Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 27 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 29 trang thienle22 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 27 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_lop_2_tuan_27_gv_nguyen_thi_thanh_tinh_truong_ti.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 27 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 TUẦN 27 Thứ hai ngày 8 tháng 6 năm 2020 Chào cờ CHÀO CỜ TẠI LỚP - ÔN TOÁN TỰ CHỌN I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Kiến thức: HS nắm được cách phòng tránh covid 19. Em nhận biết được các số tròn trăm và một nghìn. Nắm được thứ tự các số tròn trăm . Biết so sánh các số tròn trăm - Kĩ năng: Rèn tính tự lập, mạnh dạn cho HS. HS có thể tự phòng tránh covid 19. Biết cách đọc và viết các số tròn trăm, so sánh các số tròn trăm. - Thái độ: Nghiêm túc, chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp. Thực hiện tốt các quy định về an toàn sức khỏe. Yêu thích môn học. Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán - Năng lực: Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực ứng phó với tình huống khẩn cấp. Vận dụng trong tính toán thực tế. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học để so sánh số II. Chuẩn bị: - Tài liệu phòng chống dịch. III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: HĐ1: Hoạt động chào cờ HĐ2: Hướng dẫn các nội dung phòng chống dịch Covid-19 1: Thông tin về dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở nhà, ở trường. Việc 1: HS nghe GV cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch ở trường và ở nhà. Việc 2: HS đọc, ghi nhớ các thông tin và chia sẻ trước lớp. 2: Hướng dẫn cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách Việc 1: HS nghe GV hướng dẫn các bước rửa tay, đeo khẩu trang đúng cách. Việc 2: HS ghi nhớ các thông tin và chia sẻ trước lớp Việc 3: HS thực hiện đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tại lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Có ý thức tự giác thực hiện các việc trên. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ 3: GV ra các dạng bài tập về số tròn trăm 1
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS biết đọc, viết các số tròn trăm Biết so sánh các số tròn trăm; Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi - nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng - HS cùng người thân thực hiện các biện pháp phòng dịch ở nhà và ở trường.  TOÁN: BÀI 81: CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200. CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110 (T2) I.Mục tiêu - KT: Củng cố các số tròn chục từ 110- 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Biết các số từ 101 - 110 gồm các trăm, các chục, các đơn vị Biết so sánh các số tròn chục, so sánh các số từ 101- 110. - KN: Đếm, đọc, viết, so sánh được các số tròn chục từ 110 đến 200 và các số từ 101 đến 110. -TĐ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán. HS yêu thích học toán. - NL: Vận dụng trong thực tế: đọc, đếm các đồ vật. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học để so sánh các số. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, MT. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi “Đố bạn” nói và viết đúng số ô vuông em đưa ra. - Giới thiệu bài học - Ghi tên bài – HS ghi tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu- chia sẻ mục tiêu. B. Hình thành kiến thức 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: a). Việc 1: Lấy ra 1 bảng “ một trăm” và 2 thanh “ một chục”. Việc 2: Em quan sát mẫu: b) Việc 1: Em đọc, viết theo mẫu: 2
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 Việc 1: Em và bạn chia sẻ cách đọc, viết các số ở hoạt động 1. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc, viết được các số có ba chữ số, + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi 2. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau; a)Việc 1: Em lấy ra một bảng “ một trăm” và 1 ô vuông “ đơn vị”. Việc 2: Quan sát mẫu: b) Việc 1: Em đọc, viết theo mẫu Việc 1: Em chia sẻ với bạn cách đọc, viết các số ở hoạt động 3 Việc 2: GV mời học sinh chia sẻ HĐ - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: So sánh được các số có ba chữ số + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi 3. a)Quan sát mẫu sau: Việc 1: Em quan sát mẫu (Trang 13) b) Việc 1: Em điền dấu ( >, , < ) thích hợp để điền vào chỗ chấm ( trang 13) - Em chia sẻ kết quả hoạt động 4 với bạn bên cạnh. - GV mời chia sẻ kết quả hoạt động 4. - Ban học tập chia sẻ trước lớp: Việc 1: Ban học tập mời các bạn trình bày kết quả hoạt động 2, 3, 4. Việc 2: GV chia sẻ với học sinh. + Số gồm 5 chục 4 trăm là số nào? + Số gồm 3 đơn vị 0 chục 1 trăm được viết như thế nào? Mời HS viết bảng lớp. + Viết bảng: 130 150 106 .108 . Hỏi cách so sánh khác nhau chỗ nào? 3
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Viết được số thích hợp vào chỗ chấm. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS biết số tròn chục và tròn trăm + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  TIẾNG VIỆT: BÀI 29C : CÂY CÓ NHỮNG BỘ PHẬN NÀO? (T2) I.Mục tiêu - KT: Đọc hiểu bài Cây đa quê hương. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x. Nói và đáp lời chúc mừng - KN: Phân biệt tiếng bắt đầu s/x. Nói đáp lời chúc mừng. - TĐ: HS học tập tích cực - NL: Vận dụng nói đáp vào trong cuộc sống hàng ngày. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, BP, MH, MT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 5 chuyển HĐ nhóm thành HĐ cặp đôi IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không dạy tiết 3 V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 5(Như tài liệu) HĐCB - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng đoạn bài thể hiện giọng đọc nhẹ nhàng, sâu lắng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả gợi cảm + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: thang đo, nhận xét bằng lời HĐ 6 Như HDH(HĐCB) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc hiểu trả lời đúng câu hỏi. Biết vẻ đẹp cây đa quê hương thấy tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương. a) Những từ ngữ, câu văn cho biết cây đa sống lâu: Cây đa nghìn năm, tòa nhà cổ kính hơn là một thân cây. b) Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh: - Thân được ví một tòa nhà cổ kính, chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể - Cành lớn hơn cột đình - Ngọn cây chót vót 4
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 - Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ giống như những cây hổ mang giận dữ. c) Đặc điểm mỗi bộ phận - Thân cây rất lớn - Cành cây rất to lớn - Ngọn cây cao vút - Rễ cây ngoằn nghoèo + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: Chia sẻ bài học với người thân VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS tính đúng các phép tính có số 1, số 0. Điền số thích hợp vào ô trống. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  Tiếng Việt: BÀI 30A: BÁC HỒ YÊU THƯƠNG THIẾU NHI VIỆT NAM (T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: + Đọc và hiểu câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng - Kĩ năng: + Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó + Giải nghĩa các từ khó. - Thái độ : + HS chăm học, hoạt động tích cực. GDHS tình yêu Bác Hồ và lòng yêu nước, tự hào dân tộc. - Năng lực: Đọc hay diễn cảm bài tập đọc. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, tranh, MHTV, MT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: HĐ 1 chuyển lên phần khởi động V. Đánh giá thường xuyên: *Khởi động: BVN bắt cho cả lớp hát bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. (HĐ1) A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1: Chuyển lên phần khởi động HĐ 2: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Quan sát tranh trả lời đúng câu hỏi. a) Trong tranh có hình ảnh Bác hồ và các cháu bé. 5
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 b) Bác Hồ đang bế một em bé. c) Các bạn nhỏ đang ngồi vây quanh bác, có một bạn nhỏ đang hôn lên má bác. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 3: Nghe thầy cô đọc câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc toàn bài với giọng ấm áp, trìu mến. Lời của bác đọc nhẹ nhàng, ấm áp, quan tâm. Lời các cháu thiếu nhi đọc với giọng vui mừng, nhí nhảnh. Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 4: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm được nghĩa từ: hồng hào, lời non nớt, trìu mến, rạng rỡ;; đặt được 1, 2 câu với từ “trìu mến”, “rạng rỡ”. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ 5: Luyện đọc từ ngữ - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng từ khó: lời non nớt, no, trìu mến, quay quanh, nhận lỗi, ngoan, mừng rỡ. + PP: vấn đáp. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời HĐ 6: Đọc bài - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng ,mạch lạc, đúng giọng nhân vật thể hiện giọng đọc toàn bài với giọng ấm áp, trìu mến. Lời của bác đọc nhẹ nhàng, ấm áp, quan tâm. Lời các cháu thiếu nhi đọc với giọng vui mừng, nhí nhảnh. Lời của Tộ đọc nhẹ, rụt rè. + PP: vấn đáp. quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS tính đúng các phép tính có số 1, số 0. Điền số thích hợp vào ô trống. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng * Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Ai ngoan sẽ được thưởng cho người thân nghe.  6
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 Thứ ba ngày 9 tháng 6 năm 2020 TOÁN: BÀI 82: CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 111 ĐẾN 200. CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (T1) I.Mục tiêu - KT: Biết đếm, đọc, viết các số có ba chữ số. Biết so sánh các số có ba chữ số. - KN: Đếm, đọc, viết, so sánh được các số có ba chữ số. -TĐ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán. HS yêu thích học toán. - NL: Vận dụng trong thực tế: đọc, đếm các đồ vật. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học để so sánh các số. HSKT: Biết số tròn chục, tròn trăm II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH,MHTV, MT, các tấm bảng 100, thanh một chục, ô vuông một đơn vị. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: HĐ 1 chuyển lên phần khởi động V. Đánh giá thường xuyên: *Khởi động: BHT tổ chức cho lớp chơi trò chơi Đố Bạn (HĐ1) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS viết được các số có hai chữ số. Viết nhanh, chính xác, chơi đúng luật. Tạo hứng thú trước khi bắt đầu tiết học. + Phương pháp: Tích hợp, vấn đáp + Kĩ thuật: trò chơi, nhận xét bằng lời. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1 Chuyển lên phần khởi động HĐ2: - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc, viết được các số từ 111 đến 120. Biết phân tích số từ 111 đến 120 thành các trăm, chục, đơn vị. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: giúp các em đọc số có 3 chữ số + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng * Hoạt động ứng dụng: HS chia sẻ kết quả học tập với người thân.  7
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 Tiếng Việt: BÀI 30A: BÁC HỒ YÊU THƯƠNG THIẾU NHI VIỆT NAM (T2) I. Mục tiêu - Kiến thức: + Hiểu nội dung câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng: Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi. Bác là người nhân hậu, rộng lượng, luôn khuyên bảo các bạn thiếu nhi phải thật thà, dung cảm. - Kĩ năng: Đọc – hiểu nội dung bài đọc - Thái độ : HS chăm học, hoạt động tích cực. GDHS tình yêu Bác Hồ và tính thật thà, dũng cảm. - Năng lực: Nắm nội dung bài vào trong cuộc sống thực tế HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: -GV: TLHDH,MHTV. - HS: TLHDH, vở9 III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 7 (HĐCB), HĐ 1, 2 (HĐTH) sang từ HĐ nhóm sang HĐ cặp đôi IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 7: Thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn Tộ có gì đáng khen? (HĐCB) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng câu hỏi: Tộ đáng khen vì biết dũng cảm, nhận lỗi của mình. GDHS biết dũng cảm nhận lỗi, không đổ lỗi cho người khác. + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1: Thảo luận và trả lời các câu hỏi + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: Tiếp cận HS đưa ra các câu hỏi gợi mở để HS trả lời được câu hỏi. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu của nội dung bài a) Bác Hồ đi thăm phòng ngủ, nhà ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa, phòng họp, b) Những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của Bác với các em nhỏ: Các cháu chơi có vui không? Các cháu ăn có no không? Các cháu có thích kẹo không? c) Các bạn nhỏ đề nghị Bác chỉ chia kẹo cho các bạn ngoan, ai không ngoan sẽ không được ăn kẹo. d) Tộ không dám nhận kẹo Bác chia vì hôm nay em không ngoan, không vâng lời cô giáo. e) Bác Hồ khen Tộ ngoan vì cậu đã rất thật thà, dũng cảm nhận lỗi sai của mình + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn 8
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Hiểu nội dung câu chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng * Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ nội dung bài học với người thân  Tiếng Việt:BÀI 30A: BÁC HỒ YÊU THƯƠNG THIẾU NHI VIỆT NAM (T3) I. Mục tiêu - Kiến thức: Mở rộng vốn từ về Bác Hồ - Kĩ năng: Nắm từ ngữ về Bác Hồ - Thái độ : HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Vận dụng để kể các câu chuyện về Bác Hồ HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH,MHTV - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 2: Thảo luận, tìm từ ngữ. - HSHC: Hỗ trợ em tìm từ ngữ chỉ tình cảm của Bác với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: + HS chọn đúng các từ ngữ thích hợp để chỉ tình cảm của Bác với thiếu nhi và của thiếu nhi với Bác, ghi nhanh vào vở. a) Tình cảm của Bác với thiếu nhi: yêu thương, quan tâm, nâng niu, yêu quý, bao dung, nhân hậu, trìu mến, chăm chút, thương mến, b) Tình cảm của thiếu nhi với Bác: kính yêu, kính trọng, yêu mến, tôn trọng, ngưỡng mộ, kính quý, yêu quý, + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, ghi chép ngắn. HĐ 3: Viết từ ngữ vào vở - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS chọn và viết đúng các từ vào vở. Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Vận dụng để kể các câu chuyện về Bác Hồ + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng 9
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  Thứ tư ngày 10 tháng 6 năm 2020 TOÁN: Bài 82: CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200. CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (TIẾT 2) I.Mục tiêu: - KT: Biết các số tròn chục từ 110- 200 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Biết các số từ 101 - 110 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. Biết so sánh các số tròn chục, so sánh các số từ 101- 110. - KN: Em biết đếm, đọc, viết, so sánh các số tròn chục từ 110 đến 200 và các số từ 101 đến 110. -TĐ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán. HS yêu thích học toán. - NL: Vận dụng trong thực tế: đọc, đếm các đồ vật. Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học để so sánh các số. HSKT: Biết các số tròn chục, tròn trăm II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH,MHTV, MT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: - Nội dung: Học sinh đọc viết số theo mẫu (BT1), so sánh các số (BT2), Điền được số theo thứ tự dãy số (BT3). - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS đọc viết số, so sánh số, thứ tự số trong dãy số. + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  Tiếng Việt: BÀI 30B: THIẾU NHI VIỆT NAM BIẾT ƠN BÁC HỒ (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: + Kể được câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng. - Kĩ năng: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động tích cực. 10
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 - Năng lực: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH,MHTV, MT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: HĐ 1 chuyển lên phần khởi động V. Đánh giá thường xuyên: *Khởi động: (HĐ 1) BVN tổ chức cho lớp hát hoặc đọc thơ chủ đề về Bác Hồ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 2: (Như tài liệu) - HSHC: Hỗ trợ em quan sát bức tranh, lần lượt xếp các câu phù hợp với mỗi bức tranh. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Xếp được các câu phù hợp với mỗi bức tranh Tranh 1 – câu b Tranh 2 – câu c Tranh 3 – câu a + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời HĐ3: Như tài liệu - HSHC: Hỗ trợ em kể từng đoạn của câu chuyện. - HSHTT: Kể được cả câu chuyện. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS thi kể từng đoạn câu chuyện sôi nổi, đúng nội dung; phù hợp với giọng điệu nhân vật. + PP: vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. ghi chép ngắn VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung * Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  Tiếng Việt: BÀI 30B: THIẾU NHI VIỆT NAM BIẾT ƠN BÁC HỒ (T2) I. Mục tiêu - Kiến thức: + Nắm cách viết chữ hoa M (kiểu 2) + Nói về một hoạt động của thiếu nhi kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ. 11
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 - Kĩ năng: Viết đúng cỡ chữ, mẫu chữ M. Viết đúng, đẹp các từ ngữ và câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng. Giới thiệu về một hoạt động kỉ niệm ngày sinh nhật Bác của thiếu nhi. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐD DH: GV: TLHDH, mẫu chữ M, bảng phụ HS: vở, TLHDH. III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: HĐ 4, 5 ( Như tài liệu) + HS còn hạn chế: Giúp đỡ HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng cỡ chữ hoa M - ĐGTX: . + Tiêu chí đánh giá: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa M, viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng + PP: vấn đáp. Quan sát, + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 1( Như tài liệu) + HS còn hạn chế: Giúp đỡ HS quan sát tranh và đặt câu. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS biết quan sát bức tranh kết hợp với vốn ngôn ngữ của bản thân để nói một câu về hoạt động của các bạn thiếu nhi trong tranh. Tranh 1: Các bạn thiếu nhi đang xếp hàng để vảo lăng viếng Bác. Tranh 2: Các bạn thiếu nhi đang dâng hoa lên tượng đài Bác Hồ. Tranh 3: Các bạn thiếu nhi đang trồng cây theo lời Bác dặn. + PP: vấn đáp. Quan sát, + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Nắm cách viết chữ hoa M (kiểu 2) C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết chữ đẹp.  TOÁN: Bài 83: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (T1) I.Mục tiêu - KT: HS biết so sánh các số có 3 chữ số - KN: Nắm được thứ tự các số có 3 chữ số - TĐ: HS yêu thích học toán 12
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 - NL: Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học trong so sánh các số, phát triển năng lực vận dụng vào trong thực tế và năng lực tư duy HSKT: Biết số tròn chục, số tròn trăm II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH,MHTV, MT. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Thực hiện hoạt động theo HĐ cặp đôi IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 1: Như tài liệu -ĐGTX: - Nội dung:HS so sánh được các số có 3 chữ số và nêu được cách thực hiện so sánh các số - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi HĐ 2: Như tài liệu - ĐGTX: - Nội dung: HS biết cách so sánh các số có 3 chữ số và nêu được cách so sánh - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi HĐ 3: Như tài liệu - ĐGTX: - Nội dung: HS thực hiện so sánh các số có 3 chữ số và điền đúng dấu thích hợp, nêu được cách so sánh - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Nhẫn xét bằng lời, đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Giúp HS nắm được thứ tự các số có 3 chữ số + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng * Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  ÔN TOÁN: ÔN LUYỆN TUẦN 26 (T1) I.Mục tiêu: - KT: Tìm sô bị chia, giải toán có lời văn. - KN: Vận dụng bảng nhân chia đã học để tính nhanh các phép tính.Tìm được số bị chia khi biết thương và số chia. Vận dụng giải toán có lời văn - TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán, HS yêu thích học toán - NL: Vận dụng vào trong tính toán thực tế HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn 13
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 II. Chuẩn bị ĐDDH -GV: SHD, BP -HS: Sách luyện, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: -Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em vận dụng các phép nhân , chia đã học để tính nhanh các phép tính (BT 1). Xác định số bị chia khi biết thương và số chia (BT 2,).Vận dụng giải toán có lời văn (BT6) - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hỗ trợ các bạn khác. Làm thêm phần ứng dụng - ĐGTX: - Tiêu chí đánh giá: Vận dụng bảng nhân chia đã học để tính nhanh các phép tính.Tìm được số bị chia khi biết thương và số chia. Vận dụng giải toán có lời văn - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  ÔN T VIỆT: ÔN LUYỆN TUẦN 27 (Tiết 1) I.Mục tiêu: - KT: Đọc hiểu câu chuyện Thử tài. Sử dụng được các từ ngữ về loài vật. Đặt và trả lời được câu hỏi Khi nào ? Ở đâu ? Như thế nào ? Vì sao ? - KN : Đọc và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài Thử tài. Đặt và trả lời được câu hỏi Khi nào ? Ở đâu ? Như thế nào ? Vì sao ? - TĐ: Chăm chỉ, tự giác trong học tập. - NL: Vận dụng vào bài học trong cuộc sống hàng ngày. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2 - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: - HSHC: Hỗ trợ em thực hiện HĐ1, 2, 3 - HSHTT: Hoàn thành HĐ 1, 2, 3 thêm HĐ6 của phần ứng dụng 14
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 Ôn luyện HĐ 1: Đọc câu chuyện sau và TLCH( a đến g). - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài trả lời chính xác câu hỏi trong bài. Bày tỏ được ý kiến của mình về các nhẫn vật trong câu chuyện. a) Lần đầu, nhà vua yêu cầu cậu bé làm gì? B. Lấy tro bếp để bện thành một sợi thừng b) Cậu bé đã làm thế nào để có thể bện được một sợi thừng theo yêu cầu của vua? 1- Cậu nhờ mẹ chặt cho một cây tre, chẻ nhỏ cây tre ra rồi bện thành một sợi dây thừng. 2 - Cậu cuộn tròn sợi dây thừng rồi đặt sợi dây thừng lên mâm đồng 3 – Cậu phơi sợi dây cho khô rồi đốt thành tro, đám tro hiện rõ hình sợi dây khi lửa tắt. c) Lần thứ hai, nhà vua yêu cầu cậu bé làm gì? A. Nắn chiếc sừng trâu cong như vòng thúng sao cho thẳng ra. d) Cậu bé làm thế nào để thực hiện yêu cầu thứ hai của nhà vua? 1- Cậu bé bỏ sừng trâu vào chiếc chảo lớn, đổ đầy nước rồi ninh nhừ. 2 - Sừng trâu mềm ra và dễ uốn 3 – Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. a) Qua hai lần thử tài, nhà vua thầy cậu bé là người như thế nào? C. Cậu bé rất thông minh. g) Em thích nhân vật nào? Vì sao? + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2: Đặt câu hỏi - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đặt được câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Khi nào? Vì sao? Như thế nào? a) Cậu bé nhờ mẹ chặt cây tre ở đâu? b) Khi nào đám tro hiện rõ hình cuộn dây? c) Vì sao cậu bé nghĩ ra cách để thực hiện yêu cầu của nhà vua? d) Vua thấy cậu bé như thế nào? + PP: Vấn đáp, viết. + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, viết nhận xét. HĐ3: Điền tên các loài vật thích hợp - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Điền tên các loài vật để tạo được câu thành ngữ, tục ngữ thích hợp. Mở rộng vốn ngôn ngữ. a) Chữ như gà bới 15
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 b) Học như cuốc kêu c) Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. d) Nhát như thỏ đế. + PP: Vấn đáp, quan sát + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: Đọc bài Thử tài cho người thân nghe.  Thứ năm ngày 11 tháng 6 năm 2020 Tiếng Việt: BÀI 30B: THIẾU NHI VIỆT NAM BIẾT ƠN BÁC HỒ (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nghe – viết một đoạn văn. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch; các từ chứa tiếng có vần êt/êch. - Kĩ năng: Phân biệt tiếng bắt đầu bằng tr/ch; các từ chứa tiếng có vần êt/êch. Nghe viết đúng, đẹp một đoạn văn. - Thái độ: Chăm học, thảo luận tích cực. - Năng lực: Vận dụng phân biệt các từ ngữ vào trong cuộc sống. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, MHTV, MT, BP - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 3, 4 chuyển sang HĐ cặp đôi IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 3,4 ( Như tài liệu) + HS còn hạn chế: Giúp đỡ HS viết đúng chính tả đoạn viết - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, đúng chính tả, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng đoạn viết. Trình bày đúng chữ viết đẹp + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. HĐ 5 (Như tài liệu) + HS còn hạn chế: Giúp đỡ HS chọn từ ngữ viết đúng. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Biết điền tr/ch; et/êch thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành các từ đúng. Tham gia trò chơi sôi nổi, nhanh nhẹn. a) Cây trúc, chúc mừng, chăng dây, vầng trăng, một trăm, chăm sóc. 16
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 b) Ngày Tết, chênh chếch, mỏi mệt, dệt vải, nhạt thếch, con ếch. + PP: tích hợp + Kĩ thuật: trò chơi HĐ 6: (Như tài liệu) + HS còn hạn chế: Giúp đỡ HS viết đúng 3 từ ngữ đã chọn ở HĐ 5. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng 3 từ ngữ đã chọn ở HĐ5. Đặt được 3 câu với 3 từ ngữ đó. + PP: vấn đáp. Quan sát, + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  Tiếng Việt: BÀI 30C: THIẾU NHI VIỆT NAM KÍNH YÊU BÁC HỒ (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Cháu nhớ Bác Hồ - Kĩ năng: Đọc biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc với giọng đọc da diết, nhớ nhung Bác Hồ. - Thái độ: Giáo dục HS biết kính yêu Bác Hồ. - Năng lực: Đọc diễn cảm bài thơ. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, MH, MT,BP - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: * Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn kể cho nhau nghe về việc tốt mình đã làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Giáo viên giới thiệu bài, các em ghi đề bài vào vở. - Cá nhân đọc mục tiêu bài - CTHĐTQ gọi 1HS đọc mục tiêu của bài trước lớp. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ2: Như HDH - GV đọc mẫu bài tập đọc ĐGTX: 17
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 + Tiêu chí đánh giá: HS chú ý nghe GV đọc bài. Nắm được giọng đọc: đọc toàn bài với giọng tình cảm thiết tha, nhấn giọng ở một số từ chỉ cảm xúc, từ gợi tả: nhớ, hồng hào, bạc phơ, sáng, bâng khuâng, + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn , đặt câu hỏi HĐ3: Như HDH Việc 1: Em đọc từ ngữ và lời giải nghĩa Việc 2: Em cùng bạn cùng chia sẻ Việc 3: HĐTQ tổ chức các bạn chia sẻ và nhận xét trước lớp. + HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em nắm nghĩa từ +HS tiếp thu nhanh: Đặt được 2 câu với 2 từ ngẩn ngơ, cất thầm - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa, đặt câu 1 đến 2 từ “ngẩn ngơ, cất thầm” + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn , đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4. Đọc bài *Dự kiến hỗ trợ HS: + HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em đọc đúng nhịp thơ, đúng tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ. +HS tiếp thu nhanh: Đọc diễn cảm bài thơ Việc 1: HS đọc cá nhân toàn bài thơ Việc 2: GV mời lần lượt HS đọc nối mỗi bạn 2 câu thơ đến hết bài, nhận xét chia sẻ. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng các từ, ngắt nghỉ đúng chỗ, giọng đọc truyền cảm, nhẹ nhàng. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: Về nhà đọc bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ cho người thân nghe  TOÁN: BÀI 83 SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ ( T2) I.Mục tiêu - KT: HS biết so sánh các số có 3 chữ số - KN: Nắm được thứ tự các số có 3 chữ số - TĐ: HS yêu thích học toán - NL: Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học trong só ánh các số, phát triển năng lực vận dụng vào trong thực tế và năng lực tư duy 18
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, MHTV, MT, PHT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: - ĐGTX: - Tiêu chí đánh giá: HS thực hiện so sánh các số có 3 chữ số và điền đúng số vào dãy số thứ tự. Xác định được số lớn nhất và số nhỏ nhất, xếp thứ tự các số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại - Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS còn hạn chế: Hướng dẫn, giúp đỡ HS so sánh, điền đúng số vào dãy số (BT1,2) tìm số lớn nhất, số bé nhất , sắp xếp thứ tự các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại(BT3) + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  TOÁN: BÀI 84: MÉT I.Mục tiêu - KT: Mét là đơn vị đo độ dài, mét viết tắt là m. 1m= 10dm, 1m = 100cm. Biết làm tính, giải toán có đơn vị đo độ dài mét. - KN: Nhận biết được đơn vị đo độ dài mét. Mối quan hệ giữa mét và đề - xi – mét; mét và xăng – ti – mét. Làm tính có kèm theo đơn vị đo là mét như: 3m + 2m = 5m. Ước lượng được độ dài khoảng 1m. -TĐ: Giáo dục HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán. HS yêu thích học toán. - NL: Vận dụng trong thực tế đo độ dài với đơn vị mét. HSKT: Biết so sánh số có 3 chữ số II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, MHTV, MT. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 1 chuyển sang HĐ cặp đôi IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Dạy 1 tiết, HĐ 2: bỏ 2c,2d,2e,2g V. Đánh giá thường xuyên: Hoạt động cơ bản HĐ1. ( Như tài liệu) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nhận biết cái thước mét;đơn vị viết tắt của mét; biết được mối quan hệ giữa mét và đề - xi – mét; mét và xăng – ti – mét. 19
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi HĐ 2. Thực hành - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: biết dùng thước mét đo được chiều dài, chiều rộng phòng học. + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi HĐ1. ( Như tài liệu) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Biết được mối quan hệ giữa mét và đề - xi – mét; mét và xăng – ti – mét. + Phương pháp: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi HĐ 2. Tính (bỏ 2c,2d,2e,2g) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: biết làm tính với đơn vị đo độ dài mét. + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi HĐ 3. Viết cm hoặc m vào chố chấm thích hợp: - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: biết ước lượng độ dài khoảng 1 mét. + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi HĐ 4. Giải bài toán - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Biết giải bài toán với đơn vị đo độ dài mét. + Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: Em và chị dùng thước dây thực hành đo 1 cạnh sân nhà em, ghi kết quả vào vở.  Tiếng Việt BÀI 30C: THIẾU NHI VIỆT NAM KÍNH YÊU BÁC HỒ (T3) Soạn điển hình I. Mục tiêu - Kiến thức: Viết một đoạn văn ngắn kể về một hoạt động của trường em kỉ niệm ngày sinh nhật Bác. - Kĩ năng: Viết đoạn văn hay, biết dùng từ, đặt câu phù hợp. Có sáng tạo trong viết văn. - Thái độ: HS chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động. Có lòng kính yêu Bác Hồ 20
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 - Năng lực: Viết đoạn văn hay sáng tạo HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, MH,MT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: HĐ 4 chuyển thành HĐ cặp đôi IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không dạy tiết 2 V. Đánh giá thường xuyên: *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Chia sẻ những hiểu biết của em về Bác Hồ. - Giáo viên giới thiệu bài học, ghi tên bài - Học sinh đọc và ghi tên bài vào vở. - Học sinh đọc mục tiêu, chia sẻ mục tiêu tiết học B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 2. Cùng giải câu đố - Việc 1: HS đọc các câu đố và tìm đáp án đúng cho các câu đố - Việc 2: Các cặp đôi chia sẻ về đáp án các câu đố - Việc 3: HS nhận xét lẫn nhau, thống nhất ý kiến. ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá:Trả lời đúng các câu đố. + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 3. Viết lời giải câu đố vào vở Việc 1: HS viết các lời giải câu đố vào vở - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Viết đúng các lời giải. + PP: quan sát + Kĩ thuật: ghi chép ngắn 4. Thảo luận trả lời các câu hỏi Việc 1: HS đọc các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó. 21
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 Việc 1: Các cặp đôi chia sẻ các câu trả lời. Việc 2: HS nhận xét, bổ sung các câu trả lời Việc 3: GV nhận xét hoạt động cá nhân, lớp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Dựa vào hiểu biết của bản thân trả lời đúng các câu hỏi. + PP: Vấn đáp + Kĩ thuật: đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 5. Viết đoạn văn Việc 1: HS viết một đoạn văn kể về hoạt động của trường em nhân kỉ niệm ngày sinh Bác Hồ theo các câu hỏi gợi ý. Việc 2: HS nhận xét, bổ sung cho nhau Việc 1: GV cho HS đọc bài văn trước lớp Việc 2: GV nhận xét, bổ sung, tuyên dương các bài văn hay. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Viết được một đoạn văn hay, đúngyêu cầu đề bài. Viết đúng chính tả, ngữ pháp, có sự sáng tạo. + PP: quan sát, viết, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, viết nhận xét, nhận xét bằng lời. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: Em chia sẻ đoạn văn cho người thân. Thực hiện theo sách HDH  ÔN T VIỆT: LUYỆN VIẾT BÀI 27 I.Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - KT: Biết viết chữ hoa Y theo cỡ vừa và nhỏ ( kiểu chữ đứng ). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ - KN: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - TĐ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - NL: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Đồ Dùng dạy học: 22
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1Hướng dẫn viết chữ hoa Y Việc 1:GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: Y Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm được quy trình viết chữ hoa + PP: Vấn đáp. + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. HĐ2Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng: Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng Yêu lắm Quảng Bình Yên tâm vững bước Việc 2: - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2, 5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết Chú ý khoáng cách giữ các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ câu ứng dụng + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm được câu ứng dụng, nghĩa của câu câu ứng dụng. + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS Nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV Cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn. thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá Viết đúng đẹp vào vở luyện viết trình bày sạch sẽ + PP: vấn đáp + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. C .HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: 23
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  Thứ sáu ngày 12 tháng 6 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 31A: BÁC ĐỂ LẠI MUÔN VÀN TÌNH THƯƠNG YÊU (T1) I.Mục tiêu - KT: Đọc và hiểu câu chuyện Chiếc rễ đa tròn. - KN: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó Giải nghĩa các từ khó. - TĐ : HS chăm học, hoạt động tích cực. - NL: Đọc hay diễn cảm bài tập đọc. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH,MHTV, MT - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu với bạn tranh sưu tầm về Bác Hồ - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS giới thiệu được với các bạn những tranh ảnh sưu tầm được về Bác Hồ. + PP: Vấn đáp; quan sát. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. 2.Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Chiếc rễ đa tròn. + Tiêu chí đánh giá: Biết giọng kể chậm rãi; Giọng Bác: ôn tồn, dịu dàng. Giọng chú cần vụ: ngạc nhiên. + PP: quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 3. Đọc từ và lời giải nghĩa từ - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa, chọn đúng từ ngữ và lời giải nghĩa phù hợp; đặt câu 1 đến 2 từ "tần ngần"; "thắc mắc". + PP: quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: ghi chép ngắn; đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 4,5. Cùng luyện đọc - ĐGTX: 24
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 + Tiêu chí đánh giá: HS đọc to rõ ràng và chính xác các từ ngữ: ngoằn ngoèo, thường lệ, chiếc rễ, làm thế này, trong vườn, tần ngần, vòng lá tròn. - HS đọc nối tiếp từng đoạn đúng ngắt nghỉ, đảm bảo tốc độ, phù hợp giọng nhân vật. + PP: quan sát; vấn đáp + Kĩ thuật: ghi chép ngắn; nhận xét bằng lời. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Đọc bài Chiếc rễ đa tròn cho người thân nghe. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  TIẾNG VIỆT: BÀI 31A: BÁC ĐỂ LẠI MUÔN VÀN TÌNH THƯƠNG YÊU (T2) I.Mục tiêu - KT: Hiểu nội dung câu chuyện Chiếc rễ đa tròn: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi. - KN: Phát triển kỹ năng đọc-hiểu cho học sinh. - TĐ : HS chăm học, hoạt động tích cực. - NL: Nắm nội dung bài vào trong cuộc sống thực tế. HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, MHTV, thẻ, PBT. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ 6: Như tài liệu (HĐTH) - ĐGTX: + Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng các câu hỏi: a. Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp. b. Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất. c. Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn lớn. 25
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 d. Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác, thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa. + PP: vấn đáp, quan sát. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GDHS: Biết nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. - Đọc lại bài Chiếc rễ đa tròn. VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  Toán: BÀI 85 : KI – LÔ – MÉT. MI – LI – MÉT T1 I. Mục tiêu - Kiến thức: Biết các đơn vị ki-lô-mét, mi-li-mét. Biết cách đọc, viết và chuyển đổi các đơn vị đo độ dài 1km = 1000m, 1cm = 10mm, 1m = 1000mm. Biết thực hiện các phép tính với các số đo có đơn vị km, mm - Kĩ năng: Thực hành đọc, viết, chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. Thực hiện cácphép tính với các đơn vị km, mm. - Thái độ: Yêu thích học toán, rèn luyện cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập. - Năng lực: Vận dụng để tính toán trong thực tế HSKT: Biết so sánh các số tròn chục, số tròn trăm II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, MHTV, MT. - HS: TLHDH, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Giảm HĐ 4 (HĐTH) V. Đánh giá thường xuyên: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ1 Như tài liệu - ĐGTX: - Nội dung: HS biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là km. Biết đọc, viết đơn vị km. Biết chuyển đổi 1km = 1000m. - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng. HĐ 2: Như tài liệu: - ĐGTX: - Nội dung: Biết cách xem bản đồ, đọc được các khoảng cách được ghi trên bản đồ. Biết sử dụng đơn vị km để ghi lại khoảng cách giữa các tỉnh vào bảng. - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp 26
  27. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi HĐ 3: Như tài liệu - ĐGTX: - Nội dung: Học sinh biết Mi-li-mét là một đơn vị đo độ dài, viết tắt là mm. Biết đọc, ghi mm, biết chuyển 1cm = 10mm, 1m = 1000mm. - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày miệng, ghi chép ngắn. HĐ 4: Như tài liệu - ĐGTX: - Nội dung: Học sinh sử dụng thước thành thạo để đo, đọc, và ghi độ dài của một đoạn thẳng tính bằng đơn vị mm. Thực hiện nhanh, chính xác. - Phương pháp: Vấn đáp, tích hợp - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thực hành. - VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  Ôn luyện Toán ÔN LUYỆN TUẦN 26 (T2) I.Mục tiêu: - KT: Biết công thức tính chu vi hình tam giác, tứ giác khi biết độ dài các cạnh của nó. - KN: Tính chu vi hình tam giác, tứ giác khi biết độ dài các cạnh của nó. - TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán, HS yêu thích học toán - NL: Vận dụng vào trong tính toán thực tế HSKT: Lắng nghe cô giáo giảng bài, hợp tác tốt với bạn II. Chuẩn bị ĐDDH -GV: SHD, BP -HS: Sách ôn luyện, vở III. Điều chỉnh hoạt động từng lô gô: Không điều chỉnh IV. Điều chỉnh nội dung dạy học: Không điều chỉnh V. Đánh giá thường xuyên: -Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em tính chu vi hình tam giác, tứ giác khi biết độ dài các cạnh của nó (BT3, 4, 7, 8). - HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và hỗ trợ các bạn khác. Làm thêm phần ứng dụng - ĐGTX: - Tiêu chí đánh giá: Vận dụng công thức tính chu vi hình tam giác, tứ giác vào giải các bài toán có lời văn. Trình bày sạch sẽ, khoa học - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp 27
  28. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn; Nhận xét bằng lời, đặt câu hỏi .VI. Dự kiến phương án hỗ trợ cho học sinh: + HS tiếp thu nhanh: Làm hết các bài tập và làm thêm phần ứng dụng C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH  HĐTT SINH HOẠT CLB TOÁN. SINH HOẠT SAO I. Mục tiêu: - KT: Ôn lại cách đọc, viết, sắp xếp các số có ba chữ số. Biết tự nhận xét về tình hình tuần qua và hoạt động tuần tới. - KN: HS biết đọc, viết các số có ba chữ số. Biết so sánh và sắp xếp thứ tự các số có ba chữ số. Thực hiện nhanh, chính xác. - TĐ: Có ý thức tự giác làm bài để hoàn thành bài theo tiến độ chung. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, tư duy. II. Chuẩn bị: - GV: nội dung tiết ôn luyện, PBT. - HS: vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hoạt động CLB Toán. Việc 1: GV cung cấp cho HS một số bài tập. Bài 1: Đọc, viết a) Viết số Đọc số 215 352 Ba trăm hai mươi mốt 629 736 Chin trăm linh năm b) Viết số Trăm Chục Đơn vị Đọc số 425 3 2 9 971 Năm trăm 5 0 6 Bài 2: Sắp xếp các số 800, 627, 672, 595, 1000 a) Theo thứ tự từ lớn đến bé. b) Theo thứ tự từ bé đến lớn. *Bài 3: 28
  29. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019-2020 Nhà bác Mai thu hoạch được 234kg củ cải, nhà cô Minh thu được 243kg củ cải, nhà chú Tuấn thu hoạch được 224kg củ cải. Hỏi nhà ai thu hoạch được nhiều củ cải nhất, nhà ai thu hoạch được ít củ cải nhất? Việc 2: Cá nhân làm vào vở ôn Toán. GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng. Việc 3: Trao đổi, chia sẻ cách làm. Nhận xét, bổ sung (nếu có). *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS đọc, viết được các số có ba chữ số. + HS biết so sánh để sắp xếp các số có ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. + HS nắm được bài toán, trả lời đúng câu hỏi. + Tích cực làm bài để hoàn thành đúng tiến độ chung. Có ý thức tự giác làm bài, không nhìn bài bạn. + HS biết dò bài bạn, phát hiện và sửa sai cho bạn. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ2: Sinh hoạt cuối tuần. Việc 1: CTHĐTQ điều hành lớp nhận xét tình hình trong tuần qua. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới, tôn vinh các học sinh xuất sắc trong tuần. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ.  29