiêu chí đánh giá: Biết quan sát tranh và xử lí tình huống : - Các bạn trong tranh đã biết hợp tác cùng nhau để hoàn thành công việc cô giáo chủ nhiệm giao. 2.Ghi nhớ Việc 1: Cá nhân rút ra ghi nhớ và đọc phần ghi nhớ ở khung xanh SGK. Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ. HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ chia sẻ ghi nhớ của bài học. GV bổ sung thêm cho các em. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: vấn đáp + Kỹ thuật: nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá:- Nêu được: Biết hợp tác với những người xung quanh, công việc sẽ thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. - Hiểu được nội dung câu tục ngữ:” Một cây làm chẳng núi cao” GDKNS: Để làm được một công việc tốt và nhanh nhất thì em cần làm gì? - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nói cảm nhận của mình khi được học bài này cho người thân của mình. === Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2018 Toán: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM ( TIẾP THEO) (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Kĩ năng: Giải bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT, sách HDH. III. Điều chỉnh hoạt động học: Hoạt động thực hành: Thực hiện theo logo sách HD *ĐGTX - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. - Tiêu chí đánh giá: 16
  17. + Tìm nhanh, đúng giá trị một số phần trăm của một số. + Giải được bài toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số. + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy, trình bày cẩn thận. - Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em giải được dạng toán về tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở sách HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. === Tiếng Việt: TỪ NGỮ MIÊU TẢ (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Hệ thống hoá vốn từ theo các nhóm đồng nghĩa. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp vốn từ đã học, vận dụng tìm được từ đồng nghĩa. - Thái độ: GD HS sử dụng đúng các từ ngữ đã học vào nói, viết. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: Bảng nhóm. III. Điều chỉnh hoạt động học: Hoạt động thực hành: Bài 1,2,3,4 Thực hiện theo logo sách HD *Đánh giá TX: + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Gọi đúng tên sự vật có trong tranh. - Xếp đúng nhóm từ đồng nghĩa chỉ màu đỏ, trắng, xanh: + đỏ, hồng, điều, đào, son. + trắng, bạch. + xanh, biếc, lục. - Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ phù hợp: bảng đen, ngựa ô, chó mực, mắt huyền, mèo mun, .Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nhận biết và sử dụng được các từ đồng nghĩa. .Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. === Tiếng Việt: TỪ NGỮ MIÊU TẢ (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Bước đầu sử dụng được từ ngữ có hình ảnh. 17
  18. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát hiện, viết được câu văn có hình ảnh. - Thái độ: Giáo dục HS yêu cảnh vật, con người, thiên nhiên. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: III. Điều chỉnh hoạt động học: Hoạt động thực hành: Bài 5,6,7 Thực hiện theo logo sách HD *Đánh giá TX: + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá: - Đọc, hiểu nội dung Chữ nghĩa trong bài văn miêu tả. - Phát hiện, viết được câu văn miêu tả theo y/c + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em viết được câu văn miêu tả có hình ảnh. + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hỗ trợ các bạn trong nhóm hoàn thành các BT. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. === HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI ( Có ở sổ Kế hoạch đội) === 18
  19. HĐGD Kĩ thuật : mét sè gièng gµ ®­îc nu«i nhiÒu ë n­íc ta I/ Mục tiêu : HS cần phải : -Kể được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của 1 số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. -Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của 1 số giống gà được nuôi ở gđ hoặc địa phương (nếu có). II/ Đồ dùng dạy học : -Tranh ảnh minh họa đặc điểm hình dạng của 1 số giống gà tốt. III/ Ho¹t ®éng d¹y häc: 1.¤n ®Þnh tæ chøc: Nhãm tr­ëng kiÓm tra dông cô – b¸o c¸o chñ tÞch H§TQ – B¸o c¸o GV 2. Bµi míi: Giíi thiÖu bµi : Đäc Môc tiªu A,Ho¹t ®éng c¬ b¶n 1- Kể tên 1 số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương. - §äc SGK, quan s¸t h×nh trong s¸ch,liªn hÖ víi thùc tiÔn nu«i gµ ë gia ®×nh, ®Þa ph- ­¬ng. - GV cho häc sinh th¶o luËn vµ giao nhiÖm vô cho c¸c nhãm: (?) HiÖn nay ë n­íc ta nu«i rÊt nhiÒu gièng gµ kh¸c nhau. Em hãy kể tên 1 số giống gà mà em biết ? - HS ghi tªn c¸c gièng gµ lªn b¶ng nhãm: Gµ néi, gµ nhËp néi, gµ lai ViÖc 1: Em ®äc néi dung Sgk, quan s¸t h×nh minh ho¹, liªn hÖ víi thùc tiÔn nu«i gµ ë gia ®×nh, ®Þa ph­¬ng. ViÖc 2: Em trao ®æi vµ th¶o luËn theo nhãm ®«i ®Ó nªu c¸c gièng gµ ®­îc nu«i nhiÒu ë n­íc ta. 19
  20. ViÖc 1: Nhãm tr­ëng nªu c©u hái vµ th¶o luËn víi c¸c b¹n trong nhãm ®Ó nªu c¸c gièng gµ ®­îc nu«i nhiÒu ë n­íc ta. ViÖc 2: Nhãm tr­ëng tæng kÕt ý kiÕn vµ b¸o c¸o kÕt qu¶ víi gi¸o viªn. - GV cho mêi CTH§ lªn mêi c¸c nhãm tr×nh bµy - HS ®¹i diÖn c¸c nhãm nªu ý kiÕn tr¶ lêi . - §¹i diÖn c¸c nhãm tr¶ lêi . C¸c nhãm kh¸c l¾ng nghe vµ bæ sung ý kiÕn ( kh«ng nh¾c l¹i ý kiÕn cña nhãm tr­íc) -Gà nội : gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác, -Gà nhập nội : Gà Tam Hoàng, gà lơ-go, gà rốt, -Gà lai : Gà rốt-ri, +KL : Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta - GV nhËn xÐt, bæ sung 2- Tìm hiểu đặc điểm của 1 số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - Giáo viên yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK và đọc kĩ nội dung nêu đặc điểm hình dạng, ưu điểm, nhược điểm của từng giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. - HS các nhóm tiến hành làm vào phiếu. ViÖc 1: Em ®äc néi dung Sgk, ViÖc 2: Em trao ®æi vµ th¶o luËn theo nhãm ®«i ®Ó nªu c¸c ®Æc ®iÓm h×nh d¹ng, , ưu điểm, nhược điểm của từng giống gà. ViÖc 1: Nhãm tr­ëng th¶o luËn víi c¸c b¹n trong nhãm c¸c ®Æc ®iÓm h×nh d¹ng, , ưu điểm, nhược điểm của từng giống gà vµ ghi vµo phiÕu. ViÖc 2: Nhãm tr­ëng tæng kÕt ý kiÕn vµ b¸o c¸o kÕt qu¶ víi gi¸o viªn. - GV cho mêi CTH§ lªn mêi c¸c nhãm tr×nh bµy - HS ®¹i diÖn c¸c nhãm nªu ý kiÕn tr¶ lêi . - §¹i diÖn c¸c nhãm tr¶ lêi . C¸c nhãm kh¸c l¾ng nghe vµ bæ sung ý kiÕn ( kh«ng nh¾c l¹i ý kiÕn cña nhãm tr­íc) 20
  21. - Giáo viên nhận xét, bổ sung ý kiến. B, Ho¹t ®éng thùc hµnh Nhãm tr­ëng c¸c nhãm tiÕn hµnh cho c¸c b¹n trong nhãm thùc hiÖn lµm vµo vë Thùc hµnh kØ thuËt -Gv theo dâi gióp ®ì c¸c nhãm. C,Ho¹t ®éng øng dông 3- §¸nh gi¸ kÕt qu¶ cña häc sinh - GV nhËn xÐt giê häc, tuyªn d­¬ng c¸c nhãm cã nhiÒu ý kiÕn ®óng. - Nghe GV dÆn dß ®Ó chuÈn bÞ cho tiÕt sau *GV nhËn xÐt tiÕt häc. DÆn HS chuÈn bÞ dông cô ®Ó häc bµi sau 21