Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 4 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 26 trang thienle22 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 4 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_2_tuan_4_gv_duong_thi_hong_tham_truong_t.doc

Nội dung text: Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 4 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 4 Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2019 Đạo đức BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi; biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi, sửa lỗi. - Kĩ năng: HS thực hiện nhận lỗi và sữa lỗi một cách trung thực, mạnh dạn trong các hoạt động hằng ngày. - Thái độ: Chăm chỉ học tập; biết yêu quý, tôn trọng những bạn biết nhận lỗi và sữa lỗi. - Năng lực: Cần dũng cảm nhận lỗi và sữa lỗi khi làm sai; nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh biết nhận lỗi và sữa lỗi. II. Chuẩn bị: - GV, HS: vở đạo đức. III. Hoạt động dạy học: Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “ Chuyền quà” 1. Như thế nào là người biết nhận lỗi và sữa lỗi? 2. Người biết nhận lỗi và sữa lối là như thế nào? 3. Em đã làm gì có lỗi chưa? Em đã làm gì khi em có lỗi? * ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời được các câu hỏi: 1. Người biết nhận lỗi và sữa lỗi là người làm việc gì đó có lỗi thì biết nhìn ra lỗi của mình và hứa sẽ sữa chữa lỗi. 2. Người biết nhận lỗi và sữa lỗi là một người dũng cảm, trung thực. 3. HS biết nhìn nhận các việc làm của mình. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, trả lời miệng, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành. HĐ1: Xử lí tình huống (HS làm BT4) Việc 1: Cùng nhau thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống của nhóm mình. Việc 2: Chia sẽ trong nhóm. Nhận xét, bổ sung cho bạn. GV: Dương Thị Hồng Thắm 1
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Việc 3: NT mời các nhóm trình bày ý kiến của mình. Các bạn trong nhóm lắng nghe, trao đổi, góp ý. Việc 4: GV nhận xét, tuyên dương các nhóm đưa ra cách xử lí phù hợp. HĐ2: Đóng vai (HS làm BT5) Việc 1: Đọc các tình huống. Việc 2: Trao đổi với bạn chọn ra đáp án đúng. Việc 3: Xây dựng kịch bản để đóng vai. CTHĐTQ chia sẻ sau tiết học. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS trình bày được ý kiến của mình trong các tình huống trên: Các bạn trong trình huống không có lỗi. Nếu em gặp phải các tình huống đó em sẽ trình bày lí do và nhờ sự giúp đỡ. + HS biết các việc làm phù hợp với các tình huống và biết cùng bạn xây dựng kịch bản để đóng vai: TH: Bạn A, véo tai bạn B. Bạn B không thích đùa như thế. Bạn B: bạn ơi bạn đừng đùa thế mình không thích đâu, bạn làm mình đau đấy. Bạn A: Mình xin lỗi bạn, mình sẽ không làm như thế nữa. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Toán 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9+5 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng 9+2;9+3; ;9+9. Lập và thuộc bảng “9 cộng với một số” - Kĩ năng: Biết tự thực hiện các hoạt động học từ 1-5. - Thái độ: Tích cực trong học tập. - Năng lực: Vận dụng các phép tính 9 cộng để tính toán trong thực tiễn. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động day – học: GV: Dương Thị Hồng Thắm 2
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. - HS viết đề bài vào vở. - HS tự đọc thầm phần mục tiêu, chia sẻ trong nhóm. - Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học. *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết đưa ra những phép tính cộng có tổng bằng 10 . + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát tranh, nêu kết quả: Việc 1: Em quan sát tranh và đọc yêu cầu bài 1, trang 31 SHD. Việc 2: Em tưởng tượng xép trứng vào khay và tất cả có mấy quả. Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu câu trả lời. Nhận xét, bổ sung cho bạn. *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết 9 thêm 1 để tròn chục, tính đúng tất cả số quả trứng. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2. Thao tác với que tính: Việc 1: Em đọc bài toán 2 – trang 32 SHD. Lấy que tính và thực hiện theo hướng dẫn. Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu kết quả. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với GV về kết quả của nhóm. Nghe thầy cô hướng dẫn. *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết thao tác trên que tính và đếm đúng số que tính. + PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm 3
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 3. Lập bảng cộng: Việc 1: Em thao tác trên que tính tìm kết quả của phép tính tiếp theo theo lần lượt bảng cộng. Ghi vào vở nháp kết quả em tính được. Việc 2: Cùng trao đổi cách làm, kết quả với bạn. Việc 3: Nhóm trưởng điều hành các bạn lần lượt nêu kết quả các phép tính tiếp theo. Nhận xét, bổ sung cho bạn, thống nhất kết quả chung của nhóm. 4. Đọc và học thuộc lòng bảng cộng: Việc 1: Em đọc bảng cộng – trang 33 SHD (2-3 lần). Việc 2: Em đọc thuộc lòng cho bạn nghe về bảng cộng. Nhận xét, bổ sung cho bạn Việc 3: Nhóm trưởng lần lượt gọi các bạn đọc thuộc lòng bảng cộng. Nhận xét, bổ sung cho bạn. * HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ sau tiết học. *ĐGTX: + Tiêu chí: Thực hiện việc lập bảng cộng 9 một cách khoa học, nhanh và chính xác. HS học thuộc bảng cộng 9 ngay tại lớp. Thấy được tính chất của phép cộng (khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không đổi). + PP: Quan sát, vẫn đáp, viết. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời (hỗ trợ HS lúng túng khi hoàn thành bảng cộng) III. HD phần ứng dụng: - Đọc bảng “ 9 cộng với một số” cho bố mẹ nghe.  Thứ ba ngày 17 tháng 9 năm 2019 Tiếng Việt BÀI 4A: ĐỪNG GIẬN NHAU BẠN NHÉ (T1,2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc, hiểu nội dung và trả lời được các câu hỏi câu chuyện Bím tóc đuôi sam. GV: Dương Thị Hồng Thắm 4
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ năng: Đọc đúng tiếng, từ khó có vần oang, ương, ươc, iu. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, chấm than, dấu hỏi. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc đúng nhân vật, học sinh biết diễn đạt nội dung câu trả lời theo cách hiểu của mình. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, MT,MH - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động cơ bản: HĐ 1,2,3,4,5: * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS luyện thêm đọc đúng các từ khó. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm đọc diễn cảm, đúng giọng nhân vật. *ĐGTX: + Tiêu chí: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hợp lý. - Đọc trôi chảy lưu loát; đọc đúng giọng nhân vật. - Nắm được nghĩa của các từ trong bài và đặt câu với từ ‘loạng choạng, phê bình”. - Đọc đúng các từ khó. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ6: Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi. 1. Các bạn gái khen Hà thế nào? b) Bím tóc đẹp quá! 2. Vì sao Hà khóc. c) Vì bị Tuấn đùa dai. 3.Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? c) Khen tóc Hà đẹp. 4. Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì? a) Xin lỗi Hà. - Qua bài tập đọc em cần cư xử như thế nào với các bạn gái. *ĐGTX: + Tiêu chí: Nắm nội dung bài học trả lời câu hỏi chính xác. Hợp tác với bạn khi chia sẻ câu trả lời. + PP: Hỏi - đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: - Đọc bài cho người thân nghe. GV: Dương Thị Hồng Thắm 5
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Toán 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 9+5 ( T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức : Thực hành cách thực hiện phép cộng dạng 9+2; 9+3; ; 9+9 - Kĩ năng: Tính toán và giải được dạng toán liên quan. - Thái độ: Tích cực trong học tập. - Năng lực: Vận dụng các phép tính 9 cộng để tính toán và giải được các bài toán trong thực tiễn. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy - học: *Khởi động: *ĐGTX: +Tiêu chí: Biết đọc được các phép tính 9 cộng với một số. + Phương pháp: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động thực hành 1.Thực hành làm các bài tập về dm vảo vở: lần lượt các bài tập 1,2,3,4,5 trong tài liệu HDH. Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung bài. *ĐGTX: + Tiêu chí: Thực hành tính nhẩm đúng các phép tính của bảng 9 cộng (HĐ1). Biết đặt tính và tính các phép tính 9 cộng với một số thành thạo(HĐ2). Tính nhẩm từ trái sang phải( 2 bước) khi gặp dạng 2 phép tính liên tiếp (HĐ3). Biết cách tính và so sánh để điền được dấu (HĐ4). Giải đúng và thành thạo dạng toán có một phép tính cộng (HĐ5). + PP: Tích hợp + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, thực hành, thí nghiệm, thực tiễn. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Cùng với sự trợ giúp của người lớn, em làm bài: Nhà ông Hưng nuôi 9 con gà, ông mua thêm 4 con nữa về nuôi. Hỏi ông Hưng nuôi tất cả bao nhiêu con gà? GV: Dương Thị Hồng Thắm 6
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 3 (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5. Biết xem đồng hồ khi kim chỉ vào số 12.Biết giải toán bằng một phép cộng. - Kĩ năng: Biết tính toán và giải toán đúng. - Thái độ: Tích cực trong học tập. - Năng lực: Vận dụng các phép tính đã học để tính toán và giải toán trong thực tế. II. Chuẩn bị : - GV: BP - HS: Sách ôn luyện, vở III. Các BT cần làm: 3,7,8 *Đánh giá + Tiêu chí: Biết tính đúng phép cộng dạng 9 cộng với một số (HĐ 3,7). Giải được bài toán có một phép cộng (HĐ 8). + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Tiếng Việt BÀI 4A: ĐỪNG GIẬN NHAU NHÉ (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Mở rộng vốn từ chỉ sự vật. - Kĩ năng: Nhận biết từ chỉ sự vật, con vật, đồ vật, cây cối. - Thái độ: Tích cực, hứng thú trong học tập. - Năng lực: Nắm chắc các từ chỉ người và cây cối. Vận dụng nêu các từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: bảng nhóm - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động cơ bản: HĐ 1,2: *ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm 7
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 +Tiêu chí: Tìm được các từ chỉ sự vật. Hợp tác với bạn khi thực hiện hoạt động. + PP: Quan sát, hỏi- đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + HS còn hạn chế: Hỗ trợ hỏi thêm từ chỉ sự vật là những từ chỉ gì/ Để các em nắm rõ từ chỉ sự vât. + HS tiếp thu nhanh: Tìm thêm một số từ chỉ sự vật. IV. HD phần ứng dụng: - Tìm nhiều từ ngữ chỉ sự vật. - Kể cho người thân nghe về các bạn của lớp em.  ÔL TV ÔN LUYỆN TUẦN 4 (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Hạt giống nhỏ, biết làm những việc cần thiết để thể hiện sự quan tâm đối với người khác. Sử dụng các từ ngữ về ngày, tháng, năm. Tìm được các từ chỉ sự vật. - Kĩ năng: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài đọc. Đặt câu hỏi. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Hiểu được câu chuyện vào ứng xử vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Các hoạt động dạy học: Khởi động HĐ1: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (Theo tài liệu) HĐ2: Em và bạn hãy đoán về sự việc diễn tả trong bức tranh (Theo tài liệu) *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết đoán sự việc diễn tả trong bức tranh. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. Ôn luyện HĐ 3: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến d) GV: Dương Thị Hồng Thắm 8
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ4: Viết câu hỏi hoặc câu trả lời vào chỗ trống cho phù hợp. HĐ5: Viết từ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối được vẽ trong bức tranh - HS còn hạn chế: Hỗ trợ em khi dựa vào câu chuyện trả lời câu hỏi đúng, đặt và viết câu hỏi *ĐGTX: + Tiêu chí: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài trả lời chính xác câu trả lời trong mẫu chuyện, đặt câu hỏi nhanh chính xác, tìm nhanh các từ chỉ sự vật trong tranh chính xác. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻ người thân.  Thứ tư ngày 18 tháng 9 năm 2019 Tiếng Việt BÀI 4B: ĐỪNG KHÓC, BẠN ƠI! (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Kể được nội dung câu chuyện Bím tóc đuôi sam. - Kĩ năng: Kể được câu chuyện Bím tóc đuôi sam phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Kể diễn cảm thể hiện giọng đọc đúng nhân vật, học sinh biết diễn đạt nội dungcâu chuyện theo ý của mình. II. Chuẩn bị: GV: SGK, MH, MT HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. GV: Dương Thị Hồng Thắm 9
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học: + Mời bạn nêu mục tiêu tiết học. + Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì? HĐ1.Trả lời câu hỏi *ĐGTX: + Tiêu chí: Trả lời câu hỏi chính xác. Hợp tác với bạn khi chia sẻ câu trả lời. + PP: Hỏi - đáp. + Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 2.Kể câu chuyện Bím tóc đuôi sam * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS nhớ lại câu chuyện thông qua gợi ý lời kể và quan sát bức tranh. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh kể hay, diễn cảm. *ĐGTX: + Tiêu chí: Nắm được nội dung câu chuyện, nhìn tranh và kể được câu chuyện. + PP: Quan sát, hỏi đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Kể chuyện trước lớp *ĐGTX: + Tiêu chí: kể được câu chuyện suôn sẻ , diễn cảm đúng giọng nhân vật. + PP: Quan sát, hỏi đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng - Kể lại câu chuyện Bím tóc đuôi sam cho người thân nghe.  Tiếng Việt Bài 4B: ĐỪNG KHÓC, BẠN ƠI! (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: + Biết viết chữ C theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng ). + Biết viết từ, câu ứng dụng của bài. + Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Ngày, tháng, năm - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. Biết đặt câu hỏi - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. GV: Dương Thị Hồng Thắm 10
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. Vận dụng đặt câu hỏi vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: SHDH, phiếu học tập - HS: TLHDH, vở III. Hoạt độngdạy học. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HĐ 4,5: Nghe thầy cô hướng dẫn viết chữ hoa: C - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + HS còn hạn chế: Hỗ trợ em viết được từ trong đoạn văn + HS tiếp thu nhanh: Viết đúng, viết đẹp đoạn văn *ĐGTX: +Viết đúng quy trình, cách đúng khoảng cách giữa các con chữ, các chữ . Nắm nghĩa câu ứng dụng “Chia ngọt sẻ bùi”(Giúp đỡ nhau trong cuộc sống khó khăn). + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. HĐ 1,2: (Theo tài liệu) *ĐGTX: + Tiêu chí: Hs đặt được câu hỏi về ngày tháng năm sinh, tìm được những câu hỏi liên quan đến thời gian. HS tập trung vào tiết học. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: nhận xét bằng lời. + HS còn hạn chế: Hỗ trợ HS viết hoàn thành đoạn văn không sai lỗi chính tả. IV. Hướng dẫn phần ứng dụng: - Luyện chữ hoa C - Hỏi người thân về ngày sinh của một số người trong gia đình và ghi vào vở  Toán EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 49+25; 29+5 NHƯ THẾ NÀO?(T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Em biết cách thực hiện phép cộng dạng 49+ 25; 29+5. - Kĩ năng: Trình bày đặt tính và tính thành thạo. - Thái độ: Tích cực tham gia học tập. GV: Dương Thị Hồng Thắm 11
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Năng lực: Vận dụng tính toán vào thực tiễn. II. Chuẩn bị : - GV: Sách HDH - HS: Sách HDH, Vở III. Hoạt động dạy- học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN *Khởi động *ĐGTX: + Tiêu chí: Tìm được các phép tính 9cộng có kết quả ghi trên mỗi lọ. Hào hứng khi tham gia trò chơi. + Phương pháp: Tích hợp. + Kĩ thuật: Trò chơi. HĐ 2,3: Tính 49 + 25 ; 29 + 5 *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết cách thực hiện phép tính cộng có nhớ nhanh và chính xác. Biết so sánh sự khác nhau giữa 2 phép tính. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 4: Tính và viết kết quả vào bảng nhóm *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết vận dụng và tính thành thạo. Hợp tác tốt với bạn, có khả năng tự học và giải quyết vấn đề toán học. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Giải bài toán phần ứng dụng với sự giúp đỡ của người thân.  ÔL Toán ÔN LUYỆN TUẦN 4 (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 29+ 5; 49+25 - Kĩ năng: Biết tính toán đúng phép tính. - Thái độ: Tích cực trong học tập. GV: Dương Thị Hồng Thắm 12
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Năng lực: Vận dụng các phép tính đã học để tính toán và giải toán trong thực tế. II. Chuẩn bị : - GV: SHD, BP - HS: Sách luyện, vở III. Các BT cần làm: 1,2,5,6 *Khởi động: *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết cách giải toán đúng với bài toán một phép tính và một lời giải. + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Thực hành. *Ôn luyện - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Tiếp cận giúp các em nêu cách đặt tính và tính ở BT2. - HS tiếp thu nhanh: Biết cách nêu đặt tính và tính? Cách thực hiện tính nhẩm nhanh như thế nào? *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết cách thực hiện phép tính cộng có nhớ nhanh và chính xác (HĐ 1,2). Biết cách tính và so sánh để điền đúng dấu (HĐ 5). Biết cách giải toán,tính đúng với bài toán một phép tính và một lời giải.(HĐ 6). + + PP: Tích hợp + Kĩ thuật: Thực hành IV. HD phần ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Thứ năm ngày 19 tháng 9 năm 2019 Tiếng Việt Bài 4B: ĐỪNG KHÓC, BẠN ƠI! (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: + Chép đúng một đoạn văn. + Viết đúng các từ chứa tiếng co iê / yê. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. GV: Dương Thị Hồng Thắm 13
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 II. Chuẩn bị: - GV: SHDH, phiếu học tập - HS: TLHDH, vở III. Hoạt độngdạy học. B. Hoạt động thực hành HĐ 3: Đọc đoạn văn sau và chép vào vở. + HS còn hạn chế: Hỗ trợ HS viết hoàn thành đoạn văn không sai lỗi chính tả. + HS tiếp thu nhanh: Giúp em viết nhanh, viết đẹp đoạn văn. *ĐGTX: + Tiêu chí: HS viết đúng đoạn văn, viết hoa tên riêng và viết hoa chữ cái đầu tiên. + PP: Quan sát, hỏi đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ 4,5: Làm bài tập vào phiếu học tập. *ĐGTX: + Tiêu chí: phân biệt được các từ chứa iên hay yên. + PP: Quan sát, vấn đá. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời( Hỗ trợ chỉnh sửa một số em phân biệt chưa đúng iên /yên) IV. HD phần ứng dụng: - Viết đoạn chính tả  Tiếng Việt BÀI 4C: BẠN BÈ LUÔN BÊN NHAU (T1) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Trên chiếc bè. - Kĩ năng: Đọc các từ có vần dễ lẫn: ao,eo, iếc, ước. Biết nghĩ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ. Bước đầu biết đọc theo giọng văn miêu tả - Thái độ: Cảm nhận được tình bạn đẹp đẻ. - Năng lực: Thể hiện giọng đọc đúng hay diễn cảm. II.Phương tiện dạy học: GV: HDH.TLHDH HS: HDH, vở. III. Hoạt động dạy học: HĐCB HĐ1. Kể những việc em đã làm cùng bạn ở lớp hoặc ở nhà GV: Dương Thị Hồng Thắm 14
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: + Tiêu chí: Kể được các việc làm nhanh chính xác. + PP: Quan sát, hỏi đáp. + Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ2,3,4,5: (theo tài liệu) - HS hạn chế: Hỗ trợ em đọc từ khó giải nghĩa từ đọc câu đoạn. *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết được giọng đọc của bài, đọc đúng các từ khó tài liệu đọc thêm các từ: săn sắt, hiểu nghĩa của từ và đặt được câu với từ “ lăng xắng”. + PP: Quan sát , vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời( Hỗ trợ chỉnh sửa một số em đọc chưa đúng từ ngữ). HĐ6,7: (theo tài liệu) - HS hạn chế: Hỗ trợ em đọc bài chọn câu trả lời đúng câu hỏi Câu 1 (b) Câu 2(c) - Nước sông: Nước trong vắt, trong thấy cả hòn cuội nằm phía dưới - Hai bên bờ sông: Cỏ cây, làng gần, núi xa luôn luôn mới - Những anh gọng vó bái phục nhìn theo, những ả cua kềnh âu yếm ngó theo, săn sắt thầu dầu lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước. *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết dựa bài tập tập đọc hợp tác với bạn trả lời đúng nhanh chính xác. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời( Hỗ trợ chỉnh sửa một số em còn lúng túng khi chưa hiểu bài) IV. HD phần ứng dụng: Em về nhà đọc bài tập đọc cho người thân nghe.  TN&XH LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN ? (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu được những việc cần làm để cơ và xương phát triển tốt. Học sinh có ý thức thực hiện các biện pháp để cơ và xương phát triển tốt. - Kỹ năng: Quan sát, trình bày kết quả. - Thái độ: Có ý thức thực hiện các biện pháp để cơ và xương phát triển tốt. GV: Dương Thị Hồng Thắm 15
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Năng lực: Vận dụng những hiểu biết của mình vào cuộc sống và hoạt động hàng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: SHDH - HS: TLHDH III. Hoạt động dạy học: * Khởi động: Hát tập thể: “Tập thể dục buổi sáng” HĐ3: Trả lời câu hỏi *ĐGTX: +Tiêu chí: HS trả lời được câu hỏi cần ăn, uống như thế nào, ngồi học như thế nào và ngoài giờ học nên làm gì. +PP: Quan sát, vấn đáp. +Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trả lời miệng. HĐ4: Đọc và trả lời câu hỏi *ĐGTX: +Tiêu chí: HS viết được thông điệp để giúp cơ và xương phát triển. +PP: Viết +Kĩ thuật: Viết nhận xét. C. Hoạt động thực hành: 1.Quan sát cách ngồi học của các bạn trong nhóm: *ĐGTX: +Tiêu chí: HS nhận xét được cách ngồi học của các bạn trong nhóm và trao đổi để các bạn trong nhóm ngồi học đúng tư thế. +PP: Quan sát, vấn đáp. +Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. 2.Ra khỏi chổ ngồi tập thể dục như các bạn trong hình *ĐGTX: +Tiêu chí: HS cảm nhận được thoải mái sau khi tập thể dục +PP: Quan sát. +Kĩ thuật: Thang đo. III. HD phần ứng dụng: - Cùng với gia đình ăn ,uống đủ bữa và đủ chất. - Đeo cặp bằng 2 vai khi đi học. - Không mang cặp quá nặng . GV: Dương Thị Hồng Thắm 16
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Ngồi học đúng tư thế. - Cùng với người thân trong gia đình thường xuyên tập thể dục.  Toán EM THỰC HIỆN PHÉP TÍNH DẠNG 49+25; 29+5 NHƯ THẾ NÀO?(T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hành cách thực hiện phép cộng dạng 49 +25; 29 +5 - Kĩ năng: Trình bày đặt tính và tính thành thạo, giải toán. - Thái độ: Tích cực tham gia học tập. - Năng lực: Vận dụng tính toán, giải một số bài toán trong thực tiễn. II. Chuẩn bị : - GV: Sách HDH - HS: Sách HDH, Vở III. Hoạt động dạy - học: B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Thực hành làm các lần lượt các bài tập 1,2,3,4 trong tài liệu HDH - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + HS còn hạn chế: BT1(Em đặt tính như thế nào? Hàng gì thẳng với nhau? Thực hiện tính như thế nào? Nhớ ở hàng nào?) BT3: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + HS tiếp thu nhanh: Giao thêm bài tập (Tính: 26 + 24+ 25= 42 + 18 + 36 =) *ĐGTX: + Tiêu chí: Thực hành đặt tính và tính có nhớ thành thạo, chính xác (HĐ1,2). Giải đúng bài bài toán có 1 phép tính cộng(HĐ 3). Quan sát hình vè xếp đúng vị trí các hình (HĐ 4). + PP: Tích hợp. + Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, thực hành, thí nghiệm, thực tiễn. IV. HD phần ứng dụng: Bạn Huân đi chợ mua 19 quả cam, bạn Huyền mua 7 quả cam. Hỏi cả hai bạn mua bao nhiêu quả cam?  Âm nhạc: HỌC BÀI HÁT: XÒE HOA I. Mục tiêu: - Kiến thức: Biết đây là bài dân ca. GV: Dương Thị Hồng Thắm 17
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Học sinh biết hát theo giai điệu của bài. Học sinh biết vỗ tay theo bài hát. - Kĩ năng: HS hát kết hợp vỗ tay một cách chính xác. Biết vận động nhịp nhàng theo bài hát tự nhiên, mạnh dạn. - Thái độ: Yêu ca hát, tích cực tham gia hoạt động ca hát. Thể hiện bài hát với tính chất bài hát: trong sáng vui tươi; gõ đệm theo phách, nhịp tốt. II. Chuẩn bị: - GV, HS: Sách tập bài hát. III. Hoạt động dạy học: Khởi động CTHĐTQ cho các nhóm thi hát các bài hát có loài chim. *ĐGTX: Tiêu chí: HS tìm ra được các bài hát có các loài chim và hát đúng giai điệu lời ca bài hát đó. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. A. Hoạt động cơ bản. Việc 1: Gọi 1 hoặc 2 học sinh lên biểu diễn bài hát. Việc 2: GV cho học sinh xem tranh minh họa về bài hát. Việc 3: GV giới thiệu bài mới – ghi tên bài. HĐ1 : Học hát Việc 1: Cả lớp khởi động giọng theo đàn Việc 2: Nghe GV hát mẫu Việc 1: Đọc lời ca( 3 lần) CTHĐTQ hỏi nội dung bài hát nói về điều gì? Việc 1: Đọc lời ca theo tiết tấu theo sự hướng dẫn của GV. Việc 2: Nghe GV đàn từng câu và bắt nhịp cho HS hát mỗi câu 3 lần. *ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm 18
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: HS tham gia tích cực, thực hiện đúng giai điệu, lời ca bài hát và biết được nội dung của bài hát đó. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. B. Hoạt động thực hành. HĐ1: Luyện tập bài hát Việc 1: Hát xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Chú ý lấy hơi ở những tiếng cuối bài hát. Việc 2: GV chú ý sửa sai cho học sinh. HĐ2: Hát kết hợp vỗ đệm Việc 1: Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ nhịp theo tiết tấu, theo phách. Việc 2: Cho HS hát luyện tập theo nhóm, nhóm trưởng cho cả nhóm hát kết hợp vỗ đệm theo phách, tiết tấu. HĐ3: Trình bày bài hát Việc 1: Trưởng ban văn nghệ mời 1 bạn trình bày bài hát. Việc 2: Mời các nhóm trình bày. Việc 3: Các bạn nhận xét nhóm bạn. Việc 4: GV nhận xét, tuyên dương. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia tích cực, thực hiện đúng giai điệu và kết hợp với vận động phụ họa của bài hát. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. III. HD phần ứng dụng ? Hôm nay chúng ta học bài hát gì? Bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, miêu tả hoạt động nhảy múa, hát ca của các bạn nhỏ. Về nhà em hãy hát cho cả nhà nghe và dưới sự giúp đỡ của người thân em hãy tìm ra động tác phụ họa cho bài hát. *ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm 19
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: HS nắm rõ giai điệu bài hát. Biết hát và vận động theo bài hát. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời  Thứ sáu ngày 20 tháng 9 năm 2019 Toán HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH TỨ GIÁC I.Mục tiêu: - Kiến thức: Biết đặc điểm hình chữ nhật, hình tứ giác; biết đọc tên hình chữ nhật, hình tứ giác. - Kĩ năng: Nhận dạng và gọi đúng tên hình chữ nhật, tứ giác; nối được các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác. - Thái độ: Tích cực tham gia học tập. - Năng lực: Vận dụng tính toán, giải một số bài toán trong thực tiễn. II. Chuẩn bị : - GV: Sách HDH - HS: Sách HDH, Vở III. Hoạt động dạy - học: A. Hoat động cơ bản HĐ1,2,3 : (Theo tài liệu) *ĐGTX: + Tiêu chí: Chọn được những hình giống nhau (HĐ1). Chỉ ra và gọi tên được các hình mà em đã biết (HĐ2). Đọc được tên hình chữ nhật (HĐ3). Đọc được tên hình tứ giác (HĐ4). + PP: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, thực hành. B. Hoạt động thực hành HĐ1,2,3 : (Theo tài liệu) *ĐGTX: + Tiêu chí: Nhận biết được hình chữ nhật và tô màu vào hình chữ nhật (BT1). Đếm đúng số hình tứ giác có trong các hình vẽ (BT2). Nối được các điể để có hình chữ nhật, hình tứ giác (BT3). + Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, thực hành. IV. HD phần ứng dụng: 1. Ghi vào vở tên các vật trong nhà em có hình dạng chữ nhật 2. Quan sát tranh trả lời câu hỏi a, b GV: Dương Thị Hồng Thắm 20
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Tiếng Việt BÀI 4C: BẠN BÈ LUÔN BÊN NHAU (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu r,gi,d các từ chứa tiếng có vần ân, âng - Kĩ năng: Tìm nhanh các từ mở đầu r, gi, d, ân, âng. Viết trọn câu. - Thái độ: Yêu thích môn học. - Năng lực: Vận dụng nhận biết câu vào trong viết văn. II.Phương tiện dạy học: GV: HDH.MH, MT HS: HDH, vở. III. Hoạt động dạy học: HĐTH HĐ1,2: *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết phân biệt nhanh r, gi, d, ân, âng nhanh đúng chính xác. + PP: Quan sát, hỏi đáp. + Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ3: (theo tài liệu) *ĐGTX: + Tiêu chí: nhận biết câu đủ hai bộ phận, viết câu đúng nhanh chính xác. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. HD phần ứng dụng: - Em cùng người thân viết câu.  Tiếng Việt BÀI 4C: BẠN BÈ LUÔN BÊN NHAU (T3) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống - Kĩ năng: Nói lời cảm ơn xin lỗi trong các tình huống giao tiếp - Thái độ: Biết tôn trọng, quý trọng những lời nói cảm ơn xin lỗi. - Năng lực: Vận dụng dụng hoàn chỉnh câu trong viết văn hàng ngày. II.Phương tiện dạy học: GV: HDH.MH, MT GV: Dương Thị Hồng Thắm 21
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HS: HDH, vở. III. Hoạt động dạy học: HĐTH HĐ4,5: (theo tài liêu) *ĐGTX: + Tiêu chí: Biết nói lời cảm ơn xin lỗi trong tình huống nhanh chính xác. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6,7: (theo tài liệu) *ĐGTX: + Tiêu chí: Dựa vào nội dung bức tranh nói được 3-4 câu nhanh chính xác. Viết đúng một câu cảm ơn một câu xin lỗi. + PP: Quan sát, vấn đáp + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời (Hỗ trợ chỉnh sửa một số em viết câu chưa trọn chưa đúng) IV.HD phần ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng  ÔLTV ÔN LUYỆN TUẦN 4 (T2) I.Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng r,d,gi( hoặc tiếng có vần ân/âng): phân biệt iê/yê. Nói được lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống. - Kĩ năng: Tìm tiếng bằng r,d,gi, phân biệt iê/yê. Nói thành thao lời cảm ơn. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Vận dụng nói lời cảm ơn vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị ĐDDH - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Các hoạt động dạy học: Ôn luyện HĐ 6: (theo tài liệu) *ĐGTX: + Tiêu chí: Nắm về câu và ngắt đoạn văn thành câu. + PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm 22
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ7,8: (theo tài liệu) *ĐGTX: + Tiêu chí: Nắm và phân biệt r, d, gi, ân, âng, iên, yên. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ9: Viết lời cảm ơn xin lỗi cho phù hợp vào chỗ trống trong mẫu chuyện sau - HS hạn chế: Tiếp cận HS viết lời cảm ơn - HSHTT: Thực hiện phần ứng dụng *ĐGTX: + Tiêu chí: Nắm hiểu các câu sắp xếp theo trình tự câu chuyện nhanh chính xác. + PP: Quan sát, vấn đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. IV.HD phần ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻ người thân.  ÔL TV LUYỆN VIẾT BÀI 4 I.Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: + Biết viết chữ theo cỡ vừa và nhỏ ( kiểu chữ đứng ). +Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ, chữ mẫu. - HS: Bảng con, vở III.Các HĐDH chủ yếu: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa C Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ C. Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: C Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. GV: Dương Thị Hồng Thắm 23
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Hướng dẫn viết chữ hoa C Việc 1: Giới thiệu chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ C. Việc 2: GV viết mẫu, nêu quy trình viết: C Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ , phần cuối nét cong trái lượn vào trong,dừng bút trên đường kẻ 2( nét cong trái lượn đều, không cong quá nhiều về phía bên trái. Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đung chữ C. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: + Tiêu chí: Nắm được quy trình viết chữ hoa C. + PP: Quan sát, hỏi đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Hướng dẫn viết từ Chia và câu ứng dụng: Cổng; Cổng Trời. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng Việc 2: - Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2, 5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu quy trình viết chữ: Chú ý khoáng cách giữ các con chữ là nửa con chữ o, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng câu ứng dụng. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: + Tiêu chí: Nắm được nghĩa tên riêng câu ứng dụng quy trình viết tên riêng, nghĩa của câu câu ứng dụng. + PP: Quan sát, hỏi đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GV: Dương Thị Hồng Thắm 24
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ3: Luyên viết Việc 1: HS Nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: + Tiêu chí: Nắm được nghĩa tên riêng câu ứng dụng quy trình viết tên riêng, nghĩa của câu câu ứng dụng. + PP: Quan sát, hỏi đáp. + Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng - Nhận xét. - Luyện viết chữ nghiêng.  HĐTT Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: - Nhận xét hoạt động trong tuần qua, đề ra phương hướng trong tuần tới. - Múa hát lại những bài hát tập thể. III. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Sinh hoạt văn nghê Ban văn nghệ bắt cho lớp hát một vài bài hát tập thể. - HS xung phong hát cá nhân. * HĐ2: Đánh giá lại tình hình hoạt động trong tuần qua. - CTHĐTQ mời các bạn nhóm trưởng lên nhận xét hoạt động của nhóm mình trong tuần - CTHĐTQ lên nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua. + Trong tuần qua nhiều bạn đã có có gắng. Trong giờ học có nhiều nhóm tích cực hoạt động và có hiệu quả. + Tuy nhiên trong giờ học còn hay nói chuyện riêng, chưa có ý thức tự giác trong vệ sinh, còn nghịch. GV: Dương Thị Hồng Thắm 25
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 -Mời HS phát biểu ý kiến. * HĐ3: Đề ra kế hoạch hoạt động trong tuần tới. + CTHĐTQ đa ra một số kế hoạch trong tuần tới: + Chăm chỉ học tập hơn. + Không nói chuyện trong giờ học, xếp hàng ra vào lớp nhanh chóng. Thực hiện tốt công tác tự quản đầu giờ . + Thực hiện trang phục đi học đúng quy định. * Dặn dò: - HS về nhà chuẩn bị bài cho tuần tới, tham gia những trò chơi an toàn trong ngày nghỉ - HS xung phong hát cá nhân. - HS về nhà chuẩn bị bài cho tuần tới, tham gia những trò chơi an toàn trong ngày nghỉ. GV: Dương Thị Hồng Thắm 26