Giáo án dạy Tuần 14 - Khối 5

doc 18 trang thienle22 7660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 14 - Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_14_khoi_5.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Tuần 14 - Khối 5

  1. TUẦN 14 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2018 Toán : EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I.Mục tiêu: - Kiến thức: Viết được các số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng chuyển đổi các số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: * Đồ dùng GV : Sách HDH * Đồ dùng học sinh : Sách HDH III. Điều chỉnh hoạt động : - Hoạt động thực hành : Thực hiện như logo hướng dẫn. *ĐGTX - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. - Tiêu chí đánh giá: + HS biết thực hiện đổi đơn vị đo thành thạo + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. - Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ HS đổi số đo có 2 đơn vị đo sang số đo có một đơn vị đo. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện theo sách HDH === Tiếng Việt : NHỮNG TẤM LÒNG CAO ĐẸP (T1) I.Mục tiêu: I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Đọc hiểu bài chuỗi ngọc lam - Kĩ năng: Đọc đúng các từ khó, đọc đúng giọng của bài đọc. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. - Thái độ: Giáo dục học sinh biết quan tâm đến người khác, đem lại niềm vui cho người khác. - Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh II. Chuẩn bị ĐDDH: * Đồ dùng GV : Sách HDH ; tranh minh họa * Đồ dùng học sinh : Sách HDH III. Điều chỉnh hoạt động : - Hoạt động cơ bản : Thực hiện như logo sách hướng dẫn. 1
  2. HĐ1: (theo sách HDH) *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Quan sát và nêu được các đồ vật có trong tranh - Em thường nhận được các món quà đó vào dịp sinh nhật, Nô en - Cảm xúc của em khi được nhận quà: vui mừng, - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. HĐ 2,3,4: theo sách HDH) *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng: Pi-e, Nô en, ngẩng đầu, Giáo đường. + Đọc to rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. + Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: Lễ giáo đường, Nô en. . Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng. . Đối với HS tiếp thu nhanh: Tiếp sức giúp HS đọc diễn cảm. HĐ5: (theo sách HDH) Thảo luận, trả lời câu hỏi: *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: - Hiểu nội dung bài đọc của học sinh. Câu 1: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị của mình nhân lễ Nô en. Câu 2: Chi tiết cho biết cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc: d. Cả ba chi tiết trên Câu 3: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để làm gì? c. Tìm hiểu xem vì sao cô bé mua được chuỗi ngọc. Câu 4: Pi-e nói cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng toàn bộ số tiền em có. Câu 5: Những nhân vật trong câu chuyện này là những người nhân hậu, tốt bụng, biết đem lại niềm vui cho người khác. - Trả lời to, rõ ràng, lưu loát mạnh dạn IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: (theo sách HDH) === HĐNGLL (GDKNS): Chủ đề 1: EM LÀ BÔNG HOA NHỎ CỦA QUÊ HƯƠNG ( T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp các em hình thành các năng lực, phẩm chất:Tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác. 2
  3. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng Tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác.Giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống; Tích cực tham gia các hoạt động GD. Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm. - Thái độ: GD có lối sống đẹp, yêu quê hương mình tha thiết. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị ĐDDH: -Giáo viên : Chuẩn bị ND . -HS: Sách Sống đẹp ( Tập 1) III.Các hoạt động học: Thực hiện theo tài liệu - Lắng nghe cô giáo giao nhiệm vụ. 4. Xử lí tình huống: Việc 1: Em đọc y/c của HĐ 1 Việc 2: Em thực hiện HĐ1 Việc 3: Trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả của mình. Việc 4: NT tổ chức cho các bạn trình bày trong nhóm. *ĐGTX: + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép, nhận xét bằng lời, giao lưu chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: - Nêu hành động của em phù hợp khi gặp nhựng việc làm cụ thể trong từng tranh.( quan tâm, giúp đỡ, dẫn bà cụ qua đường, lịch sự với cô giáo ) - Trình bày mạch lạc, tự tin. 5. Trò chơi: “Tập làm người lịch sự”: - CTHĐTQ ( quản trò) tổ chức cho cả lớp cùng chơi. - Cô giáo nhận xét *ĐGTX: + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, + Tiêu chí đánh giá: - Nắm được cách chơi, luật chơi thể hiện tính lịch sự khi giao tiếp. - Chơi vui, nhanh, thoải mái 6. Rèn luyện: 3
  4. Việc 1: Em đọc y/c của HĐ 6 Việc 2: Hàng ngày em ghi chép , tự đánh giá kết quả hoạt động của mình vào bảng. *ĐGTX: + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép, nhận xét bằng lời, trình bày miệng + Tiêu chí đánh giá: - Tự đánh giá những hoạt động của mình hằng ngày cùng với mọi người trong dân cư của mình theo mẫu ở tài liệu. Em báo cáo trước lớp và nghe các bạn khác cùng cô giáo góp ý. * Nghe cô giáo dặn dò. === Ôn luyện Toán: ÔN LUYỆN TUẦN 13 I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện đúng các phép cộng, trừ, nhân các STP ; phép chia 1 STP cho 1 số tự nhiên, chi nhẩm 1 STP cho 10;100;1000, - Kĩ năng: Vận dụng tính chất nhân 1 STP với 1 tổng, 1 hiệu 2 STP trong thực hành tính. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: BP GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Toán theo định hướng phát triển năng lực lớp 5. III. Điều chỉnh hoạt động : Điều chỉnh hoạt động: không * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời + Tiêu chí đánh giá:- HS thực hiện nhanh, đúng các phép cộng, trừ, nhân các STP ; phép chia 1 STP cho 1 số tự nhiên, chi nhẩm 1 STP cho 10;100;1000, -Vận dụng tính chất nhân 1 STP với 1 tổng, 1 hiệu 2 STP trong thực hành tính. -Trình bày bài rõ ràng, giải thích mạch lạc + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành BT 1,3,4,5 (cột 1 trang 66,67) bài 6 ( trang 68) + Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập. Giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện phần vận dụng trang 69. === Ôn luyện Tiếng Việt: ÔN LUYỆN TUẦN 13 4
  5. I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc hiểu bài Tác dụng của mật ong. - Kĩ năng: Hiểu được tác dụng của mật ong và một số lưu ý khi dùng mật ong. Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng x/s. - Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV,HS: Vở Em tự ôn luyện Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực lớp 5. III. Điều chỉnh hoạt động : 1.Ho¹t ®éng Khởi động: theo tài liệu 2. Hoạt động ôn luyện: * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: Bài 2.Đọc, hiểu nội dung bài : Tác dụng của mật ong : a.Mật ong có những tác dụng sau : giúp dễ ngủ ; bồi bổ cơ thể ; chữa cảm lạnh ; chữa ho ; chữa bệnh đau dạ dày. b. Sử dụng mật ong : - Chữa ho : hấp mật ong với chanh, quất - Chữa đau dạ dày : mật ong trộn với bột nghệ. c.Dấu hiệu cho biết mật ong sắp hỏng : mật ong xuất hiện bột khí. d. Nếu có người pha mật ong với nước sôi để uống em sẽ nói với họ làm như vậy sẽ mất chất dinh dưỡng có trong mật ong. Bài 3 : Chọn đúng từ thích hợp : xếp- sách- sách- xã- sinh sống- xã- sinh sống- xây Bài 4 : Điền Mặc dù .nhưng - Trình bày rõ ràng, mạch lạc, mạnh dạn, tự tin. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 2 (a,b,c) trang 68, 69; bài 3a, 4 trang 69, 70. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Làm tất cả các bài tập, giúp đỡ các bạn tiếp thu còn hạn chế trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Thực hiện như phần vận dụng === Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2018 Toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN (T1) ( Soạn điển hình) I. Mục tiêu - Kiến thức: Biết thực hiện phép chia một STN cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số TP. 5
  6. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia một số một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số TP. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài . - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động NT điều hành các cặp đôi tổ chức trò chơi “Đố bạn” khởi động tiết học Việc 1: Phổ biến luật chơi Việc 2: Thực hiện chơi Việc 3: Báo cáo kết quả với NT Các nhóm chia sẻ sau trò chơi. - Giáo viên dẫn dắt giới thiệu bài. - Cá nhân đọc mục tiêu bài(2 lần). - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu của bài trước lớp, nêu ý hiểu của mình về mục tiêu. *ĐGTX - PP: Vấn đáp, viết. - KT: Viết nx, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. - Tiêu chí đánh giá: + HS ghi được phép tính và kết quả nhanh, đúng. + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. 2. Tìm hiểu cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân - Đọc kĩ và thực hiện các yêu cầu của hđ 2 SHD . Đọc và nắm kĩ cách đặt tính và tính 34 : 4 - Chia sẻ kết quả với bạn, nói cho nhau nghe cách đặt tính và tính 34 : 4. Nhận xét, đổi vai cùng thực hiện. -Đọc kĩ và thực hiện hđ 3 SHD 6
  7. Việc 1: Chia sẻ kết quả với bạn. Nói cho nhau nghe cách thực hiện phép tính 12 : 16 -Đọc kĩ nội dung hoạt động 4 – SHD. Muốn chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư ta làm như thế nào? Việc 1: Cùng chia sẻ nội dung hoạt động 4 với bạn, bổ sung cho nhau. Việc 2: NT điều hành nhóm đôi báo cáo kết quả: Nêu cách đặt tính và tính 34 : 4 và 12 : 16 Việc 3: Chia sẻ cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư. Việc 4: Yêu cầu các bạn tự lấy ví dụ và nêu cách thực hiện. Các cặp đôi nhận xét bổ sung cho nhau. * HĐTQ cho các bạn chia sẻ những nội dung sau: - Cá nhân, nhóm đánh giá theo mục tiêu. - Các nhóm báo cáo kết quả hoạt động, cách thực hiện phép tính: 34 : 4; 12 : 16 - Chia sẻ cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư và ví dụ của nhóm mình trước lớp. *ĐGTX - PP: Vấn đáp, viết. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng, giao lưu chia sẻ. - Tiêu chí đánh giá: + HS biết thực hiện chia một STN cho 1 số tự nhiên + HS hợp tác nhóm, diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Cô giáo có 5 quả cam, cô phải chia số cam cho 6 bạn. Vậy mỗi bạn được bao nhiêu quả? Hãy giúp cô giáo chia cam và nói cho bố mẹ cách thực hiện của mình. *ĐGTX - PP: Vấn đáp 7
  8. - KT: N/x bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: + HS nêu được cách chia 5 quả cam cho 6 bạn (STN cho 1 số tự nhiên) nhanh, đúng. + Diễn đạt ý kiến của mình trôi chảy. === Tiếng Việt: NHỮNG TẤM LÒNG CAO ĐẸP (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ. - Kĩ năng: Nhận biết được DT chung, DT riêng trong đoạn văn ở BT4, nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT5), Tìm được đại từ xưng hô theo YC (BT6) - Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Năng lực: Rèn luyện năng lực ngôn ngữ, diễn đạt, năng lực tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: * Đồ dùng GV : Sách HDH ; tranh minh họa * Đồ dùng học sinh : Sách HDH III. Điều chỉnh hoạt động : - Hoạt động cơ bản : Thực hiện như logo hướng dẫn. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Đặt câu hỏi + Tiêu chí đánh giá: - Viết đúng danh từ chung, danh từ riêng có trong bài. - Viết đúng chính tả và nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học. - Tìm được đại từ xưng hô: tôi, chúng tôi + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS phân biệt được đại từ xưng hô và danh từ trong đoạn văn. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Hỗ trợ các bạn hoàn thành BT. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Viết đúng tên riêng của các bạn nhóm mình, chia sẻ với các bạn trong tiết học ngày hôm sau. === Tiếng Việt: NHỮNG TẤM LÒNG CAO ĐẸP (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp học sinh nghe - viết chính xác, trình bày đúng hình thức văn xuôi trong bài: Chuỗi ngọc lam. Làm được bài tập, viết đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu ch/tr hoặc tiếng có vần ao/ au. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe - viết đúng, trình bày đúng, đẹp đoạn văn có nhiều câu hội thoại. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, yêu thích cái đẹp. - Năng lực: Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: * Đồ dùng GV : Sách HDH. 8
  9. * Đồ dùng học sinh : Sách HDH, vở Tiếng Việt 1 ; giấy nháp. III. Điều chỉnh hoạt động : Hoạt động thực hành : Thực hiện như logo hướng dẫn. -Ho¹t ®éng 1: TiÕp cËn gióp c¸c em nghe-viÕt ®óng bµi chÝnh t¶ Chuỗi ngọc lam * Đánh giá TX: - PP: quan sát, vấn đáp; - KT: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - Tiêu chí đánh giá : Kĩ năng viết chính tả của HS + Viết chính xác từ khó: Pi-e, Nô-en, Gioan, chuỗi ngọc. + Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. -Ho¹t ®éng 2,3: *Đánh giá TX: - PP: vấn đáp - KT: nhận xét bằng lời - Tiêu chí: Điền đúng, nhanh từ ngữ bắt đầu bằng tr/ch hoặc ao/au thích hợp vào chỗ trống. + Tự học tốt hoàn thành bài của mình, chia sẻ kết quả với bạn. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe bài em vừa viết. === Thứ tư ngày 28 tháng 11 năm 2018 Toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN (T2) I.Mục tiêu: Giúp học sinh: - Kiến thức: Biết thực hiện phép chia một STN cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số TP. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia một số một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số TP. Vận dụng trong thực hành tính và giải toán có lời văn. - Thái độ: GD HS ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: - Đồ dùng GV : Sách HDH. - Đồ dùng học sinh : Sách HDH, vở ghi chép. III. Điều chỉnh hoạt động : - Hoạt động thực hành : Thực hiện theo sách HDH. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: - Thực hiện các phép tính đúng, nhanh theo mẫu - Vận dụng được kiến thức đã học trình bày đúng bài toán có lời văn 9
  10. - Làm bài tự tin, trình bày bài mạch lạc + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS cách đặt tính, cách viết dấu phẩy. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng trong SHD === Tiếng Việt: HẠT VÀNG LÀNG TA (T1) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Đọc- hiểu bài Hạt gạo làng ta - Kĩ năng: Đọc đúng các từ khó, đọc đúng giọng của bài đọc, hiểu ND bài: Ca ngợi những người làm ra hạt gạo thời chống Mỹ- hạt gạo làm nên từ vị phù sa, từ nước sen thơm, từ mồ hôi công sức của cha mẹ, các bạn thiếu nhi- là tấm lòng của địa phương góp nên chiến thắng. - Thái độ: GD học sinh biết quý trọng hạt gạo, đó là do mồ hôi công sức con người vất vả làm ra. - Năng lực: Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: * Đồ dùng GV : Sách HDH, tranh minh họa * Đồ dùng học sinh : Sách HDH. III. Điều chỉnh hoạt động : - Hoạt động cơ bản : Thực hiện như logo sách hướng dẫn. HĐ1: (theo sách HDH) *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Kể tên được một số bài thơ, tục ngữ, ca dao nói về cây lúa, hạt gạo, hạt cơm. - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. - Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. HĐ 2,3,4: theo sách HDH) *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: + Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. + Giải thích được nghĩa của các từ trong bài: sông Kinh Thầy, hào giao thông, trành. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Tiếp sức giúp HS đọc diễn cảm, đọc theo cách vắt dòng ở một số dòng thơ, đoạn thơ. HĐ5: (theo sách HDH) Thảo luận, trả lời câu hỏi: 10
  11. *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. + Tiêu chí đánh giá: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. - Câu 1: Câu a- 3, câu b- 1, câu c- 2lên bờ - Câu 2: Những hình ảnh nói lên nổi vất vả của người nông dân: Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu./ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy/ - Câu 3: Các bạn nhỏ đã góp sức để làm ra hạt gạo: chống han vục mẻ miêng gầu, bắt sâu, gánh phân - Nội dung chính của bài: Ca ngợi những người làm ra hạt gạo thời chống Mỹ- hạt gạo làm nên từ vị phù sa, từ nước sen thơm, từ mồ hôi công sức của cha mẹ, các bạn thiếu nhi- là tấm lòng của địa phương góp nên chiến thắng. - Trả lời to, rõ ràng, lưu loát. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe bài em vừa học. === Thứ năm ngày 29 tháng 11 năm 2018 Toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN (T1) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Biết thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia 1STP cho 1STN - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. II. Chuẩn bị ĐDDH: - Đồ dùng GV : Sách HDH. - Đồ dùng học sinh : Sách HDH, vở ghi chép. III. Điều chỉnh hoạt động : - Hoạt động cơ bản : Thực hiện theo sách HDH. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: - Thực hiện các phép tính đúng, nhanh theo mẫu - Làm bài tự tin, trình bày bài mạch lạc + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS cách đặt tính, cách viết dấu phẩy. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần tiếp sức cho HS giải toán có lời văn. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng trong SHD 11
  12. === Tiếng Việt: HẠT VÀNG LÀNG TA (T2) ( Soạn điển hình) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu thế nào là biên bản. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng biết lập biên bản trong một số trường hợp cần thiết. Bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ hoặc họp lớp. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức chăm học, độc lập, tự tin. - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm. Tích hợp KNS: GD HS hiểu được trường hợp nào lập biên bản, trường hợp nào không lập biên bản. II. Các hoạt động học: * Khởi động: - HĐTQ Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp *Đánh giá TX: + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. + Tiêu chí đánh giá: - Nắm mục tiêu bài học - Nắm được cách chơi, chơi nhanh. B. Hoạt động cơ bản 7. Tìm hiểu biên bản cuộc họp -Việc 1: Em đọc biên bản ở SHD trang 70, 71 - Việc 2: Trả lời các câu hỏi, ghi ý trả lời vào vở. - Viết xong, em chủ động chia sẻ từ ngữ của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). - NT tổ chức cho các bạn trả lời các câu hỏi ở HĐ 8.2, bạn khác lắng nghe và cùng nhận xét, bổ sung(nếu có). 12
  13. - NT mời các bạn đọc ghi nhớ ở SHD. Hỏi: Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường có mấy phần? - NT báo cáo với cô giáo khi nhóm đã hoàn thành - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ HĐ8 *Đánh giá TX: + PP: quan sát,vấn đáp, viết + Kĩ thuật: viết nhận xét , đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ. + Tiêu chí đánh giá: - Nắm thể thức của biên bản; nội dung, tác dụng của biên bản C.Hoạt động thực hành 1. Tìm hiểu những trường hợp cần ghi biên bản, lí do ghi biên bản, tên biên bản. Tìm những trường hợp cần ghi biên bản, lí do ghi biên bản, tên biên bản, ghi vào giấy nháp. - Viết xong, em chủ động chia sẻ bài làm của mình với bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung(nếu thiếu). - NT tổ chức cho các bạn chia sẻ nội dung HĐ1, bạn khác lắng nghe và cùng nhận xét, bổ sung(nếu có). - NT cử bạn thư kí ghi lại kết quả vào bảng nhóm - NT báo cáo với cô giáo khi nhóm đã hoàn thành *Đánh giá TX: + PP: quan sát,vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ. + Tiêu chí đánh giá: - lập biên bản trong một số trường hợp cần thiết. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ HĐ7-HĐCB, HĐ1-HĐTH - HĐTQ tổ chức chia sẻ sau tiết học === Tiếng Việt : HẠT VÀNG LÀNG TA (T3) I.Mục tiêu: 13
  14. - Kiến thức: Kể lại được câu chuyện “Pa-xtơ và em bé” bằng lời kể của mình. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe , kể lại chuyện và nhận xét cách kể của bạn. - Thái độ: GD HS có ý thức yêu mến, biết ơn các nhà khoa học đã cống hiến tài năng, sức lực cho lợi ích của xã hội. - Năng lực: Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: Gv : Câu chuyện III. Điều chỉnh hoạt động học: - Hoạt động thực hành : Thực hiện theo sách HDH. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: - Nắm được nội dung câu chuyện - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “Pa-xtơ và em bé” bằng lời kể của mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện. - Kể tự tin, ngôn ngữ mạch lạc, đúng giọng điệu. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em kể được câu chuyện Câu hỏi gợi mở : Câu chuyện có những ai ? Nội dung nói về điều gì ? + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm mình kể được câu chuyện tốt. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình: Nói những gì em học được. === HĐGDĐĐ: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Biết tôn trọng phụ nữ. - Kĩ năng: Nêu được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. Kể được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Thái độ: Giáo dục HS tôn trọng yêu quý người phụ nữ. - Năng lực: Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác nhóm. Tích hợp KNS: GD học sinh những kỉ năng tư duy phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ. II. Chuẩn bị. GV : Phiếu hỏi. III. Hoạt động học * Khởi động: 14
  15. - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Tim hiểu thông tin Việc 1: Em đọc thông tin ở HĐ 1 về một số phụ nữ anh hùng. Việc 2: Em cùng bạn trao đổi thông tin Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ thông tin HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp . Nhận xét, bổ sung. KNS: Thông qua các câu hỏi tìm hiểu thông tin GD học sinh kỉ năng tư duy, phê phán và đánh giá những hành vi đúng đắn với phụ nữ. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá:- Nêu được vai trò của người phụ nữ ngoài xã hội; Bà Nguyễn Thị Định; Nguyễn Thị Trâm; Nguyễn Thúy Hiền 2.Ghi nhớ Việc 1: Em đọc và ghi những điều mình biết vào vở Việc 2: Em cùng bạn chia sẻ Việc 3: NT điều hành các bạn trong nhóm chia sẻ. HĐTQ tổ chức cho các bạn rút ra phần ghi nhớ. GV khắc sâu thêm kiến thức. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: viết, vấn đáp + Kỹ thuật: ghi chép,nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: - Ghi được những điều em biết về vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Họ xứng đáng được mọi người tôn trọng. - Hội đồng tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nói cảm nhận của mình khi được học bài này cho người thân của mình. 15
  16. === Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2018 Toán: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN (T2) I.Mục tiêu: Giúp HS: - Kiến thức: Tìm thành phần chưa biết trong phép nhân với số thập phân và giải các bài toán có lời văn. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng Tìm thành phần chưa biết trong phép nhân với số thập phân và giải các bài toán có lời văn. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức chịu khó, cẩn thận, tự giác khi làm bài - Năng lực: Nâng cao năng lực tự học, hợp tác nhóm, năng lực tư duy toán học. I.Mục tiêu: Em biết: II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Phiếu HT. III. Điều chỉnh hoạt động học: - Hoạt động thực hành : Thực hiện theo sách HDH. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: - Thực hiện các phép tính đúng, nhanh theo mẫu - Vận dụng KT đã học tìm thành phần chưa biết trong phép nhân với số thập phân và giải các bài toán có lời văn. - Làm bài tự tin, trình bày bài mạch lạc + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc cách thực hiện phép chia và vận dụng giải được bài toán có lời văn. Câu hỏi gợi mở: 1.Yc học sinh nhắc nêu cách thực hiện phép chia một số TP cho một số TP. .IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. === Tiếng Việt: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Luyện tập nhận biết và sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ. Nâng cao một kĩ năng sử dụng những KT đã học để viết thành một đoạn văn ngắn. - Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. - Năng lực: Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: Giáo viên: Sách HDH Học sinh: Bảng nhóm, sách HDH III. Điều chỉnh hoạt động : 16
  17. - Hoạt động cơ bản : Thực hiện theo sách HDH. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: - Bài 1,2 ; nhận biết động từ, tính từ, quan hệ từ. - Bài 3: Viết được đoạn văn ngắn có sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ. - Làm bài tự tin, trình bày trôi chảy. . Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận hỗ trợ HS hoàn thành BT 3 . Đối với HS tiếp thu nhanh: Hỗ trợ, khuyến khích HS viết đoạn văn giàu cảm xúc. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng:- Thực hiện như sách HDH. === Tiếng Việt: LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Luyện tập làm biên bản cuộc họp - Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập biên bản trong một số trường hợp cần thiết. Bước đầu làm được biên bản cuộc họp tổ hoặc họp lớp. - Thái độ: Giáo dục HS có ý thức chăm học, độc lập, tự tin. Tích hợp KNS: GD HS KN hợp tác hoàn thành biên bản cuộc họp. - Năng lực: Bồi dưỡng năng lực tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐD DH: III. Điều chỉnh hoạt động học: - Hoạt động thực hành : Thực hiện theo sách HDH. * Đánh giá thường xuyên: + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp + Kỹ thuật: Ghi chép, nhận xét bằng lời, giao lưu, chia sẻ + Tiêu chí đánh giá: - Làm được biên bản họp của tổ/ lớp/chi đội em. (Bài 5) - Hoàn thành thông tin biên bản họp lớp (bài 6 ) - Làm bài cẩn thận, tự tin, theo mẫu. + Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em viết được một biên bản cuộc họp lớp. Tích hợp KNS: Em cần làm gì để có thể hoàn thiện được một biên bản cuộc họp lớp? + Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn đọc chậm trong nhóm. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng cùng bố mẹ, anh chị của mình. === HĐTT: SINH HOẠT ĐỘI ( Có ở sổ Kế hoạch đội) === 17