Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 13

doc 27 trang thienle22 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_13.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 13

  1. 1 TUẦN 13 Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS biết : - Cộng, trừ, nhân các số thập phân. - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. - Làm được bài 1, 2, 4a (SGK tr/61, 62). - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và lòng yêu Toán học cho học sinh. II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng nhóm. Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2.GV giới thiệu chủ điểm, mục tiêu bài học 3. Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 4a (SGK tr/61, 62): Bài 1: (CN- Nhóm 2). Làm vào vở BT1: Đặt tính rồi tính - Đọc nối tiếp trong nhóm, nêu cách đặt tính và tính. -Gv hỏi cách làm từng dạng của các PT: a) Phép cộng 2 STP; b) Phép trừ 2 STP; c) Phép nhân 2 STP.- HS có thể nhắc lại quy tắc của các dạng trên. Bài 2: (CN). Làm vào vở nháp.TBHT yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả: Cách nhân nhẩm 1 STP với 10 ; 100 ; 1000 ; và cách nhân nhẩm 1 STP với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; a)78,29 ×10=782,9 b)265,307×100=256307 c)0,68×10 =6,8 78,29 ×0,1=7,829 265,307×0,01=2,65307 0,68 ×0,1 =0,068 Bài 3:( CN) Làm bài tập vào Phiếu học tập. Sau khi làm xong, các bạn trong nhóm đổi phiếu học tập nhau đánh giá. - Rút nhận xét: (a + b) x c = a x c + b x c -Nêu cách nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: - Cộng, trừ, nhân các số thập phân. - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. IV. Hoạt động ứng dụng: Luyện tập cộng, trừ, nhân các số thập phân cho thành thạo.
  2. 2 Tiết 2 TẬP ĐỌC: NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. - Hiểu ý nghĩa : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1;2;3b) * GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GV h.dẫn HS tìm hiểu bài để thấy được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó, HS nâng cao ý thức BVMT. II. Đồ dùng dạy- học:- Tranh minh họa ở SGK III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò truyền điện đọc HTL bài: Hành trình của bầy ong. 2. GV giới thiệu chủ điểm, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: - Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi: Bức tranh vẽ gì? HĐ 1. Luyện đọc - GV đọc bài hướng dẫn giọng đọc. - N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp các đoạn; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dài); đọc từ chú giải. GV lưu ý những từ khó: - loanh quanh, bành bạch, loay hoay. - GV tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - 1HS đọc lại toàn bài. HĐ 2. Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm) - Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. - N4: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Nội dung bài. Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi - TCĐG: + Đọc đúng bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc + Tự học, hợp tác
  3. 3 + Hiểu Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. 4. Hoạt động thực hành HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm). - N4: Các nhóm luyện đọc theo cách phân vai. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. - Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay. - Nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Đọc đúng những chỗ ngắt nghỉ. Nhấn giọng những chỗ cần thiết + Biết đọc diễn cảm bài văn + Ý thức đọc hay, diễn cảm + Tự học, hợp tác IV. Hoạt động ứng dụng: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?( VD Bình tĩnh, nhanh nhẹn, xử lí nhanh ) Bản thân emcó thể làm gì để bảo vệ rừng ở địa phương em.( Không bẻ cây con, trồng thêm cây con để các cây phát triển thành những cây lớn ) Tiết 3 CHÍNH TẢ: ( Nhớ- viết): HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I.Mục tiêu :- Nhớ viết đúng hai khổ thơ cuối bài chính tả, trình bày đúng thể thơ. - Làm được bài tập 2b, 3b. - HS trình bày cẩn thận, có ý thức rèn chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy- học:- Phiếu học tập, bảng nhóm. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp ôn bài. 2.GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: HĐ Tìm hiểu bài: - Cá nhân chọn và viết các từ khó hay viết sai. - Lưu ý những từ: rong ruổi, rù rì, lặng thầm. - Đổi chéo bài kiểm tra trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. -N2 Trao đổi theo cặp kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được.
  4. 4 - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. 4. Hoạt động thưc hành - GV đọc đoạn viết chính tả. Hướng ẫn cách trình bày một thơ. - HS nhớ và viết lại bài chính tả. - Đổi chéo vở để kiểm tra. - GV nhận xét. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, viết` - KTĐG: ghi chép ngắn, viết nhận xét - TCĐG: + HS Nhớ viết đúng hai khổ thơ cuối bài chính tả, trình bày đúng thể thơ. + Nắn nót cẩn thận khi viết + Tự học Làm bài tập: - Cá nhân làm bài tập 2,3. - Đổi chéo bài theo nhóm 2 và kiểm tra kết quả. - Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài viết và kết quả bài tập trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết chữ đẹp bài tuần 13 vở Luyện viết chữ đẹp. BUỔI CHIỀU: Tiết 1 LỊCH SỬ THÀ HI SINH TẤT CẢ CHỨ KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC I. Mục tiêu: HS biết: 1. Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta.Toàn dân đứng lân kháng chiến chống thực dân Pháp. 2. Biết tình hình chống Pháp của ND Hà Nội và một số địa phương trong toàn quốc. 3. GD cảm phục truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. II. Đồ dùng dạy học: Hình tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. Băng ghi âm ghi lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Tư liệu về những ngày đầu kháng chiến bùng nổ tại địa phương. Phiếu học tập của HS. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Ban học tập cho các bạn ôn lại kiến thức: ? Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám.
  5. 5 ? Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “Giặc đói” và “giặc dốt”? - GV nhận xét 2.GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: TDP quay lại xâm lược nước ta. - GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, thực dân Pháp đã có hành động gì? + Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì? + Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì? - Gọi HS trình bày kết quả làm việc. KL: GV nhận xét, chốt lại kết luận đúng. Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - GV yêu cầu HS đọc đoạn từ đêm 18 rạng ngày 19- 12- 1946 đến nhất định không chịu làm nô lệ. - GV nêu câu hỏi SGV/39, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. - GV và HS nhận xét, bổ sung. KL: GV chốt lại kết luận đúng. Hoạt động 3: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. - GV yêu cầu HS đọc sách kết hợp quan sát hình để: Thuật lại cuộc chiến của quân và dân thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng. Đánh giá thường xuyên: - Phương phápĐG : Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật ĐG: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn. -Tiêu chí đánh giá: Häc sinh nắm được: - Ngày 19- 12- 1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc. - Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nêu những dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Trước âm mưu của thực dân Pháp, nhân dân ta đã làm gì? - Chia sẻ nội dung bài học với bố mẹ. Tiết 2 ĐẠO ĐỨC: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ( T) I.Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
  6. 6 - Cần tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ. - Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ. II. Đồ dùng dạy –học:Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1. -Thẻ màu dành cho hoạt động 3 III. Hoạt động dạy- học: 1.Khởi động : HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Gv giới thiệu nội dung bài học 3. Hình thành kiến thức- Hoạt động cơ bản *Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện sau cơn mưa. - HS đọc truyện sau cơn mưa trong SGK. - Thảo luận theo các câu hỏi: ? Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp em nhỏ, cụ già? ? Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn? ? Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyên? *Hoạt động 2: Hoạt động thực hành. Làm bài tập 1, SGK - HS Làm bài tập 1 vào vở. - Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. Các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung chốt kết quả đúng. (Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.) *Hoạt động 3:Tìm hiểu 1số phong tục tập quán ở các địa phương. - Tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến về phong tục tập quán của địa phương thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: Củng cố cho HS- Cần tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ. IV. Hoạt động ứng dụng:
  7. 7 Luôn đối xử tốt lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Giúp HS biết : - Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân. - Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành. - Làm được bài 1, 2, 3b, 4 (SGK tr/62). - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và lòng yêu Toán học cho học sinh. II. Đồ dùng dạy- học:- Bảng nhóm. Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: 1 Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2.GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 3 Hướng dẫn HS àm bài tập 1, 2, 3b, 4 (SGK tr/62). Bài 1: (CN). Làm vào vở: Tính - Đọc nối tiếp trong nhóm, nêu cách đặt tính và tính. -GV chất vấn cách làm từng dạng của các PT: a) Phép cộng 2 STP; b) Phép trừ 2 STP; c) Phép nhân 2 STP.- Hs có thể nhắc lại quy tắc của các dạng trên. Bài 2: (CN). Làm vào vở . - Gọi HS lên bảng làm. GV cùng cả lớp chữa bài -Y/C HS nêu tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân. C1:(6,75+3,25)x4,2 =10 x 4,2 =42 C2:(6,75+3,25)x4,2=6,75x4,2+3,25x4,2=28,35+13,65=42 b)C1: (9,6 – 4,2) x 3,6 =5,4 x 3,6 =19,44. C2:(9,6-4,2) x 3,6=9,6 x 3,6 - 4,2x3,6=34,56 -15,12 =19,44 Bài 3: HS làm vào vở BT. (N2) trao đổi kiểm tra chéo kq bài làm của bạn: Gọi HS lên bảng làm: a) x = 5,4 ; b) x = 6,2 Bài 4 b: (CN). Làm bài tập vào Phiếu học tập. Sau khi làm xong , các bạn trong N2 đổi phiếu học tập nhau đánh giá. -Nêu dạng toán và cách giải? (Quan hệ tỉ lệ, có cách giải) Tóm tắt: 4m : 60000 đồng 6,8m trả hơn: . Đồng?
  8. 8 Bài giải: Mua một mét vải phải trả số tiền là:60000:4=15000(đồng) Mua 6,8 m hết số tiền là: 15000 x6,8 =102000(đồng). Mua 6,8 m vải phải trả hơn số tiền là:102000 -60000 =42000(đồng) Đáp số:42000 đồng * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: Hs vận dụng lí thuyết vào thực hành: - Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân. - Vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành. IV. Hoạt động ứng dụng: Luyện tập cộng, trừ, nhân các số thập phân cho thành thạo. Tính nhanh 6,953 x 3,7 + 6,953 x 6,2 + 6,953 x 0,1 6,953 x 3,7 + 6,953 x 6,2 + 6,953 x 0,1 = 6,93 x (3,7 + 6,2 + 0,1) = 6,93 x 10. = 69,3 Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1 ; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2 ; viết được doạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu BT3. -Mở rộng vốn từ về Bảo vệ môi trường. - GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trương xung quanh. II. Đồ dùng dạy- học:Phiếu học tập. Bảng nhóm III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Ban học tập tổ chức cho các bạn ôn bài . 2.Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3. Làm bài 1:
  9. 9 - Em đọc yêu cầu của bài tập. - N2: NT tổ chức cho các bạn đọc thầm y/c bài tập. - N2: Em cùng bạn thảo luận để làm rõ nghĩa cho cụm từ “Khu bảo tồn đa dạng sinh học như thế nào?” - Tổ chức cho HS trình bày kết quả. Làm bài 2: - Em đọc yêu cầu của bài tập. - N2: điều hành nhóm thảo luận. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi điền từ đúng. - Cả lớp nhận xét. * Lưu ý HS: “Phân loại hành động bảo vệ – hành động phá hoại”. +Hành động bảo vệ môi trường:Trồng rừng,trồng cây,phủ xanh đất trống đồi trọc +Hành động phá hoại môi trường: Phá rừng,đánh cá bằng mìn,xả rác bừa bãi,săn bắn thú rừng,đánh cá bằng điện,buôn bán động vật hoang dã.,đốt nương, Làm bài 3: - Em đọc yêu cầu của bài tập. - Cá nhân tự làm bài tập vào vở. - NT gọi các bạn trình bày kết quả làm việc. - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Cả lớp nhận xét, tuyên dương những bạn có đoạn văn hay. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - TCĐG: - Hiểu được “khu bảo tồn đa dạng sinh học” qua đoạn văn gợi ý ở BT1 ; xếp các từ ngữ chỉ hành động đối với môi trường vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2 ; viết được doạn văn ngắn về môi trường theo yêu cầu BT3. IV. Hoạt động ứng dụng: Viết một đoạn văn về chủ đề : Bảo vệ môi trường. Gợi ý: Vào đầu năm học mới, chúng em đi trồng cây. Gió xuân dìu dịu. Bạn Thắng là lớp trưởng. Bạn rất gương mẫu trong lao động. Lúc bạn đào hố, lúc bạn vác cây giống. Trồng xong cây nào, các bạn lại cùng nhau tưới cho cây. Vừa lao động, chúng em vừa trò chuyện rất vui vẻ. Tiết 3 KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
  10. 10 I. Mục tiêu: - Kể được 1 việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh. - GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : Qua câu chuyện, học sinh có ý thức tham gia bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy- học:Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hát 1 bài hát . 2.GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: - 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý. - NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK. - Các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài và báo cáo cùng cô giáo. - Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể. 4. Hoạt động thực hành: * Kể trong nhóm - N4: cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể. - Các bạn kể trong nhóm. - Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá. - Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp. * Kể trước lớp: - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện. - Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện. - Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể. - Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, kể chuyện - TCĐG: + Kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện + Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa câu chuyện . + Có ý thức lắng nghe + Tự học IV. Hoạt động ứng dụng: IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ , ông bà, anh chị, em nghe. BUỔI CHIỀU:
  11. 11 Tiết 1 KHOA HỌC NHÔM I.Mục tiêu: Kể tên một số đồ dùng, làm bằng nhôm trong đời sống. - Nêu được nguồn gốc của nhôm, hợp kim của nhôm và tính chất của chúng. Biết các bảo quản của nhôm có trong nhà. II. Đồ dùng dạy- học: III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - BVN điều hành cho lớp hát bài. 2.GV giới thiệu chủ điểm, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Một số đồ dùng bằng nhôm: - Tổ chức cho HS làm việc trong nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp bổ sung và đi đến thống nhất. Hoạt động 2: So sánh tính chất của nhôm và hợp kim nhôm - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - 1nhóm dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, y/c các nhóm khác bổ sung, giáo viên ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung. - GV n/x kết quả thảo luận của học sinh. *Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp ĐG: Quan sát, Vấn đáp. - Kĩ thuậtĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng -Mục tiêu ĐG: HS nhận biết một số tính chất của nhôm. Kể tên một số đồ dùng, làm bằng nhôm trong đời sống. Biết các bảo quản của nhôm có trong nhà. IV. Hoạt động ứng dụng: +) Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm trong gia đình em?( Lau chùi sạch sẽ, để nơi khô ráo, tránh ngâm trong nguồn nước bị nhiễm phèn ) Tiết 2 ĐỊA LÍ: CÔNG NGHIỆP(tiếp theo) I.Mục tiêu: Giúp HS:
  12. 12 -Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.Sử dụng bản đồ,lược đồ để bước đầu nhận xét sự phân bố của công nghiệp. -Chỉ trên bản đồ một số trung tâm CN lớn:Hà Nội,Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh, -GD ý thức học tập,hợp tác nhóm trong học tập. II. Đồ dùng dạy- học: Bản đồ kinh tế Việt Nam, Sưu tầm tranh ảnh về một số ngành CN. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Ban học tập cho các bạn ôn lại kiến thức: - GV nhận xét 2.GV giới thiệu chủ điểm, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: Hoạt động1: Tìm hiểu về phân bố các ngành CN ở nước ta +YCHS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi mục 3 sgk. +Gọi một số HS trả lời lớp nhận xét bổ sung. +GV nhận xét,bổ sung.Cho HS quan sát ,chỉ trên bản đồ nơi phân bố của một số vùng công nghiệp Kết luận:Công nghiệp phân bố tập trung chủ yêu s ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: +Khai thác khoáng sản:Than ở Quảng Ninh;A-pa-tit ở Lào Cai;dầu khí ở thềm lục địa phía nam của nước ta; +Điện: nhiệt điện ở Phả Lại,Bà Rịa-VũngTàu; thuỷ điện ở Hoà Bình,Y-a-ly,Trị An, . Hoạt động2: Tìm hiểu về các trung tâm CN ở nước ta +Yêu cẩu HS thảo luận nhóm 4 làm các bài tập mục 4 sgk. +Gọi đại diện nhóm trả lời,các nhóm khác nhận xét bổ sung. +GV nhận xét,bổ sung,chỉ trên bản đồ một số trung tâm công nghiệp;Giới thiệu tranh ảnh một số trung tâm CN *Kết luận. Các trung tâm công nghiệp lớn:TPHồ Chí Minh,Hà Nội,Hải Phòng,Việt Trì,Thái Nguyên,Cẩm Phả,Bà Rịa-Vũng Tàu,Biên Hoà,Đồng Nai,Thủ Dầu Một, +Điều kiện để TP Hồ CHí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta:Là trung tâm văn hoá-KHKT;có vị trí giao thông thuận lợi,đông dân cư,có vị trí thuận lợi,có nguồn đầu tư nước ngoài, *Đánh giá thường xuyên: * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. * Kĩ thuật: Tư vấn hổ trợ học tập - Tiêu chí đánh giá: -Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.Sử dụng bản đồ,lược đồ để bước đầu nhận xét sự phân bố của công nghiệp.
  13. 13 -Chỉ trên bản đồ một số trung tâm CN lớn:Hà Nội,Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh, IV.Hoạt động ứng dụng: Kể các nghành công nghiệp trong Tỉnh quảng Bình mà em biết? VD: May áo quần( Công ty May Mười), Đông lạnh thủy sản, chế tạo máy, Thứ 4 ngày 21 tháng 11 năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TẬP ĐỌC: TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN I. Mục tiêu:+ Đọc đúng: xói lở, bão, lân cận +Đọc diễn cảm: đọc lưu loát toàn bài, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học. -Hiểu được nghĩa các từ: rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi. +Nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. -Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng. II. Đồ dùng dạy- học: Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2.GV giới thiệu, mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức: * Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì? HĐ 1. Luyện đọc - Nghe GV đọc toàn bài, hướng dẫn cách đọc. - N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp các đoạn; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dài); đọc từ chú giải. Dự kiến những từ HS hay sai: - quai đê, tuyên truyền, Cồn Vành, Thạch Khê. - Câu dài cần ngắt nghỉ: Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vững chắc đê điều.( câu cuối bài). - Tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. HĐ 2. Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm) - Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. - N2: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
  14. 14 * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi - TCĐG: + Đọc đúng thể nội dung một văn bản khoa học. + Hiểu các từ ngữ: : rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi. + Tích cực luyện đọc. + Tự học, hợp tác +Nắm nội dung: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi 4. Hoạt động thực hành HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm). - GV đọc mẫu đoạn đọc diễn cảm, hướng dẫn cách ngắt nghỉ, nhấn giọng một số từ ngữ. - N2 tổ chức cho các bạn luyện đọc. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. - Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay. - Nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Đọc đúng những chỗ ngắt nghỉ. Nhấn giọng những chỗ cần thiết +Đọc diễn cảm: đọc lưu loát toàn bài, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung một văn bản khoa học. + Ý thức đọc hay, diễn cảm IV. Hoạt động ứng dụng: Ở địa phương em có rừng ngập mặn không? Tác dạng của rừng ngập mặn? VD: Chống xói mòn đất, giữ diện tích biển, chống gió bão, hệ sinh thái đa dạng Tiết 2 TOÁN: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN I.Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong tính toán. - Làm được bài 1, 2 (SGKtr/64). - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và lòng yêu Toán học cho học sinh. II. Đồ dùng dạy- học:- Bảng nhóm. Phiếu học tập. III.Hoạt động dạy- học :
  15. 15 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2. Gv giới thiệu nội dung, mục tiêu của bài học. 3.Hình thành kiến thức: -GV hướng dẫn HS: Đọc thầm ví dụ 1 : 8,4 : 4 = ? -HS thực hiện phép tính 84 : 4 = ? (dm) -GV hướng dẫn thực hiện phép tính 8,4 : 4 = ? (m) -Với Hs yếu có thể y/c nhắc lại cách đặt tính và tính - GV hướng dẫn HS: Đọc thầm ví dụ 2 : 72,58 : 19 = ? - yêu cầu HS thực hiện vào vở nháp. - Gọi Hs trình bày kết quả. =>Rút ra được quy tắc: chia một số thập phân cho một số tự nhiên 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: (CN) Làm vào vở BT1: Đặt tính rồi tính. - Đọc nối tiếp trong nhóm. - Gọi 4 HS lên bảng làm. GV chữa bài. Bài 2: (CN). Làm vào vở nháp.TBHT yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, đồng thời nêu cách tìm thừa số chưa biết. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: -HS biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, biết vận dụng trong tính toán. Vận dụng giải bài toán liên quan. IV. Hoạt động ứng dụng: Luyện cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Đặt tính rồi tính: a) 7,44 : 6 b) 47,5 : 25 c) 1904 : 8 d) 20,65 : 35 Thứ 5 ngày 22 tháng 11 năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI. (Tả ngoại hình) I. Mục tiêu: - HS nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1).
  16. 16 - Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp.(BT2) - Giáo dục học sinh lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo. II. Đồ dùng dạy- học:- Phiếu học tập, bảng nhóm. III. Hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: - Ban học tập cho các bạn ôn lại kiến thức: Nêu cấu tạo ba phần của bài văn tả người. Nhận xét 2. GV giới thiệu bài học 3. Hướng dẫn thực hiện bài tập 1, 2. Bài 1: - Y/C các nhóm tự chọn một trong hai câu a hoặc b. - N4: NT điều hành các bạn HĐ theo yêu cầu của phiếu học tập. - Các nhóm cùng chia sẻ nội dung thảo luận. - GV tổ chức cho HS nêu ý kiến. - Các nhóm nhận xét, GV rút ra điều cần chú ý. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập - HS tự làm bài cá nhân: lập dàn ý cho bài văn tả một người thân của em. - Cá nhân tự làm bài tập vào vở. - NT tổ chức chia sẻ trong nhóm, nhận xét, bổ sung. - Những bạn có dàn bài hay chia sẻ trước lớp. - Cả lớp nhận xét, đánh giá. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời -TCĐG: - HS nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn (BT1). - Biết lập dàn ý một bài văn tả người thường gặp.(BT2) IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà tập quan sát và tả ngoại hình một người em yêu mến.( Lập dàn bài) Tiết 2 TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: -Biết chia số thập phân cho số tự nhiên - Làm được bài 1, 3 (SGK tr/64, 65). - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và lòng yêu Toán học cho học sinh. II. Đồ dùng dạy- học:- Bảng nhóm. Phiếu học tập.
  17. 17 III. Hoạt động dạy- học: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2 Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 3 (SGK tr/64, 65). Bài 1: (CN). Làm vào vở BT1: Đặt tính rồi tính. - Đọc nối tiếp trong nhóm, nêu cách đặt tính và tính. -Gv hỏi cách làm của bài 1 - HS yếu có thể nhắc lại quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Bài 2: (CN). Làm vào vở, -Y/C HS nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên mà còn dư. - Gọi Hs lên bảng làm. GV chữa bài. Bài 3: -Làm bài tập 3 vào phiếu học tập. Sau khi làm xong,các bạn trong nhóm đổi phiếu học tập nhau đánh giá. - Gọi Hs lên bảng làm, cả lớp chữa bài. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: -HS vận dụng biết chia số thập phân cho số tự nhiên IV. Hoạt động ứng dụng: Luyện tập cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên cho thành thạo . Tìm x : b)42 x = 15,12 a) x 5 = 24,65 x = 15,12 : 42 x = 24,65 : 5 x = 0,36 x = 4,93 Tiết 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu: -Củng cố cho HS các kiến thức về quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng. - HS nhận biết được các cặp quan hệ từ trong câu và nêu được tác dụng của quan hệ từ đó, luyện tập sử dụng các cặp quan hệ từ. -HS có ý thức dùng quan hệ từ đúng với văn cảnh. II. Đồ dùng dạy- học: Bảng nhóm, phiếu học tập.
  18. 18 III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. 2 Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - Em đọc yêu cầu của bài tập 1. - N2: em cùng bạn trao đổi tìm cặp quan hệ từ. - N4: NT cho các bạn nêu ý kiến và thống nhất nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Báo cáo cùng với cô giáo. Bài 2: - Em đọc yêu cầu của bài tập. - N2: em cùng bạn trao đổi và làm bài tập vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét. - NT thống nhất kết quả. - Ban học tập tổ chức cho cả lớp chia sẻ. Bài 3: - Em đọc yêu cầu của bài tập 3. - N4: NT tổ chức cho cả nhóm cùng thảo luận. - NT thống nhất ý kiến chốt lại sự khác nhau giữa hai đoạn, đoạn nào hay hơn và vì sao? +So với đoạn văn a,đoạn văn b có thêm các quan hệ từ sau: Câu6:Vì vậy,Mai ;Câu7:Cũng vì vậy,cô bé ;Câu8:VÌ chẳng kịp nên cô bé +Đoạn văn a hay hơn vì các cập quan hệ từ thêm vào câu 6,7,8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm nặng nề. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: Củng cố cho HS các kiến thức về quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng. - HS nhận biết được các cặp quan hệ từ trong câu và nêu được tác dụng của quan hệ từ đó, luyện tập sử dụng các cặp quan hệ từ. IV. Hoạt động ứng dụng Viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình người bạn thân của em, trong đó có sử dụng quan hệ từ: Ví dụ: Hà là bạn của em nhưng em chơi thân với Linh hơn. Linh có nước da trắng hồng và mái tóc cắt ngắn rất hợp với khuân mặt trái xoan bầu bĩnh. Linh không những học giỏi mà Linh còn hay giúp đỡ các bạn trong lớp.
  19. 19 Thứ 6 ngày 23 tháng 11 năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I.Mục tiêu: -Giúp HS viết được một đoạn tả người. Củng cố hiểu biết của HS về đoạn văn. -Biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn hoàn chỉnh, thể hiện rõ nét nổi bật của người mình tả dựa trên kết quả quan sát và dàn ý đã lập. - Trình bày lưu loát, rõ ràng, tự nhiên. II. Đồ dùng dạy- học:- Phiếu học tập, bảng nhóm. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Ban học tập cho các bạn ôn lại kiến thức: Thế nào là văn tả người? Nêu cấu tạo ba phần của bài văn tả người? - Nhận xét 2. Gv giới thiệu nội dung, mục tiêu của bài học. 3. Hình thành kiến thức - GV giới thiệu bài học. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề: Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp. - Em đọc đề bài. - NT tổ chức cho các bạn thể hiện phần tìm hiểu đề – gạch dưới từ quan trọng ở đề bài. - Em đọc phần gợi ý ở SGK. *GV giúp HS định hướng và chọn ý viết đúng, GV có thể hỏi: +Người em tả là ai? +Em chọn phần nào của dàn ý? +Em hãy nêu cấu trúc của một đoạn văn? (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) - Nhắc HS: Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD: tả đôi mắt hay tả mái tóc, dáng người, ). 4. Hoạt động thực hành HĐ2: Thực hành viết đoạn văn: - Em viết đoạn văn của mình vào vở. - Ban học tập chia sẻ trước lớp: Gọi một số bạn trình bày đoạn văn. - Nhận xét bài làm của bạn.
  20. 20 Bình chọn bạn có đoạn văn hay, rõ ràng, sáng tạo. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời -TCĐG: :- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK . -Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. IV. Hoạt động ứng dụng: Lưu ý khi miêu tả ngoại hình một người? * GV lưu ý: Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh , làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn , không lan man dài dòng. - Tập quan sát ngoại hình của một người thân. Tiết 2 TOÁN: CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10; 100; 1000 I. Mục tiêu: - Biết chia một số thập phân cho 10,100,1000 và vận dụng để giải bài toán có lời văn. - Làm được bài 1, 2ab, 3 (SGK tr/66). - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và lòng yêu Toán học cho học sinh. II. Đồ dùng dạy- học:- Bảng nhóm. Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2. Gv giới thiệu nội dung, mục tiêu của bài học. 3.Hình thành kiến thức: -GV hướng dẫn HS: Đọc thầm ví dụ 1 và ví dụ 2: -Hs thực hiện 2 phép tính vào vở nháp. -NT chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. -Với Hs yếu có thể y/c nhắc lại cách đặt tính và tính -Rút ra được quy tắc: chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: -HS Biết chia một số thập phân cho 10,100,1000 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: (CN) Làm vào vở BT1: Tính nhẩm
  21. 21 - Đọc nối tiếp trong nhóm, nêu cách nhẩm. Bài 2 (N2). Làm vào vở nháp BT 2ab: TBHT yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. -Rút ra nhận xét: 1 STP khi chia cho 10, 100, 1000 chính bằng kết quả của của STP đó khi chia cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; . Bài 3.( CN) Làm bài tập vào vở ô ly. Sau khi làm xong, các bạn trong nhóm đổi vở nhau đánh giá. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: -HS vận dụng biết chia một số thập phân cho 10,100,1000 và vận dụng để giải bài toán có lời văn. IV. Hoạt động ứng dụng: Luyện cách chia một số thập phân cho 10,100,1000 và chia sẻ với người thân về nội dung bài học hôm nay. Cho 2 số có hiệu là 26,4. Số bé là 16. Tìm số lớn. Bài giải :Giá trị của số lớn là : 26,4 + 16 = 42,4 Đáp số : 42,4 Tiết 3 ÔN LUYỆN TOÁN HƯỚNG DẪN LÀM VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 13 I/ Mục tiêu: -Thực hiện đúng các phép cộng , trừ , nhân các số thập phân: Phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia nhẫm một số thập phân cho 10,100,1000 - Biết vận dụng tính nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. - HS Vận dụng làm bài tập M1 làm bài tập 1->4. M2 làm BT 1-> 4,8. M3 làm bài tập 1-> 8. M4 làm bài tập 1-> 8 và bài tập vận dụng. - Rèn kĩ năng tính toán nhanh đúng cho HS II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động dạy- học. 1. Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp KĐ ở SGK /t 65,66,67 - Mời Gv vào tiết học. 2. Gv GTB bài học và ghi đề bài lên bảng. 3. Hướng dẫn làm bài tập; - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp.
  22. 22 - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế ( Em Tuấn, Sang, Ánh, Huệ, )cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 1,2,3,4, + Đối với HS tiếp thu nhanh ( Em Thảo, Ngọc, Tài, Trọng ). Làm tất cả các bài tập 1,2,3,4,5,6,7 ,8, và bài vận dụng. Bài tập 2: Tính bằng 2 cách: a)2,448 : ( 0,6 x 1,7) b)1,989 : 0,65 : 0,75 = 2,448 : 1,02 = 3,06 : 0,75 = 2,4 = 4,08 Cách 2: 2,448 : ( 0,6 x 1,7) Cách 2: 1,989 : 0,65 : 0,75 = 2,448 : 0,6 : 1,7 = 1,989 : ( 0,65 x 0,75) = 4,08 : 1,7 = 1,989 : 0,4875 = 2,4 = 4,08 Bài tập 3: Tìm x: a) X x 1,4 = 4,2 b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5 X = 4,2 : 1,4 2,8 : X = 0,04 X = 3 X = 2,8 : 0,04 X = 70 Đánh giá: - PPĐG: Quan sát. Vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, trình bày miệng, phân tích - TCĐG: Thực hiện đúng các phép cộng , trừ , nhân các số thập phân: Phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia nhẫm một số thập phân cho 10,100,1000 - Biết vận dụng tính nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính. IV. Hoạt động ứng dụng - Hệ thống lại kiến thức vừa ôn tập. Tính bằng cách thuận tiện: Tính nhanh 23,45 : 12,5 : 0,8 a) 6,04 x 4 x 25 = 23,45 : (12,5 x 0,8) b) 250 x 5 x 0,2 = 23,45 : 10 c) 0,04 x 0,1 x 25 = 2,345 a) 6,04 x 4 x 25 = 6,04 x 100 = 604 b) 250 x 5 x 0,2
  23. 23 = 250 x 1 = 250 c) 0,04 x 0,1 x 25 = 0,04 x 25 x 1 = 1 x 1 = 1 TIẾT 4 ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM VỞ EM TỰ ÔN LUYỆN TOÁN TUẦN 13 I/ Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ xưng hô, quan hệ từ, từ loại. Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ xưng hô. - HS Vận dụng làm bài tập M1 làm bài tập 1->4. M2 làm BT 1-> 4,8. M3 làm bài tập 1-> 8. M4 làm bài tập 1-> 8 và bài tập vận dụng. - Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ. - Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết quan hệ từ. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập II. Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy- học. . Khởi động: - Hội đồng tự quản Tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi. - Mời Gv vào tiết học. 2. Gv GTB bài học và ghi đề bài lên bảng. 3. Hướng dẫn làm bài tập; - HS làm bài tập bắt đầu từ hoạt động cá nhân, cặp đôi, chia sẻ trong nhóm rồi chia sẻ trước lớp. - Dự kiến phương án hỗ trợ cho đối tượng HS : + Đối với HS tiếp thu còn hạn chế ( Em Tuấn, Sang, Ánh, Huệ, )cần tiếp cận để tiếp sức cho HS hoàn thành các bài tập 1,2,3,4, trang 56,57 + Đối với HS tiếp thu nhanh ( Em Thảo, Ngọc, Tài, Trọng ). Làm tất cả các bài tập 1,2,3,4,5,6,7 ,8, và bài vận dụng. Bài tập 5 : Tìm các danh từ trong đoạn văn sau: Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù. Đáp án :
  24. 24 Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau : Ba Lầm, Bể Lòng, Bể Lù. Bài tập 7: H: Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn. a) Hoà bảo với Lan : - Hôm nay cậu có đi học nhóm với mình không? Lan trả lời: - Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé! b) Nhà em có một con gà trống. Chú ta có cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chú cất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te Đáp án : a) Hoà bảo với Lan : - Hôm nay cậu có đi học nhóm với mình không? Lan trả lời: - Có, chúng mình cùng sang rủ cả bạn Hồng nữa nhé! b) Nhà em có một con gà trống. Chú ta có cái đầu nhỏ, cái mào to. Mỗi buổi sáng chú cất tiếng gáy làm cả xóm thức giấc. Nó vỗ cách phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Những chú gà trong xóm cũng thức dậy gáy te te Đánh giá: - PPĐG: Quan sát. Vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, trình bày miệng, phân tích - TCĐG: - Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ xưng hô, quan hệ từ, từ loại. IV. Hoạt động ứng dụng - Hệ thống lại kiến thức vừa ôn tập. Làm bài tập vận dụng . -Đặt 3 câu trong các danh từ ( lớp, mái trường, sân) chẳng hạn : - Hằng ngày, em thường đến lớp rất đúng giờ. - Em rất nhớ mái trường tiểu học thân yêu. - Ở góc sân, mấy bạn nữ đang nhảy dây. BUỔI CHIỀU: Tiết 1 KHOA HỌC:
  25. 25 ĐÁ VÔI I.Mục tiêu: Kể được một số vùng núi đá vôi, hang động ở nước ta. - Nêu dược ích lợi của đá vôi. - Tự làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi. II. Đồ dùng dạy- học III. Hoạt động dạy- học: 1.Khởi động: - Ban HT tổ các bạn trả lời câu hỏi. ? Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm? ?Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì? ? Khi sử dụng những ĐD bằng nhôm cần lưu ý điều gì? 2. GV giới thiệu nội dung , mục tiêu của bài học. 3.Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Một số vùng núi đá vôi ở nước ta - Y/c học sinh quan sát hình minh họa trang 54 SGk, đọc tên các vùng núi đá vôi đó. - Kết luận: ở nước ta có rất nhiều vùng núi đá vôi và hang động, di tích lịch sử. Hoạt động 2: Tính chất của đá vôi - Tổ chức cho Hs hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm - Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có những tính chất gì? Hoạt động 3: ích lợi của đá vôi -Y/c HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Đá vôi được dùng để làm gì? - Gọi HS trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh lên bảng. *Đánh giá thường xuyên: * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. * Kĩ thuật: Tư vấn hổ trợ học tập * Tiêu chí đánh giá: Hs biết:- Kể được một số vùng núi đá vôi, hang động ở nước ta. - Nêu dược ích lợi của đá vôi. IV. Hoạt động ứng dụng: Sự hoạt động của núi đá vôi tạo ra những gì? ( Các hang động, các hồ, các hầm ) Em hãy kể tên các chứng tích của núi đá vôi?( Động Phong Nha- Kẽ Bàng, Động Thiên Đường, Động Ở Vịnh Hạ Long ) Tiết 2 KĨ THUẬT : CẮT , KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN . I .Mục tiêu: HS: -Làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn . -Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được 1 sản phẩm yêu thích.
  26. 26 II. Đồ dùng dạy- học - G: Tranh ảnh của các bài đã học và một số sản phẩm khâu ,thêu đã học. - H:Dụng cụ để thực hành . III. Hoạt động dạy- học: 1 - CTHĐTQ điều hành cả lớp chơi một trò chơi. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3 Hướng dẫn thực hành: *Hoạt động 1:Ôn tập những nội dung đã học trong chương I. - Nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương I. - Nêu lại cách đính khuy,thêu chữ V,thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn. *Hoạt động2 . H thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành: - Yêu cầu làm sản phẩm tự chọn. - Củng cố những kiến thức,kĩ năng về khâu,thêu, nấu ăn đã học. - Phân công vị trí làm việc của các nhóm. - H thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị . *Đánh giá thường xuyên: * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. * Kĩ thuật: Tư vấn hổ trợ học tập * Tiêu chí đánh giá: Hs biết: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành được một sản phẩm khâu, thêu IV.Hoạt động ứng dụng: Về nhà tiếp tục thực hành nội dung mà em đã chọn. Tiết 3: SINH HOẠT: sinh ho¹t LỚP I.Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 13. - Triển khai phương hướng trong tuần 14. - Giáo dục HS ý thức tự giác trong sinh hoạt TT II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt III. Tiến hành 1/ Khởi động: Lớp phó văn thể điều khiển cả lớp cùng hát một bài hát tập thể do Đội triển khai. 2/ Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 13 - CTHĐTQ đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 13 về các mặt như:
  27. 27 + Thực hiện các nội qui của Đội, của trường: Đeo khăn quàng, đi học đúng giờ, ăn mặc đồng phục Thực hiện nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ + Thực hiện nề nếp học tập: Học bài và làm bài tập ở nhà, xây dựng bài trên lớp + Thực hiện nề nếp vệ sinh - Các tổ trưởng đánh giá về hoạt động của tổ mình - Học sinh trong lớp thảo luận, bổ sung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến nhận xét, tổng kết 3/ Phương hướng hoạt động trong tuần 14: - Thi đua lập thành tốt chào mừng ngày 20/11. - Thi chữ viết đẹp, Thi văn nghệ chào mừng ngày 20/11. - Trang trí lớp học để phục vụ các hoạt động học tập. - Tiếp tục giữ vững các hoạt động đã làm được trong tuần 14. - Đến trường tự giác làm vệ sinh lớp học và VS khu vực được phân công. - Tăng cường bồi dưỡng chữ viết đẹp: Thảo, Ngọc, Huệ ,Hằng, Anh - Giúp đỡ HS yếu : Tuấn, Sang, Như ( Tính toán, luyện tập làm văn) - Hướng dẫn Hs Khu Vực tưới hoa. - Nhắc nhở , hướng dẫn Hs làm BT trong hai ngày nghỉ cuối tuần. *Tuyên dương: Kí duyệt ngày 19 tháng 11 năm 2018 P. Hiệu trưởng Trần Thị Mỹ Dạ