Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 8

doc 18 trang thienle22 8460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_8.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 8

  1. Tuần 8 Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 2 - TẬP ĐỌC Kì diệu rừng xanh I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.) 2. Kĩ năng: Đọc đúng các từ: loanh quanh, gọn ghẽ, len lách Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt.  GDMT: Giúp hs tìm hiểu bài văn, cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú của rừng, thấy được tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức BVMT. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp phó điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc (nhóm) - GV đọc mẫu – Nêu giọng đọc – chia đoạn. - Cùng luyện đọc các từ khó đọc: loanh quanh, gọn ghẽ, len lách ; Tìm câu dài, những từ ngữ cần nhấn giọng, ngắt, nghỉ câu phù hợp - Luyện đọc theo nhóm 2. - HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt) - 1 học sinh đọc tonà bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: Đọc to, rõ ràng, đọc; đúng các từ khó,; Ngắt nghĩ đúng theo yêu cầu; Đọc bài lưu loát, trôi chảy. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (nhóm) - 1 học sinh đọc phần chú giải. - Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ở sách giáo khoa. - Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao rừng khộp gọi là “giang sơn vàng rợi”? +Các em viết cảm xúc của mình sau khi học xong bài tập đọc. - Các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận. GV yêu cầu học sinh nêu nội dung bài. Liên hệ: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng trước tình trạng bị chặt phá rừng bừa bãi. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Luyện đọc diễn cảm đoạn 3: Đọc giọng thong thả những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông. 1
  2. - Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm IV. Hoạt động ứng dụng Trải nghiệm thực tế tham quan rừng. Tiết 3- TOÁN Luyên tập Số thập phân bằng nhau I.Mục tiêu 1.Kiến thức : Biết viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. 2.Kĩ năng: Vận dụng làm đúng bài tập 1,2. (HS năng khiếu làm các bài còn lại) 3. Thái độ: Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi “Đố nhau cấu tạo số thập phân”. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản * Tìm hiểu bài (nhóm) - Cá nhân đọc phần kiến thức ở SGK. Cùng trao đổi với nhau làm ví dụ: - Điền số thích hợp vào ô trống : 9 dm = . . . cm; 9 dm = . . . m; 90 cm = . . . m - So sánh 0,9 m và 0,90 m? - Chia sẻ câu trả lời với nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả và rút ra kết luận. Các nhóm khác chia sẻ. 4. Hoạt động thực hành (cá nhân) - Cá nhân giải BT1,2 vào vở. - Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. - HS trình bày bài trước lớp. HS khác chia sẻ. * Lưu ý: + Khi bỏ các chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị số thập phân có thay đổi không? + Khi viết thêm các chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị số thập phân có thay đổi không? * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: HS hiểu và làm được các bài tập. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn luyện thêm về số thập phân bằng nhau. Tiết 4,5 : MỸ THUẬT Giáo viên chuyên biệt dạy Buổi chiều: Tiết 1- CHÍNH TẢ: (Nghe – viết): Kì diệu rừng xanh 2
  3. I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Tìm được các tiếng có chứa các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào chỗ trống (BT3). 2. Kĩ năng:Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em ý thức rèn luyện chữ viết và giữ vở sạch. *KNS: GD HS tính cẩn thận, trình bày bài viết sạch sẽ, chính xác. * Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học :Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2 GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động thực hành . Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (nhóm) - Cá nhân đọc bài chính tả một lượt. Trả lời câu hỏi: ? Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ? - Trao đổi kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được. - Đại diện 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Các nhóm khác chia sẻ. Hoạt động 2: Nghe - viết chính tả (cá nhân) - Cá nhân chọn và viết các từ khó hay viết sai. - Nghe đọc để viết vào vở. - Kiểm tra lại lỗi chính tả theo nhóm 2. * Đánh giá: - Phương pháp: PP quan sát, phương pháp viết. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, viết nhận xét. - Tiêu chí: - Bài viết đảm bảo tốc độ; viết đúng các từ khó; chữ viết đúng chuẩn, trình bày sạch sẽ. Hoạt động 3: Làm bài tập (cá nhân) - Cá nhân làm các bài tập(BT2); BT3. Đổi chéo bài theo nhóm 2 và kiểm tra kết quả. - Đại diện 2 nhóm đọc kết quả bài tập trước lớp. Các nhóm khác chia sẻ. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng bố mẹ và người thân viết lại các từ hay viết sai và luyện viết bài cho đẹp. . Tiết 2:ĐẠO ĐỨC Nhớ ơn tổ tiên (T.2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết được : Con người ai củng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. 2.Kỹ năng: Học sinh biết làm những việc thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 3.Thái độ: Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. *KNS: GDHS lòng biết ơn tổ tiên; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II: Đồ dùng dạy học: 3
  4. - Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1 : Tìm hiểu về ngày giỗ Tổ Hùng Vương - Tổ chức cho hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: + Ngày 10/3 (âm lịch) là ngày gì ? + Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Chia sẻ trước lớp, GV kết luận * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tương tác - Tiêu chí: HS biết được ngày giỗ tổ và nắm được ý nghĩa của ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Hoạt động 2 : Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Mời các em lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. - Em có tự hào về các truyền thống đó không? Vì sao? - Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? - Nhận xét, bổ sung IV. Hoạt động ứng dụng - Tìm ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên. Tiết 3:ĐỊA LÝ Dân số nước ta I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam: Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. Dân số nước ta tăng nhanh . Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành. 2. Kĩ năng: Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số của nước ta. Nêu những hậu quả do dân số tăng nhanh. 3. Thái độ: GDHS biết hậu quả của việc tăng nhanh dân số. II: Đồ dùng dạy học: - Biểu đồ tăng dân số. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động : Dân số + Tổ chức cho học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004và trả lời: - Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu? - Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á? * GV kết luận Hoạt động 2: Gia tăng dân số - Cho biết số dân trong từng năm của nước ta. 4
  5. GV hướng dẫn cho học sinh quan sát biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm ở SGK trang 83. Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta? Hoạt động 3: Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh. - Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào? GV KL: Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. - KL: SGK (nội dung bài học). * Đánh giá: - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tương tác - Tiêu chí: Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành. IV. Hoạt động ứng dụng Em hãy chia sẻ cùng người thân, bạn bè những điều em biết về dân số ở nước ta. Thứ 3 ngày 16 tháng 10 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1- TIẾNG ANH: (GV chuyên biệt dạy) Tiết 2- TOÁN So sánh hai số thập phân I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Giúp HS biết so sánh hai số thập phân - Biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. 2.Kĩ năng: Vận dụng làm đúng bài tập 1,2. (HS năng khiếu làm các bài còn lại) 3. Thái độ: Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi “Đố nhau đọc các số thập phân từ 1,1 – 1,9”. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản * So sánh hai số thập phân (nhóm) - Cá nhân đọc phần kiến thức ở SGK để so sánh: 8,1m và 7,9m ; 35,7m và 35,698m. - Cùng trao đổi để trả lời câu hỏi: Muốn so sánh hai số thập phân ta làm thế nào? - Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả và rút ra kết luận. Các nhóm khác chia sẻ. 4. Hoạt động thực hành * Luyện tập (cá nhân) - Cá nhân giải BT1,2 vào vở. - Chia sẻ kết quả với cả nhóm - Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. Nhóm khác chia sẻ : Lưu ý: Giải thích cách so sánh từng cặp phân số? Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì? * Đánh giá: 5
  6. - Phương pháp: phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: quan sát quá trình, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: +Biết so sánh hai số thập phân với nhau. + Áp dụng so sánh 2 số thập phân để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. IV. Hoạt động ứng dụng. Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn luyện thêm về cách so sánh hai số thập phân . Tiết 3- LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT: Thiên nhiên I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1); nắm được nghĩa một số từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ , tục ngữ ( BT2). 2. Kĩ năng: Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1 từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4 * HS năng khiếu: Hiểu ý nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ ( BT2); có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d của BT3. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên và tinh thần ham học hỏi. *KNS: Gd hs yêu sự phong phú của Tiếng Việt, bảo vệ môi trường thiên nhiên.  GDMT: Cung cấp cho hs một số hiểu biết về MT thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng, nâng cao tình cảm yêu quý, gắn bó với quê hương. II. Đồ dùng dạy - học. - Phiếu học tập; Từ điển HS. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2.GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1 Làm vào vở các BT: 1, 2, 3 (cá nhân) - Cá nhân tự làm bài vào vở. - Đọc bài cho bạn trong nhóm nghe. - Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. Các nhóm khác chia sẻ. ( Lưu ý: Học sinh hiểu nghĩa các câu tục ngữ và học thuộc ). * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tương tác. - Tiêu chí: HS nắm được bài và thực hiện được các bài tập 1,2,3 Hoạt động 2: Làm Bài 4 (nhóm) - Thi tiếp nối tìm từ miêu tả tiếng sóng giữa các nhóm. - Các nhóm khác chia sẻ. IV. Hoạt động ứng dụng. Vẽ bức tranh về thiên nhiên hoặc viết một bài văn tả cảnh thiên nhiên. . Tiết 4: KỶ THUẬT Nấu cơm (T2) I.Mục tiêu: 6
  7. 1. Kiến thức: HS biết cách nấu cơm. 2.Kỹ năng: Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình. 3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp đỡ gia đình. II: Đồ dùng dạy học: - GV :các vật dụng dùng để nấu cơm. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện. MT: HS nắm được cách nấu cơm bằng nồi điện, so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun. - GV hướng dẫn hs đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 - Yêu cầu hs so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với bằng bếp đun. - Yêu cầu hs nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun. - Gọi hs lên thực hiện các thao tác chuẩn bị và các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện. - GV quan sát, uốn nắn cho hs. 2.2. Đánh giá kết quả học tập. - Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của hs. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của hs. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp - Kĩ thuật: ghi chép ngắn, tương tác - Tiêu chí: Cơm phải chín đều, dẻo, không khô hoặc nhão. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà các em thực hành nấu cơm giúp mẹ. Buổi chiều: Tiết 1 – THỂ DỤC (GV chuyên biệt dạy) Tiết 2 – TIN HỌC (GV chuyên biệt dạy) Tiết 3- TIẾNG ANH (GV chuyên biệt dạy) Thứ 4 ngày 17 tháng 10 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1 - TẬP ĐỌC Trước cổng trời I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. ( Trả lời được các câu hỏi 1, 3,4 ; thuộc lòng những câu thơ em thích). 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, Đọc đúng: khoảng trời, hoang dã, ráng chiều. 7
  8. - Đọc diễn cảm thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em tự hào vẻ đẹp vùng núi cao của đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài; tranh về khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của người vùng cao; Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động bằng một bài hát. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc (nhóm) - GV nêu giọng đọc – đọc mẫu – chai đoạn. - Cùng luyện đọc các từ khó đọc: triền rừng, sương giá ; Tìm những từ ngữ cần nhấn giọng, ngắt, nghỉ câu phù hợp - Đọc đoạn, bài theo nhóm 2. - GV gọi 3 lượt học sinh đọc bài. - Cả lớp nhận xét. - 1 học sinh đọc toàn bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: Đọc to, rõ ràng, đọc; đúng các từ khó,; Ngắt nghĩ đúng theo yêu cầu; Đọc bài lưu loát, trôi chảy. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (nhóm) - Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi ở sách giáo khoa. - Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Bài thơ muốn nói với các em điều gì? - Chia sẻ với cả lớp kết quả thảo luận. - Liên hệ về thực tế, quan sát những bức tranh về cuộc sống cảu người vùng cao. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng (cả lớp) - Luyện đọc diễn cảm bài thơ. Lưu ý: Đọc giọng sâu lắng, ngân nga, thể hiện được cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của vùng cao. - Thi đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ IV. Hoạt động ứng dụng. Về nhà cùng bố mẹ và người thân luyện đọc và đọc thuộc lòng bài: “Trước cổng trời”. Tiết 2- TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết so sánh hai số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. 2. Kĩ năng: Vận dụng làm đúng bài tập 1, 2, 3, 4a. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học 8
  9. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3. Hoạt động thực hành - Cá nhân giải BT1: 1, 2, 3, 4a vào vở. - Chia sẻ bài làm với bạn trong bàn. - HS trình bày bài trước lớp. HS khác chia sẻ. Lưu ý: So sánh số thập phân chính xác từng phần, BT1 yêu cầu giải thích cách làm của từng phép so sánh. *Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát. - Kĩ thuật: Quan sát quá trình, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: + Củng cố kĩ năng so sánh hai số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định. + Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân. IV. Hoạt động ứng dụng. Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại về số thập phân. Tiết 3 – THỂ DỤC (GV chuyên biệt dạy) Tiết 4- LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ nhiều nghĩa I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ đã nêu ở BT1. 2. Kĩ năng: Hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa( BT2); biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa( BT3). * HS năng khiếu: biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT1. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: GV thế nào là từ nhiều nghĩa? 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Làm bài tập (cá nhân) - Cá nhân tự làm bài vào vở các bài tập - Chia sẻ bài làm trong nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác chia sẻ. Lưu ý: Bài 2: Tìm nghĩa của từ xuân. Đánh số thứ tự các từ xuân sau đó giải nghĩa từng từ. Khuyến khích HS đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT1. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tương tác. - Tiêu chí: HS nắm được bài và thực hiện được các bài tập 1,2,3. IV. Hoạt động ứng dụng. Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại về từ nhiều nghĩa. 9
  10. Thứ 5 ngày 18 tháng 10 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1- TIN HỌC (GV chuyên biệt dạy) Tiết 2 - TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân. 2. Kĩ năng: Tính nhanh bằng cách thuận tiện. Làm được bài tập 1, 2, 3, 4a. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động : Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3. Hoạt động thực hành - Cá nhân giải BT1: 1 2; 3, 4a. vào vở. - Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả. - HS trình bày bài trước lớp. HS khác chia sẻ. Lưu ý: Bài 1, 2: Củng cố cách đọc, viết số thập phân; Bài 3: Để sắp xếp được các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?) Bài 4:Làm thế nào để tính giá trị của các biểu thức trên bằng cách thuận tiện nhất? * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: Quan sát quá trình, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: Làm được các bài tập. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại về đọc, viết, so sánh số thập phân. Tiết 3 – ÂM NHẠC (GV chuyên biệt dạy) Tiết 4 - TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu: - Lập được dàn ý một bài văn tả một cạnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Dựa vào dàn ý (thân bài) viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương . *KNS: Gd hs có ý thức giữ gìn cảnh đẹp ở địa phương.  Tích hợp nội dung TNMTBHĐ (liên hệ): Gợi ý học sinh tả cảnh biển, đảo theo chủ đề: cảnh đẹp của địa phương. II. Đồ dùng dạy – học: - Một số tranh, ảnh minh họa cảnh đẹp ở các miền đất nước (cảnh biển, đảo). - Bảng phụ tóm tắt những gợi ý giúp hs lập dàn ý - Phiếu BT để hs lập dàn ý. 10
  11. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động. - Gọi hs đọc đoạn văn tả cảnh sông nước (viết ở tiết trước). - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs: quan sát cảnh . 2. Gv giới thiệu bài. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1:. Lập dàn ý. Bài 1 : Gọi đọc yêu cầu bài. - GV hướng dẫn học sinh thực hiện theo từng bước. - Địa phương em có cảnh đẹp nào ? - Hỏi hs định tả cảnh nào ? - Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh ? - Em định tả từng phần hay tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian ? - Cho hs làm bài cá nhân. - Chữa bài. Hoạt động 2:. Viết đoạn văn. - Nêu lại trình tự tả của đoạn văn ? - Nhắc hs chọn 1 phần thân bài. - Cho hs làm bài cá nhân - Chữa bài. - Gọi đọc bài ở vở. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp, viết. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, Học sinh viết. - Tiêu chí: Học sinh lập được dàn ý và hoàn chỉnh bài văn của mình, Bài văn đảm bảo bố cục, nội dung. IV. Hoạt động ứng dụng: Cùng gia đình hoàn thành bài văn. Buổi chiều: Tiết 1 :KHOA HỌC Phòng bệnh viêm gan A I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A 2. Kĩ năng: Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A . 3.Thái độ: Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A . * Rèn kĩ năng sống cho học sinh:Kĩ năng phân tích đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A; Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. II: Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 11
  12. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh viêm gan A. + Gọi đọc yêu cầu bài tập (tr 32) + Cho làm việc theo cặp. + Câu hỏi: - Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? -Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? -Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? Hoạt động 2: Phòng bệnh viêm gan A . + Cho làm việc theo nhóm: - Giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình với việc phòng tránh bệnh viêm gan A ? + Làm việc cả lớp. Đọc mục Bạn cần biết. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tương tác - Tiêu chí: HS nắm được cách phòng bệnh viêm gan A. Liên hệ được trách nhiệm của bản thân. IV. Hoạt động ứng dụng - Tuyên truyền với mọi người cách phòng bệnh viêm gan A. . Tiết 2- KỂ CHUYỆN: Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên 2. Kĩ năng: Biết trao đổi về trách nhiệm của con người với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời bạn kể. * HS năng khiếu: Kể được câu chuyện ngoài SGK; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em ý thức trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.  GDMT: Mở rộng vốn hiểu biết về mối quan hệ giữa con người với MT thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT. II. Đồ dùng dạy học: - Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Kể lại câu chuyện cây cỏ nước Nam. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu đề (cả lớp) - HS lấy SGK, sách, báo,truyện ngắn về quan hệ giữa con người với thiên nhiên và trả lời được các câu hỏi: ? Đề bài yêu cầu gì? Câu chuyện đó ở đâu? Câu chuyện nói về điều gì?. - Nói cho các bạn trong nhóm nghe câu chuyện mình định kể. - Cả lớp cùng chia sẻ Hoạt động 2: Kể chuyện 12
  13. + Kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (nhóm) - Cá nhân đọc gợi ý 1;2 SGK/T18 và nêu câu chuyện mà mình chọn. - Kể cho nhau nghe theo N2. Kể cho nhau nghe trong nhóm. - - Nhóm cử đại diện kể và nêu ý nghĩa câu chuyện trước lớp. Các nhóm khác chia sẻ. * Đánh giá: - Phương pháp: PP vấn đáp. - Kĩ thuật: Tương tác, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: Hs nắm được nội dung và kể lại được câu chuyện, Hiểu được nội dung câu chuyên đó mang lại, Kể chuyện lôi cuốn, giọng kể tự nhiên, sinh động. *Lưu ý: Khuyến khích HS tìm được truyện ngoài SGK, kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động. IV. Hoạt động ứng dụng. Về nhà kể lại câu chuyện mà mình chọn kể cho bố mẹ và người thân nghe. Tiết 3 – TIẾNG ANH (GV chuyên biệt dạy) Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1- LỊCH SỬ Xô viết Nghệ- Tĩnh I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 tháng 9 năm 1930 ở Nghệ An, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn kéo về thành phố Vinh để biểu tình. Nhận biết được trong năm 1930- 1931 ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ. 2.Kĩ năng: Hiểu biết về phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh 3.Thái độ: GDHS có tinh thần yêu nước. II: Đồ dùng dạy học: - Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh , bản đồ Việt Nam. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1 : Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Ngày 12-9-1930, hàng trăm người bị thương” * Hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An. * Tức nước vỡ bờ nhân dân ta đã làm gì? Giáo viên nhận xét, tuyên dương * Hoạt động 2:HS làm việc với SGK. Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh? Giáo viên nhận xét + chốt Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh Đọc thông tin SGK Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh có ý nghĩa gì ? 13
  14. * Đánh giá: - Phương pháp: quan sát quá trình - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, tương tác - Tiêu chí: Yêu cầu các em học sinh nắm được ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ với người thân của mình về ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Tiết 2- TOÁN Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản). 2. Kĩ năng: Vận dụng làm các bài tập có liên quan : Bài 1, 2, 3. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp hát bài hát khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản * Ôn tập về các đơn vị đo độ dài (nhóm) - Cá nhân đọc phần kiến thức ở SGK. ? Hãy nêu tên các đơn vị đo độ dài từ bé đến lớn? ? Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau ? + Để viết số đo độ dài: 3m 5cm dưới dạng số thập phân. Cùng trao đổi để trả lời câu hỏi: Muốn so sánh hai số thập phân ta làm thế nào? - Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả và rút ra kết luận. Các nhóm khác chia sẻ. 4. Hoạt động thực hành - Cá nhân giải BT1, 2, 3 vào vở. (HS năng khiếu làm các bài còn lại.) - Chia sẻ bài làm với các bạn trong nhóm - HS trình bày bài trước lớp. HS khác chia sẻ. (Lưu ý: Khi chuyển thành số thập phân nếu hàng nào thiếu ta viết chữ số 0 vào hàng đó) * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp tquan sát, phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: Quan sát quá trình, trình bày miệng, đặt câu hỏi. - Tiêu chí: Luyện cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. IV. Hoạt động ứng dụng. Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn luyện thêm về cách viết số đo dộ dài dưới dạng số thập phân. . Tiết 3 – TIẾNG ANH (GV chuyên biệt dạy) . Tiết 4 - TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả cảnh(Dựng đoạn mở bài, kết bài) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp (BT1). 14
  15. 2. Kĩ năng: Phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạnkết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3). 3 Thái độ: Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. KNS: Hướng dẫn hs cách diễn đạt gãy gọn, yêu quê hương. II. Đồ dùng dạy học: - Một số tầm tranh, ảnh về cảnh đẹp của địa phương, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2 Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 1: Làm bài tập (cá nhân) - Làm bài tập 1,2,3 vào vở - Chia sẻ bài làm với các bạn trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. Nhóm khác chia sẻ bổ sung. Lưu ý: Bài 1: Cá nhân nghiên cứu tìm xem đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp ?Em thấy kiểu mở bài nào hay hơn?. Bài 3: Quan sát tranh (cảnh thiên nhiên ở điạ phương) viết thành đoạn văn * Đánh giá: - Phương pháp : PP vấn đáp, phương pháp quan sát. - Kĩ thuật : Nhận xét bằng lời, trình bày miệng. - Tiêu chí : HS hoàn thành được các bài tập trong SGK. + Lựa chọn được các câu văn phù hợp để hoàn thành đoạn văn. + Viết được mở bài và kết bài theo hai cách (Mở bài trực tiếp,gián tiếp,kết bài mở rộng và không mở rộng.) IV. Hoạt động ứng dụng. Về nhà cùng bố mẹ và người thân hoàn chỉnh lại đoạn văn đã làm ở BT3. Buổi chiều: Tiết 1: HDTH TIẾNG VIỆT Ôn luyện tuần 7(Bài 4,5,6) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đặt dấu thanh đúng vị trí khi viết.Tìm được từ nhiều nghĩa, phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa. 2. Kĩ năng: Có kĩ năng cách đặt đúng vị trí dấu thanh. Sử dụng được từ nhiều nghĩa, phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa trong nói và viết. 3.Thái độ: GDHS lòng yêu thích môn học . II. Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy và học: 1, Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp hát 1 bài. 2, GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3, Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Ôn cá nhân GV cho HS ôn lại từ đồng âm, cách tìm tiếng có nguyên âm đôi iê/ia. Thảo luận nhóm đôi về nội dung trên Chia sẻ với bạn trong nhóm Chia sẻ với cả lớp – GV kết luận 15
  16. Hoạt động 2: Làm bài tập 4,5,6 vào vở ôn luyện Bài 4: Điền tiếng có chứa iê, ia vào chỗ trống các câu cho phù hợp, chú ý đặt dấu thanh cho đúng vị trí. Bài 5: Em và bạ chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống? Bài 6: Em và bạn ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ đứng trong mỗi câu ở cột A và nối tương ứng. Chia sẻ với cả lớp – GV kết luận * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát quá trình - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn - Tiêu chí: Tìm được tiếng chứa iê/ia để điền vào câu cho phù hợp. Sử dụng được từ nhiều nghĩa, phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa trong nói và viết. B. Hoạt động ứng dụng Cùng người thân ôn lại từ nhiều nghĩa, phân biệt được từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa . Tiết 2- :KHOA HỌC Phòng bệnh viêm não I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh bệnh viêm não. 2.Kỹ năng: Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não. 3.Thái độ: Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản, đốt người . Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. II: Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?” - Hãy tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi 1, 2, 3, 4 ở SGK - T30 Nhóm trưởng đọc câu hỏi các bạn ghi nhanh đáp án đúng vào bảng con. Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ. GV kết luận Hoạt động 2: Tìm hiểu phòng tránh bệnh viêm não + Chỉ và nói về nội dung của từng hình. + Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não. + Chúng ta có thể làm gì để đề phòng bệnh viêm não ? Thảo luận cặp đôi Báo cáo trước lớp- GV kết luận * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tương tác - Tiêu chí: HS biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não. Hoạt động 3: Liên hệ 16
  17. Làm việc cá nhân- chia sẻ trước lớp - Nêu cách phòng bệnh viêm não của mọi gia đình em ? - Nếu mắc bệnh viêm não sẽ xảy ra điều gì ? IV. Hoạt động ứng dụng - Hãy cùng nhắc nhở mọi người trong gia đình cùng thực hiện tốt các phòng bệnh viêm não. Ngày tháng 10 năm 2018 Tổ CM kí duyệt Nguyễn Thị Kim Tiến Tiết 3- AN TOÀN GIAO THÔNG(20 phút) Bài 3: Chọn đường đi an toàn và phòng tránh tai nạn giao thông I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn. - HS xác định được những điểm, những tình huống không an toàn đối với người đi bộ và đối với người đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn khi đi bộ và đi xe đạp trên đường. 2. Kỹ năng: HS biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. 3. Thái độ:Có ý thức thực hiện những quy đinh của Luật GT ĐB. Đi đường phải có mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện Luật GT ĐB và chú ý đề phòng những đoạn đường dễ xảy ra tai nạn. II. Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy và học: 1, Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp hát 1 bài. 2, GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3, Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường. - Em đến trường bằng phương tiện gì? Đi bộ hay đi xe đạp? - Gặp những chỗ nguy hiểm em xử lý như thế nào? GV nhận xét và kết luận. *Hoạt động 2: Xác định con đường an toàn khi đến trường. - GV hướng dẫn cho học sinh quan sát SGK và các tranh vẽ. - Cho HS thảo luận nhóm đôi Con đường an toàn Và đường chưa đủ điều kiện an toàn. GV hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi. * Đánh giá: - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, tương tác - Tiêu chí: HS phân biệt được những điều kiện an toàn và kém an toàn của con đường đi bộ và đi xe đạp.Biết được vị trí và con đường kém an toàn để biết cách phòng tránh. Biết chọn con đường an toàn cho bản thân khi đi học,đi chơi. IV. Hoạt động ứng dụng Thực hiện và tuyên truyền người thân chấp hành tốt luật An toàn giao thông. 17
  18. Tiết 3- SINH HOẠT TẬP THỂ(20 phút) Nhận xét cuối tuần 8. 1. Các tổ trưởng nhận xét , đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần học vừa qua. - Lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua: Các nội dung về duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động Sao - Đội, tham gia vệ sinh trường lớp, . - Ý kiến các thành viên trong lớp: 3.Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm. a, Về ưu điểm. - GV nhận xét chung: Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc và đúng lịch, đi học đều, không có hiện tượng đi học muộn. Nhiều em có ý thức tự giác trong học tập. Trong giờ học hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Có ý thức tự quản. Các tổ trưởng đã phát huy được vai trò của mình trong việc điều hành tổ hoạt động - Một số em còn thiếu đồ dùng học tập đã bổ sung đầy đủ. b, Về nhược điểm. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa tự giác trong học tập, đến lớp chưa đều đặn, ngồi học còn làm việc riêng (Dương, Thắng, Thương) 4. Kế hoạch tuần tới. - Thực hiện chương trình tuần 9. - Khắc phục những nhược điểm, phát huy những mặt đã đạt được. - Đi học chuyên cần - Tiếp tục rèn chữ, giữ vở - Giữ vệ sinh cá nhân hợp mùa. - Không ăn quà vặt, nói lời hay làm việc tốt. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Duy trì và thực hiện tốt khâu vệ sinh trực nhật, vệ sinh phong quang. - Tiếp tục đóng góp các khoản thu nộp đầy đủ. - Xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập. 18