Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 2

doc 20 trang thienle22 5810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_2.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 2

  1. Tuần 2 Thứ 2 ngày 11 tháng 5 năm 2020 Buổi sáng Tiết 1 - TOÁN Thể tích hình hộp chữ nhật. Thể tích hình lập phương. I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Hình thành biểu tượng và thể tích hình hộp chữ nhật. Hình thành được công thức và quy tắc tính thể tích hình lập phương. 2. Kĩ năng: Tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật. Vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, lòng ham thích học Toán. II. Đồ dùng dạy học - Mô hình hình hộp chữ nhật. III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản * Hình thành công thức, quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật – Hình lập phương. - Đọc VD SGK và trả lời câu hỏi + Quan sát hình hộp chữ nhật đã xếp các hình lập phương 1cm3 xếp đầy trong hộp. Đếm xem muốn xếp đầy hình hộp chữ nhật cần bao nhiêu hình lập phương nhỏ? + Nêu quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật? * Hình thành công thức, quy tắc tính thể tích hình lập phương (Nhóm) - Đọc thông tin ở SGK về tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Nhận xét các kích thước hình hộp chữ nhật và tính thể tích ? nêu cách tính thể tích hình lập phương ? - Chia sẻ với các bạn trong lớp. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Quan sát quá trình, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lâp phương để giải các bài toán có liên quan. 4. Hoạt động thực hành (cá nhân) - Làm bài 1 - Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Lưu ý:Chốt lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Lưu ý dạng bài với phân số - Đại diện cá nhân trình bày bài tập trước lớp. Bài 3: Tính cạnh của hình lập phương theo công thức tính trung bình cộng - Đại diện cá nhân trình bày bài tập trước lớp. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà nhắc lại cho bố mẹ nghe cách tính thể tích hình hộp chữ nhật , hình lập phương. 1
  2. Tiết 2 - TẬP ĐỌC Luật tục xưa của người Ê-Đê. Hộp thư mật. I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1,2 luật của nước ta. HS trả lời được các câu hỏi ở trong SGK. Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. 3. Thái độ: Giáo dục các em học sinh yêu thích tìm hiểu về các phong tục, tập quán của các dân tộc trên đất nước ta. II. Đồ dùng dạy học: máy chiếu III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động : Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động 2.GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Luyện đọc - Gv đọc bài tập đọc: “Luật tục xưa của người Ê - đê”- Hộp thư mật - Chia đoạn, đọc bài cá nhân (Mỗi bạn đọc 1 đoạn- lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn). - Cá nhân tìm từ khó đọc và tự đọc lại. - Đại diện 1-2 em đọc bài trước lớp. - Các em khác cùng chia sẻ. * Đánh giá; - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn,Nhận xét bằng lời,tôn vinh học tập. - Tiêu chí: - Đọc to, rõ ràng, ngắt nghĩ đúng, đọc trôi chảy, lưu loát Đọc thể hiện được giọng đọc. Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe, sửa sai cho nhau. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa - Cả lớp cùng chia sẻ câu trả lời. - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung bài. IV. Hoạt động ứng dụng: -Về nhà tuyên truyền gia đình và người thân về caùcbộ luaät cuûa nöôùc ta hieän nay. -Cùng gia đình và người thân tìm hiểu các câu chuyện nói về tinh thần yêu nước, yêu cách mạng. Tiết 3 CHÍNH TẢ: ( Nghe – vieát): Núi non hùng vĩ. Ai là thủy tổ của loài người? I.Mục tiêu 1.Kiến thức: Ôn tập, củng cố quy tắc viết hoa, viết đúng chính tả “ Núi non hùng vĩ” Ai là thủy tổ của loài người? 2. Kĩ năng: Nắm được quy tắc viết hoa, làm đúng các bài tập. Hướng dẫn các em học sinh giỏi giải được câu đố và làm được bài tập . 3. Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. 2
  3. * HSNK gi¶i ®­îc c©u ®è vµ viÕt ®­îc ®óng tªn c¸c nh©n vËt lÞch sö. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động: - Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động 2.GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu bài - HS lấy SGK, Vở chính tả, đọc đoạn thơ và tự tìm từ khó hay viết sai ra giấy nháp: Lưu ý một số từ khó: taøy ñình, loà loä, choïc thuûng, Phan-xi-paêng, Maây O Quy Hoà, Sa Pa, ruoåi. - Đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau - TL câu hỏi: - Nêu nội dung chính của bài thơ - Đại diện trả lời câu hỏi trước lớp. - Các em khác nhận xét bổ sung. Hoạt động : Thực hành + Viết chính tả (Cá nhân)- 1 phần viết bài Ai là thủy tổ của loài người?Gv HDHS luyện viết ở nhà. - Giáo viên đọc bài học sinh viết bài vào vở. - Đổi vở dò bài, soát lỗi. Hoạt động 2: Làm bài tập (cá nhân) - Làm bài tập 2,3 - Đổi chéo bài và kiểm tra kết quả. Lưu ý: Vieát đúng teân caùc nhaân vaät lòch söû trong caâu ñoá - Đại diện 1- 2 em báo cáo kết quả trước lớp. - Các em khác nhận xét bổ sung. * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp quan sát, - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn. - Tiêu chí:+ Ngồi đúng tư thế viết, chú ý lắng nghe đọc + Viết đúng các từ khó + Viết đúng tốc độ, đủ chữ, chữ đều trình bày đẹp. + Làm được các bài tập chính tả. + Có ý thức học tập. IV: Hoạt động ứng dụng: Về nhà viết lại các từ hay viết sai ,chưa đẹp và luyện viết lại bài cho bố mẹ, người thân cùng nhận xét. Buổi chiều: Tiết 1: KỶ THUẬT Lắp xe ben I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ben. 3
  4. 2.Kỹ năng: Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được. 3.Thái độ: Rèn luyện sự sáng tạo, tính cẩn thận khi thực hành. II. Đồ dùng dạy – học: Bộ lắp ghép mô hình kỉ thuật. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. GV đưa chiếc xe ben đã lắp cho HS quan sát. HS nêu tác dụng của xe ben. Hướng dẫn học sinh quan sát các bộ phận của xe ben. Để láp được một chiếc xe ben theo em cần lắp mấy bộ phận? Hoạt động 2: Hướng dẫn cho HS thao tác kỷ thuật lắp. Lắp từng bộ phận . Lắp xe ben. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát quá trình - Kĩ thuật: trình bày miệng, tương tác - Tiêu chí:Học sinh hieåu và chọn được các chi tiết đeå lắp hoàn chỉnh một chiếc xe ben. Hướng dẫn cho học sinh chọn các chi tiết. Hoạt động 3: Hướng dẫn cho học sinh tháo rời các chi tiết và bỏ vào hộp. Hướng dẫn cho học sinh tháo tháo rời. Học sinh biết tháo rời và xếp vào họp gọn gàng, nhanh nhẹn. IV.Hoạt động ứng dụng HS lắp xe cần ben cho người thân xem. Thứ 3 ngày 12 tháng 5 năm 2020 Buổi sáng Tiết 1- TOÁN Luyện tập chung( trang 123-124) I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Hệ thống hóa, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 2. Kĩ năng: Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp. 3. Thái độ: giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học 4
  5. III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động thực hành - Làm Bài 1(cá nhân) - Làm bài 2 . - Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau kết quả bài 1 và 2 Bài 2: Lưu ý: Tính dieän tích maët ñaùy HHCN; tính Sxq HHCN ? tính V HHCH ? -Tìm điểm khác nhau giữa cách tính Sxq hình HCN và V hình HCN ? - Khuyến khích học sinh làm thêm các bài tập còn lại. - Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của bài tập - Đại diện HS trình bày bài tập trước lớp. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, nhận xét. - Kĩ thuật: Quan sát quá trình, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí:Làm được các bài tập. IV. Hoạt động ứng dụng: -Về nhà nhắc lại cho bố mẹ nghe cách tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Tiết 2- LUYỆN TỪ VÀ CÂU Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ hô ứng I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Nắm được cách nối các vế câu ghép. 2. Kĩ năng: Biết tạo các câu ghép mới. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng câu ghép có cặp từ hô ứng. II. Đồ dùng dạy học: . III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động : Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động 2 GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Tìm hiểu phần nhận xét - Đọc đoạn văn SGK, thực hiên theo yêu cầu của BT 1,2,3 SGK - Chia sẻ với các bạn trong lớp - Phó học tập điều hành trước lớp kiểm tra kết quả. 2.PhÇn ghi nhí : -Cá nhân +đọc ghi nhớ ở SGK + Tìm thêm 1 số ví dụ . Hoạt động 2: Thực hành - Học sinh làm cá nhân lần lượt 2 bài tập. - Đổi vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 1: *L­u ý Dùng bút chì gạch chéo ngăn cách các vế câu ghép,khoanh tròn vào các từ để nối các vế câu ghép Bài 2: Hướng dẫn học sinh dựa vào ý nghĩa của câu để chọn cặp từ hô ứng cho phù hợp. * Cùng nhau kiểm tra lại kết quả của bài tập 5
  6. - Phó học tập điều hành lớp chữa bài. * Đánh giá; - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn,Nhận xét bằng lời,tôn vinh học tập. - Tiêu chí: Nắm được cách nối các vế câu ghép. Biết tạo các câu ghép mới. Có ý thức sử dụng đúng câu ghép có cặp từ hô ứng. IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà cùng bố mẹ và người thân biết cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng Tiết 3: KỂ CHUYỆN: Vì muôn dân I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. 2. Kĩ năng: Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng , biết cách cư xử vì đại nghĩa. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS hiểu thêm một truyền thống đoàn kết của dân tộc, ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện trong SGK; III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động : Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản HĐ1: HD kể chuyện (cả lớp) + Nghe GV kể lần 1 + Nghe kể lần 2 kết hợp nêu nội dung câu chuyện. . Hoạt động thực hành HĐ1: Kể cá nhân + Mỗi HS kể 1 đoạn và cả câu chuyện + Cả lớp cùng chia sẻ HĐ2: Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện + Học sinh kể trước lớp + HS bình chọ bạn kể hấp dẫn + Chia sẻ ý nghĩa câu chuyện. * Đánh giá; - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn,Nhận xét bằng lời,tôn vinh học tập. - Tiêu chí: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. + Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng , biết cách cư xử vì đại nghĩa. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà kể lại câu chuyện và tuyên truyền cùng người thân về truyÒn thèng ®oµn kÕt cña d©n téc 6
  7. Tiết 4 :KHOA HỌC Sử dụng năng lượng điện I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Kể ra một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.Kể tên các đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Kể tên một số loại nguồn điện. 2.Kỹ năng: Biết rõ tác dụng sử dụng năng lượng điện phục vụ cuộc sống. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Đồ dùng dạy - học: - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1 : Thảo luận. -Giáo viên cho học sinh cả lớp thảo luận: + Kể tên một số đồ dùng điện mà bạn biết? + Tại sao ta nói “dòng điện” có mang năng lượng? - Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? - Giáo viên chốt: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện. - Tìm thêm các nguồn điện khác? Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. - Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. - Quan sát các vật thật hay mô hình hoặc tranh ảnh những đồ vật, máy móc dùng động cơ điện đã được sưu tầm đem đến lớp. - Giáo viên chốt. * Đánh giá: Phương pháp: quan sát Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, tương tác Tiêu chí : HS mô phỏng được các nguồn điện trong vật dụng và nêu được tác dụng của nó. Hoạt động 3: Chơi trò chơi củng cố. - Giáo viên cho Hs tham gia chơi. IV.Hoạt động ứng dụng Về nhà tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện, các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện. 7
  8. Thứ 4 ngày 13 tháng 5 năm 2020 Buổi sáng Tiết 3: TOÁN: Giới thiệu hình trụ, hình cầu I.Mục tiêu : 1. Kiến thức : Nhận dạng được hình trụ, hình cầu. 2. Kĩ năng : Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ,hình cầu. - Vận dụng làm bài tập 1; bài 2; bài 3 . 3. Thái độ : GD cho HS lòng đam mê toán học II.Đồ dùng dạy học : 1 số hộp có dạng hình trụ, kích thước khác nhau. + Hình trụ có thể khai triển được. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp làm bài tập 1 SGK / trang124 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản HĐ 1: Giới thiệu hình trụ: Có 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau. + Có 1 mặt xung quanh + Chiều cao là độ dài đoạn thẳng nối tâm của 2 đáy. - GV đưa ra hình vẽ một vài hộp không có dạng hình trụ để giúp HS nhận biết đúng về hình trụ HĐ 2: Giới thiệu hình cầu - GV đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu: quả bóng chuyền, quả bóng bàn - GV nêu: quả bóng chuyền có dạng hình cầu, - GV đưa ra một vài đồ vật có dạng hình cầu để giúp HS nhận biết đúng về hình cầu. Chẳng hạn: quả trứng, bánh xe, - Cho HS q/s vài đồ vật có dạng hình cầu. 4. Hoạt động thực hành Bài 1 : (Hoạt động cá nhân) ChoHS quan sát các hình và phát biểu ý kiến, Bài 2: Cho HS làm việc cá nhân rồi trình bày Bài 3: Tổ chức cho HS nêu một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu .* Đánh giá: -Phương pháp: Vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng,ghi chép ngắn. -Tiêu chí đánh giá: +Nhận dạng được hình trụ, hình cầu. +Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ,hình cầu. IV. Hoạt động ứng dụng: Tìm một số đồ vật trong gia đình có dạng hình trụ, hình cầu 8
  9. Tiết 2: TẬP ĐỌC Phong cảnh đền Hùng. Cửa sông I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. Hiểu các từ ngữ khó trong bài, hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ. 2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diến cảm toàn bài với thái độ tự hào, ca ngợi. 3. Thái độ: Rèn cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động : Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi hoặc hát 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản HĐ1: Luyện đọc . + Cá nhân đọc bài tập đọc: Phong cảnh đền Hùng - Cửa sông + Chia đoạn, đọc bài theo cá nhân (Mỗi bạn đọc 1 đoạn- lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn). + Cá nhân tìm từ khó đọc và tự đọc lại. + Đại diện 2-3 em đọc bài trước lớp. Lưu ý giong đọc: Nhịp điệu khoan thai, giọng trang trọng, tha thiết; nhấn mạnh những từ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ cuả cảnh vật thiên nhiên vùng đất Tổ và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, đối với tổ tiên. - Các em khác cùng chia sẻ. - Cá nhân đọc bài tập đọc: “Cửa sông” - Chia đoạn, đọc bài theo cá nhân (Mỗi bạn đọc 1 đoạn- lắng nghe bạn đọc, nhận xét và sửa sai cho bạn). - Đại diện 2 - 3 em đọc bài trước lớp. Lưu ý: Đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ - Các 3em khác cùng chia sẻ. * Đánh giá; - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn,Nhận xét bằng lời,tôn vinh học tập. - Tiêu chí: - Đọc to, rõ ràng, ngắt nghĩ đúng, đọc trôi chảy, lưu loát Đọc thể hiện được giọng đọc. Tham gia đọc tích cực, chú ý lắng nghe, sửa sai cho nhau. HĐ2: Tìm hiểu bài + Trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa. + Cả lớp cùng chia sẻ câu trả lời. + Nêu nội dung chính của bài. IV. Hoạt động ứng dụng: -Về nhà đọc diễn cảm đoạn 3 bài Phong cảnh đền Hùng và thuộc lòng một khổ bài thơ Cửa sông cho người thân nghe. 9
  10. Tiết 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ. Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; Hiều được tác dụng của việc lặp từ ngữ. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. 2. Kĩ năng: Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; Làm được các bài tập ở phần III. Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó 3. Thái độ: Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động : Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản HĐ1.Tìm hiểu phần nhận xét + Đọc đoạn văn SGK và thực hiên theo yêu cầu của BT 1,2,3 SGK + Chia sẻ câu trả lời với các bạn trong lớp. + Phó học tập điều hành trước lớp kiểm tra kết quả. 2.PhÇn ghi nhí -Cá nhân +đọc ghi nhớ ở SGK + Tìm thêm 1 số ví dụ Hoạt động thực hành + Học sinh làm cá nhân bài tập. + Đổi vở kiểm tra lẫn nhau. + Phó học tập điều hành lớp chữa bài. * Đánh giá; - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn,Nhận xét bằng lời,tôn vinh học tập. - Tiêu chí: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; Hiều được tác dụng của việc lặp từ ngữ. Hiều được tác dụng của việc lặp từ ngữ. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ. +Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; Làm được các bài tập ở phần III. Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó IV: Hoạt động ứng dụng: Về nhà cùng bố mẹ và người thân biết về c¸ch lÆp tõ ng÷ ®Ó liªn kÕt c©u. Tiết 4 :ĐỊA LÝ Châu Phi- ( Bài 23 và bài 24) 1. Kiến thức: Nắm 1 số đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên của châu Phi. Xác định được trên bản đồ vị trí, giới hạn của Châu Phi, các đới cảnh quan của Châu Phi. 2.Kỹ năng: Biết xác lập mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khi hậu với thực vật, động vật của Châu Phi. 3. Thái độ: Giáo dục lòng say mê tìm hiểu địa lí. II: Đồ dùng dạy học: 10
  11. - Bản đồ tự nhiên. Quả địa cầu. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản * Hoạt động 1: Vị trí Châu Phi. + Trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí giới hạn của Châu Phi. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 SGK. Hoạt động 2: Diện tích, dân số Châu Phi. Xác định được trên bản đồ vị trí, giới hạn của Châu Phi, dân số của Châu Phi. Kết luận: Diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau Châu Á và Châu Mỹ), dân số đứng thứ tư (sau Châu Á), Châu Âu và Châu Mỹ). Hoạt động 3: Đặc điểm tự nhiên. Dựa vào SGK, lược đồ, tranh ảnh để trả lời các câu hỏi: + Phát phiếu học tập đã in sẵn các câu hỏi: - Địa hình Châu Phi có đặc điểm gì? - Khí hậu Châu Phi có gì khác so với các Châu lục đã học? Vì sao? + Kết luận. * Đánh giá: - Phương pháp: quan sát , vấn đáp - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tương tác Tiêu chí: Biết xác lập mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của Châu Phi. IV.Hoạt động ứng dụng Kể cho người thân nghe về 1 số nước ở châu Phi. Thứ 5 ngày 14 tháng 5 năm 2020 Buổi sáng Tiết 1- TOÁN Luyện tập chung( trang 128) I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn lại công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang. 2. Kĩ năng: Vận dụng các công thức để giải được một số bài toán. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy học 1.Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động thực hành Bài 1: a, Tính diện tích hình tam giác có: A, Độ dài đáy là 5m và chiều cao là 24dm. B, Độ dài đáy là 42,5m và chiều cao là 5,2m. Bài 2: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng 2/3 đáy lớn. Đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 64,5 kg thóc. Tính số ki- lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó. - Làm bai cá nhân 11
  12. - Chia sẽ bài làm của mình . * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Quan sát quá trình, trình bày miệng. - Tiêu chí: Làm được các bài tập IV. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tự luyện tập thêm ở vở Em tự ôn luyện toán tuần 23. Tiết 2- TẬP LÀM VĂN Ôn tập tả đồ vật I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn luyện, củng cố kỹ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật. 2. Kĩ năng: Ôn luyện kỹ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động : Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3 .Hoạt động thực hành - Đọc thông tin SGK và làm BT - Thảo luận về đề tài mình chọn, viết hoàn chỉnh -Lưu ý: Bài 1: nhắc học sinh nên chọn đề bài có đồ vật quen thuộc và gần gũi với học sinh - GV giuùp HS dieãn ñaït ngaén goïn, thaønh caâu hoaøn chænh. - Phó học tập điều hành trước lớp. * Đánh giá; - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn,Nhận xét bằng lời,tôn vinh học tập. - Tiêu chí: HS rèn kỹ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật. HS biết trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật. IV.Hoạt động ứng dụng Về nhà cùng bố mẹ và người thân ôn lại kiến thức về văn tả đồ vật. Buổi chiều: Tiết 1: LỊCH SỬ: Đường Trường Sơn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết được việc chi viện với sức người, vũ khí, lương thực của miền Bắc cho cách mạng Miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Miền Nam. 2. Kĩ năng: HS nắm được:+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho Miền Nam, ngày 19/5/1959 trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. 12
  13. + Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho Miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. 3. Thái độ: GD HS yêu quí, biết ơn những người chiến sĩ Trường Sơn năm ấy II. Đồ dùng dạy học: - HS sưu tầm tranh ảnh, thông tin về đường Trường Sơn, về những hoạt động của bộ đội và đồng bào ta trên đường Trường Sơn. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi: Truyền điện 2. GV giới thiệu nội dung, mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản a. Hoạt động 1:Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn - GV treo bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã-Thanh Hoá, qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trương Sơn và Tây Trường Sơn. - GV hỏi: + Đường Trờng Sơn có vị thế nào với hai miền Bắc-Nam của nước ta? +Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn? + Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn? b. Hoạt động 2:Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, yêu cầu: + Tìm hiểu và kể lại câu chuyên về anh Nguyễn Viết Sinh. + Chia sẻ với các bạn về những bức ảnh, những câu chuyện, những bài thơ về những tấm gương anh dũnh trên đường Trường Sơn mà em sưu tầm được. - GV cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp: + Tổ chức thi kể câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh. + Tổ chức thi trình bày thông tin tranh ảnh, sưu tầm được(Nhắc HS trình bày cả thông tin và các bức ảnh của SGK). - GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong . c. Hoạt động 3 - GV nêu yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ để trả lời câu hỏi: Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta => Ghi nhớ: (SGK) Gọi HS nhắc lại .* Đánh giá: -Phương pháp: vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng,ghi chép ngắn. -Tiêu chí đánh giá : HS nắm được:+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho Miền Nam, ngày 19/5/1959 trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. + Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho Miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam. IV. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ 13
  14. Tiết 3: HDTH Toán Ôn luyện tuần 22, 23,24 (Bài 1,2,5) I.Mục tiêu 0. Kiến thức: Tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương, của hình hộp chữ nhật. 1. Kĩ năng: Biết thế nào là thể tích của một hình. So sánh được thể tích của hai hình trong một số trường hợp đơn giản. 2. Thái độ: HS yêu thích học toán II. Đồ dùng dạy học III.Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành lớp khởi động 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Ôn cá nhân - GV cho HS ôn công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương . - Chia sẻ với bạn trong nhóm - Chia sẻ với cả lớp – GV kết luận Hoạt động 2: Làm bài tập 1,2,5 vào vở ôn luyện. Lưu ý: Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Bài 2: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Bài 8: Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải được bài toán. - Chia sẻ bài làm với bạn trong bàn. - Cả lớp kiểm tra lại các bài. * Đánh giá: - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp - Kĩ thuật: Quan sát quá trình, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí: Làm được các bài tập. IV. Hoạt động ứng dụng Cùng người thân ôn lại kiến thức về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương và hình hộp chữ nhật. Tiết 3: HDTH TIẾNG VIỆT Ôn luyện tuần 22, 23,24(Bài 4,5,6) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Viết hoa đúng tên người., tên địa lí Việt Nam. Sử dụng được quan hệ từ chỉ điều kiện- kết quả; giả thiết- kết quả hoặc thể hiện mối quan hệ tương phản để nối các vế câu ghép. 2. Kĩ năng: Biết viết hoa đúng tên người., tên địa lí Việt Nam. Biết nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. 3.Thái độ: GD lòng yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: III.Các hoạt động dạy và học: 14
  15. 1, Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp hát 1 bài. 2, GV giới thiệu bài và ghi tên bài học 3, Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Ôn cá nhân HS nhắc lại kiến thức về cách viết hoa tên người., tên địa lí Việt Nam. cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Chia sẻ với bạn trong nhóm Chia sẻ với cả lớp – GV kết luận Hoạt động 2: Làm bài tập 4, 5,6 vào vở ôn luyện Bài 4: Em và bạn cùng gạch chéo để tách hai vế câu của mỗi câu ghép dưới đây và cho biết giữa hai vế câu có mối quan hệ như thế nào?. Bài 5: - Đặt một câu ghép chỉ quan hệ điều kiện – kết quả; một câu ghép chỉ quan hệ tương phản?. - Nhận xét, chữa bài. Bài 6: Em và bạn cùng làm rồi chữa bài - Nhận xét, chữa bài. - HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát quá trình - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn - Tiêu chí: HS biết viết hoa đúng tên người., tên địa lí Việt Nam. Biết nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. IV. Hoạt động ứng dụng - Về nhà đặt 3 câu ghép có sử dụng quan hệ từ cho người thân nghe. Thứ 6 ngày 15 tháng 5 năm 2020 Buổi sáng Tiết 1- TOÁN Bảng đơn vị đo thời gian I.Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đo đơn vị thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thể kỉ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây. 2. Kĩ năng: Đổi đơn vị đo thời gian. Làm bài 1,2,3a. 3. Thái độ: Rèn luyện cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - Bảng đơn vị đo thời gian chưa ghi kết quả bên phải dấu bằng trong bảng. III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hoạt động cơ bản * Hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các đơn vị đo - Tự kể tên tất cả các đơn vị đo thời gian mà em đã học. + Một năm rưỡi bằng bao nhiêu năm? 15
  16. 2 + 3 giờ bằng bao nhiêu phút? - Chia sẻ với bạn trong lớp. - Ban học tập điều hành lớp hoạt động. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật: Quan sát quá trình, đặt câu hỏi, trình bày miệng. - Tiêu chí: Ôn tập về các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng. 4. Hoạt động thực hành (cá nhân) - Làm Bài 1, bài 2, 3a: - Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. Bài 1,2,3: Lưu ý kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo. - Khuyến khích học sinh làm thêm các bài tập còn lại. - Đại diện cá nhân trình bày bài tập trước lớp. - Bình chọn bạn có bài làm nhanh, đúng, sáng tạo. IV. Hoạt động ứng dụng Về nhà nhắc lại cho bố mẹ nghe các đơn vị đo thời gian. Tiết 2- TẬP LÀM VĂN Tả đồ vật (Kiểm tra viết) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm lại các kiến thức về bố cục của bìa văn tả đồ vật; Hiểu được yêu cầu cảu đề ra. 2. Kĩ năng: Viết được bài văn tả đồ vật có 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. 3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn các đồ vật . II. Đồ dùng dạy học: - Baûng phuï . III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động : Lớp trưởng điều hành cho khởi động 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3.Hoạt động cơ bản (cá nhân) + HS đọc 4 đề bài trong SGK và suy nghĩ về đề mình đã chọn -Nhắc học sinh chú ý: + Dàn bài gồm 3 phần cân đối hợp lí. + Chú ý dùng từ hợp lí, câu văn gọn gàng; đọc và soát lỗi khi viết xong. + Chia sẻ với các bạn trong nhóm Hoạt động thực hành: + Thực hiện cá nhân vào vở + Đổi chéo vở đọc bài, chia sẻ * Đánh giá; - Phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp. - Kỹ thuật: Ghi chép ngắn,Nhận xét bằng lời,tôn vinh học tập. - Tiêu chí: Nắm lại các kiến thức về bố cục của bìa văn tả đồ vật; Hiểu được yêu cầu cảu đề ra. + Viết được bài văn tả đồ vật có 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. IV. Hoạt động ứng dụng 16
  17. - Viết lại bài văn hay hơn. Buổi chiều: Tiết 1- :KHOA HỌC Sử dụng năng lượng điện. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn. 2.Kỹ năng: Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Đồ dùng dạy - học: Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt, ) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ, III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện. - Các em làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành ở trang 94 SGK. - Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng? - Quan sát hình 5 trang 95 trong SGK và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng. - Giải thích tại sao? * Đánh giá: - Phương pháp: quan sát - Kĩ thuật: Ghi chép ngắn, tương tác - Tiêu chí : HS quan sát và lắp được mạch điện đơn giản. Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện. Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đă học vào làm thí nghiệm đơn giản. - Các em làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 96 SGK. + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua. + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua. IV.Hoạt động ứng dụng Về nhà tự lắp một mạch điện đơn giản. 17
  18. Tiết 4 :ĐẠO ĐỨC Em yêu Tổ quốc Việt Nam I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. 2.Kỹ năng: Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam 3.Thái độ: Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương đất nước. *GDĐĐ HCM: GD cho HS lòng yêu quê hương, đất nước theo tấm gương Bác Hồ. *GDKNS:.- Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.- Kĩ năng hợp tác nhóm.- Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam II. Đồ dùng dạy - học: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3. Hoạt động cơ bản Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin trang 34 / SGK. -Nêu hình ảnh có trong thông tin vừa đọc. - Y/c hs giới thiệu cho các bạn rõ hơn về các hình ảnh này? - GV Nhận xét, giới thiệu thêm. + Nước ta còn có những khó khăn gì? + Em có suy nghĩ gì về những khó khăn của đất nước? - Chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết những khó khăn đó? Kết luận: - Tổ quốc chúng ta là VN, chúng ta rất yêu quí và tự hào về Tổ quôc mình, tự hào mình là người VN. - Đất nước ta còn nghèo, vì vậy chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc. * Đánh giá: - Phương pháp: Vấn đáp, quan sát - Kĩ thuật: Trình bày miệng, tương tác - Tiêu chí: Giúp học sinh biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế Hoạt động 2: Làm bài tập 2 / SGK. - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. - Quốc kì VN là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. 18
  19. - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN, là danh nhân văn hóa thế giới. - Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. - Hoạt động cá nhân lựa chọn các tranh ảnh về đất nước VN và dán quanh hình Tổ quốc, sau đó nhóm sẽ lên giới thiệu về các tranh ảnh đó. - Nghe bài hát “Việt Nam-quê hương tôi”. - Nêu yêu cầu: Cả lớp nghe và cho biết: + Tên bài hát? + Nội dung bài hát nói lên điều gì? IV. Hoạt động ứng dụng HS biết học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ. SINH HOẠT TẬP THỂ Sinh hoạt lớp tuần 2 I- Mục tiêu - Đánh giá nhận xét mọi mặt trong tuần 1 - Học sinh biết phê bình và tự phê bình. - Gd tính trung thực, tự giác nhận lỗi. II. Chuẩn bị III. Nội dung A. Ổn định tổ chức lớp: - Lớp trưởng tổ chức trò chơi. B. Đánh giá hoạt động tuần qua: - Lớp trưởng điều khiển lớp. Các nhóm trưởng lên nhận xét, đánh giá hoạt động của nhóm trong tuần học vừa qua về: + Học tập: + Nề nếp: + Tác phong: - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung. - Bình bầu thi đua trong tuần. C. Kế hoạch tuần tới. - Thực hiện chương trình tuần 3 - Tiếp tục tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo sức sức khỏe an toàn. - Tiếp tục nhắc nhở Hs thời gian đi học mùa hè; Nắng nóng không đi học sớm ảnh hưởng đến sức khỏe, đi học đúng giờ, phải có mũ nón, áo chống nắng để che nắng - Khắc phục những nhược điểm, phát huy những mặt đã đạt được. - Đi học chuyên cần. - Tiếp tục rèn chữ, giữ vở. - Giữ vệ sinh cá nhân hợp mùa dịch : đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn theo khuyến cáo của bộ y tế, vệ sinh thân thể sạch sẽ, không uống chung ca, cốc tránh lây lan dịch bệnh, không chơi tụ tập đông người, có biểu hiện nóng, sốt phải báo y tế . 19
  20. - Không ăn quà vặt, nói lời hay làm việc tốt. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. - Duy trì và thực hiện tốt khâu vệ sinh trực nhật, vệ sinh phong quang. - Xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập. - Xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tậpTăng cường rèn tính toán, đọc viết - Phụ đạo Hs tính toán chậm( Huy, Tâm, Q Danh, Nguyên .) Kí duyệt ngày 11 tháng 5 năm 2020 P. Hiệu trưởng Trần Thị Mỹ Dạ 20