Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 30

doc 23 trang thienle22 7060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_lop_5_tuan_30.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 5 - Tuần 30

  1. TUẦN 30: Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TOÁN ; Ôn tập về đo diện tích. I. Mục tiêu; - HS biết quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích; Chuyển đổi các số đo diện tích( với các đơn vị đo thông dụng); Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. - HS làm được bài tập 1, 2( cột 1), 3( cột 1) - HS tích cực trong học toán. II. Chuẩn bị - GV : Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích trống, bảng nhóm. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn làm bài tập 3 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1. ( Hoạt động cá nhân) - GV cho HS tự làm bài tập . - Gọi HS đọc kết quả - GV nhận xét kết luận đúng. - GV cho HS học thuộc các đơn vị đo diện tích - GV Hỏi: + Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền? + Đơn vị bé bằng một phần mấy của đơn vị lớn hơn liền kề ? * Bài 2.( Hoạt động cá nhân) - GV cho HS làm bài rồi chữa bài - GV theo dõi HS làm bài. - GV nhận xét và sửa sai. * Bài 3.( Hoạt động cá nhân) GV cho HS làm bài rồi chữa bài . - GV nhận xét và chữa bài, đưa ra đáp án đúng. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : Chuyển đổi các số đo diện tích( với các đơn vị đo thông dụng); Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. IV.Hoạt động ứng dụng - Nêu sự liên quan về các đơn vị đo diện tích 1
  2. Tiết 2: TẬP ĐỌC Ôn bài: Một vụ đắm tàu- Con gái. I. Mục tiêu Giúp HS - Biết đọc diễn cảm bài văn; biết ngắt nghỉ hơi hợp lí. - Hiểu ý nghĩa: Tình bạn tốt đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. - Giáo dục HS tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè. GD HS ý thức đấu tranh chống lại quan niệm lạc hậu đó, học tập được đức tính tốt của bạn Mơ. II.Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: Trò chơi vòng tròn tình bạn Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi cảu bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, lá thăm đến bạn nào thì bạn đó trả lời. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc đúng - 1 HS K/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1-2 lượt. - GV chia đoạn. - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn trong nhóm. - Giải nghĩa từ khó. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu ND chính của bài. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời 2
  3. +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta ; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm -Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn. - Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. - Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà các em đọc bài Một vụ đắm tàu- Con gái thật lưu loát và diễn cảm cho ba mẹ nghe. Tiết 3:CHÍNH TẢ ( nghe- viết ) Cô gái của tương lai. I. Mục tiêu - HS nghe viết đúng bài chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai, tên riêng nước ngoài, tên tổ chức. - HS biết viết hoa đúng tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức. - Giáo dục HS có ý thức viết chữ đẹp, giữ gìn vở sạch. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBVN điều hành lớp hát 1 bài 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. HD HS nghe - viết chính tả . * Tìm hiểu nội dung bài văn. - GV gọi HS đọc đoạn văn. - Hỏi. Đoạn văn giới thiệu về ai? + Tại sao Lan Anh được gọi là mẫu người của tương lai? - GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS. * Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm đợc. * Viết chính tả. - GV đọc – HS nhe viết bài 3
  4. * Soát lỗi chấm chữa bài. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG :+ Viết dúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ + Nắm được nội dung đoạn văn + Biết sửa lổi khi viết sai 4.Hoạt động thực hành * Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả *Bài tập 2.(Hoạt động cá nhân) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập . - GV yêu cầu : Em hãy đọc các cụm từ in nghiêng trong đoạn văn . - Yêu cầu HS viết lại các cụm từ in nghiêng đó cho đúng chính tả. - GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng . - GV nhận xét sưả sai. * Bài 3.(Hoạt động cá nhân) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập . - Cho HS quan sát ảnh minh hoạ các huân chương huy chuơng - Yêu cầu HS tự làm bài . - Gọi HS đọc kết quả bài làm. - GV nhận xét và sửa sai . IV. Hoạt động ứng dụng - Hs về nhà viết lại bài cho gia đình xem - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. Buổi chiều: Tiết 1:LỊCH SỬ: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình I. Mục tiêu - HS biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. - HS biết Nhà máy Thuỷ đện Hoà Bình có vai trò to lớn, quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nớc: cung cấp điện, ngăn lũ, - HS tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy –học: Bản đồ hành chính Việt Nam,Tranh ảnh t liệu về Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 4
  5. 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Yêu cầu cần thiết xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. - GV tổ chức cho HS trao đổi để tìm hiểu các vấn đề sau: + Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhát đất nước là gì ? + Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đợc xây dựng vào năm nào? ở đâu? Ai là người cộng tác với chúng ta xây dựng nhà máy? - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. + Hãy cho biết trên công trường xây dựng nhà máy công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét kết quả làm việc của HS. - GV yêu cầu HS quan sát H1 và hỏi. + Em có nhận xét gì về H1? d. Hoạt động 3: Đóng góp lớn lao của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình vào công cuộc xây dựng đất nớc. - GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời câu hỏi. + Việc đắp đập ngăn nước xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có tác động thế nào với việc chống lũ lụt hàng năm của nhân dân ta ? + Điện nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào ?) Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát TCĐG : HS biết Nhà máy Thuỷ đện Hoà Bình có vai trò to lớn, quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nớc: cung cấp điện, ngăn lũ, IV. Hoạt động ứng dụng: - Sưu tầm tranh ảnh nhà máy thủy điện Hòa Bình. Chia sẽ nội dung bài học với ba mẹ. Tiết 2:ĐẠO ĐỨC Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.( t1) I. Mục tiêu - HS biết kể một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phơng; Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. - HS có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 5
  6. - THGDBVMT: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là góp phần bảo vệ môi trờng. II. Đồ dùng dạy –học: - Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi -trả lời câu hỏi: - Em biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc? 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: .Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trong SGK - GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc các thông tin trong bài. - Cho các nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày . - Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. - GV nhận xét kết luận . - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. 4. Hoạt động thực hành * Làm bài tập 1 (SGK) - GV nêu yêu cầu của bài tập. - Cho hS làm bài tập cá nhân. - GV mời 1 số HS trình bày kết quả. - GV nhận xét bổ xung . * (Bài tập 3, SGK) Bày tỏ thái độ - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận . - GV cho HS thảo luận và trình bầy kết quả . - GV nhận xét sửa sai . Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Đặt câu hỏi, quan sát, nhận xét. TCĐG : Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng. IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ. Thứ 3 ngày 2 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1:TOÁN Ôn tập về đo thể tích. 6
  7. I. Mục tiêu - HS biết mối quan hệ giữa mét khối, đề - xi mét khối, xăng - ti - mét khối; Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân ; Chuyển đổi số đo thể tích. - HS làm được bài tập 1, 2 3 . - HS tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy –học: Máy chiếu III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi -làm bài tập 3 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1.(Hoạt động cá nhân) - GV kẻ sẵn bảng bài tập lên lớp rồi cho HS điền số thích hợp vào chỗ chấm . - Gọi HS trả lời câu hỏi phần b. - GV nhận xét và cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. - GV hỏi trong các đơn vị đo thể tích . + Đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền ? + Đơn vị bé bằng một phần mấy đơn vị lớn hơn tiếp liền ? - GV nhận xét. * Bài 2.(Hoạt động nhóm đôi) - GV cho HS đọc bài rồi chữa bài. - Gọi HS đọc kết quả và nhận xét bài làm . - HS đọc bài và chữa bài 2. 1m3 = 1000dm3. 1dm3=1000cm3 7,268m3=7268dm3; 4 m3 351dm3= 4351cm3 0,5m3= 500dm3. ;0,2dm3= 200cm3 3m32dm3=3002dm3; 1dm39cm3=1009cm3 - GV nhận xét sửa sai. * Bài 3.(Hoạt động cá nhân) - GV cho HS làm bài và gọi HS nhận xét bài làm của bạn . - GV nhận xét , sửa sai . a. 6m3 272dm3 =6,272m3 . 2105dm3 = 2,105m3 3m382dm3=3,182m3. b. 8dm3439cm3= 8,439dm3 3670cm3= 3,670dm3 = 3,67dm3. 5dm377cm3= 5,077dm3. Đánh giá : 7
  8. PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : HS biết viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân ; Chuyển đổi số đo thể tích. IV.Hoạt động ứng dụng - Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. Tiết 2:LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ I. Mục tiêu: - HS biết một số tác phẩm quan trọng nhất của nam và nữ; Biết và hiểu được nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ. - HS làm được bài tập 1, 2. - Giáo dục HS luôn có thái độ đúng đắn về quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Không coi thường Phụ nữ. II. Đồ dùng dạy –học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3.Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1.( Hoạt động cá nhân) - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài tập . - Gọi HS phát biểu ý kiến . - Gọi HS giải thích vì sao em lại đồng ý như vậy? GV có thể giúp đỡ HS giải thích thêm về các từ vừa nêu. - Gv nhận xét. * Bài 2.( Hoạt động nhóm đôi) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, - Gọi HS đọc kết quả bài làm . - GV nhận xét , kết luận đúng. Bài 3.K-G - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm việc trong nhóm . - GV gợi ý HS cách làm bài. + Nêu ý nghĩa của câu thành ngữ , tục ngữ + Em tán thành câu a hay b? + Giải thích vì sao? 8
  9. - GV gọi HS phát biểu. - GV kết luận : + Câu a: thể hiện một quan niệm đúng đắn, không coi thờng con gái, xem con nào cũng quý, miễn là có tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ. + Câu b: Thể hiện quan niệm lạc hậu, sai lầm, trọng con trai, khinh miệt con gái. - Yêu cầu HS đọc thuộc câu thành ngữ, tục ngữ. - GV gọi HS đọc thuộc lòng . Đánh giá PPĐG: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi,quan sát, nhận xét. TCĐG : HS biết một số tác phẩm quan trọng nhất của nam và nữ; Biết và hiểu được nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ. IV.Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ TIẾT 3:KỂ CHUYỆN: Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu: - HS lập được dàn ý, hiểu và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc ( giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc các đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. - Rèn HS tích mạnh dạn kể chuyện trước tập thể. II. Đồ dùng dạy –học: - HS: chuẩn bị một số câu chuyện về nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành các bạn kể nối tiép câu Truyện : Lớp trởng lớp tôi. 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản: *Tìm hiểu đề bài. - GV gọi HS đọc đề bài. - GV phân tích đề bài. - Yêu cầu HS đọc gợi ý trong SGK. - GV gọi HS giới thiệu những câu chuyện em đã được đọc, được học, được nghe có nội dung về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài, khuyến khích HS kể chuyện ngoài SGK 4. Hoạt động thực hành * Kể trong nhóm. 9
  10. - Cho HS thực hành kể theo nhóm . - GV hớng dẫn HS khi gặp khó khăn. + Giới thiệu tên truyện . + Giới thiệu xuất xứ : Nghe khi nào? Đọc ở đâu? + Nhân vật chính trong truyện là ai ? + Nội dung chính của truyện là gì ? + Lí do em chọn kể câu chuyện đó ? + Trao đổi về ý nghĩa câu truyện? * Kể trước lớp. - GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp . - GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn những tình tiết về nội dung, ý nghĩa câu truyện - Nhận xét bình trọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất. - GV tuyên dương HS kể tốt. Đánh giá: PPĐG: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Đặt câu hỏi,nhận xét, quan sát, phân tích TCĐG : -HS kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình -Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện IV.Hoạt động ứng dụng - Dặn HS về nhà kể lại câu chuỵên cho mọi người nghe. Buổi chiều: Tiết 1:KHOA HỌC: Sự sinh sản của thú. I. Mục tiêu - HS biết thú là động vật đẻ con. - HS tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy –học: III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành các bạn trả lời câu hỏi: Trình bày sự sinh sản và nuôi con của chim? 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Quan sát. - GV cho HS làm việc theo nhóm. 10
  11. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình1, 2 trang 120 và trả lời câu hỏi. + Chỉ vào bào thai cho biết bào thai của thú đợc nuôi dỡng ở đâu ? + Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy ? + Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ? + Thú con mới ra đời đợc thú mẹ nuôi bằng gì? + So sánh sự sinh sản của thú và của chim , bạn có nhận xét gì? - GV gọi các nhóm trình bày kết quả , các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét kết luận. - GV gọi HS đọc mục bạn cần biết trong SGK. Hoạt động 2. Làm việc với phiếu học tập. - GV phát phiếu cho HS, yêu cầu các nhóm làm việc . - GV quan sát giúp đỡ HS làm việc . - Các nhóm trình bày kết quả và các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV nhận xét kết luận: Vậy thú là động vật đẻ con. - GV gọi HS đọc mục bạn cần biết trong SGK. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : HS biết thú là động vật đẻ con IV.Hoạt động ứng dụng - So sánh sự sinh sản của thú và của chim. Tiết 2:ĐỊA LÍ: Các Đại Dương trên thế giới I/ Mục tiêu: - Nhớ tên 4 ĐD trên thế giới: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất. Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ, hoặc trên quả địa cầu. Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học: Quả địa cầu. Bản đồ thế giới. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành các bạn trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của châu Đại Dương? Nêu đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí và tự nhiên của châu Nam Cực? 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: 11
  12. Hđ 1: Vị trí của các đại dương - GV cho học sinh quan sát quả địa cầu, bản đồ thế giới, thảo luận và làm bài tập sau: - Kể tên các đại dương trên thế giới? (Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương) - Cho đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa. GV tổng hợp, bổ sung Hoạt động 2 : Một số đặc điểm của các đại dương. Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích. Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào? Đánh giá: PPĐG: Động não, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG :- Nhớ tên 4 ĐD trên thế giới: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất. Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ, hoặc trên quả địa cầu. IV.Hoạt động ứng dụng – Cùng bạn chia sẽ lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ? Thứ 4 ngày4 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1:TẬP ĐỌC Tà áo dài Việt Nam . I. Mục tiêu - HS đọc đứng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm với giọng tự hào. - Hiểu nội dung bài: Chiếc áo dài Việt Nam thể hịên vẻ đẹp dịu dàng của ngựời phụ nữ và truyền thống của người dân tộc Việt Nam. - Giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống của dân tộc. II/ Đồ dùng dạy học: Máy chiếu. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành các bạn đọc bài: Con gái. 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: HĐ 1. Luyện đọc - Nghe GV mầu hướng dẫn cách đọc - ( làm việc theo nhóm) Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa - (làm việc theo nhóm) Cùng luyện đọc 12
  13. a)Đọc từ khó: (Hs tự phát hiện và luyện đọc trong nhóm) b) Đọc đoạn bài : HĐ 2 Tìm hiểu bài: a) Làm việc theo nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: + Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xa? + Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền ? + GV cho HS quan sát tranh. + Vì sao áo dài đợc coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? + Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của ngời phụ nữ trong tà áo dài? Đánh giá : TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG: Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi b) Trưởng ban học tập điều hành lớp chia sẻ các câu hỏi. + Em hãy nêu nội dung chính của bài? Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Chiếc áo dài Việt Nam thể hịên vẻ đẹp dịu dàng của ngự- ời phụ nữ và truyền thống của người dân tộc Việt Nam. 4. Hoạt động thực hành *) Đọc diễn cảm. - GV HD học sinh đọc diễn cảm đoạn 1và 4 . - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp . - Tổ chức cho HS thi đọc - GV nhận xét từng HS . IV. Hoạt động ứng dụng- Về nhà đọc lại bài cho gia đình và người thân nghe - Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài? Tiết 2:TOÁN: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích. I. Mục tiêu - HS biết so sánh các số đo diện tích và so sánh các số thể tích . 13
  14. - HS biết giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học. - HS làm được bài tập 1, 2, 3a. - HS kĩ năng tính toán, đổi các đơn vị đo thể tích và diện tích II/ Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành lớp làm bài tập 3 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1.( Hoạt động cá nhân) - GV HD HS làm bài tập - Cho HS làm bài tập và trình bày kết quả. - GV nhận xét và sửa sai . * Bài 2. (Hoạt động nhóm) - GV cho HS tự nêu tóm tắt và giải bài toán. - GV theo dõi HS làm bài. - GV nhận xét và sửa sai . * Bài 3(Hoạt động nhóm) - GV cho HS nêu tóm tắt bài toán và giải bài toán. - Y/c HS nhắc lại công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật. - GV gọi HS đọc kết quả và nhận xét bài làm trên bảng. - GV nhận xét , sửa sai. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp KTĐG:Tư vấn,quan sát, phân tích , đặt câu hỏi. TCĐG : HS biết so sánh các số đo diện tích và so sánh các số thể tích . IV.Hoạt động ứng dụng - Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. 14
  15. Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1:TẬP LÀM VĂN: Ôn tập về tả con vật I. Mục tiêu - HS hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật; viết được một đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích. - HS làm được bài tập.1, 2. - Giáo dục HS tích cực trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành lớp đọc đoạn văn tả cây cối đã viết lại. Em hãy nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật? 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: * Bài 1.( Hoạt động nhóm) GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm bài tập. + Bài văn trên gồm mấy đoạn? nội dung chính của mỗi đoạn là gì? + Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào? + Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào ?Vì sao? - GV nhận xét chung về hoạt động của HS. - Bài văn miêu tả gồm mấy phần? 4.Hoạt động thực hành * Bài 2.( Hoạt động cá nhân) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV yêu cầu HS hãy giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe. - Yêu cầu HS viết đoạn văn. - Yêu cầu HS làm ra giấy dán lên bảng . - GV nhận xét sửa chữa bài làm của HS . - Gọi HS dới lớp đọc đoạn văn mình viết . - GV sửa chữa Đánh giá: PPĐG: Động não, viết KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. 15
  16. TCĐG : HS hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật; viết được một đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích. IV.Hoạt động ứng dụng:- Hoàn thành đoạn văn - HS đọc đoạn văn vừa viết cho gia đình nghe Tiết 2:TOÁN: Ôn tập về số đo thời gian I. Mục tiêu - HS biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian; Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân; Chuyển đổi số đo thời gian; Xem đồng hồ - HS làm được bài tập 1, 2, 3,4. - HS kĩ năng tính toán, đổi các đơn vị đo thời gian II/ Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành lớp trả lời miệng bài tập 3/SGK) 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: (Hoạt động cá nhân) - GV yêu cầu HS nêu kết quả bài tập 1. - GV và HS nhận xét kết quả. - GV nhận xét. * Bài 2(Hoạt động cá nhân) - GV cho HS tự làm bài - GV gọi HS nhận xét rồi chữa bài. - Gv theo dõi HS làm bài. - Gv chữa bài. * Bài 3 - GV cho HS quan sát các hình đồng hồ trong SGK và trả lời câu hỏi : + Đồng hồ chỉ mấy giờ, mấy phút? - GV nhận xét. - Cho HS xem đồng hồ thật với các mốc thời gian khác nhau. * Bài 4 - GV cho HS làm bài rồi chữa bài . 16
  17. - GV nhận xét và sửa sai. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp. KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : HS biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian; Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân; Chuyển đổi số đo thời gian; Xem đồng hồ IV.Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ ? Tiết 3:LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy) I. Mục tiêu - HS nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy; Biết điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu bài tập. - HS làm được bài tập 1, 2. - HS tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành lớp trả lời miệng bài tập 1, 3 (T.120,SGK) 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1(Hoạt động nhóm) - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập . - Yêu cầu HS làm bài tập. - GV nhắc HS các em chú ý đọc kĩ từng câu văn, xác định được tác dụng của dấu phẩy trong từng câu, sau đó xếp câu văn vào ô thích hợp trong bảng . - Gọi đại diệnnhómHS nêu kết quả bài làm. - GV cùng HS cả lớp nhận xét bài làm. - GV kết luận lời giải đúng. Tác dụng của dấu phẩy Ví dụ. 1a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức 1b. Phong trào ba đảm đang thời kì chống Mĩ vụ trong câu cứu nớc, phong trào giỏiviệc nớc, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hién sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung. 2a. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ 2b. Khi phơng Đông vừa vẩn bụi hồng, con và vị ngữ . hoạ mi ấy lại hót vang lừng . 17
  18. 3a. Ngăn cách các vế câu trong câu 3b. Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, ghép. còn thế kỉ XXI là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó. * Bài 2(Hoạt động cá nhân) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV hỏi : Đề bài yêu cầu em làm gì? - GV yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS làm bài xong trình bầy kết quả bài làm GV và HS nhận xét kết luận bài giải đúng. Đánh giá: PPĐG:Động não,thảo luận nhóm, vấn đáp. KTĐG:Đặt câu hỏi, tư vấn,tuyên dương HS, quan sát, phân tích. TCĐG : - HS nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy; Biết điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu bài tập. IV.Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ ? Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1:TẬP LÀM VĂN Tả con vật (Kiểm tra viết). I. Mục đích, yêu cầu: - HS vết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. - Rèn kĩ năng viết văn cho HS. -Giáo dục Hs yêu thích viết văn II. Đồ dùng dạy học: - ảnh chụp một số con vật. . III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành lớp kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS. 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Thực hành viết bài. - Ghi đề bài lên bảng và cho HS đọc đề bài. - Gọi HS đọc gợi ý trong SGK . - GV nhắc nhở và lưu ý HS khi làm bài bài viết phải lôgic giữa các đoạn - GV cho HS viết bài. - Nêu nhận xét chung . Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. 18
  19. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : - HS vết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. IV.Hoạt động ứng dụng: - HS đọc đoạn văn vừa viết cho gia đình ngh Tiết 2:TOÁN Phép cộng I. Mục tiêu:- HS biết các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh trong giải bài toán. - HS làm được bài tập 1, 2( cột 1), 3, 4. - HS tích cực rong học tập. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành nhóm trưởngkiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của bạn. 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức - GV nêu câu hỏi để HS trả lời . + Trong phép cộng (a+ b = c ) a,b gọi là gì? + a + b = c được gọi là gì? + Phép cộng có những tính chất gì? + Khi cộng với 0 kết quả của phép cộng như thế nào? 4. Hoạt động thực hành Bài 1. Tính. - Gv yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1 . - GV gọi HS đọc kết quả . - GV nhận xét và sửa sai. Bài 2.(Hoạt động cá nhân) - Tính bằng cách thuận tiện nhất. - GV gợi ý HS làm bài và nhận xét bài làm của HS . - GV nhận xét và chữa bài Bài 3.GV HD HS dự đoán kết quả bằng cách sử dụng tính chất của phép cộng với 0. - GV nhận xét sửa sai. * Bài 4.(Hoạt động có sự hướng dẫn của giáo viên) GV HD học sinh làm bài tập . - Gọi HS đọc kết qủa và GV sửa sai. 19
  20. Bài giải. Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được . 1 3 5 = (thể tích bể) 5 10 10 5 = 50% 10 Đáp số : 50% thể tích bể . Đánh giá: PPĐG: Động não, viết, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : HS biết các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh trong giải bài toán. IV.Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ Buổi chiều: Tiết 1:KHOA HỌC: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú I. Mục tiêu - HS nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú. - HS tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trưởng ban học tập điều hành cho lớp trả lời câu hỏi: - Kể tên những con vật đẻ một con ? con vật đẻ từ hai con trở lên? 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - GV chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ. + 2 nhóm thảo luận tìm hiểu về Hổ. + 2 nhóm thảo luận về sự sinh sản và nuôi dạy con của hơu . - GV gợi ý: + Hổ thường sinh sản vào mùa nào? + Vì sao hổ mẹ không rời bỏ con xuất tuần đầu sau khi sinh ? + Khi nào Hổ mẹ dạy Hổ con săn mồi? + Khi nào Hổ con có thể sống độc lập? + Hươu ăn gì để sống ? 20
  21. + Hươu đẻ mỗi lứa mấy con ? + Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì? + Tại sao Hươu con mới đợc 20 ngày tuổi Hươu mẹ đã dạy con tập chạy ? - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - GV nhận xét và bổ sung . Hoạt động 2: Trò chơi “ Thú săn mồi và con mồi” + GV cho HS 1 nhóm tìm hiểu về Hổ, 1nhóm tìm hiểu về Hươu. + GV HD cách chơi nhưtrong SGV. - Tổ chức cho HS tham gia chơi . GV cho các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau. - GV chốt lại tuyên dương HS . Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú. IV.Hoạt động ứng dụng - Vì sao hổ mẹ không rời bỏ con suốt tuần đầu sau khi sinh ? Tiết 1:KĨ THUẬT : Lắp rô bốt (tiết 1) I/ Mục tiêu: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt. - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt tương đối chắc chắn. - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt. II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu rô-bốt lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Hoạt động dạy học: 1.Khởi động: - - Trưởng ban học tập điều hành cho lớp KTĐ D học tập 2.GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: */ Hoạt động1: Quan sát nhận xét mẫu. - GV cho hs quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. H: Để lắp rô-bốt cần có mấy bộ phận? H: Hãy kể tên các bộ phận? */ Hoạt động 2: HD các thao tác kĩ thuật. a. Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV: Gọi 1-2 hs gọi tên, chọn đúng đủ các chi tiết theo bảng trong SGK. 21
  22. b. Lắp từng bộ phận: Lắp chân rô-bốt. Lắp thân rô-bốt. Y/c hs quan sát h3 để trả lời các câu hỏi. H: Dựa vào h3 em hãy cọn các chi tiết và lắp thân rô-bốt. Lắp đầu rô-bốt. Lắp các chi tiết khác. - Lắp tay,ăng ten, trục bánh xe. c. Lắp ráp rô-bốt: Trong các bước lắp GV cần chú ý. Khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác vào giá đỡ. + Lắp ăng ten vào rô-bốt d. Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - Lắp được rô-bốt đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rô-bốt tương đối chắc chắn. IV.Hoạt động ứng dụng – Tập lắp rô bốt. Tiết 3: SHTT Sinh hoạt lớp tuần 30 I. Mục tiêu - Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến. - Giáo dục: ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II.Tiến trình sinh hoạt: A. Ổn định tổ chức lớp: - HĐTQ tổ chức trò chơi. B. Đánh giá hoạt động tuần qua: - Lớp trưởng điều khiển lớp. Các nhóm trưởng lên nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm trong tuần học vừa qua về: + Học tập. + Nề nếp. + Tác phong. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung. - Bình bầu thi đua trong tuần. C. Kế hoạch tuần 31: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/ 4 và 1/5. - Tăng cường ôn tập, bồi dưỡng kiến thức, các kĩ năng thực hành ở tất cả các môn chuẩn bị đón đoàn kiểm tra của Sở, Phòng theo kế hoạch đạt kết quả cao. - Tăng cường phụ đạo các em yếu như Tuấn, Sang, Ánh, Đông, Như 22
  23. - Tiếp tục bồi dưỡng chữ viết cho học sinh cả lớp nâng cao chất lượng chữ viết. - Tăng cường chăm sóc bồn hoa cây cảnh và trang trí lớp. - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp. - Tập trung hơn nữa trong hoạt động học tập của cá nhân và phối hợp trong nhóm. - Luôn có ý thức hưởng ứng phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” - Kiểm tra lại sách vở và đồ dùng học tập. Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, của lớp. Kiểm tra: Ngày tháng 4 năm 2019 Kí duyệt: Ngày 1 tháng 4 năm 2019 Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng Đặng Thái Hồng TRẦN THỊ MỸ DẠ 23