Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 21 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

doc 22 trang thienle22 6280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 21 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_2_tuan_21_gv_duong_thi_hong_tham_truong.doc

Nội dung text: Giáo án dạy học Lớp 2 - Tuần 21 - GV: Dương Thị Hồng Thắm - Trường Tiểu học Phú Thủy

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 TUẦN 21 Thứ hai ngày 3 tháng 2 năm 2020 Toán BẢNG NHÂN 5 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em lập bảng nhân 5, học thuộc bảng nhân 5 và thực hiện vận dụng bảng nhân 3 trong tính toán. - Kĩ năng: Thực hành nhân 5, giải bài toán và đếm thêm 5. - Thái độ: Yêu thích học toán, rèn luyện cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập. - Năng lực: Vận dụng để tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, các tấm thẻ chấm tròn, bảng nỉ. - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy- học:  Khởi động: - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi “ Đố bạn: ôn lại bảng nhân 2,3,4” khởi động tiết học. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc thuộc bảng nhân 2,3,4; hào hứng tích cực khi tham gia chơi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần KĐ. HĐ2a. Thực hiện các hoạt động và viết vào vở. Việc 1: Từng cá nhân thực hiện yêu cầu và viết vào vở. Việc 2: Hai bạn ngồi cạnh nhau chia sẻ cho nhau nghe những gì mình làm được. Việc 3: NT điều hành cho nhóm mình cùng nhau chia sẻ. *ĐGTX: - Tiêu chí: Lập được bảng nhân 5 dựa vào phép cộng tổng các số hạng bằng nhau. Thao tác lấy thẻ nhanh đúng và lập bảng nhân 2 thành thạo. VD 5 được lấy 1 lần, ta viết 5 x 1 = 5. 5 được lấy 2 lần ta có 5 x 2 = 5 + 5 = 10 vậy 5 x 2 = 10. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2b. Đọc thuộc bảng nhân. Việc 1: Em quan sát và đọc thuộc bảng nhân 5. Việc 2: Hai bạn đổi lượt đố nhau về bảng nhân 5. Việc 3: NT tổ chức thi đọc thuộc. NX. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 *ĐGTX: - Tiêu chí: Học thuộc bảng nhân 3, nắm được cấu tạo các thành phần của phép nhân. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3. Chơi trò Đếm thêm 5. - GV hướng dẫn cách chơi. CTHĐTQ mời ban học tập lên điều hành trò chơi. *ĐGTX: - Tiêu chí: Học sinh biết đếm thêm 5 vào một số nhanh, tham gia chơi tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi.  Hoạt động ứng dụng: - Đọc bảng nhân 5 cho người thân nghe.  Toán BẢNG NHÂN 5 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Em lập bảng nhân 5, học thuộc bảng nhân 5 và thực hiện vận dụng bảng nhân 5 trong tính toán. - Kĩ năng: Thực hành nhân 5, giải bài toán và đếm thêm 5. - Thái độ: Yêu thích học toán, rèn luyện cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập. - Năng lực: Vận dụng để tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Truyền điện: ôn lại bảng nhân 5” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc thuộc bảng nhân và tham gia chơi hào hứng, tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2. Tính (theo mẫu) *ĐGTX: - Tiêu chí: HS vận dụng bảng nhân 5 để thực hiện tính giá trị của biểu thức. a) 5 x 10 – 30 = 50 – 30 = 20 b) 5 x 9 – 15 = 45 – 15 = 30 c) 5 x 3 – 9 = 15 – 9 = 4 - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc bài toán, biết bài toán cho biết gì, hỏi gì, phép tính cần thực hiện. HS thực hiện giải bài toán có lời văn: Bài giải 4 tuần lễ em đi học số ngày là: 4 x 5 = 20 (ngày) Đáp số: 20 ngày - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4. Tìm số thích hợp viết vào bảng. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS vận dụng các bảng nhân đã học để điền số thích hợp vào ô trống. X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2 2 4 6 8 10 12 14 16 18 3 3 6 9 12 15 18 21 24 27 4 4 8 12 16 20 24 28 32 36 5 5 10 15 20 25 30 35 40 45 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Giải bài toán: mỗi bàn tay có 10 ngón tay. Hỏi 6 bàn tay có tất cả bao nhiêu ngón tay?  Thứ ba ngày 4 tháng 2 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 21A: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng. - Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài, đọc đúng từ khó. Giải nghĩa các từ khó. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Đọc hay diễn cảm bài tập đọc. - TH BVMT: Từ ý nghĩa của câu chuyện: cần yêu quý những sự vật trong MT thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó, góp phần giáo dục ý thức BVMT. - GDKNS: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; tư duy phê phán. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, tranh - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ PV nhỏ tuổi: Quan sát tranh và cho biết GV: Dương Thị Hồng Thắm
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020  Bức tranh vẽ gì?  Con chim và bông hoa trông như thế nào? - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tham gia chơi hào hứng, tích cực. HS quan sát và trả lời được các câu hỏi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2: Nghe GV đọc bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Biết giọng đọc vui tươi khi tả cuộc sống tự do của sơn ca và bông cúc ở đoạn 1; ngạc nhiên, bất lực, buồn thảm khi kể về nỗi bất hạnh dẫn đến cái chết của sơn ca và bông cúc ở đoạn 2,3; thương tiếc, trách móc khi nói về đám tang long trọng mà các chú bé dành cho chim sơn ca ở đoạn 4. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 2: Em và bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Việc 3: NT lần lượt mời các bạn đọc từ, lời giải nghĩa. Nhận xét, bổ sung cho bạn, báo cáo với thầy cô khi hoàn thành. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nghĩa của từ: + Sơn ca (chiền chiện): loài chim nhỏ hơn chim sẻ, hót rất hay, khi hót thường bay bổng lên cao. + Khôn tả: không tả nổi. + Véo von: âm thanh cao, trong trẻo. + Long trọng: đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Luyện đọc từ ngữ. Việc 1: Em đọc những từ ngữ đã cho ở HDH _T24. Việc 2: Một bạn đọc từ ngữ - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. Việc 3: NT tổ chức cho mỗi bạn lần lượt đọc các từ ngữ, NT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Đọc đúng từ khó: xòe cánh, xinh xắn, ngào ngạt, lìa đời, héo lả, long trọng, tắm nắng. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Đọc câu: Tội nghiệp con chim!// Khi nó còn sống và ca hát,/ các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.// - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Đọc bài. Việc 1: Em đọc bài (2 - 3 lần). Việc 2: Mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lượt, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. Việc 3: NT tổ chức cho mỗi bạn đọc một đoạn, nối tiếp nhau đến hết bài. Đổi lượt và đọc lại bài. NT tổ chức cho các bạn nhận xét, đánh giá và góp ý cho nhau. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng giọng nhân vật, đảm bảo tốc độ, mạch lạc, trôi chảy. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. GDHS yêu quý những sự vật trong MT thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa.  Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài Chim sơn ca và bông cúc trắng cho người thân nghe.  Tiếng Việt BÀI 21A: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu lời khuyên từ câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng: Hãy để choc him được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. Nói và đáp lời cảm ơn. - Kĩ năng: Nắm nội dung câu chuyện, bảo vệ chim chóc và các loài hoa. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, tự học, hợp tác. II. Chuẩn bị: - TLHDH, tranh ảnh, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Chuyền quà: đọc lại bài Chim sơn ca và bông cúc trắng” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc rành mạch và ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 HĐ1: Thảo luận, trả lời câu hỏi. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu của nội dung bài: a. Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rất rộng lớn - là cả bầu trời xanh thẳm. Cúc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó tươi tắn và xinh xắn, xòe bộ cánh trắng đón ánh nắng mặt trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót ca ngợi về vẻ đẹp của mình. b. Tiếng hót của chim trở nên buồn thảm vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lòng. c. Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống để chim chết đói và khát. Đối với hoa: Hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca. d. Sơn ca chết, cúc héo tàn. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc và hiểu lời các nhân vật trong tranh. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Chơi đóng vai. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết nói và đáp lời cảm ơn. Tham gia trò chơi sôi nổi. - PP: Tích hợp - Kĩ thuật: Trò chơi.  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân trong gia đinh: em sẽ làm gì để chăm sóc vườn cây, vườn hoa của trường và thực hành đáp lại lời cảm ơn của người khác trong cuộc sống hằng ngày.  Toán ĐƯỜNG GẤP KHÚC - ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC (T1) I. Mục tiêu - Kiến thức: Em nhận dạng được đường gấp khúc - Kĩ năng: Em tính được độ dài đường gấp khúc. Biết dùng chữ để ghi tên đường gấp khúc. - Thái độ: Ham thích học toán. - Năng lực: Vận dụng để tính toán trong thực tế. II. Chuẩn bị ĐDDH: - GV: TLHDH, MHTV, MT, BP - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy- học:  Khởi động: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Em vẽ nối tiếp các đoạn thẳng” + Một bạn vẽ đoạn thẳng AB. + Bạn khác vẽ đoạn thẳng BC nối tiếp đoạn thẳng AB, điểm C không thẳng hàng với hai điểm A và B. + Bạn tiếp theo vẽ đoạn thẳng CD nối tiếp vào đoạn thẳng BC, điểm D không thẳng hàng với hai điểm B và C. - HS viết tên bài vào vở. - HS đọc mục tiêu bài, chia sẻ mục tiêu bài trước lớp *ĐGTX: - Tiêu chí: HS vẽ được nối tiếp các đoạn thẳng theo hướng dẫn; hào hứng tích cực khi tham gia chơi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Chuyển lên phần KĐ. HĐ2: Đọc kĩ nội dung trong SHD. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết được đường gấp khúc; biết độ dài đường gấp khúc là tổng độ dài các đoạn thẳng: + Đường gấp khúc ABCD gồm ba đoạn thẳng AB, BC và CD. + Độ dài đường gấp khúc ABCD là tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD: 3 cm + 4 cm + 5 cm = 12 cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Nêu tên các đoạn thẳng. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết đường gấp khúc và nêu tên các đoạn thẳng của đường gấp khúc: + Đường gấp khúc ABC gồm hai đoạn thẳng AB và BC. + Đường gấp khúc MNPQ gồm ba đoạn thẳng MN, NP và PQ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng.  ÔLToán EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 20 (T2) I. Mục tiêu: - KT: Biết cách thực hiện các phép tính nhanh, chính xác. Biết vận dụng các bảng nhân đã học vào giải toán. - KN: Thực hiện tính toán chính xác, vận dụng nhanh các bảng nhân đã học. Thực hiện chính xác, chia sẻ tích cực các hoạt động. - TĐ: Tích cực hoạt động học tập. - NL: Năng lực tư duy toán học, tự học, hợp tác. II. Chuẩn bị: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - GV: SHD, BP - HS: Sách luyện, vở III. Hoạt động dạy học: *Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Hướng dẫn em hoàn thành các bài tập, cách đặt tính và thực hiện tính ở BT 7,8 vận dụng các bảng nhân để hoàn thành các bài tập. - HS tiếp thu nhanh : Giao thêm bài tập: Mỗi bạn học sinh có 5 cái bút. Hỏi 8 bạn học sinh có tất cả bao nhiêu cái bút? *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vận dụng bảng nhân 5 để tính nhẩm nhanh kết quả các phép tính (HĐ3). + Thực hiện đúng thứ tự và tính đúng các biểu thức (HĐ7). + Vận dụng phép nhân trong bảng nhân đã học để giải bài toán có lời văn (HĐ8). - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Tiếng Việt BÀI 21A: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Ở đâu?. - Kĩ năng: Nắm từ ngữ về các loài chim. - Thái độ: HS chăm học, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Vận dụng để kể một số việc làm để chăm sóc vườn cây, vườn hoa trong cuộc sống hàng ngày. - TH BVMT: Từ ý nghĩa của câu chuyện: cần yêu quý những sự vật trong MT thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Từ đó, góp phần giáo dục ý thức BVMT. II. Chuẩn bị: - TLHDH, MH, MT, BP III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ5: Thay nhau đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu? *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu? A: Bông cúc trắng mọc ở đâu? B: Bông cúc trắng mọc bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. A: Bạn thường để sách vở ở đâu? B: Tớ thường để sách vở trên kệ sách. A: Giờ ra chơi, bạn thường chơi ở đâu? B: Giờ ra chơi, mình thường chơi dưới gốc cây. - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ6: Viết lại một câu hỏi và một câu trả lời ở hoạt động 5. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS viết lại được câu hỏi và một câu trả lời ở HĐ5. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện bài tập phần ứng dụng.  ÔLTV ÔN LUYỆN TUẦN 21 (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện HĐ 1,2,3,4 - Kĩ năng: Đọc hiểu bài và trả lời được các câu hỏi, biết tìm từ chỉ đặc điểm. - Thái độ: Yêu thích môn học. - Năng lực: Vận dụng bài học vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: HĐ1,2: Quan sát tranh. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết nhanh nói tên các loài chim trong bài đồng dao. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Ôn luyện HĐ3: Đọc câu chuyện sau và TLCH (a đến c). *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc hiểu bài nắm nội dung bài trả lời chính xác câu hỏi trong bài biết hiện tượng thiên nhiên a) Họa Mi. b) Vì Quạ không kiên nhẫn, chóng chán việc học. c) Họa Mi và Vẹt chăm chỉ kiên nhẫn còn Quạ không kiên nhẫn. d) Khi làm một việc gì phải kiên nhẫn chăm chỉ chịu khó. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Quan sát tranh và TLCH. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nêu được đặc điểm của loài chim Chim chả mỏ đỏ lông xanh. Gà mái biết làm ổ. Chìa vôi vừa đi vừa nhịp. - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ bài học người thân.  Ôn Toán ÔN LUYỆN TUẦN 21 (T1) I. Mục tiêu: - KT: Biết nhận dạng, gọi tên và tính độ dài đường gấp khúc. Biết tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính. Biết vận dụng các bảng nhân đã học để giải toán. - KN: Nhận dạng, gọi tên và tính độ dài đường gấp khúc. Tính giá trị biểu thức có hai dấu phép tính. Vận dụng các bảng nhân đã học để giải toán. - TĐ: Tích cực hoạt động học tập. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, tự học, hợp tác, giải quyết vđ. II. Chuẩn bị ĐDDH -GV: Sách ôn luyện Toán 2 -HS: Sách ôn luyện Toán 2, vở III. Hoạt động dạy – học: * Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS: - HS còn hạn chế: Hướng dẫn em hoàn thành các bài tập, cách tính, vận dụng các bảng nhân để hoàn thành các bài tập. - HS tiếp thu nhanh : Giao thêm bài tập 6. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Vẽ được các đoạn gấp khúc theo yêu cấu cho sắn (HĐ1). + Tính đúng độ dài các đường gấp khúc (HĐ2). + Vận dụng các bẳng nhân để tính nhẩm nhanh và chính xác (HĐ3). + Tính đúng giá trị biểu thức có hai dấu phép tính: nhân và cộng hoặc trừ (HĐ4,5) - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện các bài còn lại theo sách hướng dẫn.  Thứ tư ngày 5 tháng 2 năm 2020 TOÁN ĐƯỜNG GẤP KHÚC. ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC (T2) I. Mục tiêu: - KT: Em nhận dạng được đường gấp khúc, biết tính độ dài đường gấp khúc. Biết dùng chữ ghi tên đường gấp khúc. - KN: Tính độ dài đường gấp khúc, giải bài toán có lời văn. - TĐ: Tích cực học tập, tham gia hoạt động nhóm - NL: Năng lực tư duy toán học, năng lực hợp tác nhóm. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020  Khởi động: - BVN tổ chức cho lớp hát một bài hát để khởi động tiết học. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Tính độ dài đường gấp khúc Việc 1: GV và HS đọc và phân tích mẫu. Việc 2: HS làm bài theo hình thức cá nhân vào vở. Việc 3: NT điều hành cho nhóm mình cùng nhau chia sẻ trong nhóm và trước lớp. Việc 4: GV nhận xét, tuyên dương. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính đúng độ dài đường gấp khúc, biết cách giải và trình bày bài toán có lời văn. Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 4 + 3 + 6 = 13 (cm) Đáp số: 13cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2,3: Tính độ dài đoạn dây thép, đường gấp khúc. Việc 1: HS đọc yêu cầu. Việc 2: HS làm bài cá nhân vào vở. Việc 3: HS chia sẻ kết quả bài làm trong nhóm, trước lớp. Việc 4: GV nhận xét hoạt động. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính độ dài đoạn dây nhanh, chính xác, vận dụng vào tính toán trong thực tế. 2. Bài giải Độ dài đoạn dây là: 3 + 3 + 3 = 9 (cm) Đáp số: 9cm 3. Bài giải Độ dài đường gấp khúc là: 10 + 14 + 8 = 32 (dm) Đáp số: 32dm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Em dung đoạn dây điện uốn thành một đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Em đưa lại cho người lớn đoạn dây rồi đố người lớn uốn thành một đường gấp khúc gồm 4 đoạn thẳng.  Tiếng Việt BÀI 21B: EM BIẾT NHỮNG LOÀI CHIM NÀO? (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Kể được câu chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng Nắm cách viết chữ hoa R. - Kĩ năng: Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. II. Chuẩn bị ĐD DH: - GV: TLHDH, Chữ mẫu - HS: vở, TLHDH III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Xếp đúng tranh.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết quan sát tranh, sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện Chim sơn ca và bông cúc trắng và tham gia chơi hào hứng, tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. A. Hoạt động cơ bản: HĐ2: Kể lại từng đoạn câu chuyện. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết dựa vào tranh và kể lại từng đoạn của câu chuyện đúng nội dung, hay và phù hợp với giọng điệu nhân vật. HS thi kể từng đoạn của câu chuyện sôi nổi, đúng và hay. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Viết chữ hoa R. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ.  Chữ R hoa cao 5 li. Chữ R hoa gồm 2 nét: nét 1 là nét móc ngược trái; nét 2 là nét kết hợp của nét cong trên và nét móc ngược phải, hai nét nối với nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ.  QT: đặt bút tại giao điểm của ĐKN 6 và ĐKD 3, sau đó viết nét móc ngược trái đuôi nét lượn cong vào trong. Điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2 và ở giữa ĐKD 2 và 3. // Từ điểm dừng bút của nét thứ nhất, chúng ta lia bút lên ĐKN GV: Dương Thị Hồng Thắm
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 5 viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo thành vòng xoắn như ở chữ K hoa đã học rồi viêt tiếp nét móc ngược, dừng bút tại ĐKN 2, nằm ngoài ĐKD 6. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Em kể lại câu chuyện cho người thân nghe.  Tiếng Việt BÀI 21B: EM BIẾT NHỮNG LOÀI CHIM NÀO? (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết chữ hoa R. Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch. - Kĩ năng: Mở rộng vốn từ về loài chim. - Thái độ: Chăm chỉ học tập, hoạt động nhóm tích cực. - Năng lực: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ, tự học, hợp tác. II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở, BP III. Hoạt động dạy học: B. Hoạt động thực hành: HĐ5: Viết. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ. Viết đúng chữ hoa R, viết đúng câu ứng dụng, nắm nghĩa câu ứng dụng Ríu rít chim ca (nghĩa là tiếng chim hót nối liền nhau không dứt, tạo cảm giác vui tươi). - PP: Quan sát, vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, viết lời nhận xét. HĐ1: Làm bài tập. *ĐGTX: - Tiêu chí: + HS điền đúng ch/tr vào chỗ trống và giải đúng câu đố. a. Con gì nho nhỏ Cái mỏ xinh xinh Chăm nhặt, chăm tìm Bắt sâu cho lá? b. Mỏ dài lông biếc Trên cành lặng yên Bỗng vụt như tên Lao mình bắt cá? + HS viết các chữ vừa điền vào vở đúng và đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  GV: Dương Thị Hồng Thắm
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 Thứ năm ngày 6 tháng 2 năm 2020 Tiếng Việt BÀI 21B: EM BIẾT NHỮNG LOÀI CHIM NÀO? (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Mở rộng vốn từ về loài chim. Chép đúng một đoạn văn. - Kĩ năng: Chép đúng đoạn chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch, luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Biết vận dụng kể tên các loài chim trong cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: TLHDH, Bảng phụ - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Chọn từ ngữ dán vào từng nhóm thích hợp: chim cánh cụt, tu hú, bói cá, cú mèo, gõ kiến, chim sâu, cuốc, quạ, vàng anh - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tham gia trò chơi sôi nổi. HS xếp đúng tên các loài chim vào các nhóm thích hợp: a. Gọi tên theo hình dáng: chim cánh cụt, cú mèo, vàng anh b. Gọi tên theo tiếng kêu: tu hú, cuốc, quạ c. Gọi tên theo cách kiếm ăn: bói cá, gõ kiến, chim sâu - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ3: Chuyển lên phần khởi động HĐ4: Viết *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm nội dung, nghe viết đúng tốc độ, viết hoa đúng từ chỉ tên riêng trong đoạn viết. Trình bày đúng chữ viết đẹp. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: - Thực hiện phần ứng dụng.  Tiếng Việt BÀI 21C: EM THÍCH NHẤT LOÀI CHIM NÀO? (T1) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Đọc và hiểu bài Vè chim. Thuộc một đoạn thơ trong bài vè. - Kĩ năng: Đọc ngắt nghỉ đúng nhịp câu vè. Đọc với giọng vui nhí nhảnh. Nhận biết các loài chim trong bài. - Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý đồng vật. - Năng lực: Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 II. Chuẩn bị: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BVN tổ chức cho các bạn hát bài hát về loài chim. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. A. Hoạt động cơ bản: HĐ1: Cùng thảo luận. Việc 1: Em quan sát tranh và đọc tên các loài chim ở dưới tranh. Trả lời các câu hỏi. Việc 2: Hai bạn hỏi – đáp nhau nội dung các bức tranh. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nhận biết các loài chim thông qua bức tranh: chim sẻ, chim sáo, chim chìa vôi. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ2: Nghe thầy cô đọc bài. Việc 1: GV đọc mẫu, cả lớp lắng nghe. Việc 2: GV nêu giọng đọc, cách ngắt giọng, nội dung bài. *ĐGTX: - Tiêu chí: Vè là một thể loại trong văn học dân gian. Vè là lời kể có vần. HS biết đọc bài với giọng kể vui nhộn. Ngắt nghỉ hơi cuối mỗi câu thơ. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa. Việc 1: Em đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (2 lần). Việc 2: Em và bạn đố nhau về từ và lời giải nghĩa của các từ đó. Việc 3: NT lần lượt mời các bạn đọc từ, lời giải nghĩa. Báo cáo khi hoàn thành. Việc 4: HĐTQ cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS nắm được nghĩa các từ khó để giải nghĩa cho đúng. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được lời giải nghĩa. + Lon xon: dáng chạy của trẻ nhỏ. + Tếu: vui nhộn, gây cười. + Chao: nghiêng mình rất nhanh từ bên này qua bên kia. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Mách lẻo: Kể chuyện riêng của người này cho người khác. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ4: Đọc bài. Việc 1: Em đọc bài Vè chim (2-3 lần) Việc 2: Mỗi bạn đọc 2 dòng thơ, nhận xét, bổ sung cho nhau về cách đọc. Việc 3: NT tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp nhau đến hết bài. Đổi lượt và đọc lại. *ĐGTX: - Tiêu chí: Đọc đúng từ, đọc với giọng vui, nhí nhảnh, nhấn giọng những từ chỉ đặc điểm và tên gọi của các loài chim. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Viết tên các loài chim. Việc 1: Em viết tên các loài chim được nhắc đến trong bài vào vở nháp. Việc 2: Các nhóm viết tên các loài chim được nhắc đến trong bài vào bảng nhóm. Các nhóm chia sẻ kết quả, nhận xét, bổ sung. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm được nội dung bài trả lời câu hỏi, biết đặc điểm, tính nết giống như con người của một số loài chim. Loài chim có trong bài: sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Đọc bài cho người thân nghe.  Thứ sáu ngày 7 tháng 2 năm 2020 Toán BÀI 60: EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ? I. Mục tiêu: - KT: Biết vận dụng các bảng nhân 2,3,4,5 vào tính toán. Nhận dạng, gọi đúng tên và tính độ dài đường gấp khúc. Biết giải toán có lời văn bằng một phép tính. - KN: Vận dụng được các kiến thức đã học để giải toán, thực hiện tính toán nhanh, đúng, vận dụng giải toán. - TĐ: Tích cực trong hoạt động học tập, chăm chỉ cẩn thận trong tính toán. - NL: Hình thành và phát triển năng lực tư duy, hợp tác. II. Chuẩn bị: - TLHDH, BP, vở III. Hoạt động dạy học: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “ Truyền điện: ôn lại bảng nhân.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS đọc thuộc bảng nhân và tham gia chơi hào hứng, tích cực. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động HĐ2: Viết số thích hợp vào ô trống. *ĐGTX: - Tiêu chí: Vận dụng bảng nhân 2, 3, 4, 5 điền đúng, nhanh vào các ô trống Thừa số 4 3 2 5 Thừa số 9 7 5 8 Tích 36 21 10 40 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ3: Tính nhẩm *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tính nhẩm nhanh, chính xác: a) 2 x 5 = 10 ; 3 x 7 = 21 ; 4 x 1 = 4 b) 2 x 8 = 16 ; 5 x 3 = 15 ; 4 x 6 = 24 - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ4: Tính độ dài đường gấp khúc. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS gọi đúng tên và tính đúng độ dài đường gấp khúc. Độ dài đường gấp khúc là: 27 + 15 + 25 = 67(cm) Đáp số: 67 cm - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. HĐ5: Giải bài toán. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS biết cách giải bài toán có lời văn, trình bày sạch sẽ, khoa học. Bài giải 6 can như thế có số lít dầu là: 6 x 5 = 30 ( lít) Đáp số: 30 lít dầu - PP: Quan sát, vấn đáp. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng: - Về làm BT phần ứng dụng.  TIẾNG VIỆT BÀI 21C: EM THÍCH NHẤT LOÀI CHIM NÀO? (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch, các từ chứa tiếng có vần uôt/uôc. Mở rộng vốn từ về loài chim. - Kĩ năng: Phân biệt tr/ch, nắm đặc điểm về loài chim. - Thái độ: HS biết bảo vệ động vật. - Năng lực: Hình thành và phát triển NL ngôn ngữ, tự học, hợp tác. II. Chuẩn bị ĐDDH: - TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Thi tìm từ ngữ.” - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS tìm các loài vật bắt đầu bằng tr/ch (chào mào, trâu, châu chấu, ), tham gia tích cực hào hứng khi chơi. - PP: Tích hợp. - Kĩ thuật: Trò chơi. B. Hoạt động thực hành: HĐ1: Chuyển lên phần khởi động. HĐ2,3: Tìm từ ngữ thích hợp để điền vào ô trống. *ĐGTX: - Tiêu chí: Tìm nhanh từ chỉ đặc điểm hình dáng và hoạt động của chim chích bông Từ ngữ tả hình dáng Từ ngữ tả hoạt động Hai chân chiếc tăm nhảy Hai cánh nhó xíu xoải Cặp mỏ tí tẹo gắp, moi - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập.  Hoạt động ứng dụng: - Hỏi người thân tên của một số loài chim, hình dáng và hoạt động của chúng.  Tiếng Việt BÀI 21C: EM THÍCH NHẤT LOÀI CHIM NÀO ? (T3) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Viết một đoạn văn ngắn về loài chim. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Kĩ năng: Viết một đoạn văn ngắn về loài chim, biết dùng từ đặt câu. - Thái độ: HS biết yêu quý động vật. - Năng lực: Viết đoạn văn hay sáng tạo. II. Chuẩn bị: - HS: TLHDH, vở III. Hoạt động dạy học:  Khởi động: - BVN bắt cho lớp hát 01 bài. - GV giới thiệu + viết đề bài. HS viết tên bài vào vở. - HS đọc và chia sẻ mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: HĐ4: Kể về loài chim mà em yêu thích. *ĐGTX: - Tiêu chí: Kể một loài chim em yêu thích biết sử dụng từ ngữ về các mùa theo các gợi ý: + Đó là loài chim nào? + Bạn nhìn thấy loài chim đó ở đâu? + Loài chim đó có đặc điểm gì nổi bật về hình dáng (hoặc hoạt động)? - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ5: Viết đoạn văn. *ĐGTX: - Tiêu chí: Viết đoạn văn về loài chim em thích, câu văn diễn đạt trọn ý, biết dùng từ đặt câu chính xác đúng nội dung. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét, tôn vinh học tập. C. Hoạt động ứng dụng: - Đọc cho người thân nghe đoạn văn về loài chim mà em yêu thích.  ÔLTV ÔN LUYỆN TUẦN 21 (T2) I. Mục tiêu: - Kiến thức: Thực hiện HĐ 5,6,7 - Kĩ năng: Giải được câu đố sử dụng câu hỏi Ở đâu? Nhận biết từ viết đúng chính tả. - Thái độ: Có thái độ tích cực trong học tập và yêu thích môn học. - Năng lực: Vận dụng sử dụng câu hỏi Ở đâu vào trong cuộc sống hàng ngày. II. Chuẩn bị: - GV: Sách em tự ôn luyện TV 2, BP - HS: Sách em tự ôn luyện TV 2 III. Hoạt động dạy học: HĐ5,7: *ĐGTX: - Tiêu chí: + Biết giải câu đố nhanh đúng: Con công, Bói cá. GV: Dương Thị Hồng Thắm
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 + Phân biệt dòng viết đúng chính tả - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. HĐ6: *ĐGTX: - Tiêu chí: Sử dụng câu hỏi Ở đâu? hỏi đáp về loài chim + Chim hải âu ca hót, đừa giỡn ở đâu? + Mùa đông chúng bay về đâu? - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời.  Hoạt động ứng dụng: - Nhận xét, chia sẻ với người thân.  ÔLTV LUYỆN VIẾT: BÀI 21 I. Mục tiêu: Rèn KN viết chữ: - Kiến thức: Biết viết chữ hoa R theo cỡ vừa và nhỏ (kiểu chữ đứng). Biết viết từ, câu ứng dụng của bài ở vở luyện chữ. - Kĩ năng: Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy trình. - Thái độ: Có ý thức cẩn thận, giữ vở sạch – luyện viết chữ đẹp. - Năng lực: Viết đúng mẫu chữ hoa nhanh đẹp. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, chữ mẫu. HS: Bảng con, vở III. Hoạt động dạy học: HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa R. Việc 1: GT chữ mẫu, yêu cầu HS quan sát, nhận xét độ cao, rộng, các nét con chữ Việc 2: GV viết mẫu, nêu QT viết: R Việc 3: Cho HS viết bảng con - GV chỉnh sửa. HĐ2: Hướng dẫn viết từ và câu ứng dụng. Việc 1: Giới thiệu từ ứng dụng của bài. Giải thích nghĩa từ vựng. Việc 2: Yêu cầu HS quan sát, nhận xét QT viết các từ, câu. Những chữ nào cao 2, 5 ly; những chữ nào cao 1 ly; những chữ nào cao 1,5 ly? Việc 3: GV viết mẫu, nêu QT viết. Chú ý khoáng cách giữa các con chữ là nửa con chữ o, k/c giữa các chữ ghi tiếng là 1con chữ o. Việc 4: Cho HS viết bảng con - GV sửa sai. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đung chữ Q. + Đối với HS tiếp thu nhanh: Luyện thêm cho học sinh viết đẹp, đều chữ. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được quy trình, điểm bắt đầu và kết thúc, kích thước cỡ chữ.  Chữ R hoa cao 5 li. Chữ R hoa gồm 2 nét: nét 1 là nét móc ngược trái; nét 2 GV: Dương Thị Hồng Thắm
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 là nét kết hợp của nét cong trên và nét móc ngược phải, hai nét nối với nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ.  QT: đặt bút tại giao điểm của ĐKN 6 và ĐKD 3, sau đó viết nét móc ngược trái đuôi nét lượn cong vào trong. Điểm dừng bút nằm trên ĐKN 2 và ở giữa ĐKD 2 và 3. // Từ điểm dừng bút của nét thứ nhất, chúng ta lia bút lên ĐKN 5 viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo thành vòng xoắn như ở chữ K hoa đã học rồi viêt tiếp nét móc ngược, dừng bút tại ĐKN 2, nằm ngoài ĐKD 6. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. Hoạt động thực hành: Viết vở Luyện viết Việc 1: HS nêu yêu cầu bài viết và tư thế ngồi viết. Việc 2: GV cho học sinh viết lần lượt bài viết theo lệnh. Việc 3: GV theo dõi, uốn nắn, thu một số bài nhận xét. + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế: cần giúp HS viết đúng chính tả. + Đối với HS tiếp thu nhanh: luyện thêm cho học sinh viết nhanh, đẹp. *ĐGTX: - Tiêu chí: Nắm tư thế ngồi viết, yêu cầu của bài, quy trình để viết đúng, đẹp. - PP: Quan sát, viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết lời nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: Nhận xét. Luyện viết chữ nghiêng.  GDTT SINH HOẠT LỚP: HOẠT ĐỘNG ĐỌC SÁCH I. Mục tiêu: - KT: Biết được ý nghĩa của việc đọc sách. Nắm được những ưu điểm của tuần qua để phát huy, những tồn tại để khắc phục. Nắm đươc nội dung câu chuyện: Chuyện bốn mùa. - KN: HS nhận xét được ưu điểm khuyết điểm của bạn và nêu được biện pháp khắc phục. Thực hiện được kế hoạch hoạt động trong tuần tới. Nắm và trả lời được nội dung câu chuyện. - TĐ: HS tham gia buổi sinh hoạt nghiêm túc. Giáo dục tinh thần tham gia các hoạt động tập thể. - NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác nhóm. II. Hoạt động cơ bản: HĐ1. Ý nghĩa, lợi ích của việc đọc sách. Việc 1: Các nhóm thảo luận theo suy nghĩ của mình. Việc 2: Các nhóm chia sẻ trước lớp. Việc 3: GV tổng hợp ý kiến và thống nhất. *ĐGTX: GV: Dương Thị Hồng Thắm
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Năm học: 2019 - 2020 - Tiêu chí: HS nắm được ý nghĩa, lợi ích của việc đọc sách: giúp các em tiếp xúc với con chữ nhiều hơn, phát triển khả năng đọc nhanh, tư duy nhanh và có lối suy nghĩ nhanh hơn. Ngoài ra đọc sách còn giúp cho em có cái nhìn khác biệt về thế giới xung quanh, về cách đối nhân xử thế - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. HĐ2. Tiến hành nội dung sinh hoạt Việc 1: HS chọn sách để đọc theo sở thích. Việc 2: Các nhóm chia sẻ về cuốn sách mà mình đã đọc. Việc 3: Chia sẻ bí quyết làm thế nào để có hứng thú đọc sách. *ĐGTX: - Tiêu chí: + Hình thành thói quen đọc sách bổ ích để mở rộng kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành kĩ năng sống. + Nêu được các ý tưởng như:hóa thân thành nhân vật trong cuốn sách, trưng bày gian sách bắt mắt, + Để tạo hứng thú đọc sách: bắt đầu với cuốn sách thú vị, lập thời gian biểu đọc sách và thực hiện nghiêm túc, mang sách theo khắp mọi nơi, - PP: Quan sát,vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, tôn vinh học tập. HĐ3. Sinh hoạt cuối tuần: Việc 1: CTHĐTQ điều hành lớp nhận xét tình hình trong tuần qua. Việc 2: HS tham gia ý kiến, bầu HS tham gia tốt các hoạt động trong tuần. Việc 3: GV nhận xét, phổ biến thêm các kế hoạch mới, tôn vinh các học sinh xuất sắc trong tuần. *ĐGTX: - Tiêu chí: HS nắm được tình hình hoạt động trong tuần và phương hướng tuần tới. - PP: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. IV. Hoạt động ứng dụng: - Dặn dò HS đảm bảo an toàn giao thông, an toàn sông nước trong các ngày nghỉ.  GV: Dương Thị Hồng Thắm