Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 8 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 29 trang thienle22 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 8 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_lop_5_tuan_8_giao_vien_tran_thi_ngoc_nhung_truon.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 8 - Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 8 Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2019 BUỔI SÁNG Tiếng Việt: BÀI 8A: GIANG SƠN TƯƠI ĐẸP (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - KT :Đọc - hiểu bài Kì diệu rừng xanh. Hiểu nội dung: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp của rừng (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). - KN : Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. Trả lời được các câu hỏi 1,2,3. - TĐ : GD HS biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường. - NL : Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: tranh, bảng phụ. - Học sinh: Tài liệu HDH. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. HĐ1: (Theo tài liệu): Quan sát một trong các bức ảnh sau và nói về vẻ đẹp của cảnh vật trong ảnh. ĐGTX + Tiêu chí: - Quan sát và mô tả được hình ảnh trong bức tranh. - Trình bày được hiểu biết của mình về một trong các bức ảnh đó (nếu biết). - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. - Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi bày tỏ ý kiến của mình. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn ,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời,. 2. HĐ2,3,4: (Theo tài liệu) ĐGTX + Tiêu chí: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của rừng. - Hiểu nghĩa các từ: lúp xúp, tân kì. - Đọc đúng và hiểu các từ: rừng khộp, con mang, vượn bạc má, nấm rừng, lâu đài. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, 3. HĐ5: (Theo tài liệu) Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  2. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 ĐGTX + Tiêu chí: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. - Câu 1: Những cây nấm rừng đã khiến các bạn trẻ có những liên tưởng thú vị là: nơi đây như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân. - Câu 2: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật trong rừng thêm đẹp, sinh động, lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. - Câu 3: Những muông thú trong rừng được miêu tả: Con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm lên trên thảm lá vàng. + Phương pháp: quan sát,vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 4. HĐ6: (Theo tài liệu) ĐGTX + Tiêu chí: trả lời được hai câu hỏi sau: - Câu 1: Rừng khộp được gợi là “giang sơn vàng rợi” vì có rất nhiều màu vàng: lá vàng, con mang vàng, nắng vàng. - Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ riêng của em khi đọc bài Kì diệu rừng xanh. (HS tự trả lời theo suy nghĩ, biết tự liên hệ thực tế và trình bày cảm xúc khi trình bày). + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - Luyện cho HS tiếp thu còn hạn chế đọc các từ: loanh quanh, lúp xúp, sặc sỡ, đền đài, miếu mạo, ẩm lạnh, gọn ghẽ, len lách, mải miết, rừng khộp, vàng rợi; hiểu nghĩa các từ khó - Luyện cho HSHTT : đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng. Đọc nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của rừng: lúp xúp, sặc sỡ, rực lên, khổng lồ, kiến trúc, tân kì, ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, giang sơn vàng rợi, VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Chia sẻ với người thân những điều em biết về rừng. - Tìm hiểu thêm về rừng ở nước ta (các loại rừng, diện tích, ). - Sưu tầm tranh ảnh về rừng và cảnh vật thiên nhiên. - Viết lời giới thiệu cho bức tranh (ảnh) em thích nhất. Tiếng Việt: BÀI 8A: GIANG SƠN TƯƠI ĐẸP (TIẾT 2) I. Mục tiêu: -KT: Nghe - viết đúng đoạn văn trong bài Kì diệu rừng xanh. - KN: Nghe và viết lại đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi trong bài “ Kì diệu của rừng xanh”, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài. Viết đúng dấu thanh ở các tiếng chứa yê/ya. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  3. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - TĐ: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở. - NL: phát triển ngôn ngữ, tư duy, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị ĐDDH: - Phiếu HT HĐ2. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động dạy học: * Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho lớp chơi TC khởi động tạo hứng thú cho tiết học. ĐGTX + Tiêu chí: chơi trò chơi sôi nổi tạo hứng thú bước vào tiết học. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. HĐ1. Theo TL ĐGTX + Tiêu chí: Kĩ năng viết chính tả của HS. - Viết chính xác từ khó: ẩm lạnh, rào rào chuyển động, con vượn, gọn, ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, rẽ bụi rậm, - Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ2,3. Theo TL ĐGTX + Tiêu chí: - BT1: Xác định và gạch đúng các tiếng có chứa yê hoặc ya. Nhận xét vị trí dấu thanh ở các tiếng tìm được. - BT2: Điền tiếng có vần uyên thích hợp vào chỗ trống. Thứ tự là: thuyền, thuyền, khuyên. - HĐ3: Quan sát tranh, điền đúng tên các loài chim vào dưới mỗi bức tranh: 1 - yểng, 2 - hải yến, 3 - đỗ quyên. - Tự học tốt, hoàn thành bài làm của mình; chia sẻ, đối chiếu kết quả với bạn. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp, + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - Luyện cho HS tiếp thu còn hạn chế viết đúng các từ: ẩm lạnh, rào rào chuyển động, con vượn, gọn, ghẽ, chuyền nhanh, len lách, mải miết, rẽ bụi rậm, - Luyện cho HSHTT : Viết đảm bảo tốc độ, đúng chỉnh tả, chữ đều trình bày đẹp. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Chia sẻ với bố mẹ, người thân những gì mình học được. - Tìm hiểu về các loài chim và sưu tầm tranh ảnh về những loài chim em yêu thích. TOÁN: BÀI 24: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN (T1) Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  4. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 ĐIỀU CHỈNH BÀI HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN LỚP 5 I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS so sánh hai số thập phân. - KN: HS vận dụng kiến thức thực hành làm bài tập nhanh và đúng. - TĐ: Có ý thức trong khi học tập, tích cực trong các hoạt động - KN: Biết tự giải quyết các hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập được giao. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Hình vẽ , phiếu BT. HS: vở ô li III. Điều chỉnh hoạt động học: IV. Điếu chỉnh NDDH : Đổi logo nhóm ở HĐ1 thành logo nhóm đôi, HĐ2 thêm logo cá nhân. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: Việc 1: Quan sát hình vẽ (TLHD) và đọc bảng ghi thành tích nhảy xa của các bạn trong nhóm. Việc 2: Thảo luận với bạn bên cạnh xem bạn nào nhảy xa hơn bạn nào. Tại sao? Việc 3: Chia sẻ trước lớp. ĐGTX - Tiêu chí:HS đọc được thành tích nhảy xa của cá bạn trong nhóm. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: - Việc 1: Cá nhân lấy hai băng giấy đã chia sẵn rồi tô màu vào 3 phần của băng giấy thứ nhất, 7 phần của băng giấy thứ hai và viết số thập phân chỉ phần tô màu ở hai băng giấy, - Việc 2: So sánh phần tô màu và rút ra nhận xét. - Việc 3: Đọc nội dung sau: 3 7 Ta có thể viết: 0,3 = ; 0,7 = 10 10 7 3 Ta có: > . Vậy 0,7 > 0,3 10 10 Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  5. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 GV tương tác với học sinh: ĐGTX - Tiêu chí:HS thực hiện được các hoạt động theoTLHD. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;Đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời 3. Đọc kĩ nội dung (TLHD) và giải thích cho bạn nghe. - Việc 1: Đọc các thông tin ở sách TLHD - Việc 2: Giải thích cho bạn bên cạnh nghe. * GV và HS tương tác: Nêu cách so sánh hai số thập phân ĐGTX - Tiêu chí:HS giải thích được cho bạn nghe cách so sánh hai số thập phân. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời 4. So sánh hai số thập phân: - Việc 1: Cá nhân làm vào vở. - Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh. - Việc 3: Chia sẻ trước lớp. * GV và HS tương tác: Nêu cách so sánh các số thập phân đó Nhác lại cách so sánh hai số thập phân ĐGTX - Tiêu chí:HS so sánh được hai phân số thập phân - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp; viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời; viết nhận xét. V.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc cách so sánh hai sô thập phân. Câu hỏi gợi mở: Khi so sánh hai số thập phân ta thực hiện như thế nào ? VD minh họa. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  6. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH giúp đỡ các bạn trong nhóm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về chia sẻ cách so sanhshai số thập phân cùng bố mẹ, anh chị của mình. ĐẠO ĐỨC: NHỚ ƠN TỔ TIÊN(T2) I. Mục tiêu: - KT:Trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ. - KN:Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. - TĐ: Giáo dục học sinh biết hướng về cội nguồn. - NL: Giúp học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế. II. Tài liệu, phương tiện: - Tranh, ảnh III. Các hoạt động học: A. Khởi động -HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS Đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp B. Hoạt động thực hành 1.Luyện tập – thực hành Việc 1: Đọc kĩ các câu hỏi 4 trong SGK trang 15. Việc 2: Đại diện các nhóm lên giới thiệu các tranh ảnh, thông tin về ngày giỗ tổ Hùng Vương Gv tương tác và kết luận về ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương ĐGTX - Tiêu chí :HS giới thiệu được thời gian, địa điểm, và các thủ tục của ngyaf giỗ tổ Hung Vương - Phương pháp :quan sát, vấn đáp ; Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  7. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật : ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời Việc 1: Đọc kĩ các câu hỏi 2 trong SGK trang 15. Việc 2: HS giới thiệu truyền thống về dòng họ của mình Việc 3: Trình bày trước lớp GV tương tác Em có tự hào về các tryền thống đó không? Em cần làm gì để xứng đán với truyền thống tốt đẹp đó? KL: Mỗi gia đình dòng họ có một truyền thống tốt đẹp riêng. Chúng ta cần giữu ĐGTX - Tiêu chí : HS giới thiệu được ít nhất 1 truyền thống - Phương pháp: quan sát, vấn đáp(vấn đáp gợi mở) - Kĩ thuật:ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Việc 1: Nhóm trưởng yêu cầu các bạn ghi lại các câu ca dao, tục ngữ về chủ đề “Biết ơn tổ tiên” cùng nhau tìm nghĩa các câu đó và học thuộc. Việc 2: Nhóm trưởng báo cáo với cô giáo khi đã hoàn thành. Việc 3: Các nhóm thi đua trình bày các câu ca dao, tục ngữ ĐGTX - Tiêu chí : HS đọc được ít nhất 1 bài ca dao, 1 câu tục ngữ, 1 đoạn thơ. - Phương pháp : Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật : ghi chép ngắn,nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập Tổng kết: mời 1 HS nêu lại phần ghi nhớ. C. Hoạt động ứng dụng Thực hiện những việc làm thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về việc làm biết ơn tổ tiên Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2019 BUỔI SÁNG TOÁN: BÀI 24: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN (T2) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS so sánh hai số thập phân và cách sâp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  8. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - KN: Có kĩ năng so sánh để làm bài tập thực hành. - TĐ: - Yêu thích môn học, ham mê học hỏi. - KN: Biết hợp tác nhóm, tích cực trong các hoạt động học để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. HS: vở ô li III. Điều chỉnh hoạt động học: IV. Điếu chỉnh NDDH : không +/ HĐ khởi động: Trò chơi: “ Đố bạn” : Củng cố,khắc sâu kiến thức về số thập phân và cách so sánh hai số thập phân. ĐGTX - Tiêu chí: HS nhìn vào phiếu nêu nhanh kết quả. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời +/ HĐ 1: Củng cố, khắc sâu về cách so sánh hai số thập phân. ĐGTX - Tiêu chí: HS so sánh được hai số thập phân ở các trường hợp. - Phương pháp:quan sát; vấn đáp, viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời,viết nhận nhận xét(GV) +/ HĐ 2,3: HS sắp xếp được các số thập phân theo thứ tự. ĐGTX - Tiêu chí: HS sắp xếp được các số t.ập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời,viết nhận nhận xét(GV) +/ HĐ 4,5: HS tìm được x ĐGTX - Tiêu chí: HS tìm được giá trị X theo các gợi ý đã cho. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn;đặt câ hỏi- nhận xét bằng lời,viết nhận nhận xét(GV) V. Dự kiến hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em nắm chắc cách thực hiện so sánh hai số thập phân( HĐ1) cách sắp xếp số thập phân ở HDD2,3. Câu hỏi gợi mở: 1.Để so sánh hai số thập phân thì ta phải làm như thế nào? 2. Muốn sắp xếp được các số thập phân ta phải làm gì?. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH giúp đỡcác bạn trong nhóm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  9. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình bằng cách liệt kê chiều cao của các thành viên trong gia đình và sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Tiếng Việt: BÀI 8A: GIANG SƠN TƯƠI ĐẸP (T3) I. Mục tiêu: - KT: Hiểu nghĩa từ “thiên nhiên”. Nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ. Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một trong các từ ngữ tìm được ở HĐ5, HĐ8. - KN: Làm quen với một số thành ngữ, tục ngữ sử chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên, sử dụng các từ đã học miêu tả thiên nhiên. - TĐ: Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. - NL: Tự học hiệu quả, hợp tác nhóm tự tin, mạnh dạn; phát triển năng lực ngôn ngữ. II. Chuẩn bị ĐDDH: Từ điển TV, phiếu HT HĐ5, HĐ8. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động học: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ4: (Theo tài liệu) ĐGTX + Tiêu chí: - BT1: Khoanh đúng câu trả lời giải thích đúng nghĩa từ thiên nhiên. b. Tất cả những gì không do con người tạo ra. - BT2: Xác định được những từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong các thành ngữ, tục ngữ sau: a. Lên thác xuống ghềnh. b. Góp gió thành bão. c. Nước chảy đá mòn. d. Khoai đất lạ, mạ đất quen. - Đọc kĩ các câu thành ngữ, tục ngữ. Tìm hiểu nghĩa của từng câu. - Gạch chân dưới các từ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên. - GV cùng HS lấy một vài ví dụ minh họa. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. HĐ5,6: ĐGTX + Tiêu chí: - BT5: HS tìm được những từ ngữ miêu tả không gian rồi viết vào phiếu HT: Các từ tìm được a) Tả chiều rộng M: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang, vô tận, bất tận, b) Tả chiều dài (xa) M: tít tắp, tít mù khơi, thăm thẳm, vời vợi, ngút ngàn, dằng dặc, lê thê, lướt thướt, Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  10. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 c) Tả chiều cao M: cao vút, chót vót, vời vợi, chất ngất, d) Tả chiều sâu M: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm, - BT6: Biết đặt câu với một trong các từ ngữ tìm được ở HĐ5. HS HTT đặt nhiều câu, câu văn hay, có hình ảnh, + Phương pháp: vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. HĐ7: ĐGTX + Tiêu chí: quan sát ảnh, đặt câu miêu tả sóng nước trong mỗi ảnh. HS HTT đặt những câu văn hay, có sử dụng các hình ảnh so sánh, + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: gghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ8,9: ĐGTX + Tiêu chí: - Xếp đúng các từ sau: ì ầm, lăn tăn, trào dâng, cuộn trào, ào ào, dềnh dàng, rì rào, ầm ầm, lao xao, dập dềnh, ì oạp, ào ạt, ầm ào, cuồn cuộn, lững lờ vào các nhóm. Tả tiếng sóng Tả làn sóng nhẹ Tả đợt sóng mạnh M: ì ầm M: lăn tăn M: cuồn cuộn - Chọn một trong các từ trên để đặt câu. HS HTT đặt những câu văn hay, có sử dụng các hình ảnh so sánh, - Ví dụ: + Tiếng sóng vỗ lao xao ngoài sông. + Trước cơn bão, từng đợt sóng cuồn cuộn dâng trào như nuốt chửng mọi thứ. + Mặt biển lăn tăn gợn sóng. + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - HS tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn các em nắm và hiểu thêm về một số từ Thiên nhiên; đặt được 1 đến 2 câu có sử dụng vốn từ vừa tìm được. - BVMT: Em hãy đặt câu có sử dụng từ mình tìm được nói về vẻ đẹp của quê hương mình. - HS tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn CHT trong nhóm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Ghi nhớ các từ ngữ miêu tả không gian, sông nước, học thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ; vận dụng vào đặt câu, viết văn, giao tiếp, - Tìm hiểu thêm một số từ ngữ về thiên nhiên, đặt những câu văn miêu tả vẻ đẹp của quê hương cho người thân nghe. BUỔI CHIỀU Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  11. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 Tiếng Việt: BÀI 8B: ẤM ÁP RỪNG CHIỀU (TIẾT 1) I. Mục tiêu: - KT:Đọc - hiểu bài thơ Trước cổng trời. Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4,5; thuộc lòng những khổ thơ em thích). - KN: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ của thiên nhiên vùng cao nước ta. Rèn đọc diễn cảm bài thơ. -TĐ: Tự hào về vẻ đẹp của đất nước. - NL : Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ. Biết diễn đạt nội dung các câu trả lời; cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên tươi đẹp. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: tranh, bảng phụ. - Học sinh: Tài liệu HDH. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. HĐ1: (Theo tài liệu): Quan sát ảnh cổng trời ĐGTX + Tiêu chí: - Quan sát và mô tả được hình ảnh trong bức tranh. - Trình bày được sự hiểu biết liên quan đến bức ảnh. - Trình bày ngắn gọn, to, rõ ràng, mạch lạc. - Biết dùng ngữ điệu, thái độ trong khi trình bày. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn,đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. 2. HĐ2,3,4: (Theo tài liệu) ĐGTX + Tiêu chí: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng vừa ấm cúng, thân thương của bức tranh vùng cao. - Nhấn giọng ở những từ ngữ: ngút ngát, ngân nga, ngút ngàn, nguyên sơ, thực, mơ, vạt nương, ngựa rung, hoang dã,thấp thoáng, - Hiểu nghĩa các từ: nguyên sơ, vạt nương, triền, sương giá. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn , đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời,. 3. HĐ5: (Theo tài liệu) ĐGTX + Tiêu chí: hiểu nội dung bài đọc của học sinh. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  12. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - Câu 1: Địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá. Từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là chiếc cổng để đi lên trời. - Câu 2: Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ đầu rất đẹp. Giữa hai bên vách đá lộ ra một cổng trời. Ở đây ta có thể nhìn thấy mây bay, cỏ cây trùng điệp và cảm nhận được hơi mát từ gió giữa khung cảnh thiên nhiên. - Câu 3: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2,3 và 4: Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo, có thể thấy cả một không gian mênh mông, bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương màu mật, những thung lũng lúa đã chín vàng như mật đọng, Xa xa kia là thác nước trắng xóa đổ xuống từ triền núi cao, vang vọng, ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát trong uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi bóng mình xuống nước - Câu 4: Điều khiến cánh rừng sương giá ấy như ấm lên là bởi có hình ảnh con người. Những người dân đi làm giữa cảnh suối reo, nước chảy. - Câu 5: HS trả lời và giải thích theo cách hiểu của mình. - Nêu được nội dung chính của bài. - Liên hệ thực tế về vai trò, trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ rừng và cảnh quan thiên nhiên. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập. 4. HĐ6: (Theo tài liệu) ĐGTX + Tiêu chí: - Chọn được khổ thơ yêu thích và học thuộc lòng. - Đọc diễn cảm những khổ thơ đã chọn, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. + Phương pháp:quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - HS tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em đọc đúng và hiểu bài Trước cổng trời. - Câu hỏi gợi mở: Hướng dẫn các em đọc đúng và HD giọng đọc của bài thơ. - HS tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn, hỗ trợ các bạn CHT trong nhóm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Miêu tả lại bức tranh thiên nhiên em đã được học cho người thân nghe. - Tìm hiểu thêm về một số cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương, đất nước. Viết cảm xúc, suy nghĩ của mình về một trong số những cảnh đẹp đó. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  13. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 KHOA HỌC: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết được nguyên nhân và cách phòng bệnh viêm gan A - KN: Rèn kĩ năng quan sát, trình bày, lắng nghe. - TĐ: Giáo dục học sinh học tập tích cực, yêu thích môn học. - NL: Giúp HS phát triền năng lực nghiên cứu, tìm hiểu xã hội. II. Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ ở SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV. Điều chỉnh hoạt động học : A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1,2,3,4: Theo logo ĐGTX - Tiêu chí: HS liên hệ từ thức tế để chia sẻ: hiểu biết đơn giản về bênh viêm gan A. Đọc thông tin ở sách hướng dẫn để hoàn thành sơ đồ về bệnh viêm gan A. Nắm được tác nhân gây bệnh và cách phòng tránh bệnh viêm gan A. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ 1,2: Theo logo ĐGTX - Tiêu chí: HS đóng vai thể hiện được tình huống theo sách hướng dẫn để đặt được những câu hỏi tim hiểu về bệnh viêm gan A và đưa ra được những ý kiến về cách ăn uống khi bị bệnh để tránh lây lan qua người khác. - Phương pháp:Quan sát; vấn đáp. - Kĩ thuật:ghi chép ngắn; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. V. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em nắm được các nội dung cơ bản của tiết học. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các bạn TTC. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Nói với người thân và cùng thực hiện những việc nên làm để phòng tránh bệnh viêm gan A. Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2019 BUỔI SÁNG Tiếng Việt: BÀI 8B: ẤM ÁP RỪNG CHIỀU (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - KT: Lập được dàn ý, viết được đoạn văn tả một cảnh đẹp của địa phương. - KN: Biết chuyển một phần trong dàn ý đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh. - TĐ: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  14. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy, tự học, hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV: SHD, bảng phụ. - HS: SHD. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: (Theo tài liệu): Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em. ĐGTX + Tiêu chí: - Chọn được một cảnh đẹp của địa phương. - Ghi lại được những điều em quan sát được về cảnh vật của địa phương mình. - Lập được dàn ý: Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp định tả, địa điểm của cảnh đẹp đó, giới thiệu được thời gian, địa điểm mà mình quan sát. Thân bài: Tả những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp, những chi tiết làm cho cản đẹp trở nên gần gũi, hấp dẫn người đọc. Có thể sắp xếp các chi tiết theo trình tự: từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, Kết bài: Nêu cảm xúc của mình với cảnh đẹp quê hương. - Biết nêu kết quả quan sát của em trước lớp. Ví dụ: Dàn ý cho bài văn tả dòng sông. 1. Mở bài: Giới thiệu bao quát: - Em sinh ra và lớn lên ở quê hương Lệ Thủy, nơi có dòng Kiến Giang thơ mộng. - Nơi diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống nổi tiếng mỗi dịp mồng 2 tháng 9. - Con sông này gắn bó với tuổi thơ em. 2. Thân bài: a) Buổi sớm: - Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương. - Những xóm làng bên kia sông dần hiện ra trong màn sương mỏng. - Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm. - Mọi người ra bến nước giặt giũ, tiếng nói, tiếng cười xôn xao, í ới. - Tiếng mái chèo khua nước lao xao. - Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước. - Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ. - Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng. - Bóng người đi bộ, tập thể dục buổi sáng trên cầu; tiếng còi ô tô bắt khách, b) Buổi chiều: - Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát. - Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng. - Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  15. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang. - Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em: - Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm. - Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. HĐ2: (Theo tài liệu) ĐGTX + Tiêu chí: đọc gợi ý ở sách HDH, kết hợp dàn ý đã lập ở HĐ1, viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của địa phương em. Ví dụ: Sông Kiến Giang chảy quanh xóm làng. Dòng sông như người mẹ hiền, là nguồn sống cho người dân quê tôi. Nó là nguồn nước chính cung cấp cho những cánh đồng, ruộng rau, là nguồn cung cấp thủy hải sản quý giá, đôi khi lại là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt. Nơi đây cũng gắn bó với bao kỉ niệm thời ấu thơ của tôi. Chiều chiều lũ trẻ chúng tôi rủ nhau ra bờ sông nô đùa, tắm mát. Khi ấy dòng sông như người bạn hiền hòa ngắm nhìn lũ trẻ chúng tôi vui chơi, mặt nước in bóng những nụ cười rạng rỡ. Những tia nắng cuối ngày phản chiếu xuống mặt sông lấp lánh. Vào những ngày đánh cá, dòng sông lại tấp nập thuyền bè qua lại rộn ràng. Những mẻ tôm, mẻ cá đầy ắp như những chiến lợi phẩm mà dòng sông dành tặng cho người dân quê tôi. + Phương pháp: vấn đáp, viết + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng, viết nhận xét. V. Dự kiến phương án hố trợ HS: - HS tiếp thu còn hạn chế : Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em lập được dàn ý cho bài văn tả cảnh; Viết được đoạn văn 5 – 7 câu. - Câu hỏi gợi mở: Bố cục bài văn có mấy phần ? Em dự định sẽ tả cảnh đẹp nào của quê hương mình ? - HS tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và hướng dẫn các bạn trong nhóm phần lập dàn ý. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng - HS về nhà dựa vào dàn ý vừa lập viết hoàn chỉnh phần thân bài của bài văn tả cảnh đẹp của địa phương. - Đoc bài viết cho người thân nghe. - Tìm đọc những bài văn, đoạn văn miêu tả hay để tham khảo. TOÁN: BÀI 25: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS ôn lại cách đọc,viết,xếp thứ tự các số thập phân và thuwcjhieenj được dạng toán tính bằng cách thuận tiện nhất. - KN: Rèn kĩ năng thực hành nhanh, thành thạo. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  16. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - TĐ: GD thái độ tích cực thực hành. - KN: Phát triển cho HS năng lực giải quyết vấn đề, suy luận toán học. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. HS: vở ô li III. Điều chỉnh hoạt động học: IV. Điếu chỉnh NDDH : không +/ HĐ khởi động: Trò chơi: “ Đố bạn” : Củng cố,khắc sâu kiến thức về số thập phân và cách so sánh hai số thập phân, ĐGTX - Tiêu chí: HS nhìn vào phiếu nêu nhanh kết quả. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời +/ HĐ 1,2: Củng cố, khắc sâu về cách đọc, viết số thập phân. ĐGTX - Tiêu chí: HS đọc và viết được số thập phân. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp, viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời,viết nhận nhận xét(GV) +/ HĐ 3: Củng cố, khắc sâu cách sắp xếp số thập phân theo thứ tự. ĐGTX - Tiêu chí: HS sắp xếp các số theo thứ từ lớn đến bé. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp, - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời. +/ HĐ 4: . ĐGTX - Tiêu chí: HS biết cách thực hiện tính bằng cách thuận tiện nhất. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp, viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời,viết nhận nhận xét(GV) V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em nắm chắc cách đọc, viết và so sánh các số thập phân. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡcác bạn trong nhóm VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình: Đọc Em có biết về số thập phân để biết thêm thay vì khi chúng ta viết số thập phân thường dùng dấu phẩy để phân biệt giữa phần nguyên và phần thập phân thì ở một số nước khác người ta dùng dấu chấm để thay thế. Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2019 Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  17. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 BUỔI SÁNG TOÁN : BÀI 26: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN (T1) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. - KN: Có kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng thập phân. - TĐ: Giáo dục các em tính tự giác, ham thích tìm hiểu môn học - KN: Giúp phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề học tập trong tiết học II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: thẻ , phiếu BT. HS: vở ô li III. Điều chỉnh hoạt động học: IV. Điếu chỉnh NDDH : theo logo 1. TC: ‘‘Xếp thẻ’’ khởi động tiết học : Củng cố, khắc sâu kiến thức về các đơn vị đo độ dài. ĐGTX - Tiêu chí:HS đọc và xếp được tên các đơn vị đo độ dài đã học và xếp được các thẻ theo thứ tự có đơn vị đo từ lớn đến bé. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động: a) Hoàn thành bảng ghi tên các đơn vị đo độ dài. b) Nếu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề. c) Hoàn thành các ví dụ d) Đọc kĩ nhận xét ĐGTX - Tiêu chí:HS hoàn thành được bảng đơn vị đo độ dài. Biết mỗi đơn vị đô độ dài gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền sau nó. Biết mỗi đơn vị đo độ dài bằng 1 ( bằng 0,1) đơn vị lớn 10 hơn liền trước. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời 3. Đọc kĩ ví dụ và giải thích cho bạn nghe. 4. a) Nêu quan hệ giữa một số đơn vị doddooj dài thông dụng rồi viết vào vở. b) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. ĐGTX - Tiêu chí: HS nêu được mối quan hệ của một số đơn vị đo độ dài. - Phương pháp: Quan sát;vấn đáp; viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn;nhận xét bằng lời; viết nhận xét V.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  18. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Hỗ trợ, tiếp cận giúp các em nắm chắc bảng đơn vị đo độ dài, nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị . +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH giúp đỡ các bạn trong nhóm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về chia sẻ cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân cho những người thân trong gia đình. Tiếng Việt: BÀI 8B: ẤM ÁP RỪNG CHIỀU (TIẾT 3) I. Mục tiêu: - KT : Kể lại được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - KN: Biết trao đổi với các bạn về trách nhiệm của con người với thiên nhiên. Rèn kỹ năng nghe, lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn. - TĐ: Giáo dục HS yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp. Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. - NL: Phát triển năng lực tư duy, ngôn ngữ (nói, viết), tự học, hợp tác nhóm. BVMT: Mở rộng thêm một số hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với thiên, giáo dục HS ý thức BVMT. II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: - GV: SHD, tranh ảnh minh họa câu chuyện. - HS: SHD. III. Điều chỉnh ND dạy học: Không. IV. Điều chỉnh hoạt động: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ3: (Theo tài liệu) ĐGTX + Tiêu chí: a. Đọc gợi ý hướng dẫn. b. Tìm đúng câu chuyện, bám sát gợi ý. c. Nắm chắc trình tự kể và sắp xếp câu chuyện theo trình tự đó (diễn biến các sự việc). + Phương pháp: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày miệng. HĐ4,5,6: (Theo tài liệu) ĐGTX + Tiêu chí: - Tập kể chuyện trong nhóm. Nhận xét được bạn kể. - HS thi kể chuyện trước lớp. - Kể đúng câu chuyện theo ND, trình tự, - Bình chọn HS kể hay, hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người nghe. - HS nêu được ý nghĩa câu chuyện, rút ra bài học cho bản thân. - Thảo luận, trả lời được câu hỏi: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  19. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 + Yêu quý thiên nhiên. + Chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên. + Chăm sóc vật nuôi. + Không tàn phá rừng. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, kể chuyện, ghi chép ngắn, tôn vinh học tập. V. Dự kiến phương án hỗ trợ HS: - HS tiếp thu còn hạn chế : chọn câu chuyện có ND đơn giản, ngắn gọn, kể đúng - Câu hỏi gợi mở: 1. Câu chuyện gồm những nhân vật nào ? 2. Nội dung câu chuyện nói về điều gì ? - HS tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm trình bày được câu chuyện trước lớp tốt. - BVMT: Em làm gì để bảo vệ quê hương, cảnh đẹp của quê hương mình. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: - HS về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện các em đã chọn kể ở lớp. - HS về nhà sưu tầm thêm các câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. TIẾNG VIỆT: Bài 8C: CẢNH VẬT QUÊ HƯƠNG ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa trong một số câu văn. - KN: Rèn kĩ năng đọc, phân biệt các nghĩa của từ nhiều nghĩa và đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. - TĐ: Giáo dục học sinh thái độ học tập tích cực, biết yêu quý, giữ gìn Tiếng Việt. - NL: Giúp HS phát triền năng lực năng lực giao tiếp, NL tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị đồ dùng: SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV. Điều chỉnh hoạt động học : HĐ 1 : Theo logo: ĐGTX - Tiêu chí: HS tìm được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa thông qua trò chơi. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. HĐ 2 : Theo logo ĐGTX - Tiêu chí: HS tìm được lời giải nghĩa thích hợp cho từ xuân trong mỗi câu. 1-a; 2-c; 3b - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ 3 : Theo logo: Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  20. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 ĐGTX - Tiêu chí: HS xác định được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ cho sẵn. Cao: + Có chiều cao lớn hơn mức bình thường- Nghĩa gốc. + Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường- Nghĩa chuyển Nặng: + Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường- Nghĩa gốc + Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường- Nghĩa chuyển Ngọt: +Có vị như vị của đường, mật + Lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe + Âm thanh nghe êm tai. - Phương pháp: quan sát; viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; viết nhận xét bằng kí hiệu. HĐ 4 : Theo logo: ĐGTX - Tiêu chí: HS đặt được câu để phân biệt các nghĩa của một trong những từ nói trên. - Phương pháp: quan sát; viết - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; viết nhận xét bằng kí hiệu . V. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh TTC: Giúp các em nhận ra đâu là nghĩa gốc bằng cách giải nghĩa từ giúp các em. +/ Đối với học sinh TTN: hoàn thành nhanh các yêu cầu và giúp đỡ bạn TTC. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Tìm thêm một số từ nhiều nghĩa và chỉ ra nghĩa gốc và nghĩa chuyển của chúng cùng với người thân. HĐNGLL: EM YÊU TRƯỜNG EM. TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Mục tiêu: - KT: Giúp học sinh nắm được các truyền thống của trường về các thành tích, gương điển hình qua các năm, sự phát triển về mọi mặt. - KN: HS có kĩ năng vận dụng kiến thức mình biết để thực hành tốt. - TĐ: Các em biết tự hào về truyền thống của nhà trường, tự liên hệ bản thân để phấn đấu. - NL: Phát triển năng lực hợp tác, tư duy. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị tư liệu để cung cấp cho HS nếu HS chưa nắm. - Chuẩn bị các câu hỏi để cho HS chơi rung chuông vàng - HS chuẩn bị bảng con III. Các hoạt động: Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  21. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 HĐ khởi động: cho hát tập thể bài hát về trường. “Mái trường mến yêu” HĐ 1: Hệ thống một số hiểu biết về trường Việc 1: yêu cầu HS thảo luận để ghi lại tên các anh chị đã đạt những giải cao trong môn tiếng Anh; TDTT; ngày hội học sinh TH; CHĐG; Việc 2: Chia sẽ trước lớp. GV chia sẽ thêm ĐGTX - Tiêu chí :HS nhớ được tên một số anh chị của những năm học trước đạt giải mà mình biết. - Phương pháp : quan sát, vấn đáp ; - Kĩ thuật : ghi ghép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 2: Trò chơi “Rung chuông vàng” Việc 1: GV nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi Việc 2: Cho HS chơi Việc 3: Đánh giá qua trò chơi. Cho học sinh liên hệ bản thân có ý thức phấn đấu trong năm học. ĐGTX - Tiêu chí :HS nhớ lại những kiến thức được ôn ở phần 1 và kiến thức thực tế mình biết để ghi nhanh kết quả vào bảng con, người cuối cùng còn lại là người chiến thắng. VD : Hãy ghi tên HS của trường đã đạt huy chương vàng trong môn bơi ? HS ghi được cả họ và tên thì tuyên dương hoặc chỉ ghi được tên cũng tốt. - Phương pháp : quan sát, vấn đáp ; - Kĩ thuật : ghi ghép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ kết thúc : GV hệ thống lại kiến thức của tiết học. Phần ứng dụng : Yêu cầu HS về tìm hiểu thêm qua bạn bè, người thân, để hiểu rõ hơn nữa về truyền thống của trường. BUỔI CHIỀU KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết con đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/ AIDS. - KN: Rèn kĩ năng quan sát , nhận xét và nêu được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV - TĐ: Giáo dục học sinh không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  22. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - NL: Giúp HS phát triền năng lực nghiên cứu, tìm hiểu xã hội. II. Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ ở SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV. Điều chỉnh hoạt động học : A. Hoạt động cơ bản: HĐ 1,2,3,4: Theo logo ĐGTX - Tiêu chí: HS liên hệ thực tế và trình bày hiểu biết của mình về HIV/AIDS. Dựa vào thông tin ở tài liệu để nắm được HIV là gì? AIDS là gì? con đường lây truyền HIV , cách phòng tránh HIV và biết không nên kì thị xa lánh người bị nhiễm HIV. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. B. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em nắm được các nội dung cơ bản của tiết học. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và hỗ trợ các bạn TTC C.Hướng dẫn phần ứng dụng: Cùng người thân nói về những hành vi của mình đối với người nhiễm HIV ÔN LUYỆN TV: TUẦN 8 ( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I.Mục tiêu: - KT : Đọc và hiểu truyện : Hai cây phong . Nêu được cảm nhận riêng về vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên. - KN : Rèn HS kĩ năng trình bày câu trả lời ngắn gọn, vận dụng các kiến thức đã học để làm BT nhanh. - TĐ : GD học sinh biết yêu thương bố mẹ, những người thân. - NL : Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt, cảm thụ văn bản. II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: Tài liệu học : Vở HD em tự ôn luyện TV HS: Vở HD em tự ôn luyện TV. III. Điều chỉnhnội dung học: theo tài liệu IV. Điếu chỉnh hoạt động học : +/ HĐ k/động :(Toàn lớp) ĐGTX - Tiêu chí: HS nêu được vai trò quan trọng của cây cối trong cuộc sống - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi +/ HĐ 3 : Học sinh đọc và hiểu được truyện : Hai cây phong. ĐGTX Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  23. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: HS trả lời được các câu hỏi như : Câu a : Những chi tiết trong bài thể hiện tình cảm của tác giả đối với hai cây phong : Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về mong sao chóng về tới làng. Câu b : Nhân vật trong bài yêu quý hai cây thông vì : nhân vật tôi biết hai cây phong từ thuở mới biết nhìn và nó đã gắn bó biết bao kỉ niệm với nhân vật . Câu c : Bài viết gợi cho em cách nhìn cách cảm nhận về cảnh vật xung quanh là : thiên nhiên xung qunh ta là những người bạn, qua đó em càng yêu thiên nhiên hơn. Câu d : Em học tập được những điều về cách tả cảnh vật qua bài viết là : sự liên tưởng, phép nhân hóa và thể hiện tình cảm của mình trong bài viết. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi +/HĐ 4: (Cặp đôi) ĐGTX - Tiêu chí: Học sinh điền được dấu thanh thích hợp vào các chữ in đậm và giải thích được vì sao. - Phương pháp: quan sát, vấn đáp(vấn đáp kiểm tra) - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi +/ HĐ 5( cặp đôi): Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm ĐGTX - Tiêu chí: Học sinh đặt được câu để làm rõ nghĩa của từ nhiều nghĩa(dựa vào mẫu) : - Phương pháp: quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời V.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận, hướng dẫn giúp các em nắm chắc các kiến thức đã học. Hoàn thành được HĐ 3,5 +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở vở và hỗ trợ thêm cho các bạn tiếp thu chậm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần vận dụng 6 ÔN LUYỆN TOÁN: TUẦN 8 ( VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN) I.Mục tiêu: - KT: Giúp HS đọc, viết, so sánh, sắp thứ tự các số thập phân; - KN: Rèn kĩ năng viết đúng các số đo đọ dài dưới dạng số thập phân, làm bài tập nhanh. - TĐ: GD tính cẩn thận khi viết phân số - NL: Giúp HS phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - HS+ Gv chuẩn bị vở “ Em tự ôn luyện” III.Điều chỉnh nội dung dạy học: thực hiện bài 1,2,3,4,5,6,7 Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  24. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 IV.Điều chỉnh Hoạt động học: HĐ 1,2,3: (C á nhân) ĐGTX - Tiêu chí : các em biết viết số thập phân gọn hơn,Điền đúng dấu ><= để so sánh được các số thập phân, viết được số đo độ dài dướ dạng số thập phân. - Phương pháp :quan sát, vấn đáp ; - Kĩ thuật : ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 5,6,7: ( Cặp đôi) ĐGTX - Tiêu chí : Hs tự đọc và viết được các số thập phân, - Phương pháp :quan sát, vấn đáp ; - Kĩ thuật : ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. V. Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em nắm cách đổi số đo viết về số thập phân +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh : Hoàn thành tốt các bài tập và giúp đỡ các bạn trong nhóm . VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em về hoàn thành các bài còn lại của phần ôn luyện Thứ sáu ngày 18 tháng 10 năm 2019 BUỔI SÁNG ÂM NHẠC: Ôn 2 bài hát: Reo vang bình minh. Hãy giữ cho em bầu trời xanh. Nghe nhạc I.Mục tiêu - KT: + Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca + Biết kết hợp vận động phụ hoạ. + Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - KN: HS hát kết hợp các động tác phụ họa mạnh dạn, tự tin. Trình bày to, rõ ràng; biết lấy hơi cuối mỗi câu hát. - TĐ: Yêu ca hát, tích cực tham gia hoạt động ca hát. - NL: Biểu diễn bài hát cho bạn và cho người thân trong gia đình nghe. II. Chuẩn bị -GV: SGK Âm nhạc5 -HS: Nhạc cụ gõ ( song loan, thanh phách,.) III. Tiến trỡnh dạy học A.Hoạt động cơ bản. Việc 1:Ổn định lớp Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  25. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: Trưởng ban văn nghệ điều khiển thi hát . Việc 3: Đánh giai điệu cho Hs đoán tên bài hát ? Đây là giai điệu của bài hát gì chúng ta đã học ? GV đệm đàn cho lớp nghe lại 2 bài hát. Việc 2: GVgiới thiệu nội dungbài học, ghi đề bài lên bảng. Việc 3: HS Khởi động giọng. ĐGTX -Tiêu chí: +HS tham gia trò chơi tích cực. + HS nghe nhạc đoán đúng giai điệu bài hát đó học. -Phương pháp: Quan sát. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn. B. Hoạt động thực hành. Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát Hoạt động 1: Ôn bài hát “Reo vang bình minh” Việc 1: GV Hướng dẫn HS hát ôn lại bài 1 lần kết hợp gõ đệm. GV đàn giai điệu cho HS hát theo. GV nhận xét sữa sai. Việc 2: Cho HS luyện theo tổ, nhóm. Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm ôn lại bài hát. Việc 3: Hướng dẩn HS hát theo hình thức lỉnh xướng, đồng ca đối đáp Việc 4: Cho Hs hát kết hợp vổ tay theo nhịp. Hát đồng thanh yêu cầu hát rõ lời, Hoạt động 2: Ôn bài hát “hãy giữ cho em bầu trời xanh” Việc 1: Hát đồng thanh yêu cầu hát rõ lời, thể hiện khí thế của bài hát theo nhịp đi. - Cho Hs hát + vổ tay theo nhịp : Từng nhóm thực hiện. Việc 2: Gv? Trong bài hát, hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình ? ? Hãy hát một câu hát trong bài hát khác về chủ đề hoà bình. Việc 3: GV biểu diễn hát kết hợp phụ họa. GV làm mẫu động tác phụ hoạ và hướng dẫn HS thực hiện Việc 4:GV chỉ định từng tổ, nhóm, cá nhân trình bày. GV nhận xét đánh giá. ĐGTX - Tiêu chí:+ HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. +HS biết hát kết hợp gỗ đệm theo phách, theo nhịp bài hát. +HS biết hát kết hợp vận động phụ họa theo hướng dẫn - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  26. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 Nội dung 2: Nghe nhạc: Bài hát “ Lí cây bông” dân ca Nam Bộ. Việc 1: Nghe GV giới thiệu về bài hát Việc 2: Cho HS nghe bài hát lần thứ nhất. Việc 3: Trao đổi cảm nhận của HS về bài hát ? Khi được nghe bài hát em có cảm nhận gì ? - GD nhắc nhở thái độ cho HS qua nội dung. Việc 4: Cho HS nghe lại lần 2 Việc 5: - Cho HS nhắc lại ND bài hát? các em các bài hát thuộc thể loại dân ca có hay không ? Các em có yêu thích các bài hát dân ca không ? Việc 6: GV cho Hs nghe lại lần 3 có thể cho các em cùng hát theo . ĐGTX - Tiêu chí:+ HS nghe nhạc và nêu được cảm nhận về bài hát dân ca. +HS hiểu được thái độ qua nội dung bài hát. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời C. Hoạt động ứng dụng Việc 1: Cho cả lớp hát lại 2 bài hát đã được ôn tập. Việc 2: Đánh giá tiết học: GV tuyên dương những Hs có thái độ học tập tốt. Chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài. Nhắc nhở các Hs chưa có ý thức học tập còn nói chuyện và biểu diễn bài hát chưa được tự nhiên, cần cố gắng hơn. Việc 3:Dặn HS về nhà ôn lại bài BUỔI CHIỀU TOÁN : BÀI 26: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN (T2) I. Mục tiêu: - KT: Hs viết được số đo dưới dạng số thập phân. - KN: HS có kĩ năng thực hành làm nhanh các bài tập - TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học. - KN: Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: phiếu BT. HS: vở ô li III. Điều chỉnh hoạt động học: IV. Điếu chỉnh NDDH : không +/ HĐ khởi động: Trò chơi: “ Đố bạn” : Củng cố,khắc sâu kiến thức về mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  27. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 ĐGTX - Tiêu chí: HS nhìn vào phiếu nêu nhanh kết quả. - Phương pháp: Quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép nhanh; nhận xét bằng lời +/ HĐ 1,2,3,4 : ĐGTX - Tiêu chí: HS viết được số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp; viết - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi- nhận xét bằng lời; viết nhận xét. V.Dự kiến phương án hỗ trợ cho HS: +/ Đối với học sinh tiếp thu còn hạn chế: Giúp các em thực hiện được các bài tập. +/ Đối với học sinh tiếp thu nhanh: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao ở HDH và giúp đỡ các bạn trong nhóm. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Hướng dẫn các em thực hiện phần ứng dụng ở SHD cùng bố mẹ, anh chị của mình TIẾNG VIỆT: Bài 8C: CẢNH VẬT QUÊ HƯƠNG ( TIẾT 2) I. Mục tiêu: - KT: Giúp HS biết cách viết đoạn văn mở bài và kết bài của bài văn tả cảnh - KN: Rèn kĩ năng viết đoạn văn mở bài và kết bài - TĐ: Giáo dục học sinh thái độ học tập tích cực, thể hiện được cảm nghĩ của mình về cảnh con đường từ nhà đến trường. - NL: Giúp HS phát triền năng lực năng lực giao tiếp. II. Chuẩn bị đồ dùng: SHD III. Điều chỉnh nội dung dạy học: Theo các nội dung dạy học ở SHD IV. Điều chỉnh hoạt động học : HĐ 5 : Theo logo: ĐGTX - Tiêu chí: HS đọc hai đoạn văn và phân biệt được đoạn a là mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn b là gián tiếp. Cách viết mở bài trực tiếp ngắn gọn hơn, giới thiệu luôn cảnh vật cần tả. Còn mở bài theo kiểu gián tiếp thì dài hơn và dẫn dắt trước khi vào giới thiệu cảnh vật. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ 6 : Theo logo: ĐGTX - Tiêu chí: HS đọc hai đoạn văn và tìm sự giống và khác nhau giữa hai kiểu kết bài: + Giống nhau: Đều nói lên tình cản yêu quý, gắn bó thân thiết của tác giả với con đường. + Khác nhau: Đoạn a- khẳng định sự thân thiết của người viết với con đường. Đoạn b- vừa nói về sự yêu quý của người viết vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh và ý thức giữ gìn con đường sạch đẹp của bạn nhỏ. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  28. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ 7,8 : Theo logo: ĐGTX - Tiêu chí: HS viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp và một đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương. Sau đó chia sẻ trước lớp. - Phương pháp: quan sát; vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; trình bày miệng, tôn vinh học tập, nhận xét bằng lời. V. Dự kiến phương án hỗ trợ học sinh: +/ Đối với học sinh TTC: Giúp các em viết đoạn mở bài và kết bài theo gợi ý. +/ Đối với học sinh TTN: viết đoạn văn mở bài và kết bài theo đúng yêu cầu nhanh. VI. Hướng dẫn phần ứng dụng: Đọc lại hai đoạn văn cho người thân cùng nghe. Viết thêm phần thân bài. GDTT : SINH HOẠT ĐỘI : THI KỂ NHỮNG MẪU CHUYỆN VỀ PHỤ NỮ VIỆT NAM 1/ Mục tiêu: -KT : Nhận xét, đánh giá HĐ của chi Đội trong thời gian vừa qua. Đề ra kế hoạch HĐ của chi Đội tuần tới. kể được câu chuyện về phụ nữ Việt Nam. -KN : HS có KN trình bày trôi chảy, các nội dung đánh giá. Kể chuyện hấp dẫn, tự tin. -TĐ : GD HS có ý thức phấn đấu, sửa chữa khuyết điểm, phát huy những thành tích đã có để tuần tới đạt KQ cao hơn. Biết yêu quý những người phụ nữ như : mẹ, cô giáo, chị, bạn gái - NL : Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ. 2/ Các HĐ chính *Tổng kết , đánh giá ,nhận xét công tác tuần qua: +YC các phân đội thảo luận các HĐ của phân đội mình về các mặt: Học tập,nề nếp, công tác vệ sinh, tư cách đội viên, HĐ Đội, HĐ giữa giờ +Các phân đội trưởng báo cáo. +Chi đội trưởng nhận xét tình hình hoạt động của chi đội trong thời gian qua. +Chị phụ trách nhận xét chung: - Một số tồn tại: + Một số đội viên chưa tích cực trong công tác ôn bài đầu giờ + Một số đội viên còn xô đầy nhau ĐGTX - Tiêu chí : CĐT,PĐT nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần qua, yêu cầu trình bày rõ ràng có ghi chép theo dõi cẩn thận. - Phương pháp : Quan sát - Kĩ thuật : ghi chép nhanh *Kế hoạch công tác tuần đến. -Tiếp tục củng cố các nề nếp và kiểm tra tác phong , TCĐV khi đến trường. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy
  29. Lớp 5B Năm học: 2019 - 2020 - Thường xuyên củng cố các nề nếp tự quản, truy bài đầu giờ. - Xây dựng ý thức trung thực , nghiêm túc trong các hoạt động học - Chuẩn bị ôn tập cho KTĐK GKI đạt điểm cao. - Tăng cường vệ sinh lớp phong quang trường sạch sẽ. - Sửa chữa các khuyết điểm tuần trước. ĐGTX - Tiêu chí : HS nêu được những việc làm trong tuần tới, yêu cầu trình bày rõ ràng cụ thể từng việc. - Phương pháp : quan sát ;vấn đáp - Kĩ thuật :Ghi chép ngắn ; Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. *Tổ chức thi kể chuyện về phụ nữ Việt Nam. Cho các nhóm trao đổi câu chuyện trong nhóm sau đó chọn một câu chuyện để kể trước lớp. Đại diện các nhóm lần lượt kể Các nhóm khác chia sẽ thêm về tinh thần kể,ngữ điệu và nội dung ý nghĩa câu chuyện đúng theo yêu cầu chưa. GV cho học sinh lên hệ và giáo dục ĐGTX - Tiêu chí : HS kể được đầy đủ nội dung câu chuyện,kể tự tin, câu chuyện có ý nghĩa về việc ca ngợi những người phụ nữ VN. - Phương pháp : Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật :ghi chép ngắn ; nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập * Tổng kết tiết học : Cho các em hát một bài hát tập thể. Giáo viên: Trần Thị Ngọc Nhung Trường Tiểu học Phú Thủy