Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 24 trang thienle22 5740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_lop_2_tuan_29_gv_nguyen_thi_thanh_tinh_truong_ti.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 29 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 29 Thứ hai ngày 22 tháng 6 năm 2020 Chào cờ CHÀO CỜ TẠI LỚP. ÔN TOÁN I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS ôn tập phép cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. - Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số theo cột dọc. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán, vận dụng trong tính toán thực tế hằng ngày. II. Chuẩn bị: - Hệ thống bài tập. III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Đặt tính rồi tính. Việc 1: HS nhớ lại cách thực hiện: + Đặt tính: các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. + Tính: Cộng/ trừ lần lượt từ phải qua trái. Việc 2: Thực hiện tính. Việc 3: Chia sẻ trước lớp (một bạn đọc câu hỏi, bạn khác trả lời). Nhận xét, bổ sung. HĐ2: Giải bài toán. Việc 1: HS nêu yêu cầu, bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Việc 2: HS giải bài toán vào vở. Việc 3: GV nhận xét, đánh giá. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS hiểu bài toán, giải đúng bài toán có lời văn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học với người thân.  Toán Bài 89: PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (T2) I. Mục tiêu: - KT: HS biết cách thực hiện được phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số - KN: HS thực hiện thành thạo phép trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số theo cột dọc - TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán - NL: Phát triển năng lực tính toán, vận dụng trong tính toán thực tế hằng ngày HSKT: Biết cách thực hiện được phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, PHT III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh 1
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng” ôn lại phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số. - GV giới thiệu bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện nhanh, thành thạo phép trừ (không nhớ) các số có 2 chữ số. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Tính. Việc 1: Em thực hiện tính kết quả các phép tính. Việc 2: CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẽ kết quả bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện tính nhanh, đúng phép trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. Nêu được cách đặt tính (viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị) và tính (trừ từ phải sang trái, đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm). 263 897 659 728 961 - - - - - 132 256 627 303 650 131 641 32 425 311 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Đặt tính rồi tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được cách đặt tính và tính phép trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. 986 897 754 85 - - - - 264 23 320 29 722 874 434 64 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính nhẩm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện được đặt tính và tính phép trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số. a) 500 – 400 = 100 800 – 400 = 400 900 – 600 = 300 600 – 300 = 300 800 – 500 = 300 700 – 500 = 200 b) 1000 – 300 = 700 1000 – 500 = 500 - PP: Quan sát, vấn đáp. 2
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết được bài toán cho biết gì, hỏi gì, giải được bài toán có lờ văn. Bài giải Trong hội trường có số cái bàn là: 246 – 122 = 124 (cái bàn) Đáp số: 124 cái bàn - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH.  Tiếng Việt BÀI 32B: SINH RA TỪ MỘT MẸ (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết chữ hoa Q (kiểu 2). Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, v/d. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết cẩn thận cho học sinh. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Vận dụng viết đúng và đẹp chữ hoa Q (kiểu 2) trong các văn bản khác. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, chữ hoa Q (kiểu 2) III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ4: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ Q (kiểu 2). + Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản – nét cong trên, cong phải và lượn ngang. + Nét 1: ĐB giữa ĐK 4 với ĐK5, viết nét cong trên, DB ở ĐK6. Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, viết tiếp nét cong phải, dừng bút ở giữa ĐK1 với ĐK2. Nét 3: từ điểm dừng bút của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt thân nét cong phải, tạo thành 1 vòng xoắn ở thân chữ, dừng bút ở đường kẽ 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa Q (kiểu 2) viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng"Quân dân một lòng" ( Quân dân đoàn kết, gắn bó với nhau giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc.) 3
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Điền l/n, v/d. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS điền đúng l/n, v/d vào chỗ trống a. nay; nan; lênh; lại b. vội, vàng, vấp, dây, vấp, dây. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Luyện chữ hoa Q (kiểu 2).  Tiếng Việt BÀI 32B: SINH RA TỪ MỘT MẸ (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nghe - viết một đoạn văn. Biết đáp lời từ chối. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, v/d. - Kĩ năng: Rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. - Thái độ: Có ý thức chăm học. - Năng lực: Vận dụng đáp lời từ chối trong cuộc sống hằng ngày. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 2,4 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: HĐ2: Tìm từ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm nhanh và đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n, v/d a. nồi; lội; lỗi b. vui, dai, vai. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Nghe viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng: Khơ – mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê – đê, Ba – na, Kinh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Đáp lời từ chối. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết đáp lời từ chối trong 3 tình huống một cách tự nhiên, lưu loát. - PP: Quan sát, vấn đáp. 4
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Thứ ba ngày 23 tháng 6 năm 2020 Toán BÀI 90: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em ôn lại cách làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000. - Kĩ năng: Tính toán nhanh, cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán; HS yêu thích học toán. - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán; vận dụng vào tính toán hằng ngày HSKT: Biết cách thực hiện được phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, BP III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ nhóm chuyển thành HĐ cá nhân và toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học:  Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS tính cộng / trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 và cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. Thực hiện tính nhẩm nhanh, đúng các phép tính cộng/trừ các số tròn trăm. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS biết cách đặt tính và tính đúng kết quả phép cộng/trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 và cộng/ trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. 1. 73 57 54 65 72 91 + + + - - - 18 26 6 9 38 45 91 83 60 54 34 46 3. 632 478 587 999 + + - - 215 121 245 678 847 599 342 321 + Thực hiện tính nhẩm nhanh các số tròn trăm. 2. 700 + 300 = 1000 1000 – 300 = 7000 600 + 400 = 1000 1000 – 600 = 400 - PP: Quan sát, vấn đáp. 5
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng.  Tiếng Việt BÀI 32C: NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài thơ Tiếng chổi tre. - Kĩ năng: Ngắt nghĩ hơi đúng sau dấu chấm, sau mỗi dòng, mỗi ý của thể thơ tự do. Giọng chậm rãi nhẹ nhàng tình cảm. - Thái độ: Giáo dục HS phải quý trọng biết ơn chị lao công, ý thức giữ vệ sinh chung. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 1,3 HĐ cặp đôi chuyển thành HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: HĐ 1 chuyển lên phần khởi động V. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và cho biết  Tranh vẽ gì?  Người trong tranh đang làm gì? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc với giọng chậm, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - PP: Quan sát, vấn đáp. 6
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Xao xác: từ gợi tả chuỗi tiếng động nhẹ phá vỡ cảnh yên tĩnh. + Lao công: người làm các công việc vệ sinh, phục vụ, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Luyện đọc bài thơ.  Tiếng Việt BÀI 32C: NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài thơ tiếng chổi tre. - Kĩ năng: Hiểu bài trả lời đúng câu hỏi. - Thái độ: Biết giữ vệ sinh chung. - Năng lực: Vận dụng bài học vào trong cuộc sống hàng ngày. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 5 HĐCB, HĐ 1 HĐTH HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: lắng nghe, lao công, gió rét, quét rác, sạch lề, đẹp lối, . - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Tiếng chổi tre (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: 7
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: Đọc với giọng chậm, nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: TLCH. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc hiểu bài trả lời đúng câu hỏi, nêu được nội dung bài 1. Công việc của chị lao công có ích lợi để giữ sạch đẹp đường phố. 2. Tất cả mọi đêm, khi mọi vật đã ngủ yên 3. Tiếng chổi tre/ Sớm tối/ Đi về 4. Bài thơ muốn nói chúng ta phải luôn giữ vệ sinh chung. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Tiếng chổi tre cho người thân nghe.  Thứ tư ngày 24 tháng 6 năm 2020 Toán BÀI 91: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em ôn tập đọc, viết, sắp thứ tự, cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số; cộng trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo độ dài. Củng cố giải bài toán về nhiều hơn (Ít hơn) - Kĩ năng: Tính toán thành thạo cộng, trừ các số có ba chữ số, số tròn chục, tròn trăm. - Thái độ: giáo dục HS yêu thích học toán, cẩn thận trong làm bài. - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán vận dụng vào trong thực tế hằng ngày. HSKT: Biết cách thực hiện được phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số II. Chuẩn bị: - vở, TLHDH. III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 1 HĐ cặp đôi chuyển thành HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - BHT tổ chức “Ai nhanh ai đúng” cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. - HS viết đề bài vào vở - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia trò chơi tích cực tự giác, đọc viết đúng các số có ba chữ số. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động thực hành: HĐ1: Ôn tập đọc, viết số. 8
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc viết số có 3 chữ số và chỉ ra số trăm, chục và đơn vị của số đó. Đọc số Viết số Trăm Chục Đơn vị Hai trăm ba mươi sáu 236 2 3 6 Bốn trăm mười lăm 415 4 1 5 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Đặt tính rồi tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện đặt tính và tính đúng kết quả phép cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000. 140 362 628 547 + + - - 213 426 214 337 353 788 414 210 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính nhẩm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện tính nhẩm nhanh, đúng các phép tính kèm theo tên đơn vị đo độ dài. 200dm + 30dm = 230dm 400dm + 500dm = 900dm 120mm + 40mm = 160mm 670cm – 50cm = 620cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện giải bài toán đã cho vào vở.  Tiếng Việt BÀI 32C: NGHỀ NÀO CŨNG QUÝ (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc thuộc đoạn thơ Tiếng chổi tre. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n các từ chứa tiếng có vần it/ich. - Kĩ năng: Biết cách đọc vắt dòng để thể hiện ý thơ. Phân biệt l/n. - Thái độ: HS tích cực trong học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, tự học. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: HĐ3: Đọc thuộc. Việc 1: Em chọn một đoạn thơ đọc thuộc. 9
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: CTHĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẽ và chọn bạn đọc hay nhất. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc thuộc được một đoạn thơ, biết bình chọn bạn đọc đúng và hay nhất. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Điền vào chỗ trống. Việc 1: Em đọc nội dung câu a điền l/n Việc 2: BHT tổ chức cho các bạn chia sẽ kết quả làm. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đoạn thơ biết phân biệt điền đúng l/n. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện theo sách HDH.  Tiếng Việt BÀI 33A: TUỔI NHỎ, CHÍ LỚN (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện Bóp nát quả cam. - Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó. Giải nghĩa các từ khó - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. GDHS lòng dũng cảm, tự hào dân tộc. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: - TLHDH, tranh, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 3 HĐ cặp đôi chuyển thành HĐ cá nhân IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: HĐ 1 chuyển lên phần khởi động V. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và cho biết  Tranh vẽ gì?  Người trong tranh đang làm gì? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi.  Bức tranh vẽ một chàng thiếu niên đang đứng bên bờ sông tay cầm quả cam. 10
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020  Đó chính là Trần Quốc Toản. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Giọng người dẫn chuyện nhanh, hồi hộp. Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dõng dạc. Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Giặc Nguyên: giặc ở phương Bắc (Mông Cổ - Trung Quốc) ba lần xâm chiếm nước ta đều thua. + Ngang ngược: bất chấp lẽ phải, tỏ ra không sợ gì. + Trần Quốc Toản (1267 – 1285): em vua Trần Nhân Tông, một thiếu niên anh hùng tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên. + Thuyền rồng: thuyền của vua, có chạm hình con rồng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Bóp nát quả cam cho người thân nghe.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 28 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để thực hiện các bài tập. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tính toán, tự học. II. Chuẩn bị: 11
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Vở ôn, BP III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS thực hiện được đọc, viết các số tròn trăm, tròn chục. Viết số Đọc số Viết số Đọc số 100 Một trăm 600 Sáu trăm 200 Hai trăm 700 Bảy trăm 300 Ba trăm 800 Tám trăm 400 Bốn trăm 900 Chin trăm 500 Năm trăm 1000 Một nghìn + HS so sánh được các số tròn trăm, tròn chục. 120 120 170 = 170 130 = 130 150 > 120 140 160 190 > 180 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 29 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc hiểu bài “Sự tích cây thì là” hiểu được cách giải thích của người xưa về tên cây thì là. Sử dụng được từ ngữ về cây cối; đặt được cây miêu tả bộ phận của cây - KN: Hiểu nêu nội dung bài, dùng từ đặc điểm miêu tả cây. - TĐ: Tích cực trong giờ học. - NL: Vận dụng vào bài học trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - Sách em tự ôn luyện TV III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: Khởi động HĐ1: Cùng nói về loài cây em thích. - Tiêu chí: Nói được đặc điểm các bộ phận của cây rau muống, cây bang, cây dưa leo, cây hoa hồng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Ôn luyện HĐ2: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến d). *ĐGTX: 12
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài trả lời chính xác câu hỏi trong bài. Hiểu được câu giải thích ngày xưa của cây thì là. a) Cái cây nhỏ đến xin đặt tên cây vào lúc cuối ngày. b) Cái cây nhỏ đến muộn vì nó chăm sóc bà nó đang bị bệnh. c) Tên của cái cây nhỏ có gì đặc biệt với các cây khác được ông Trời đặt tên cây hiếu thảo là Thì Là d) Cái cây nhỏ đáng quý là biết hiếu thảo với ông bà. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Điền từ ngữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm từchỉ đặc điểm, điền đúng đoạn văn: đâm chồi nảy lộc, tươi non, rực rỡ, trắng tinh,bừng tỉnh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học người thân.  Thứ năm ngày 25 tháng 6 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 33A: TUỔI NHỎ, CHÍ LỚN (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện Bóp nát quả cam: Ca ngợi Trần Quốc Toản – một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. - Kĩ năng: Đọc – hiểu nội dung bài đọc. Trả lời đúng câu hỏi. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. GDHS tính dũng cảm, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tự học, ngôn ngữ. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 5 HĐCB, HĐ 1 HĐTH chuyển thành HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: 13
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: Đọc đúng từ khó: sứ thần, ngang ngược, thuyền rồng, xăm xăm, bệ kiến, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Bóp nát quả cam (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng ,mạch lạc, đúng giọng nhân vật thể hiện đúng giọng đọc của các nhân vật: người dẫn truyện đọc nhanh, hồi hộp; Trần Quốc Toản nói với lính gác giọng giận dữ, nói với vua giọng dõng dạc; vua giọng khoan thai, ôn tồn - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: TLCH. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc hiểu bài trả lời đúng câu hỏi, nêu được nội dung bài 1. Giặc Nguyên có âm mưu xâm chiếm nước ta. a) Giặc Nguyên cho sứ thần sang nước ta giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. b) Trần Quốc Toản xin gặp vua để nói hai tiếng “xin đánh” a) Vua tha tội và ban cho Quốc Toản cam quý vì vua thấy em còn trẻ mà đã biết lo cho việc nước. b) Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì ông nghĩ đến quân giặc lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. GDHS có lòng yêu nước, ý thức bảo vệ đất nước trước kẻ thù xâm lược.  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học với người thân.  Tiếng Việt BÀI 33A: TUỔI NHỎ, CHÍ LỚN (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Mở rộng vốn từ về lòng yêu nước. - Kĩ năng: Nắm từ ngữ về lòng yêu nước. Đặt được câu với các từ tìm được. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. Có lòng yêu nước, tự hào dân tộc. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: -TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 3 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp. HĐ 4 HĐ cặp đôi chuyển thành HĐ cá nhân. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: 14
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *Khởi động: BVN cho lớp hát, đọc thơ về đất nước - GV giới thiệu bài học. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ3: Thảo luận, tìm từ ngữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn đúng các từ ngữ thích hợp để chỉ phẩm chất của nhân dân Việt Nam, ghi nhanh vào bảng. Anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Viết từ ngữ vào vở. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn và viết đúng các từ vào vở. Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân tìm hiểu về những thiếu niên anh hùng trong lịch sử dân tộc.  Toán BÀI 91: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em ôn tập đọc, viết, sắp thứ tự, cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số; cộng trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo độ dài. Củng cố giải bài toán về nhiều hơn (ít hơn) - Kĩ năng: Tính toán thành thạo cộng, trừ các số có ba chữ số, số tròn chục, tròn trăm. - Thái độ: giáo dục HS yêu thích học toán, cẩn thận trong làm bài. - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán vận dụng vào trong thực tế hằng ngày. HSKT: Biết cách thực hiện được phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, PHT III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 4 HĐ nhóm chuyển thành HĐ toàn lớp. IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học:  Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS làm từng bài tập, thực hiện các dạng bài so sánh; thực hiện các phép tính cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000; Viết các số có 3 chữ số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại; vận dụng giải toán có lời văn + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng. HĐ: *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS làm đúng các dạng bài so sánh (BT5) 15
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 399 598 468m 900 + 90 + 9 + Thực hiện các phép tính cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000 (BT6) 264 415 857 568 + + - - 312 64 427 64 576 479 430 504 + Viết các số có 3 chữ số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại (BT7) 264 312 456 465 465 456 312 264 + Vận dụng giải toán có lời văn (BT8) Bài giải Thùng to đựng số lít dầu là: 500 + 300 = 800 (l) Đáp số: 800 lít dầu - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng  Toán BÀI 93: EM ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu: - Kiến thức: So sánh, xếp thứ tự các số có ba chữ số. Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Kĩ năng: HS thực hiện tính toán thành thạo. - Thái độ: Giáo dục HS yêu thích học toán, cẩn thận và tỉ mỉ trong tính toán. - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán; năng lực vận dụng vào trong thực tế hằng ngày HSKT: Biết cách thực hiện được phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, PHT III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: bỏ bài 1,2,3,4 HĐTH V. Hoạt động dạy học:  Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS thực hiện các dạng bài so sánh; thực hiện phân tích các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị; thực hiện các phép tính cộng trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000; sắp xếp các số theo thứ tự. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS phân tích đúng các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị và ngược lại. 16
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 a) 376 = 300 + 70 + 6 571 = 500 + 70 + 1 205 = 200 + 5 668 = 600 + 60 = 8 b) 700 + 40 + 5 = 745 500 + 50 + 5 = 555 400 + 80 = 480 700 + 2 = 702 + Sắp xếp các số theo thứ tự a) 467, 476, 428, 482 b) 482, 428, 476, 467 + HS nhận biết được số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng.  Tiếng Việt BÀI 33B: AI CŨNG CẦN LÀM VIỆC (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Kể được câu chuyện: Bóp nát quả cam. Nắm cách viết chữ hoa V (kiểu 2) - Kĩ năng: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ V. Viết đúng, đẹp các từ ngữ và câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động tích cực. Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 2 HĐ nhóm chuyển sang HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: HĐ 1 chuyển lên phần khởi động V. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Giải câu đố: Ai người bóp nát quả cam Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân “Phá cường địch, báo hoàng ân “ Dựng nên cờ nghĩa xả thân diệt thù - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS giải được câu đố. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: 17
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ2,3: Kể lại từng đoạn câu chuyện Bóp nát quả cam. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Xếp được các câu phù hợp với mỗi bức tranh Tranh 1 – câu b Tranh 2 – câu a Tranh 3 – câu d Tranh 4 – câu c + HS thi kể từng đoạn câu chuyện sôi nổi, đúng nội dung; phù hợp với giọng điệu nhân vật. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ4,5: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa V, viết đúng câu ứng dụng Việt Nam thân yêu ( Việt Nam là tổ quốc thân yêu của chúng ta). Viết đẹp, trình bày vở cẩn thận. + Đặc điểm: Cao 5 li, nửa bên trái giống nét 1 của chữ U Ư Y. + Cấu tạo: là kết hợp của các nét cơ bản: móc 2 đầu trái – phải, cong phải và cong dưới (tạo vòng xoắn nhỏ). + Cách viết: ĐB trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), lượn bút lên viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi) tới ĐK6 thì lượn vòng trở lại viết nét cong dưới nhỏ cắt ngang nét cong phải, tạo 1 vòng xoắn nhỏ cuối nét, DB gần ĐK6. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - HS kể câu chuyện Bóp nát quả cam cho người thân nghe.  Ôn TV LUYỆN VIẾT: BÀI 29 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa V theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa V. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: V Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. 18
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ V. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Đặc điểm: Cao 5 li, nửa bên trái giống nét 1 của chữ U Ư Y. + Cấu tạo: là kết hợp của các nét cơ bản: móc 2 đầu trái – phải, cong phải và cong dưới (tạo vòng xoắn nhỏ). + Cách viết: ĐB trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), lượn bút lên viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi) tới ĐK6 thì lượn vòng trở lại viết nét cong dưới nhỏ cắt ngang nét cong phải, tạo 1 vòng xoắn nhỏ cuối nét, DB gần ĐK6. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  Thứ sáu ngày 26 tháng 6 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 33B: AI CŨNG CẦN LÀM VIỆC (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp. Nghe - viết đúng một đoạn văn - Kĩ năng: Viết đúng, đẹp đoạn văn. Nói được các từ ngữ chỉ nghề nghiệp. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. HSKT: Hợp tác tốt với bạn 19
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 II. Chuẩn bị: - vở, TLHDH. III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 1 HĐ nhóm chuyển sang HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ1,2: Tìm từ ngữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS biết quan sát bức tranh kết hợp với vốn ngôn ngữ của bản thân để nói về các nghề nghiệp của nhân vật trong tranh: Kĩ sư, công an, nông dân, bác sĩ, lái xe, bán hàng. + HS tìm được thêm tên một số nghề nghiệp, biết về công việc chủ yếu của các nghề đó: Giáo viên, thợ xây, thợ may, kiến trúc sư, thợ làm bánh, ngư dân, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3,4: *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, đúng chính tả, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng đoạn viết. Trình bày đúng chữ viết đẹp - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết chữ đẹp.  Tiếng Việt BÀI 33B: AI CŨNG CẦN LÀM VIỆC (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x các từ chứa tiếng có vần i/iê. - Kĩ năng: Phân biệt tiếng bắt đầu bằng s/x; các từ chứa tiếng có vần i/iê. - Thái độ: Chăm học, thảo luận tích cực. - Năng lực: Vận dụng phân biệt các từ ngữ vào trong cuộc sống. HSKT: Hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, BP III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 4 chuyển sang HĐ toàn lớp IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: HĐ5: Chọn s/x, i/iê. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết điền s/x; i/iê thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành các từ đúng. Tham gia hoạt động tích cực, hiệu quả. a) Hoa sen, xen kẽ, ngày xưa, say sưa, cư xử, lịch sự b) Con kiến, kín mít, cơm chiên, chiến đấu, kim tiêm, trái tim. - PP: Quan sát, vấn đáp. 20
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - HS về nhà tìm thêm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x các từ chứa tiếng có vần i/iê.  Toán BÀI 94: EM ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ I. Mục tiêu: - Kiến thức: Ôn tập cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm; cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng trừ không nhớ các số có ba chữ số; tìm số hạng của một tổng; tìm số bị trừ. Ôn tập các bài toán giải bằng một phép tính cộng, bài toán ít hơn. - Kĩ năng: Thực hành cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm; cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; cộng trừ không nhớ các số có ba chữ số; tìm số hạng của một tổng; tìm số bị trừ. Thực hành giải các bài toán giải bằng một phép tính cộng, bài toán ít hơn. - Thái độ: Yêu thích học toán, rèn luyện cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập. - Năng lực: Vận dụng để tính toán trong thực tế. HSKT: Biết cách thực hiện được phép trừ (không nhớ) các số có ba chữ số II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: bỏ bài 1,2,3 HĐTH V. Hoạt động dạy học: HĐ4: Đặt tính rồi tính. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết cách đặt tính đúng, thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 1000; cộng trừ không nhớ các số có ba chữ số. Chăm chỉ, cẩn thận trong tính toán. 125 527 371 863 + + - - 472 52 250 453 597 579 121 410 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Tìm x. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm số hạng của một tổng, tìm số bị trừ thành thạo. x – 54 = 42 x + 34 = 87 x = 42 + 54 x = 87 - 34 x = 96 x = 53 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6: Giải bài toán *ĐGTX: - Tiêu chí: HS giải đúng các bài toán giải bằng một phép tính trừ. 21
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Bài giải Cuộn dây điện màu đỏ dài số mét là: 325 – 115 = 210 (m) Đáp số: 210 mét - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân làm những bài toán tương tự trong thực tế.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 28 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để thực hiện các bài tập. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tính toán, tự học. II. Chuẩn bị: - Vở ôn, BP III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Hoạt động dạy học: *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS điền tiếp số vào dãy số và sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. 900, 800, 700, 600, 500, 400, 300, 200, 100. + HS so sánh được các số tròn trăm, tròn chục. 300 100 300 > 200 500 700 700 > 500 500 = 500 500 < 700 + HS sắp xếp các số theo đúng thứ tự. a) Từ bé đến lớn: 102, 105, 106, 109 b) Từ lớn đến bé: 109, 106, 105, 102 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  HĐTT SINH HOẠT CLB TOÁN. SINH HOẠT TẬP THỂ I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS ôn tập phép cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số. - Kĩ năng: HS thực hiện thành thạo phép cộng, trừ (không nhớ) các số có 3 chữ số theo cột dọc. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học toán. 22
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Năng lực: Phát triển năng lực tính toán, vận dụng trong tính toán thực tế hằng ngày. II. Chuẩn bị: - Hệ thống bài tập. III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hoạt động CLB Toán. Việc 1: GV cung cấp cho HS một số bài tập. Bài 1: Đặt tính rồi tính 326 + 441 582 – 311 275 + 24 875 - 353 Bài 2: Tìm x x – 27 = 58 x + 27 = 84 74 – x = 26 x + 32 = 45 + 35 Bài 3: Giải bài toán Thùng thứ nhất chứa 257l nước, thùng thứ hai chứa nhiều hơn 135l nước. Hỏi thùng thứ hai chưa bao nhiêu lít nước? Bài 4: Giải bài toán Thùng thứ nhất chứa 257l nước, thùng thứ nhất chứa nhiều hơn 135l nước. Hỏi thùng thứ hai chưa bao nhiêu lít nước? Việc 2: Cá nhân làm vào vở ôn Toán. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. Việc 3: Trao đổi, chia sẻ cách làm. Nhận xét, bổ sung (nếu có). *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS nhớ lại cách thực hiện: . Đặt tính: các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. . Tính: Cộng/ trừ lần lượt từ phải qua trái. + HS đặt tính đúng, thực hiện đúng các phép tính cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số. + Nắm được quy tắc và tìm được thành phần chưa biết trong các phép tính. Trình bày bài toán rõ ràng. + HS nắm được bài toán, biết bài toán cho biết gì, hỏi gì và phép tính cần thực hiện. Trình bày bài toán khoa học, rõ ràng. + Vận dụng linh hoạt các kiến thức để hoàn thành bài tập. + Tích cực làm bài để hoàn thành đúng tiến độ chung. Có ý thức tự giác làm bài, không nhìn bài bạn. + HS biết dò bài bạn, phát hiện và sửa sai cho bạn. HĐ2: Sinh hoạt cuối tuần. Việc 1: CTHĐTQ điều hành lớp nhận xét tình hình trong tuần qua. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới, tôn vinh các học sinh xuất sắc trong tuần. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ. 23
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020  24