Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 32

doc 18 trang thienle22 3450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_32.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 32

  1. TUẦN 32: Thứ 2 ngày 15 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I.Mục tiêu Giúp HS biết: - Biết thực hành phép chia.Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân. Tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Các bài tập cần làm: Bài 1(a,b), bài 2, bài 3. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II.Đồ dùng: III. Các hoạt động: 1. Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - Cá nhân quan sát làm vào vở. - Chia sẻ kết quả trong nhóm. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. Bài 2: - Cá nhân làm vào vở - Chia sẻ kết quả trong nhóm - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. Bài 3: Giải toán - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. - Nêu cách làm. +Tính số hs cả lớp : 18 + 12 = 30 (hs) Số hs nam chiếm: 12 : 30 = 0,4 = 40% - Khoanh vào câu D. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : - HS biết thực hành phép chia. Viết được kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân. - Nắm được cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cách tìm Tìm tỉ số phần trăm của hai số cho người thân biết. ___ Tiết 2: TẬP ĐỌC Út Vịnh I. Mục tiêu Giúp HS - Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn. 1
  2. - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Có ý thức học tập bạn nhỏ và thực hiện giữ gìn ATGT thông, yêu thương em nhỏ. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi vòng tròn tình bạn Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi cảu bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, lá thăm đến bạn nào thì bạn đó trả lời. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc bài - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. - Trưởng ban HT tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp. - GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu ND chính của bài. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu bạn nhỏ của Út Vịnh. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm -Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn. - Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. - Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. - Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà các em đọc bài Út Vịnh thật lưu loát và diễn cảm cho người thân nghe. ___ 2
  3. Tiết 3: CHÍNH TẢ (NHỚ VIẾT) Bầm ơi I.Mục tiêu: Giúp HS - Nhớ viết đúng bài chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng hình thức các câu lục bát - Làm được BT : 2,3 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khới động: - Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ– viết : - Cho 1 - 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - Nêu câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết: - Hướng dẫn HS viết đúng những từ nhữ dễ lẫn(lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe, ) - Cho HS cả lớp nhẩm lại 14 dòng đầu để ghi nhớ. - GV hướng dẫn HS cách trình bày Hoạt động 2: Viết chính tả - Đọc cho HS viết - Đọc toàn bài một lượt - Nhận xét từ 4- 5 bài Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp KTĐG: Kĩ thuật nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG :+ Viết dúng chính tả, trình bày rõ ràng, sạch sẽ + Nắm được nội dung đoạn văn + Biết sửa lổi khi viết sai 4. Hoạt động thực hành Bài 2: - Cá nhân đọc các cụm từ in nghiêng có trong đoạn văn và làm vào vở. - Trao đổi bài trong nhóm. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Em có nhận xét gì về cách viết hoa tên các cơ quan đơn vị trên? (Tên các cơ quan, tổ chức đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.) Bài 3: - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận. - Trưởng ban HT điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp. a) Nhà hát Tuổi trẻ. b) Nhà xuất bản Giáo dục c) Trường Mầm non Sao Mai IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết chữ đẹp bài tuần 32 vở Luyện viết chữ đẹp. 3
  4. Buổi chiều: Tiết 1: LỊCH SỬ Lịch sử địa phương I. Mục tiêu: HS biết: -Biết một số kiến thức lịch sử của tỉnh Quảng Bình -Tìm hiểu về ngày thành lập,di tích lịch sử,văn hóa của Quảng Bình -GD tự hào về quê hương,ý thức xây dựng,bảo vệ quê hương . II.Đồ dùng: Tranh ảnh tư liệu về Quảng Bình. III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu về lịch sử của Quảng Bình bằng hoạt động cả lớp . - Gọi một số HS trả phát biểu. - GV nhận xét bổ sung. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thi trả lời nhanh một số câu hỏi - Nhận xét chốt lời giải đúng. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát TCĐG : - HS nắm được một số kiến thức lịch sử của tỉnh Quảng Bình - Biết ngày thành lập,di tích lịch sử,văn hóa của Quảng Bình IV. Hoạt động ứng dụng -Chia sẻ một số kiến thức lịch sử của tỉnh Quảng Bình với người thân. ___ Tiết 2: ĐẠO ĐỨC Dành cho địa phương Biết ơn thầy cô I. Mục tiêu: - HS hiểu được công lao của thầy cô giáo trong quá trình trưởng thành của mỗi học sinh. - Có ý thức biết ơn và biết bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. - Kính trọng những người làm thầy, mong muốn được làm nghề giáo. II.Đồ dùng: III.Các hoạt động: 1. Khởi động: 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản - GV đọc cho HS nghe những câu chuyện về sự tận tình của thầy cô dành cho HS. - HS kể: (từ những câu chuyện sưu tầm được hoặc kể trong thự tế mà các em được chứng kiến.) + Qua những câu chuyện trên, chúng ta thấy công lao của thầy cô đối với chúng ta thế nào? + Chúng ta cần làm gì để đáp lại công lao của thầy cô đối với chúng ta? 4
  5. - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về công lao của các thầy cô và truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta - HS tìm và nêu trước lớp: - Không thầy đố mày làm nên. - Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. - Tiên học lễ, hậu học văn. - Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy + Vì sao chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo? + Chúng ta cần làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô? Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp, đóng vai. KTĐG:Đặt câu hỏi, quan sát, nhận xét. TCĐG : - HS hiểu được công lao của thầy cô giáo trong quá trình trưởng thành của mỗi học sinh. - Có ý thức biết ơn và biết bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. IV. Hoạt động ứng dụng: Sưu tầm những câu chuyện thể hiện sự quan tâm đối với người thân. ___ Thứ 3 ngày 16 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu Giúp HS biết: - Tìm tỉ số phần trăm của hai số. Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. Giải toán liên quan đến ti số phần trăm. - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2,bài 3, bài 4. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II.Đồ dùng:. III.Các hoạt động: 1. Khởi động: Trưởng ban HT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: Tính - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài 3a: 5
  6. Bài 4: - Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Đánh giá : PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : - HS biết tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Thực hiện được các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số cho người thân biết. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ôn tập về dấu câu ( Dấu phẩy) I. Mục tiêu Giúp HS: - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn BT1. - Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy BT2. - Cẩn thận khi viết một văn bản (dùng dấu phẩy cho chính xác). II.Đồ dùng III.Các hoạt động 1.Khởi động - BVN cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, trả lời lần lượt từng câu hỏi: Bức thư đầu là của ai? Bức thư thứ hai là của ai? - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại mẩu chuyện thảo luận, trao đổi và thống nhất kết quả vào vở nháp. - HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp: Chi tiết nào chứng tỏ nhà văn Bơc – na – sô là một người hài hước? TL: - Hài hước là : Lao động viết văn rất vất vả, gian khổ. Anh chàng nọ muốn trở thành nhà văn nhưng không biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy, hoặc lười biếng đến nỗi không đánh dấu câu, Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài tập - Cá nhân tự làm bài vào VBT. - Trưởng ban HT tổ chức chia sẻ trước lớp. - Nhận xét và chốt: Đánh giá PPĐG: Quan sát, vấn đáp, động não, thảo luận nhóm. 6
  7. KTĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi,quan sát, nhận xét. TCĐG : - HS biết sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn - Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy cho người thân biết. ___ Tiết 3: KỂ CHUYỆN Nhà vô địch I. Mục tiêu: Giúp HS - Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp. - Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. . - HS có năng lực: Kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật. II.Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK III. Các động học: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mình yêu thích. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: HD tìm hiểu câu chuyện - Nghe GV kể chuyện: - GV ghi bảng đề bài - Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện - Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ. - Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc Hoạt động 2: Kể chuyện - Cá nhân quan sát tranh vẽ và trao đổi với bạn về nội dung của từng tranh. - Trưởng ban HT điều hành tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV hướng dẫn: Không cần kể đúng nguyên văn như cô đã kể chỉ cần kể được cốt chuyện và tình tiết tiêu biểu trong câu chuyện. Chú ý giọng kể cho phù hợp với nội dung từng đoạn. - Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi. Theo dõi và giúp đỡ HS yếu. - Trưởng ban HT điều hành tổ chức cho các bạn thi kể chuyện trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương những HS kể hay, đúng nội dung câu chuyện. Hoạt động 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về ý nghĩa câu chuyện . Câu chuyện khen ngợi ai? Câu chuyện ta điều gì? - Chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện. Đánh giá: PPĐG: Động não, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Đặt câu hỏi,nhận xét, quan sát, phân tích TCĐG : -HS kể được câu chuyện bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình 7
  8. -Thể hiện được điệu bộ, cử chỉ, nét mặt phù hợp với câu chuyện -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện IV. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Tài nguyên thiên nhiên. I.Mục tiêu HS biết: - Nêu được một số ví dụ và lợi ích của tài nguyên thiên nhiên. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. II. Đồ dùng - Hình vẽ trong SGK III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tài nguyên thiên nhiên. - GV chia nhóm 6, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi: + Tài nguyên thiên nhiên là gì? (Là những của cải sẵn có trong môi trường tự nhiên.) - YC các nhóm quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong mỗi hình và xác định công dụng của tài nguyên đó. - YC các nhóm làm bài tập theo phiếu: - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể chuyện tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”. - Giáo viên nói tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi: + Chia số học sinh tham gia chơi thành 2 đội có số người bằng nhau. + Đứng thành hai hàng dọc, hô “Bắt đầu”, người đứng trên cùng cầm phấn viết lên bảng tên một tài nguyên thiên nhiên, đưa phấn cho bạn tiếp theo viết công dụng của tài nguyên đó hoặc tên tài nguyên tiếp theo. Trong cùng thời gian, độ nào ghi được nhiều là thắng cuộc. - Giáo viên tuyên dương đội thắng cuộc. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS nêu được một số ví dụ và lợi ích của tài nguyên thiên nhiên. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân, bạn bè về bài học. ___ Tiết 2: ĐỊA LÝ Địa lý địa phương I.Mục tiêu 8
  9. -Biết được vị trí ,giới hạn ,dân cư,hoạt động sản xuất của Quảng Bình -Sưu tầm những tư liệu về địa lý của Quảng Bình -GD tình yêu quê hương đất nước. II.Đồ dùng: -Một số tranh ảnh,tư liệu về Quảng Bình III.Các hoạt động: 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí giới hạn của Quảng Bình bằng thảo luận cả lớp. -Gọi HS chỉ vị trí của Quảng Bình trên bản đồ Việt Nam. - Gọi HS nêu vị trí ,giới hạn của Quảng Bình Hoạt động 2: Tìm hiểu về dân cư và hoạt động sản xuất của Quảng Bình bằng thảo luận nhóm. -Yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân ,thảo luận về tình hình dân cư và hoạt động sản xuất của Quảng Bình. -Gọi một số HS trình bày trước lớp,nhận xét,bổ sung. Hoạt động 3: Tìm hiểu về thiên nhiên và du lịch ở Quảng Bìnhbằng trò chơi “Đóng vai’ - HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về danh lam thắng cảnh của Quảng Bình. - Nhận xét,tuyên dương. Đánh giá: PPĐG: Động não, quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG :- HS nắm được vị trí ,giới hạn ,dân cư,hoạt động sản xuất của QB. IV. Hoạt động ứng dụng - Chia sẻ một số đặc điểm về vị trí ,giới hạn ,dân cư,hoạt động sản xuất của Quảng Bình cho người thân biết. ___ Thứ 4 ngày 17 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP ĐỌC Những cánh buồm I. Mục tiêu Giúp HS: - Đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ. Học thuộc lòng bài thơ. - Hiểu nội dung ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài) - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động 1. Khởi động: Trò chơi vòng tròn tình bạn 9
  10. Bạn quản trò bắt cho cả lớp hát, sau đó từng bạn chuyền nhau lá thăm có câu hỏi cảu bài tập đọc trước. Khi bài hát kết thúc, lá thăm đến bạn nào thì bạn đó trả lời. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Luyện đọc đúng - 1 HS K/G đọc toàn bài. - HS cả lớp dò bài, đọc thầm bài 1-2 lượt. - Luyện đọc nối tiếp theo 3 đoạn – 3 bài ca dao - Giải nghĩa từ khó. - Tổ chức thi đọc. Đánh giá : TCĐG : + Đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, lưu loát + Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu + Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe và sửa sai cho nhau PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm KTĐG: Nhận xét, quan sát, đặt câu hỏi Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Nêu ND chính của bài. PPĐG: Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm. KTĐG: Kĩ thuật vấn đáp, nhận xét, quan sát, phân tích. TCĐG : + Tham gia thảo luận tích cực để tìm ra câu trả lời +Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, mạnh dạn +Trả lời đúng nội dung các câu hỏi + Hiểu nội dung bài: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm -Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng -Chia sẻ cách đọc bài trước lớp. -Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc. -Các nhóm thi đọc thuộc lòng bài thơ, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt. IV.Hoạt động ứng dụng: Về nhà các em đọc thuộc lòng bài Hai cha con cho người thân nghe. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về các phép tính với số đo thời gian I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán - Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động: 10
  11. 1.Khởi động: - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - Cá nhân quan sát mô hình và làm vào vở. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Cá nhân làm vào vở - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. Bài 3: Giải toán Bài 4: Giải toán - Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp KTĐG:Tư vấn,quan sát, phân tích , đặt câu hỏi. TCĐG : - HS biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán IV.Hoạt động ứng dụng: - Nêu các quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn cho người thân biết. ___ Thứ 5 ngày 18 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng: Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Trả bài văn tả con vật I.Mục tiêu: Giúp HS - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vậy (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết) ; nhận biết và sửa đựoc lỗi trong bài. - Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. II.Đồ dùng III.Các hoạt động: 1. Khởi động:- Ban học tập cho lớp hát 2. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Gv nhận xét, đánh giá chung về kết quả bài viết của cả lớp. Giáo viên chép đề văn lên bảng lớp (Hãy tả một con vật mà em yêu thích). GV hướng dẫn học sinh phân tích đề. - Mời học sinh nêu kiểu bài, đối tượng được tả. a) Gv nhận xét chung về bài viết của cả lớp. 11
  12. b) Kết quả đạt được : Đọc điểm của HS Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chữa bài: - GV trả bài cho từng học sinh. - Mời học sinh nối tiếp đọc các nhiệm vụ 2; 3; 4 của bài. a) Hướng dẫn chữa lỗi chung: - GV treo bảng phụ ghi sẵn các lỗi phổ biến. + Lỗi về chính tả: + Lỗi về dùng từ: . + Lỗi về đặt câu: . - Giáo viên nhận xét, chốt lại. b) Hướng dẫn học sinh sửa lỗi trong bài: - YC học sinh đọc lời nhận xét của GV, viết vào VBT các lỗi và tự sửa lỗi. c) Hướng dẫn học sinh học tập những bài văn hay: - GV đọc bài văn hay, có cảm xúc riêng, yêu cầu học sinh thảo luận tìm cái hay ở mỗi đoạn văn, bài văn. d) Hướng dẫn HS chọn viết lại 1 đoạn văn cho hay hơn - YC HS chọn 1 doạn văn để viết lại cho hay hơn. - Mời 1; 2 H đọc đoạn văn vừa viết lại. - GV nhận xét, khen ngợi. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG :- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật - Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cho người thân bài văn của mình. ___ Tiết 2: TOÁN Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình I.Mục tiêu: HS biết : - Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán. - HS làm được các bài tập 1, 3. HS khá, giỏi làm được cả BT2. - Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động 1. Khởi động: - Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - Cá nhân làm vào vở. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. Bài 2a: - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. 12
  13. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài 3: - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp. KTĐG:Tư vấn,hướng dẫn động viên, đặt câu hỏi, quan sát. TCĐG : -HS biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu các quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn cho người thân biết. ___ Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ôn tập về dấu câu (Dấu hai chấm) I.Mục tiêu Giúp HS - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm BT1. - Biết sử dụng dấu hai chấm BT2,3. - Có thói quen dùng đúng dấu câu khi viết văn. II.Đồ dùng III.Các hoạt động: 1.Khởi động:- Trưởng ban HT tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi học tập củng cố KT. 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: - HS đọc yêu cầu. - Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại đoạn văn thảo luận, trao đổi và thống nhất kết quả vào vở nháp. Câu văn Tác dụng của dấu hai chấm Câu a - Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu b - Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. - Trưởng ban HT tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp: Dấu hai chấm dùng để làm gì? Dấu hiệu nào giúp ta nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói nhân vật. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc cá nhân tự làm bài vào VBT. - Trưởng ban HT tổ chức chia sẻ trước lớp. Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài và mẫu chuyện. - HS làm việc theo cặp. - Chia sẻ kết quả trước lớp 13
  14. Lời giải: + Người bán hàng hiểu lầm ý khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng (hiểu nếu còn chỗ trên thiên đàng). + Để người bán hàng khỏi hiểu lầm thì cần ghi như sau : Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. Đánh giá: PPĐG:Động não,thảo luận nhóm, vấn đáp. KTĐG:Đặt câu hỏi, tư vấn,tuyên dương HS, quan sát, phân tích. TCĐG :- HS nắm được tác dụng của dấu hai chấm - Sửa được những dấu hai chấm dùng sai IV. Hoạt động ứng dụng: Nhắc lại nhắc tác dụng của dấu hai chấm cho người thân biết. ___ Thứ 6 ngày 19 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Tả cảnh ( Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: Giúp HS - Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc, trình bày sạch sẽ. - Giáo dục học sinh yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo. II.Đồ dùng: III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài. - GV treo bảng phụ ghi 4 đề bài. Mời 2 học sinh đọc. 1. Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em. 2. Tả một đêm trăng đẹp. 3. Tả trường em trước buổi học. 4. Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích - Nghe GV lưu ý: Luyện tập về viết đoạn văn tả cảnh, cách mở bài gián tiếp, trực tiếp, cách kết bài mở rộng, tự nhiên. Từ các kỹ năng đó em hãy viết bài văn tả cảnh. -Cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa (nếu cần) rồi viết hoàn chỉnh bài. Hoạt động 2 : Cho học sinh làm bài - Học sinh viết bài theo dàn ý đã lập. - Học sinh đọc soát lại bài viết để phát hiện lỗi, sửa lỗi trước khi nộp bài. Đánh giá : PPĐG: Động não, vấn đáp, quan sát. KTĐG:Nhận xét, phân tích, đặt câu hỏi, quan sát. 14
  15. TCĐG :- HS viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh cho người thân biết. ___ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học. Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ. - Các bài tập cần làm: Bài 1a, bài 2, bài 3, bài 4. - HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học. II. Đồ dùng: III.Các hoạt động 1. Khởi động: - Ban học tập tổ chức lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động thực hành Bài 1: Giải toán - Cá nhân làm vào vở. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp. Bài 2: - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp. Bài 3: - Cá nhân thực hiện làm vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả. - Trưởng ban HT điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp Bài 4: Giải toán Đánh giá: PPĐG: Động não, viết, thảo luận nhóm. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : -HS biết tính chu vi, diện tích các hình đã học. -Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhắc lại cách tính chu vi, diện tích các hình đã học cho người thân nghe. ___ Buổi chiều Tiết 1: KHOA HỌC Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người I.Mục tiêu - Nêu ví dụ : Môi trường tự nhiền có ảnh hưởng lớn đế đời sống con người. - Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 15
  16. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên. II. Đồ dùng : - Hình vẽ trong SGK trang 132. - Phiếu bài tập. III. Các hoạt động 1. Khởi động 2. Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Vai trò của môi trường tự nhiên. - YC hoạt động theo nhóm 4. Các nhóm quan sát các hình trang 132 để hoàn thành câu hỏi : Môi trường tự nhiên đã cung cấp những gì cho con người và nhận lại những gì từ con người theo bảng sau Giáo viên kết luận: - Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người. + Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, + Các nguyên liệu và nhiên liệu. - Môi trường là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt hằng ngày, sản xuất, hoạt động khác của con người. Hoạt động 2: Trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”. - Giáo viên yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những thứ môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người. - Giáo viên yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 123 SGK. Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? (Tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.) Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS nắm được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. IV. Hoạt động ứng dụng: - Cùng người thân biết sử dụng tiết kiệm và bảo vệ môi trường tự nhiên. ___ Tiết 2: KĨ THUẬT Lắp rô bốt ( tiết 3 ). I/ Mục tiêu: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt. - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn. - HSKG: lắp được theo mẫu và chắc chắn. II/ Đồ dùng: - Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III/ Các họat động 1. Khởi động- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 2. Giới thiệu bài 16
  17. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Cho hs quan sát mẫu rô-bốt đã lắp sẵn, hướng dẫn hs quan sát từng bộ phận của mẫu và đặt câu hỏi: -Để lắp được rô-bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó ? (Có 6 bộ phận: chân rô-bốt; thân rô-bốt; đầu rô-bốt; tay rô-bốt; ăng tên; trục bánh xe.) Hoạt động 2: Các thao tác kĩ thuật. a) Hướng dẫn chọn các chi tiết. - Gọi 2 hs lên bảng chọn đúng, đủ các chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại. b) Lắp từng bộ phận. - Lắp chân rô-bốt (H.2-SGK). - GV hướng dẫn lắp 2 chân vào 2 bàn chân rô-bốt (4 thanh thẳng 3 lỗ). - GV hướng dẫn lắp thanh chữ U dài vào 2 chân rô-bốt để làm thanh đỡ thân rô-bốt. - Lắp thân rô-bốt (H.3-SGK) - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp. - Lắp đầu rô-bốt (H.4 – SGK). - GV tiến hành lắp đầu rô-bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài. - Lắp các bộ phận khác c) Lắp ráp rô-bốt (H.1 –SGK): - GV lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK. - Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của 2 tay rô-bốt. d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp. Đánh giá: PPĐG: Quan sát, vấn đáp. KTĐG:Nhận xét, phân tích, quan sát, đánh giá. TCĐG : - HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà tiến hành lắp rô-bốt cho người thân xem. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TẬP THỂ Sinh hoạt lớp tuần 32 I. Mục tiêu - Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần đến. - Giáo dục: ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể. II.Tiến trình sinh hoạt: A. Ổn định tổ chức lớp: - HĐTQ tổ chức trò chơi. B. Đánh giá hoạt động tuần qua: - Lớp trưởng điều khiển lớp. Các nhóm trưởng lên nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm trong tuần học vừa qua về: 17
  18. + Học tập. + Nề nếp. + Tác phong. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung. - Bình bầu thi đua trong tuần. C. Kế hoạch tuần 33: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/ 4 và 1/5. - Tăng cường ôn tập, bồi dưỡng kiến thức, các kĩ năng thực hành ở tất cả các môn chuẩn bị đón đoàn kiểm tra của Sở, Phòng theo kế hoạch đạt kết quả cao. - Tăng cường phụ đạo các em yếu như Tuấn, Sang, Ánh, Đông, Như - Tiếp tục bồi dưỡng chữ viết cho học sinh cả lớp nâng cao chất lượng chữ viết. - Tăng cường chăm sóc bồn hoa cây cảnh và trang trí lớp. - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp quy định của trường, lớp. - Tập trung hơn nữa trong hoạt động học tập của cá nhân và phối hợp trong nhóm. - Luôn có ý thức hưởng ứng phong trào “Vở sạch - chữ đẹp” - Kiểm tra lại sách vở và đồ dùng học tập. Tham gia đầy đủ các phong trào của trường, của lớp. Kí duyệt: Ngày 16 tháng 4 năm 2019 P. Hiệu trưởng TRẦN THỊ MỸ DẠ 18