Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 4

doc 15 trang thienle22 4430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_4.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 4

  1. Tuần 4 Thứ 2 ngày 16 tháng 9 năm 2019 Buổi sáng TIẾT 1: Chào cờ Tiết 2 - TOÁN: Ôn tập và bổ sung về giải toán I. Mục tiêu - Kiến thức: Giúp HS biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần) . . HS biết cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách : “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. Làm được BT1. - Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức đã học vào bài - Thái độ: Biết hợp tác, tích cực học tập và sửa sai cho bạn GDKNS: Vận dụng kiến thức giải toán vào thực tế, từ đó giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học 1, Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động. 2, Giới thiệu bài: 3, Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ và quan hệ tỉ lệ (nhóm đôi) - Đọc ví dụ trong SGK và nhận xét về: Quãng đường đi được thay đổi như thế nào khi thời gian gấp lên một số lần. - Chia sẻ với bạn Hoạt động 2: Bài toán và cách giải. - Đọc bài toán trong SGK và tìm các cách giải khác nhau cho bài toán đó - Chia sẻ kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được. Đối với dạng toán tỉ lệ ta có các cách giải nào. - Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. Rút ra cách giải chung *Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng. - Tiêu chí: Giải được bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số Nhận diện được dạng toán nhanh, chính xác Tích cực, chia sẻ và hợp tác tốt với bạn 4,Hoạt động thực hành -HS làm cá nhân bài tập 1 trang 19 vào vở. - Đổi chéo vở, kiểm tra - Đại diện trình bày bài trước lớp. + Bài 1: PP rút về đơn vị: 112 000 đồng IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại về giải bài toán tỉ lệ bằng hai cách rút về đơn vị hoặc tỉ lệ. 1
  2. TIẾT 3 - TẬP ĐỌC: Những con sếu bằng giấy I . Mục tiêu: - Kiến thức: Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ) - Kĩ năng: Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài - Thái độ: Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn với giọng trầm, buồn. GDKNS: HS yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh và thực hiện các hoạt động gắn kết bạn bè trong nước và toàn thế giới. -Tích hợp GD phòng tránh tai nạn bom mìn: Học sinh biết được sự nguy hiểm của bom mìn trong chiến tranh và có những việc làm cần thiết khi phát hiện bom mìn. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK, Phiếu học tập. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp hát bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” 2 GV giới thiệu bài và ghi tên bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc (nhóm đôi) + GV đọc mẫu – HS lắng nghe. +YC học sinh tìm từ khó trong bài – GV luyện đọc từ khó cho học sinh. + Chia đoạn, đọc bài theo nhóm (Lắng nghe bạn đọc và sửa sai cho bạn). - GV quan sát – chữa lỗi phát âm cho học sinh. + Đại diện 2 - 3 nhóm đọc bài trước lớp. Các nhóm khác chia sẻ. * Đánh giá; - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn,Nhận xét bằng lời, - Tiêu chí: - Đọc to, rõ ràng, đúng các từ nước ngoài Hi-rô-si-ma, Na- ga-da-ki, Xa- da-cô Xa-xa-ki; ngắt nghĩ đúng, đọc trôi chảy, lưu loát - Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe, sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (nhóm) +: Tìm hiểu phần chú thích - Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK trang 36,37 + HS thực hiện tìm hiểu bài theo nhóm 2 + Chia sẻ kết quả thảo luận – nêu nội dung bài học. GV: Qua bài học này bản thân các em là một học sinh thì các em cần làm gì để góp phần bảo vệ nền hòa bình giữa các dân tộc nói riêng mà mối quan hệ giũa các nước nói chung.? Hoạt động 3: Đọc diễn cảm (nhóm đôi) + Lựa chọn đoạn để luyện đọc diễn cảm với bạn. + Thi đọc diễn cảm trước lớp. + Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. IV: Hoạt động ứng dụng: HS sưu tầm những hình ảnh về tình hữ nghị của các nước. Tiết 3- CHÍNH TẢ: (Nghe – viết) 2
  3. Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ I. Mục tiêu - Kiến thức: HS hiểu được nội dung của bài : Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ - Kĩ năng: HS nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc viết dấu thanh trong tiếng có âm chính là nguyên âm đôi ia, iê - Thái độ: Chữ viết đúng, đẹp, trình bày rõ ràng GDKN: Tính kiên trì, cẩn thận trong học tập II. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động. 2 . GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3.Hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài (nhóm đôi) + GV đọc bài chính tả - lớp lắng nghe, đọc thầm bài. - GV phát phiếu câu hỏi tìm hiểu bài. - GV cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài + GV yêu cầu học sinh tìm từ khó – GV luyện đọc, viết từ khó cho HS. 4. Hoạt động thực hành. Hoạt động 1: Nghe - viết chính tả.( cá nhân) + Nghe GV đọc, HS viết vào vở. + Nghe đọc lại để dò bài, soát lỗi. + Đổi chéo bài kiểm tra. * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp quan sát, - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. - Tiêu chí:+ Ngồi đúng tư thế viết, chú ý lắng nghe đọc + Viết đúng các từ khó + Viết đúng tốc độ, đủ chữ, chữ đều trình bày đẹp. Hoạt động 2: Làm bài tập (nhóm đôi) Bài 2,3 : +Cá nhân làm bài tập vào vở bài tập Tiếng Việt + Đổi chéo bài và kiểm tra kết quả. + Đại diện nhóm đọc bài viết và kết quả bài tập trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá chung IV. Hoạt động ứng dụng - Luyện viết và đọc lại những từ còn sai lỗi chính tả - Tìm thêm các tiếng có âm chính là nguyên âm đôi. Thứ 3 ngày 17 tháng 9 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1- TOÁN: Luyện tập I. Mục tiêu 3
  4. - Kiến thức: HS giải được giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” . - Làm BT1,2,3. - Kĩ năng: Làm bài cẩn thận, trình bày khoa học - Thái độ: Tự giác hoàn thành các bài tập GDKNS: KN tính toán cẩn thận, chính xác, trình bày bài khoa học. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp phó điều hành cho lớp hát tập thể 2. GV giới thiệu bài: 3. Hoạt động thực hành - Cá nhân giải vào vở các BT: Bài 1, Bài 3, Bài 4. - Đổi chéo vở kiểm tra Bài 1: Giải bằng PP rút về đơn vị: mua 30 quyển vở hết 60000 (đồng) Bài 3: Giải bằng PP rút về đơn vị: 160 học sinh cần 4 xe Bài 4: Giải bằng PP rút về đơn vị: làm trong 5 ngày người đó được trả 180000đ *Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: HS giải các bài tập chính xác. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại về các cách giải toán đã học. Tiết 2 – LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ trái nghĩa I. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau (ND ghi nhớ). - Kĩ năng: Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ tục ngữ (BT1), biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2,3). HS năng khiếu đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT 3. - Thái độ: Có ý thức hoc tập tích cực, chủ động II. Đồ dùng dạy học: GV: Từ điển Tiếng Việt III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp hát tập thể 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3 Hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhận xét 1 (nhóm 2) + Đọc nhận xét 1 và so sánh nghĩa hai từ chính nghĩa và phi nghĩa. Rút ra thế nào là từ trái nghĩa? + Chia sẻ với các bạn trong nhóm + Cả lớp cùng chia sẻ. Hoạt động 2: Nhận xét 2,3 (nhóm 2) + Làm nhận xét 2,3 vào VBT. + Chia sẻ với các bạn trong nhóm 4
  5. + Cả lớp cùng chia sẻ, đọc ghi nhớ. 4. Hoạt động thực hành. (cá nhân) Bài 1,2,3,4: Cá nhân làm vào VBT Tiếng Việt. + Chia sẻ bài theo nhóm + Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. *Đánh giá - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - Tiêu chí: - HS làm đúng các bài tập - Đặt được câu với một cặp từ trái nghĩa bất kì - Tự giác hoàn thành các bài tập - Biết chia sẽ, nhận xét bài của bạn IV: Hoạt động ứng dụng Về nhà nói cho bố mẹ nghe thế nào là từ trái nghĩa và tìm các từ trái nghĩa với từ căm ghét để chỉ tình cảm gia đình. Tiết 3 - KỂ CHUYỆN Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai I, Mục tiêu - Kiến thức: Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh hoạ trong SGK hiểu và kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, kết hợp với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Kĩ năng: Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Thái độ:Biết hướng tới một tương lai dịu dàng và bình an. * Tích hợp GDBVMT và phòng tránh tai nạn bom mìn: Học sinh thấy được tác hại của bom mìn và có ciệc làm cụ thể thiết thực khi phát hiện bom mìn. - Tự tin, kể chuyện trôi chảy, to, rõ ràng II. Chuẩn bị - Bảng lớp viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (16-3-1968) tên những nguời Mĩ trong câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp hát 1 bài hát . 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Nghe giáo viên kể chuyện (cả lớp) - GV kể toàn bộ câu chuyên. - GV kết hợp tranh và kể lại nội dung từng bức tranh. Quan sát tranh và nghe GV kể chuyện kết hợp giải nghĩa từ. Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (nhóm) +Cá nhân kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý tranh. + Kể nối tiếp đoạn trong nhóm và kể toàn bộ câu chuyện + Tìm hiểu về ý nghĩa câu chuyện. Hoạt động 3: Thi kể chuyện. + Thi kể lại toàn bộ câu chuyện – Đánh giá. 5
  6. *Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật đánh giá: Ghi chép ngăn, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: +HS kể lại được câu chuyện theo tranh và kể không cần nhìn tranh. + Kể chuyện chính xác, rõ ràng, tự tin và diễn cảm + Hiểu ý nghĩa câu chuyện: có ở phần mục tiêu IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ và người thân cùng nghe Tiết 4: KHOA HỌC: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già I. Mục tiêu : - Kiến thức: Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. - Kĩ năng: Xác định được bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào. - Thái độ: Nhận thấy được ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển cơ thể của con người.Tích cực, chủ động trong học tập  Giáo dục KNS: GDHS giữ gìn sức khỏe. Kĩ năngtự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng. II. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau (từ tuổi vị thành niên đến tuổi già) và làm các nghề khác nhau. III. Hoạt động dạy học: 1, Khởi động: + Ôn lại kiến thức 2, GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3, Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Đặc điểm của con người ở từng giai đoạn (nhóm) - Quan sát các hình ảnh trong SGK và đọc thông tin trang 16,17 và cho biết đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. - Chia sẻ với các bạn trong nhóm đôi - Cả lớp cùng chia sẻ * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tương tác - Tiêu chí: . Học sinh nắm được đặc điểm nổi bật của từng độ tuổi + tuổi vị thành niên: Từ 10 đến 19 tuổi + Tuổi trưởng thành từ 20 đến 60, 65tuổi + Tuổi già từ 60 đến 65 trở lên . Có ý thức tìm hiểu kiến thức và hoàn thành các yêu cầu Hoạt động 2: Sưu tầm và giới thiệu người trong ảnh (cả lớp) - Giới thiệu cho các bạn trong lớp về đặc điểm độ tuổi người trong ảnh với các bạn trong lớp. - Chia sẻ, nhận xét về hình ảnh bạn giới thiệu Hoạt động 3: Ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người (nhóm đôi) 6
  7. Trả lời câu hỏi: Biết được các giai đoạn phát triển của con người có lợi ích gì? Chia sẻ với bạn bên cạnh Cả lớp cùng chia sẻ IV. Hoạt động ứng dụng: Nói với người thân về đặc điểm độ tuổi của từng người trong gia đình Thứ 4 ngày 18 tháng 9 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1- TOÁN : Ôn tập và bổ sung về giải toán (tiếp theo) I. Mục tiêu - Kiến thức: Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm đi bấy nhiêu lần ) - Biết cách giải các bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. Làm BT1. - Kĩ năng: Trình bày khoa học, sạch sẽ - Thái độ: Tự giác hoàn thành các bài tập. GDKNS: Gd hs tính tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp phó điều hành cho lớp hát tập thể 2. Giới thiệu bài 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ (nhóm đôi) - Quan sát bảng thống kê ở ví dụ trong SGK và nhận xét về sự thay đổi của số bao gạo khi số ki- lô – gam gạo trong mỗi bao gấp lên một số lần. - Chia sẻ với bạn bên cạnh - Cả lớp cùng chia sẻ Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán và cách giải - Đọc bài toán và tìm cách giải bài toán đó - Chia sẻ với các bạn trong nhóm - Cả lớp cùng chia sẻ. *Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, phương pháp quan sát. - Kỹ thuật: Nhận xét bằng lời, chia sẽ kinh nghiệm, quan sát quá trình. - Tiêu chí: + Giải được bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số +Nắm được các bước giải bài toán về tỉ lệ nghịch + Có ý thức tự giác suy nghĩ, hoàn thành bài tập 4. Hoạt động thực hành (cá nhân) - Cá nhân làm vào vở bài 1. - Đổi chéo vở kiểm tra. Bài 1: Sử dụng pp rút về đơn vị: 7
  8. HS tự tóm tắt và giải vào vở IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại bài. Tiết 2 TẬP ĐỌC Bài ca về trái đất I. Mục tiêu - Kiến thức: HS hiểu được nội dung ý nghĩa bài thơ: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Kĩ năng: Đọc diễn cảm, trôi chảy bài thơ. Giọng đọc vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào từ gợi tả gợi cảm, ngắt các câu thơ chủ yếu theo nhịp 3/4 , 3/5. Học thuộc ít nhất 1 khổ thơ .HS khá giỏi học thuộc và đọc diễn cảm được toàn bộ bài thơ. - Thái độ:Hiểu nghĩa các từ: hải âu, năm châu, khói hình nấm, bom A, bom H, hành tinh. Có tinh thần đoàn kết quốc tế. II. Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ viết câu thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động:Lớp trưởng điều hành cho lớp hát tập thể 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc (nhóm) + GV đọc bài tập đọc: Bài ca về trái đất – HS lắng nghe. + HS tìm hiểu các từ khó. + Đọc nối tiếp khổ theo nhóm + Đại diện hai nhóm đọc bài trước lớp – Nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, Ghi chép ngắn. - Tiêu chí: +Đọc đúng, to, rõ ràng và trôi chảy bài thơ. Đọc giọng vui tươi, hồn nhiên + Đọc đúng các từ khó. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (nhóm) + Tìm hiểu chú thích. + Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK trang 42; + Chia sẻ kết quả trong nhóm. Thảo luận nêu ý nghĩa bài thơ. + Cả lớp cùng chia sẻ. GV: Các em cần làm gì để các dân tộc anh em trên đất nước VN sống bình đẳng với nhau? Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng (cả lớp) + Đọc diễn cảm bài thơ. Xác định giọng đọc chung và ngắt nghỉ câu + Đọc thi giữa các nhóm + HS đọc thuộc từng khổ thơ và đọc thuộc toàn bài IV. Hoạt động ứng dụng: Hát cho người thân nghe bài Trái đất này là của chúng mình. 8
  9. Tiết 3 - LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Luyện tập về từ trái nghĩa I. Mục tiêu - Kiến thức: HS tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2 (3 trong số 4 câu), BT3. - Kĩ năng: Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý)đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4(BT5). HS năng khiếu thuộc được 4 thành ngữ tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4. - Thái độ: HS sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp HSNK thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ trong BT1, làm được toàn bộ BT4 II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi “Tôi khác bạn”. HS dưới lớp sẽ thực hiện các hành động trái ngược với những yêu cầu của Lớp trưởng khi Lớp trưởng ra yêu cầu: đi, nói chuyện, khóc, vui, nhìn trái, nhìn phải 2.GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động thực hành (cá nhân) Bài 1,2,3,4,5: Đọc yêu cầu và làm các bài tập . + Trao đổi bài với bạn. + Trình bày trước lớp. * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, ghi chép ngắn. - Tiêu chí: + Làm được các bài tập + Hiểu và đặt câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa. + Tự giác hoàn thành các bài tập IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và tìm thêm một số Từ trái nghĩa miêu tả con người. Tiết 4- ĐỊA LÝ: Sông ngòi I.Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam . + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa. + Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. - Kĩ năng: Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên xuống theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn, mùa khô sông hạ thấp. Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ( lược đồ). - Thái độ: GD HS lòng yêu quê hương đất nước. - Tích hợp nội dung GD bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học: Hình SGK phóng to - Bản đồ tự nhiên. III. Hoạt động dạy học: 9
  10. 1, Khởi động: + Trình bày sơ nét về đặc điểm khí hậu nước ta? 2, GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3, Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tương tác - Tiêu chí: Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam Phát phiếu học tập Mỗi học sinh nghiên cứu SGK, trả lời vào phiếu Sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm) Học sinh đọc SGK, quan sát hình 2, 3, thảo luận và trả lời câu hỏi Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam: + Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. + Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An. GV nhận xét, sửa sai IV. Hoạt động ứng dụng: Hãy kể tên con sông ở xã mình?, lượng nước có thay đổi theo mùa không? Em cần làm gì để bảo vệ sông ngòi. Thứ 5 ngày 19 tháng 9 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1 - TOÁN: Luyện tập I. Mục tiêu - Kiến thức: Củng cố cho HS về mối quan hệ giữa các đại lượng tỉ lệ. HS giải được các bài toán có liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” - Kỹ năng: HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. - Thái độ: Vận dụng được các kiến thức đã học để làm bài GDKNS: Gd hs tính tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp phó điều hành cho lớp hát tập thể 2. GV giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành (cá nhân) - Cá nhân làm vào vở các BT: 1, 2. - Đổi chéo vở kiểm tra Bài 1: (HS có thể giải bằng phương pháp tìm tỉ số) Bài 2: HS làm bài vào vở rồi chữa bài *Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp vấn đáp. - Kĩ thuật: Trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 10
  11. - Tiêu chí: Học sinh làm được các bài tập. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn và củng cố lại về giải toán liên quan đến các đại lượng Tiết 2 – TẬP LÀM VĂN: Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thêm về cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong một bài văn tả cảnh. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường đủ ba phần , biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường. - Kĩ năng: Dựa vào dàn ý viết được đoạn văn hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí . - Thái độ:Trình bày dàn ý trước lớp rõ ràng, tự nhiên. Yêu quý trường lớp. GDKNS: Tình cảm của học trò với ngôi trường mình theo học, tôn trọng các thầy cô giáo trong trường. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học 1.Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp hát tập thể 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động thực hành (cá nhân) Bài 1 : - HS tìm hiểu phần lưu ý. - HS quan sát và nhớ lại để lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường. - GV hướng dẫn – HS thực hiện. Bài 2: Viết đoạn văn tả ngôi trường (Cá nhân) - HS viết và trao đổi bài để cùng nhau nhận xét. *Đánh giá - Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, Phương pháp viết. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, Viết nhận xét. - Tiêu chí: + Lập được giàn ý chi tiết, đầy đủ +Viết được đoạn văn ở phần thân bài từ giàn ý đã lập. + Diễn đạt tự nhiên, chân thực, có ý kiến riêng. + Tự giác hoàn thành bài của mình IV. Hoạt động ứng dụng Hát bài hát Em yêu trường em cho gia đình nghe. Buổi chiều: Tiết 1- LỊCH SỬ: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX I. Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: Về kinh tế : xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt. Về xã hội: Xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân. - Kĩ năng: Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta: do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. - Thái độ: GD HS lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết. 11
  12. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. tranh ảnh tư liệu về KT-XH Việt Nam thời bấy giờ. III. Hoạt động dạy học: 1, Khởi động: + Hát tập thể 2, GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3, Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX - Quan sát hình ảnh SGK và nêu tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX - Chia sẻ với bạn bên cạnh - Cả lớp cùng chia sẻ * Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm) Các nhóm thảo luận theo nội dung từng câu hỏi Cả lớp cùng chia sẻ GV hoàn thiện phần trả lời của HS GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, XH ở nước ta đầu TK XX Giáo dục: căm thù giặc Pháp * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp gợi mở - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi - Tiêu chí: HS nắm được tình hình đất nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tích cực thảo luận nhóm,. Biết nhận xét câu trả lời của bạn IV. Hoạt động ứng dụng: Kể cho người thân nghe một vài điểm mới về tình hình kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX Thứ 6 ngày 20 tháng 9 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1- TOÁN : Luyện tập chung I. Mục tiêu - Kiến thức: HS giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”; Làm BT1,2,3. - Kỹ nămg: Tính toán nhanh, chính xác - Thái độ: Trình bày khoa học, sạch sẽ. GDKNS: Giáo dục các em tính cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp phó điều hành cho lớp hát tập thể 2. GV giới thiệu bài. 3. Hoạt động thực hành (cá nhân) 12
  13. - Cá nhân giải vào vở các BT: Bài 1, Bài 2, Bài 3 vào vở - Đổi chéo vở kiểm tra Bài 1: Dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó: Bài 2: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó: Bài 3: Tìm tỉ số *Đánh giá: - Phương pháp: quan sát. - Kỹ thuật:Quan sát quá trình. - Tiêu chí: HS làm đúng các bài tập IV. Hoạt động ứng dụng Cùng người thân ôn tập lại các dạng toán đã học Tiết 2 - TẬP LÀM VĂN Tả cảnh (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - Kiến thức: HS biết làm bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có 3 phần, đúng nội dung. - Kĩ năng: Diễn đạt thành câu trôi chảy, bước đầu biết sử dụng từ ngữ, hình ảnh gợi tả. Liên kết giữa các câu văn chặt chẽ. Bố cục rõ ràng - Thái độ: Trình bày bài viết sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp hát tập thể 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động thực hành (cá nhân) + HS nhắc lại bố cục của bài văn tả cảnh. + GV lựa chọn một đề bài phù hợp và phân tích đề. + HS viết bài. + Đổi chéo bài tham khảo với bạn. *Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp viết. -Kĩ thuật: Viết nhận xét, ghi chép ngắn. - Tiêu chí: + Viết được bài văn tả cảnh hoàn chỉnh 3 phần đúng đề bài + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc + Có các hình ảnh, biện pháp miêu tả phù hợp, đặc sắc + Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp IV. Hoạt động ứng dụng Tả cảnh ngôi nhà của em. Buổi chiều: Tiết 1- KHOA HỌC: Vệ sinh tuổi dậy thì I. Mục tiêu : 13
  14. - Kiến thức: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. - Kĩ năng: Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. - Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh cá nhân và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện Mạnh dạn, thoải mái khi chia sẻ cùng các bạn.  Giáo dục KNS::Kĩ năng tự nhận thức những việc cần làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ thể; kĩ năng xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc vệ sinh cơ thể; kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học: 1, Khởi động: + Nêu đặc điểm nổi bật của từng độ tuổi 2, GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3, Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì (nhóm) Quan sát hình ảnh SGK và nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh tuổi dậy thì. Chia sẻ với bạn bên cạnh Cả lớp cùng chia sẻ Hoạt động 2: Trò chơi “Cùng mua sắm” (cả lớp) - Lắng nghe hướng dẫn cách chơi và phổ biến luật chơi GV treo ảnh về một số đồ lót cho nam và nữ. HS mỗi nhóm lựa chọn những sản phẩm phù hợp vào giỏ hàng của mình trong thời gian quy định và giải thích lí do chọn các sản phẩm đó. Nhóm nào chọn đúng, nhiều sẽ thắng cuộc. Mỗi lần chọn sai sẽ bị trừ 1 điểm. - Lớp tham gia chơi - Đánh giá, trao thưởng Hoạt động 3: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì (nhóm) - Quan sát hình ảnh SGK trang 19 và tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì. - Chia sẻ với các bạn trong nhóm - Chia sẻ trước lớp * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tương tác - Tiêu chí: HS nắm được những việc nên làm và không nên làm Thảo luận nhóm sôi nổi, tích cực Biết trình bày ý kiến cá nhân và nhận xét ý kiến của bạn IV. Hoạt động ứng dụng: Cùng người thân đi chợ và chọn thực phẩm tốt cho sự phát triển của tuổi dậy thì. Tiết 3- SHTT: Nhận xét cuối tuần 4. I- Mục tiêu - Đánh giá nhận xét mọi mặt trong tuần 4 - Học sinh biết phê bình và tự phê bình. - Gd tính trung thực, tự giác nhận lỗi. II. Chuẩn bị 14
  15. III. Nội dung 1. Các tổ trưởng nhận xét , đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần học vừa qua. - Lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua: Các nội dung về duy trì sĩ số, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động Sao - Đội, tham gia vệ sinh trường lớp, . - Ý kiến các thành viên trong lớp: 3.Ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm. a, Về ưu điểm. - GV nhận xét chung: Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc và đúng lịch, đi học đều, không có hiện tượng đi học muộn. Nhiều em có ý thức tự giác trong học tập. Trong giờ học hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ. Có ý thức tự quản. Các tổ trưởng đã phát huy được vai trò của mình trong việc điều hành tổ hoạt động - Một số em còn thiếu đồ dùng học tập đã bổ sung đầy đủ. b, Về nhược điểm. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa tự giác trong học tập, đến lớp chưa đều đặn, ngồi học còn làm việc riêng (Châu, Nguyên, Đạt) 4. Kế hoạch tuần tới. - Thực hiện chương trình tuần 5. - Khắc phục những nhược điểm, phát huy những mặt đã đạt được. - Đi học chuyên cần - Tiếp tục rèn chữ, giữ vở - Giữ vệ sinh cá nhân hợp mùa. - Không ăn quà vặt, nói lời hay làm việc tốt. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Duy trì và thực hiện tốt khâu vệ sinh trực nhật, vệ sinh phong quang. - Xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập.Bồi dưỡng viết chữ đẹp : Ngọc, Huyền, Hoa, bồi dưỡng tiếng anh( Hoa) . Phụ đạo Hs tính toán chậm( Huy, Tâm, Khang ) Kí duyệt ngày tháng 9 năm 2019 P. Hiệu trưởng Trần Thị Mỹ Dạ 15