Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 37 trang thienle22 3930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_lop_2_tuan_22_gv_nguyen_thi_thanh_tinh_truong_ti.doc

Nội dung text: Giáo án dạy Lớp 2 - Tuần 22 - GV: Nguyễn Thị Thanh Tình - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 22 Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2020 Chào cờ CHÀO CỜ TẠI LỚP. HD HS CÁCH PHÒNG TRÁNH COVID 19 I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS nắm được cách phòng tránh covid 19. - Kĩ năng: Rèn tính tự lập, mạnh dạn cho HS. HS có thể tự phòng tránh covid 19. - Thái độ: Nghiêm túc, chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp. Thực hiện tốt các quy định về an toàn sức khỏe. - Năng lực: Phát triển năng lực sáng tạo, năng lực ứng phó với tình huống khẩn cấp. HSKT: biết cách rửa tay và đeo khẩu trang khi đến lớp và về nhà. II. Hoạt động: HĐ1: GV cập nhật thông tin của từng HS trong kì nghỉ dịch covid 19 vừa qua. HĐ2: Hướng dẫn HS các cách phòng tránh covid 19. Việc 1: HS nêu những việc nên làm để phòng tránh dịch covd 19 khi ở nhà và ở trường. Việc 2: GV nêu lại những việc nên làm để phòng tránh dịch covd 19 khi ở nhà và khi ở trường. * Những việc học sinh cần làm tại nhà hàng ngày: 1. Súc miệng, họng bằng nước muối/nước súc miệng thường xuyên. 2. Giữ ấm cơ thể. Tập thể dục. Ăn chín, uống chín. 3. Rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên (trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, sau khi đi chơi, đi học về nhà, sau khi tiếp xúc với vật nuôi). 4. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. 5. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. 6. Không khạc, nhổ bừa bãi. 7. Giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, sử dụng quạt, không sử dụng điều hòa. 8. Tự theo dõi sức khỏe. Nếu có sốt, ho, khó thở thì: + Báo cho nhà trường. + Nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe. + Gọi điện cho đường dây nóng 1900.9095; 19003228 để được tư vấn. Đến cơ sở y tế để được khám, điều trị. 9. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở. Giữ khoảng cách trên 2 mét và đeo khẩu trang nếu phải tiếp xúc. 10. Tránh chỗ tập trung đông người, không tụ tập đông người. 1
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 * Những việc học sinh cần làm tại trường hàng ngày: 1. Rửa tay với nước sạch và xà phòng (hoặc dung dịch rửa tay khô) thường xuyên vào các thời điểm: + Trước khi vào lớp. + Trước và sau khi ăn. + Sau khi ra chơi, nghỉ giữa giờ. + Sau khi đi vệ sinh. + Khi tay bẩn. 2. Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp). Vứt bỏ khăn, giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. 3. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. 4. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, bình nước, khăn mặt, khăn lau tay, gối, chăn 5. Không khạc, nhổ bừa bãi. 6. Bỏ rác đúng nơi quy định. 7. Nếu bản thân hoặc thấy học sinh khác có sốt, ho, đau họng, khó thở thì báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm. HĐ3: GV hướng dẫn các bước đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Việc 1: HS nêu những hiểu biết của mình về cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Việc 2: GV hướng dẫn HS đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. * Hướng dẫn HS đeo khẩu trang - Sử dụng hai đầu ngón tay của mỗi bàn tay đồng thời lồng hai dây đeo khẩu trang vào hai tai hoặc từng bên tai một. - Chỉnh cho khẩu trang thật cân đối. - Sử dụng một tay giữ phần cạnh trên khẩu trang cố định cách mắt khoảng 1cm và kéo nhẹ phần dưới giãn ra sao cho phủ xuống dưới cằm để khẩu trang che khít hoàn toàn khu vực cằm, miệng, mũi. - Sử dụng tiếp ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ ở mặt trên khẩu trang y tế ép sát theo hình dạng mũi, sao cho ôm sát vào sống mũi, giữ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sống mũi để làm tạo độ kín giữa mũi với khẩu trang. Lưu ý: Chỉ nên đeo khẩu trang 1 lần sau đó giặt sạch, phơi khô. * Rửa tay đúng cách. Sau đây là 6 bước rửa tay đúng cách được WHO khuyến cáo để phòng ngừa lây nhiễm virus Corona: Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch sau đó thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà xát hai lòng bàn tay với nhau. Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. 2
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào các kẽ giữa ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại nhiều lần. Bước 6: Xả với nước sạch cho tay sạch hết xà phòng. Dùng khăn hoặc giấy sạch để lau khô tay. Việc 3: HS thực hành. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Có ý thức tự giác thực hiện các việc trên. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Toán BÀI 59: ĐƯỜNG GẤP KHÚC – ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em nhận dạng được đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc. Biết dùng chữ ghi tên đường gấp khúc. - Kĩ năng: Tính độ dài đường gấp khúc, giải bài toán có lời văn. - Thái độ: Tích cực học tập, hứng thú với môn học. - Năng lực: Năng lực tư duy toán học, vận dụng để tính toán trong thực tế. HSKT: nhận biết được đường gấp khúc và tên gọi II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, dây điện III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Tính độ dài đường gấp khúc Việc 1: GV và HS đọc và phân tích mẫu. Việc 2: HS làm bài theo hình thức cá nhân vào vở. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương. *ĐGTX: 3
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: HS tính đúng độ dài đường gấp khúc, biết cách giải và trình bày bài toán có lời văn. Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 4 + 3 + 6 = 13 (cm) Đáp số: 13cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2,3: Tính độ dài đoạn dây thép, đường gấp khúc. Việc 1: HS đọc yêu cầu. Việc 2: HS làm bài cá nhân vào vở. Việc 3: HS chia sẻ kết quả bài làm trước lớp. GV nhận xét hoạt động. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính độ dài đoạn dây nhanh, chính xác, vận dụng vào tính toán trong thực tế. 2. Bài giải Độ dài đoạn dây là: 3 + 3 + 3 = 9 (cm) Đáp số: 9cm 3. Bài giải Độ dài đường gấp khúc là: 10 + 14 + 8 = 32 (dm) Đáp số: 32dm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HSHTT: Nối các điểm sau để có đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng. Đặt tên cho đường gấp khúc đó: C. Hoạt động ứng dụng: - Em dùng đoạn dây điện uốn thành một đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng. - Em đưa lại cho người lớn đoạn dây rồi đố người lớn uốn thành một đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng.  Tiếng Việt BÀI 22A: VÌ SAO MỘT TRÍ KHÔN LẠI HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. 4
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng và giải được nghĩa các từ khó. Đọc hay diễn cảm bài tập đọc, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học. HSKT: Đọc được câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn II. Chuẩn bị: GV: TLHDH, tranh minh họa, BP HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và cho biết  Chồn đang làm gì?  Theo em, con vật nào khôn hơn? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết giọng đọc người dẫn truyện chậm rãi; giọng Chồn lúc chưa gặp nạn thì hợm hĩnh, huênh hoang, khi gặp nạn thì ỉu xìu buồn bã; giọng Gà Rừng lúc khiêm tốn, lúc bình tĩnh, tự tin. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 5
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ3: Chọn từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ ở cột A và lời giải nghĩa ở cột B (2-3 lần). Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với cột A. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét lẫn nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được từ ngữ và lời giải nghĩa A B a) Ngầm 1. vội đến mức rối lên b) Cuống quýt 2. bất ngờ c) Đắn đo 3. kín đáo, không lộ ra ngoài d) Thình lình 4. cân nhắc xem lợi hay hại - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: cuống quýt, reo lên, lấy gậy, quẳng, thình lình, vùng chạy, nhảy vọt. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giọng nhân vật, nhấn giọng từ ngữ: trí khôn, coi thường, chỉ có một, hàng trăm, cuống quýt, đằng trời, thọc, - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn cho người thân nghe.  6
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Tiếng Việt BÀI 22A: VÌ SAO MỘT TRÍ KHÔN LẠI HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu nội dung câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn: Khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh của mỗi người. Chớ kiêu căng, hợm mình, xem thường người khác. - Kĩ năng: Nắm được nội dung câu chuyện, áp dụng vào trong cuộc sống: không kiêu căng, xem thường người khác. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, tự học, hợp tác. - GDKNS: Tư duy sáng tạo, ra quyết định; ứng phó với căng thẳng. HSKT: Nắm được nội dung câu chuyện. II. Chuẩn bị: - GV, HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Đố bạn: Chồn thông Minh hơn hay Gà Rừng thông Minh hơn?” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết Gà Rừng thông minh hơn Chồn, tham gia trò chơi sôi nổi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Thảo luận, trả lời câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu: a. Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. "Ít thế sao? Minh thì có hàng trăm". b. Khi gặp nạn, Chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì. c. Gà Rừng giải chết rồi vùng chạy để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang. d. Chồn thay đổi hắn thái độ: nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. 7
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của Gà Rừng. Đồng thời khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn, không nên kiêu căng, coi thường người khác. . Gà Rừng rất thông minh lại rất khiêm tốn và dũng cảm. . Chồn đã nhận ra sự thông minh của Gà Rừng và cảm phục sự thông minh, nhanh trí, dũng cảm của Gà Rừng. Em thích nhân vật nào? Vì sao?  Hoạt động ứng dụng: - Đọc lại bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn.  Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2020 Toán BÀI 60: EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? I. Mục tiêu: - KT: Biết vận dụng các bảng nhân 2,3,4,5 vào tính toán. Nhận dạng, gọi đúng tên và tính độ dài đường gấp khúc. Biết giải toán có lời văn bằng một phép tính. - KN: Vận dụng được các kiến thức đã học để giải toán, thực hiện tính toán nhanh, đúng, vận dụng giải toán. - TĐ: Tích cực trong hoạt động học tập, chăm chỉ cẩn thận trong tính toán. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, hợp tác. HSKT: Tính được độ dài đường gấp khúc. II. Chuẩn bị: - TLHDH, BP, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Truyền điện: ôn lại bảng nhân.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc thuộc bảng nhân và tham gia chơi hào hứng, tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động HĐ2: Viết số thích hợp vào ô trống. *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng nhân 2, 3, 4, 5 điền đúng, nhanh vào các ô trống Thừa số 4 3 2 5 Thừa số 9 7 5 8 8
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Tích 36 21 10 40 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính nhẩm. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính nhẩm nhanh, chính xác: a) 2 x 5 = 10 ; 3 x 7 = 21 ; 4 x 1 = 4 b) 2 x 8 = 16 ; 5 x 3 = 15 ; 4 x 6 = 24 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tính độ dài đường gấp khúc. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS gọi đúng tên và tính đúng độ dài đường gấp khúc. Độ dài đường gấp khúc là: 27 + 15 + 25 = 67(cm) Đáp số: 67 cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ5: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết cách giải bài toán có lời văn, trình bày sạch sẽ, khoa học. Bài giải 6 can như thế có số lít dầu là: 6 x 5 = 30 ( lít) Đáp số: 30 lít dầu - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HSHTT: 1. Tính a) 5cm x 2 + 6 cm x 3 b) 4cm x 5 – 2cm x 2 c) 3cm x ( 3+ 2) 2. Tìm số có hai chữ số biết tích của hai chữ số đó bằng 18. C. Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng.  Tiếng Việt BÀI 22A: VÌ SAO MỘT TRÍ KHÔN LẠI HƠN TRĂM TRÍ KHÔN (T3) I. Mục tiêu - Kiến thức: Nói và đáp lời xin lỗi. Luyện tập dùng dấu chấm, dấu phẩy. 9
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ năng: Biết dùng lời xin lỗi phù hợp trong các tình huống và đặt dấu câu thích hợp trong các đoạn văn khác. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động tích cực. - Năng lực: Vận dụng để nói và đáp lời xin lỗi trong thực tế. HSKT: Nói và đáp lời xin lỗi II. Chuẩn bị ĐDDH: - TLHDH, tranh, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn: Quan sát tranh trả lời câu hỏi:  Bức tranh minh họa điều gì?  Khi đánh rơi sách, bạn HS đã nói gì?  Lúc đó, bạn có sách bị rơi nói thế nào?  Theo em, bạn có sách bị rơi thể hiện thái độ gì khi nhận lời xin lỗi của bạn mình? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết đọc và hiểu lời các nhân vật trong tranh, trả lời đúng các câu hỏi:  Một bạn đánh rơi quyển sách của một bạn ngồi bên cạnh.  Bạn nói: Xin lỗi. Tớ vô ý quá! Bạn nói: không sao.  Bạn rất lịch sự và thông cảm với bạn. Như vậy, khi ai đó làm phiền mình và xin lỗi, chúng ta nên bỏ qua và thông cảm với họ. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ3: Chơi đóng vai. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết nghĩ ra các tình huống, nói và đáp lời xin lỗi phù hợp trong các tình huống đó. Tham gia trò chơi sôi nổi. Chẳng hạn: Em sơ ý làm vây mực lên áo bạn. Em sơ ý làm rách vở bạn. 10
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Em đi học trễ. Em lỡ tay làm bạn bị ngã. - PP: Tích hợp - Kĩ thuật: Trò chơi. HĐ4: Điền dấu chấm hay dấu phẩy. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết đặt dấu chấm và dấu phẩy thích hợp và ô trống và chép lại đoạn văn chính xác. Trình bày cẩn thận. “ Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò. Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.” - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Hỏi người thân về đặc điểm của 2 hoặc 3 loài chim.  Tiếng Việt BÀI 22B: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỖI LOÀI CHIM (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Kể được câu chuyện: Một trí khôn hơn trăm trí khôn. Nắm cách viết chữ hoa S. - Kĩ năng: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động tích cực. - Năng lực: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. THBVMT: Các loài chim tồn tại trong môi trường tự nhiên thật phong phú, đa dạng, trong đó nhiều loài chim quý hiếm cần được bảo vệ. HSKT: Nắm cách viết chữ hoa S. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, chữ mẫu R, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Ai nhanh hơn: Quan sát tranh, đưa ra tên loài chim trong mỗi bức tranh.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: 11
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: HS biết quan sát tranh, viết đúng và nhanh tên các loài chim tron mỗi tranh. Tham gia trò chơi sôi nổi. GDHS biết yêu thương các loài chim trong thiên nhiên. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Kể lại từng đoạn câu chuyện. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS biết quan sát tranh và dựa vào câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn, lần lượt kể lại đúng nội dung từng đoạn của câu chuyện. + Giọng điệu phù hợp với nhân vật, kết hợp nét mặt, cử chỉ tự nhiên. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Viết chữ hoa S. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Cấu tạo và cách viết chữ S: Chữ S cỡ vừa cao 5 ly, gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong dưới và nét móc ngược nối vào nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong. + Quy trình viết chữ S: Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và ĐK dọc 4 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút tai ĐK ngang 6. Từ điểm trên đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐK ngang 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Đạo đức BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Cần nói lời yêu cầu đề nghị trong các tình huống khác nhau. Lời yêu cầu đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng ngời khác. - Kĩ năng: HS biết sử dụng lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong cuộc sống hằng ngày. - Thái độ: Biết quý trọng những ngời biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề. 12
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *GDKNS: Kĩ năng nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác, kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. HSKT: Biết nói lời yêu cầu trong một số trường hợp II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh, Vở BT Đạo đức 2 III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Tự liên hệ nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: Chẳng hạn: Bạn A muốn mượn sách bạn B, bạn A nói: B ơi! có thể cho mình mượn quyển sách toán của bạn một lúc có được không? HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ2: Đóng vai (BT4-SGK) Việc 1: GV nêu yêu cầu và tình huống ở BT 4 SGK yêu cầu HS suy nghĩ. Việc 2: Thể hiện trước lớp. Cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến. *ĐGTX : - Tiêu chí: HS biết được khi cần được giúp đỡ dù rất nhỏ của ngời khác, em cần có lời nói, hành động và cử chỉ phù hợp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3: Trò chơi Văn minh lịch sự. Việc 1: GV nêu luật chơi. Việc 2: HS tham gia trò chơi. GV nhận xét. KL: Biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọng và tôn trọng ngời khác *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết sử dụng lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong cuộc sống hằng ngày. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ nội dung bài học cùng người thân. 13
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020  TNXH CUỘC SỐNG XUNG QUANH EM I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi HS ở. - Kĩ năng: HS có thể mô tả được một số nghề nghiệp, cách sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị. - Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước. Ý thức PTTNBM. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tự học, giải quyết vấn đề. Tích hợp PTTNBM: Tìm hiểu về sự nguy hiểm của công việc rà tìm, buôn bán phế liệu chiến tranh. Tích hợp GDBVMT: Biết được môi trường cộng đồng: cảnh quan tự nhiên, các phương tiện giao thông và các vấn đề môi trường cuộc sống. Có ý thức bảo vệ môi trường. HSKT: Nêu được một số nghề nghiệp chính. II. Chuẩn bị: - Các hình trong SGK. Sưu tầm tranh ảnh về nghề nghiệp và hoạt động chính của người dân. Sưu tầm tranh ảnh rà tìm, buôn bán phế liệu chiến tranh. III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: - CTHĐTQ điều hành lớp khởi động: Kể lại một số nghề nghiệp ở địa phương em? - Chia sẻ trước lớp. GV đánh giá, nhận xét tuyên dương. - GV giới thiệu bài, HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu trước lớp. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Làm việc với SGK. Việc 1: Yêu cầu quan sát tranh trả lời câu hỏi. + Những bức tranh trang 46, 47 diễn ra cuộc sống ở đâu? Vì sao em biết? + Kể tên các nghề nghiệp đã đựơc vẽ trong hình 2, 3, 4,5 SGK Việc 2: Chia sẻ trước lớp. *ĐGTX : - Tiêu chí: Biết được những hình vẽ trong sách thể hiện cuộc sống ở thành thị. Kể được một số nghề nghiệp và cuộc sống sinh hoạt của người dân ở thành thị. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 14
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ2: Báo cáo kết quả: Tìm hiểu về sự nguy hiểm của công việc rà tìm, buôn bán phế liệu chiến tranh. Việc 1: Yêu cầu HS báo cáo: Tìm hiểu về sự nguy hiểm của công việc rà tìm, buôn bán phế liệu chiến tranh. Việc 2: HS trao đổi, chia sẻ. GV nhận xét. Tích hợp PTTNBM: Những người làm công việc rà tìm, buôn bán phế liệu chiến tranh cuả một số người sống ở địa phương hoặc từ nơi khác đến thu gom phế liệu chiến tranh họ gặp những nguy cơ gì? (Bị thương, ảnh hưởng đến tính mạng) *ĐGTX : - Tiêu chí: + Hiểu về sự nguy hiểm của công việc rà tìm, buôn bán phế liệu chiến tranh. + Liên hệ thực tế: Vậy để tránh những nguy cơ đó chúng ta cần làm gì? - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân những việc cần thực hiện phòng tránh tai nạn bom mìn.  Thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2020 Toán BÀI 61: PHÉP CHIA I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em hiểu được ý nghĩa của phép chia, quan hệ giữa phép nhân và phép chia. - Kĩ năng: Biết viết, đọc và tính kết quả của phép chia. - Thái độ: HS yêu thích học toán, cẩn thận trong tính toán. - Năng lực: Vận dụng kiến thức để tính toán trong thực tế. HSKT: Đọc thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, các tấm thẻ chấm tròn, bảng nỉ. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: A. Hoạt động cơ bản: HĐ1,2. Thực hiện các hoạt động và viết vào vở. Việc 1: Từng cá nhân thực hiện yêu cầu và viết vào vở. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, đánh giá HS. *ĐGTX: - Tiêu chí: 15
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + HS thực hiện chia đều 6 hình vuông và thực hiện chia đều các đồ vật khác tương tự. + Đọc, viết và tính kết quả của phép chia 6 : 2 = 3, 8 : 4 = 2 6 hình vuông chia đều cho 2 bạn, mỗi bạn được 3 que tính. Ta có phép chia 6 : 2 = 3, Đọc là sáu chia hai bằng ba. Dấu : gọi là dấu chia. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Giảm tải. HĐ4. Đọc kĩ nhận xét. Từ một phép nhân ta viết được hai phép chia tương ứng: 4 x 2 = 8 8 : 2 = 4, 8 : 4 = 2 *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nêu được quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Tham gia chơi tích cực, hào hứng - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Quan sát tranh. *Bỏ HĐ1b* Việc 1: Cá nhân quan sát tranh rồi viết phép tính đúng vào vở. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét đánh giá lẫn nhau. GV kết luận. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS quan sát tranh viết được phép tính thích hợp và nêu được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. 4 x 3 = 12 , 12 : 3 = 4 , 12 : 4 = 3 Từ một phép nhân ta có thể lập được hai phép chia tương ứng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2. Điền số thích hợp. *Bỏ HĐ2b* Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu và điền số thích hợp vào ô trống để có phép chia. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, nhận xét đánh giá lẫn nhau. GV kết luận. *ĐGTX: - Tiêu chí: Điền số thích hợp vào ô trống để tính đúng kết quả phép chia tương ứng với bài toán: 10 quả xoài chia đều vào 2 túi. Mỗi túi có 5 quả xoài. 10 : 2 = 5 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 16
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HSHTT: Có người nói, phép chia là phép tính ngược của phép nhân. Theo em, người đó nói đúng hay sai? Vì sao? C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng trong HDH.  Tiếng Việt BÀI 22B: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỖI LOÀI CHIM (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết chữ hoa S. Hiểu được câu thành ngữ trong bài. - Kĩ năng: Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về các loài chim. - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học, hợp tác. THBVMT: Các loài chim tồn tại trong môi trường tự nhiên thật phong phú, đa dạng, trong đó nhiều loài chim quý hiếm cần được bảo vệ. HSKT: Viết được chữ hoa S II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, chữ mẫu S, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ5: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa S, viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng Sáo tắm thì mưa ( Sáo tắm thì mưa là một câu thành ngữ nói về kinh nghiệm trong dân gian, hễ thấy sáo tắm thì trời sẽ có mưa). - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết lời nhận xét. B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Hỏi – đáp về đặc điểm các loài chim. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời đúng các câu hỏi về các loài chim. Loài chim có lông đen: quạ Loài chim bay rất nhanh: cắt Loài chim bắt chước tiếng người rất giỏi: vẹt Loài chim hay hót: khướu - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Cùng thực hiện yêu cầu. Việc 1: HS đọc yêu cầu, thực hiện theo cá nhân điền từ vào chỗ trống. 17
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: Chia sẻ trước lớp. GV giải thích một sô câu thành ngữ cho HS hiểu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS chọn đúng tên loài chim và điền vào chỗ trống trong các thành ngữ chính xác. a. Đen như quạ - Vì con quạ có màu đen. b. Hôi như cú - Cú có mùi hôi. Nói “hôi như cú” là chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu. c. Nhanh như cắt - Cắt là loài chim có mắt rất tinh, bắt mồi nhanh và giỏi. d. Nói như vẹt - Vẹt có đặc điểm luôn nói bắt chước người khác. Nói như vẹt là nói nhiều, nói bắt chước người khác mà không hiểu mình nói gì. e. Hót như khướu - Con khướu hót suốt ngày, luôn mồm mà không biết mệt và nói những điều khoác lác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Tiếng Việt BÀI 22B: ĐẶC ĐIỂM CỦA MỖI LOÀI CHIM (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi. Chép đúng một đoạn văn. - Kĩ năng: Chép đúng đoạn chính tả. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Biết vận dụng kể đặc điểm của các loài chim trong cuộc sống hằng ngày. HSKT: Chép đúng một đoạn văn. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, phiếu bài tập. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ3: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng trong đoạn viết. Trình bày đúng chữ viết đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. HĐ4: Chơi: ghép từ ngữ. 18
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng cho sẵn để tạo thành từ ngữ. ( mở cửa, dầu mỡ, rẽ phải, rẻ tiền, củ cải, áo cũ) + HS hiểu nghĩa từ mình vừa ghép. + HS viết đúng 3 từ ngữ vừa tìm được vào vở. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng. - Thực hiện phần ứng dụng.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 21 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết nhận dạng, gọi tên và tính độ dài đường gấp khúc. Biết tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính. Biết vận dụng các bảng nhân đã học để giải toán. - KN: Nhận dạng, gọi tên và tính độ dài đường gấp khúc. Tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính. Vận dụng các bảng nhân đã học để giải toán. - TĐ: Tích cực hoạt động học tập. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tự học, hợp tác, giải quyết vđ. II. Chuẩn bị ĐDDH -GV: Sách ôn luyện Toán 2 -HS: Sách ôn luyện Toán 2, vở III. Hoạt động dạy – học: * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Hướng dẫn em hoàn thành các bài tập, cách tính, vận dụng các bảng nhân để hoàn thành các bài tập. - HS tiếp thu nhanh : Giao thêm bài tập 6. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vẽ được các đoạn gấp khúc theo yêu cấu cho sắn (HĐ1). + Tính đúng độ dài các đường gấp khúc (HĐ2). Độ dài đường gấp khúc ABC là 7cm Độ dài đường gấp khúc MNPQ là 6cm + Vận dụng các bẳng nhân để tính nhẩm nhanh và chính xác (HĐ3). 3 x 5 = 15 2 x 4 = 8 4 x 8 = 32 5 x 7 = 35 19
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 2 x 3 = 6 4 x 5 = 20 5 x 6 = 30 3 x 6 = 18 + Tính đúng giá trị biểu thức có hai dấu phép tính: nhân và cộng hoặc trừ (HĐ4,5) 4 x 7 + 31 = 28 + 31 = 59 5 x 6 + 17 = 30 + 17 = 47 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 22 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện HĐ 1,2,3,4 - Kĩ năng: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi, biết tìm từ chỉ đặc điểm của loài chim. - Thái độ: Biết yêu thương bạn bè. - Năng lực: Vận dụng vào bài học trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị ĐDDH - Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: BHT tổ chức chơi trò giải câu đố. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết giải các câu đố với ô chữ có lời giải nghĩa. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. Ôn luyện HĐ3: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến d). *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài trả lời chính xác câu hỏi trong bài biết hiện tượng thiên nhiên a) Chú ngan con thán phục Gà Trống ở điểm nào? Gáy vang b) Gà trống chê mẹ con nhà ngan điều gì? Chậm chạp c) Theo em, vì sao Gà Trống lại dám bay qua ao? Vì gà trống muốn thể hiện trước lời nói của chú ngan d) Em đoán xem Gà Trống rút ra bài học gì từ sự việc này? Không nên chê bai người khác - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tìm từ. 20
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm được từ chỉ đặc điểm của loài chim Chim khách: lông đen pha trắng, đuôi dài điệu đà Chim hút mật: cơ thể nhỏ, kêu chí chóe Bồ câu: bay nhanh,, cơ thể nhỏ, bay thẳng đứng, lượn vòng,, to béo - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học người thân.  Ôn TV ÔN LUYỆN TUẦN 22 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện HĐ 5,6,7. Biết sử dụng các từ ngữ về loài chim sử dụng dấu chấm, dấu phẩy khi viết câu. Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu tr/ch, dấu hỏi, dấu ngã. Biết đáp lời phù hợp tình huống. Viết được đoạn văn tả về loài chim. - Kĩ năng: Phân biệt hỏi ngã,tr/ch, viết đoạn văn. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Vận dụng viết văn vào trong các bài học. II. Chuẩn bị: - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: HĐ5: *ĐGTX: - Tiêu chí: Hỏi đáp nhanh về đặc điểm của loài chim  Tên của loài chim được nói trong đoạn văn là gì?  Tên của loài chim nói đến trong đoạn văn là chim khách, chim hút mật, bồ câu.  Chúng thường sống ở đâu?  Chúng sống ở đồng hoang dã, cánh rừng Châu Phi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6: *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết sử dụng dấu câu phù hợp đoạn văn: dấu chấm, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ7: 21
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: Phân biệt r/d/gi, phân biệt hỏi/ngã: rảnh rang, dịu dàng, rào, rất; bảy, bão, đỗ, dữ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: Nhận xét, chia sẻ người thân.  Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 22C: LAO ĐỘNG LÀ ĐÁNG QUÝ (T1) I. Mục tiêu: - KT: Đọc và hiểu câu chuyện Cò và Cuốc. - KN: Đọc lưu loát toàn bài. Ngắt nghĩ hơi đúng. Đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật. - TĐ: Giáo dục HS phải biết lao động. - NL: Đọc diễn cảm câu chuyện. - GDKNS: Tự nhận thức; xác định giá trị bản thân; thể hiện sự cảm thông. HSKT: Đọc được câu chuyện Cò và Cuốc II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MT - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và đoán xem Cuốc hỏi Cò điều gì?” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và dự đoán được câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. *ĐGTX: 22
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: Nắm được giọng đọc của bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật, giọng Cuốc ngạc nhiên, ngây thơ; giọng Cò dịu dàng vui vẻ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 2: Chia sẻ trước lớp, đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Cuốc: loài chim nhỏ sống ở bụi cây gần nước, chỉ bay là là mặt đất, thường kêu cuốc, cuốc. + Trắng phau phau: trắng hoàn toàn, không có vệt màu khác. + Thảnh thơi: nhàn, không lo nghĩ nhiều. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ đã cho ở HDH _T41. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc đúng từ khó: lội ruộng, vất vả, làm việc, nhìn lên, trắng tinh. + Đọc câu: Em sống trong bụi cây dưới đất,/ nhìn lên trời xanh,/ thấy các anh chị trắng phau phau,/ đôi cánh dập dờn như múa,/ không nghĩ có lúc chị phải khó nhọc như thế này.// - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Đọc bài. Việc 1: Em đọc bài (2 - 3 lần). Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giọng nhân vật, đảm bảo tốc độ, mạch lạc, trôi chảy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6. Thảo luận, trả lời câu hỏi. *ĐGTX: 23
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: Trả lời đúng các câu hỏi. Biết phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi sung sướng. a) Thấy Cò lội ruộng, Cuốc hỏi thế nào? Cuốc hỏi: Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? b) Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy? Vì Cuốc nghĩ rằng: áo Cò trắng phau phau, Cò thường bay dập dờn như múa trên trời cao, chẳng lẽ có lúc lại phải lội bùn bắt tép bẩn thỉu, khó nhọc như vậy. c) Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên. Lời khuyên ấy là gì? Khi lao động, không ngại vất vả, khó khăn. Phải chịu khó lao động thì mới có lúc sung sướng. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Giáo dục HS phải biết lao động mới đáng quý.  Hoạt động ứng dụng: Về nhà đọc bài cho người thân nghe.  Tiếng Việt BÀI 22C: LAO ĐỘNG LÀ ĐÁNG QUÝ (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Sắp xếp các câu thành một đoạn văn. - Kĩ năng: Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí. - Thái độ: HS biết yêu quý động vật. - Năng lực: Biết bố cục bài văn vận dụng vào viết văn. HSKT: Hiểu được câu chuyện Cò và cuốc. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ3. Chơi: Xếp nhanh các câu thành đoạn văn. Việc 1: HS đọc thầm các câu văn tả chim gáy. Việc 2: HS dựa vào câu hỏi gợi ý, sắp xếp các câu theo đúng thứ tự. Việc 3: Chia sẻ trước lớp. GV nhận xét. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết sắp xếp nhanh các câu thành đoạn văn hợp lý. + Câu giới thiệu sự xuất hiện của chú cu gáy là. Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. + Câu tả hình dáng của chim cu gáy. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. 24
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Câu tả hoạt động của chim cu gáy. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. + Câu kết là câu nào? Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy” cúc cù cu” làm cho cánh đồng quê thêm yên ả. Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt. Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp. Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ. Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy” cúc cù cu” làm cho cánh đồng quê thêm yên ả. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện theo sách HDH.  Toán BÀI 62: BẢNG CHIA 2. MỘT PHẦN HAI (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Lập bảng chia 2 và thuộc bảng chia 2. Nhận biết được một phần hai. - Kĩ năng: Thực hành chia 2, vận dụng bảng chia 2 trong tính toán. - Thái độ: HS yêu thích học toán. - Năng lực: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tính toán trong thực tế. HSKT: Hiểu được phép chia và ý nghĩa của phép chia II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP, MT, - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi khởi động tiết học. “Ôn lại bảng nhân 2” - GV giới thiệu bài học, tiết học. HS viết đề bài vào vở. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thuộc bảng nhân 2. Tham gia chơi tích cực, sôi nổi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2. Thành lập bảng chia 2 Việc 1: Đọc nội dung hoạt động 2.Thực hiện thao tác theo yêu cầu của đề bài. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. Nhận xét, sửa kết quả nếu bạn chưa đúng. GV kết luận. *ĐGTX: - Tiêu chí: 25
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + HS nêu được phép nhân tương ứng với bài toán 2 x 3 = 6 + HS xác định được số tấm bìa và nêu được phép chia tương ứng 6 : 2 = 3 + HS rút ra được phép chia từ phép nhân tương ứng 2 x 3 = 6 ta viết được 6 : 2 = 3 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3. Tìm các kết quả các phép tính trong bảng chia 2 Việc 1: Dựa vào bảng nhân 2, em tìm kết quả các phép chia trong bảng chia 2.Viết các kết qủa vào vở. Việc 2: Chia sẻ kết quả với bạn. Nhận xét, bổ sung bài làm. Việc 3: Em đọc thuộc bảng chia 2. Báo cáo khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Dựa bảng nhân 2 để tìm được nhanh kết quả các phép chia. 2 : 2 = 1 8 : 2 = 4 14 : 2 = 7 4 : 2 = 2 10 : 2 = 5 16 : 2 = 8 6 : 2 = 3 12 : 2 = 6 18 : 2 = 9 + HS đọc thuộc bảng chia 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4. Nhận biết một phần hai. Việc 1: Em lấy ra một tờ giấy hình vuông, gấp đôi tờ giấy sao cho các mép giấy trùng khít lên nhau rồi trải tờ giấy ra.Tô màu vào một phần tờ giấy theo nếp gấp Việc 2: Hai bạn lần lượt đố nhau: + Tờ giấy đã được chia thành mấy phần bằng nhau? + Đã tô màu vào mấy phần tờ giấy? Nhận xét, sửa kết quả nếu bạn chưa đúng Việc 3: Chia sẻ trước lớp. GV đánh giá. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thực hiện gấp đôi tờ giấy và xác định được số phần bằng nhau, tô màu vào 1 phần của tờ giấy. Hiểu được thế nào là một phần hai. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4d. Củng cố kiến thức. Việc 1: CTHĐ TQ tổ chức cho các bạn nói theo mẫu. Việc 2: Nhận xét trò chơi, tuyên dương những bạn chơi tốt. - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chia sẻ sau tiết học. *ĐGTX: 26
  27. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: HS nói được theo mẫu: Đã tô màu vào một phần hai hình tam giác. Đã tô màu vào một phần hai hình chữ nhật. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH.  Toán BÀI 62: BẢNG CHIA 2. MỘT PHẦN HAI (T2) I. Mục tiêu: - KT: Thực hành vận dụng bảng chia 2. Nhận biết một phần hai. - KN: Thực hành hoạt động 1,2,3 ( HĐTH) - TĐ: HS yêu thích học toán. - NL: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tính toán trong thực tế. HSKT: Hiểu được phép chia và thuộc bảng nhân 2 II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: TLHDH, BP, MT, - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: *Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. “Ôn lại bảng chia 2” - GV giới thiệu bài học. HS viết đề bài vào vở - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thuộc bảng chia 2. Tham gia chơi tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1. Tính nhẩm. Việc 1: HS đọc yêu cầu và làm vào vở. Việc 2: Chia sẻ trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng chia 2 tính nhẩm nhanh, đúng. a) 2 : 2 = 1 14 : 2 = 7 6 : 2 = 3 10 : 2 = 5 b) 12 : 2 = 6 18 : 2 = 9 16 : 2 = 8 20 : 2 = 10 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Giải bài toán. 27
  28. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 1: HS đọc bài toán và phân tích đề bài. Xác định bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Việc 2: Giải bài toán. Báo cáo khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải được bài toán bằng một phép chia. Bài giải Mỗi bạn được số quyển vở là: 8 : 2 = 4 (quyển) Đáp số: 4 quyển vở - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đã tô màu ½ hình nào? Việc 1: HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ và tự làm bài. Việc 2: Chia sẻ cách làm trước lớp. GV nhận xét. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được ½: hình a,c. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HSHTT: Trên sân có một số con gà đang mổ thóc. Minh đếm được 20 chân gà. Hỏi có bao nhiêu con gà ở trên sân? C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng theo TLHDH.  Tiếng Việt BÀI 23A: VÌ SAO SÓI BỊ NGỰA ĐÁ? (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng của các nhân vật. Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc, đá một cú trời giáng. - Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ. HSKT: Đọc được câu chuyện Vì sao Sói bị ngựa đá. II. Chuẩn bị: - TLHDH, tranh, vở III. Hoạt động dạy học: 28
  29. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và nói lời đáp: Hỏi: Bộ quần áo của Sói đang mặc giống quần áo của ai? Đáp: Hỏi: Có phải Sói bị Ngựa đá văng ra xa không? Đáp: . - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe thầy (cô) đọc câu chuyện: Bác sĩ Sói. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết giọng đọc: giọng kể vui vẻ tinh nghịch, giọng Sói giả ngân giả nghĩa, giọng Ngựa giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đọc từ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa (2-3 lần) Việc 2: TBHT điều hành các bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Nhận xét, bổ sung cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Khoan thai: thong thả, không vội vã. + Phát hiện: nhận ra, tìm ra. + Bình tĩnh: không sợ hãi hoặc nóng vội. + Làm phúc: giúp người khác không lấy tiền của. + Đá một cú giáng trời: đá một cú rất mạnh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ, câu đã cho ở HDH. 29
  30. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - cả lớp nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn. Nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng các từ khó: hiền lành, lễ phép, làm ơn, lựa miếng, khoan thai, phát hiện, làm phúc, . - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Cùng luyện đọc Việc 1: Em đọc bài Bác sĩ Sói (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung về cách đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giọng nhân vật, đọc đúng các từ ngữ khó, ngắt nghỉ đúng sau các cụm từ dài, dấu chấm, dấu phẩy; chú ý ngắt giọng ở câu: Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/một ống nghe cặp vào cổ,/một áo choàng khoác lên người,/một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.// - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Đọc diễn cảm câu chuyện Bác sĩ Sói cho mẹ nghe.  Ôn TV LUYỆN VIẾT: BÀI 22 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa S theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa S. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: S Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. 30
  31. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Những chữ nào cao 2,5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chữ S. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. + Cấu tạo và cách viết chữ S: Chữ S cỡ vừa cao 5 ly, gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong dưới và nét móc ngược nối vào nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong. + Quy trình viết chữ S: Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và ĐK dọc 4 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi dừng bút tai ĐK ngang 6. Từ điểm trên đổi chiều bút viết nét móc ngược trái, cuối nét lượn vào trong và dừng bút trên ĐK ngang 2. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 23A: VÌ SAO SÓI BỊ NGỰA ĐÁ? (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu nội dung truyện: Sói gian ngoan bày mưu kế định lừa ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại. - Kĩ năng: Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài. 31
  32. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, giao tiếp. HSKT: Hiểu nội dung truyện II. Chuẩn bị: - TLHDH, tranh ảnh, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Chuyền quà: đọc lại bài Bác sĩ Sói” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc rành mạch và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Thảo luận, trả lời câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Câu 1: Sói giả làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa. Câu 2: Ngựa bình tĩnh giả đau ở chân sau, nhờ Sói xem giúp. Câu 3: Sói bị ngựa đá vì tưởng lừa được ngựa, mon men ra phía sau, lựa miếng định đớp Ngựa. Câu 4: Có thể chọn tên: Sói và Ngựa vì đây là hai nhân vật chính của truyện hoặc Anh Ngựa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Thi đọc. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc trôi chảy các đoạn nối tiếp nhau, phân vai. + Bình chọn được bạn đọc tốt nhất. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HSHTT: Trong câu chuyện này, em thích Sói hay Ngựa? Vì sao? Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân giả nghĩa.  Hoạt động ứng dụng: 32
  33. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Luyện kỹ năng trả lời câu hỏi.  Tiếng Việt BÀI 23A: VÌ SAO SÓI BỊ NGỰA ĐÁ? (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Mở rộng vốn từ về các loài thú. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào? - Kĩ năng: Đặt và trả lời được câu hỏi có cụm từ như thế nào? - Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ. HSKT: Hiểu nội dung truyện II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, BP, tranh III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ3: Cùng nhau nói về đặc điểm của Sói và Ngựa. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nói được đặc điểm của Sói và Ngựa cho nhau nghe: Sói: Độc ác, ngu ngốc Ngựa: Thông minh - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ4: Xếp tên vào nhóm thích hợp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết sắp xếp tên các con vật vào nhóm thích hợp, chữ viết sạch sẽ rõ ràng. Nhóm thú dữ, nguy hiểm Nhóm thú không nguy hiểm Hổ, báo, gấu, lợn lòi, chó sói, sư thỏ, khỉ, vượn, chồn, hươu tử, bò rừng, tê giác, cáo, sóc - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ5: Quan sát tranh. *ĐGTX: - Tiêu chí: Xem tranh, hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan đến bức tranh có sử dụng cụm từ như thế nào? + Thỏ chạy như thế nào? Thỏ chạy nhanh như bay./ Thỏ chạy rất nhanh + Voi kéo gỗ như thế nào? Voi kéo gỗ rất khỏe./ Voi kéo gỗ hùng hục./ Voi kéo gỗ băng băng. - PP: Quan sát, vấn đáp. 33
  34. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Nói với người thân về Sói hoặc Ngựa trong bài đọc.  Toán BÀI 63: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Kiến thức: Học thuộc bảng chia 2, củng cố lại một phần 2. - Kĩ năng: Vận dụng bảng chia 2 vào tính toán, xác định được một phần 2 của hình. - Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì trong học toán. - Năng lực: Vận dụng vào trong tính toán thực tế. HSKT: nhận biết được phép chia và đọc thuộc bảng nhân 2 II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, hình - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học :  Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi “ Truyền điện: ôn lại bảng nhân 2 và bảng chia 2” khởi động tiết học. - GV giới thiệu bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc thuộc bảng nhân 2, bảng chia 2; nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia; hào hứng tích cực khi tham gia chơi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần KĐ. HĐ2: Giải bài toán. Việc 1: HS đọc bài toán và phân tích đề bài. Xác định bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. Việc 2: Giải bài toán. Báo cáo khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Giải được bài toán bằng một phép chia. Bài giải Xếp được tất cả số hàng là: 18 : 2 = 9 (hàng) 34
  35. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Đáp số: 9 hàng - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ3: Đã tô màu ½ hình nào? Việc 1: HS đọc đề bài, quan sát hình vẽ và tự làm bài. Việc 2: Chia sẻ cách làm trước lớp. GV nhận xét. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được ½: hình a,c. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 4: Chơi trò chơi “Đô – mi – nô” ôn lại bảng chia 2. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tham gia trò chơi “Đô-mi-nô” tích cực, tự giác thuộc bảng chia 2. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. HSHTT: Một bác thợ làm được 18 chiếc bánh. Bác xếp đều bánh vào các hộp, mỗi hộp 2 chiếc bánh. Hỏi bác cần bao nhiêu hộp để xếp hết số bánh đó? C. Hoạt động ứng dụng: - Ôn lại các bảng chia 2.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 21 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Vận dụng được bảng nhân 2,3,4,5 để tính giá trị biểu thức và giải các bài toán có lời văn. Nhận biết các thành phần của phép nhân. - Kĩ năng: Thực hiện tính toán chính xác, vận dụng nhanh các bảng nhân đã học. Chia sẻ tích cực các hoạt động. - Thái độ: Tích cực hoạt động học tập. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, toán học, giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị: - Em tự ôn luyện toán 2 III. Hoạt động dạy học: 6,7,8 – Sách ôn luyện trang 18,19. *Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Hướng dẫn em hoàn thành các bài toán có lời văn, đặt đúng lời giải, phép tính và đơn vị của bài toán. Vận dụng các bảng nhân để hoàn thành các bài tập. - HS tiếp thu nhanh : Giao thêm bài tập vận dụng. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vận dụng bảng nhân 2,3,4,5 để giải bài toán có lời văn, trình bày khoa học (HĐ6,8). 35
  36. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Bài giải 7 dĩa như thế có số quả quýt là: 5 x 7 = 35 (quả) Đáp số: 35 quả quýt Bài giải Cô giáo thưởng cho tổ Một tất cả số quyển vở là: 4 x 9 = 36 (quyển vở) Đáp số: 36 quyển vở + Dùng các bảng nhân đã học để tính đúng các kết quả của một phép nhân (HĐ7). Thừa số 2 3 5 4 3 5 2 4 Thừa số 7 8 6 5 6 9 3 8 Tích 14 24 30 20 18 45 6 32 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  GDTT SINH HOẠT LỚP HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT. I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Kiến thức: Nắm được những ưu điểm của tuần qua để phát huy. Nắm đươc tồn tại để khắc phục. Phát huy tính tích cực sáng tạo trong sinh hoạt câu lạc bộ tiếng việt. Nắm được cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng hiểu biết về Tiếng Việt. Rèn tính tự lập, mạnh dạn cho HS. HS đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. - Thái độ: Nghiêm túc, chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp. Cùng xây dựng câu lạc tiếng việt ngày một phong phú hơn. Biết bảo vệ bản thân, bảo vệ cộng đồng. - Năng lực: Phát triển năng lực thực hành, tự học, năng lực ứng phó với tình huống khẩn cấp. II. Chuẩn bị: - vở ôn luyện TV; nước rửa tay; khẩu trang. III. Hoạt động dạy- học: *HĐ1: Sinh hoạt CLB Tiếng Việt. 25’ *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tự chọn cho mình một bài tập mà mình cảm thấy yêu thích ở sách luyện TV tuần 21 và hoàn thành nó.Giải thích được vì sao em chọn BT đó và nêu kết quả làm được của em. - PP: Quan sát,vấn đáp. 36
  37. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ2: Hướng dẫn cách đeo khẩu trang – rửa tay. Việc 1: HS nhắc lại các cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Việc 2: GV cho HS thực hành Việc 3: HS thực hành. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được cách đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách. Có ý thức tự giác thực hiện các việc trên. - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3. Sinh hoạt cuối tuần. Việc 1: CTHĐTQ điều hành lớp nhận xét tình hình trong tuần qua. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới, tôn vinh các học sinh xuất sắc trong tuần. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ.  37