Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12

doc 24 trang thienle22 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_5_tuan_12.doc

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 5 - Tuần 12

  1. 1 TUẦN 12 Thứ hai ngày 12 tháng 11năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TOÁN: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10; 100; 1000 I. Mục tiêu: Giúp HS biết : - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000 - Chuyển đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân. Làm được bài 1,2 - Rèn kĩ năng nhân nhẩm cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học-: - Bảng nhóm. Phiếu học tập. III.Hoạt động dạy- học: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2. GV giớithiệu nội dung bài học. 3.Hình thành kiến thức- Hoạt động cơ bản. GV h/d: Đọc thầm ví dụ 1 và ví dụ 2 thực hiện phép tính: 27,867 x 10 và 53,286 x 100 -NT chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. -Với HS yếu có thể yêu cầu nhắc lại cách đặt tính và tính - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - TCĐG:- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: (CN) Làm vào vở BT1: Tính nhẩm - Đọc nối tiếp trong nhóm, nêu cách nhẩm. Bài 2:( CN) Làm bài tập vào vở ô ly. Sau khi làm xong, các bạn trong nhóm đổi vở nhau đánh giá. - Gọi HS lên bảng làm. Gv cùng cả lớp chữa bài. Đáp án đúng: 10,4dm = 104cm ; 12,6m = 1260cm ; 0,856m =865cm ; 5,75dm = 57,5cm * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích
  2. 2 - TCĐG: -HS vận dụng nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000 - Chuyển đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân. IV. Hoạt động ứng dụng: Luyện cách nhân nhẩm một số thập phân với 10;100;1000 34,5m= dm 4,5 tấn= tạ 37,8m= cm 9,02 tấn= kg 1,2km= m 0,1tấn= kg Tiết 2 TẬP ĐỌC: MÙA THẢO QUẢ I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. - Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. Học sinh khá giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. - GDMT: Mến yêu vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước. II. Đồ dùng dạy –học: Bài giảng-máy chiếu. III. Hoạt động dạy- học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2.GV giới thiệu mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức - Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi: ? Bức tranh vẽ cảnh gì? HĐ 1. Luyện đọc - Nghe GV đọc toàn bài, hướng dẫn cách đọc. - N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp các đoạn; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dài) Lướt thướt, triền núi, sinh sôi, lặng lẽ, -Đọc từ chú giải: thảo quả, Đản Khao, Chin San, sầm uất, tầng rừng thấp -Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài . HĐ 2. Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm) - Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. - N2: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp
  3. 3 - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi - TCĐG: + Đọc đúng: Đản Khao, Chin San, Mạnh mẽ, thảo quả + Hiểu các từ ngữ: Tầng rừng thấp, thảo quả, đỏ chon chót. + Tích cực luyện đọc + Tự học, hợp tác + Hiểu Nội dung: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. 4. Hoạt động thực hành : * Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm). N2: Các nhóm tự chọn 1 đoạn mà các em yêu thích và luyện đọc trong nhóm: -HD HS nhấn mạnh các từ ngữ: lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng, gió, đất trời, thơm đậm, ủ ấp. - NT tổ chức cho các bạn luyện đọc. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. - Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay. - Nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Đọc đúng những chỗ ngắt nghỉ. Nhấn giọng những chỗ cần thiết + Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. + Ý thức đọc hay, diễn cảm + Tự học, hợp tác IV. Hoạt động ứng dụng: - GV dặn HS về nhà chia sẻ với mọi người về tác dụng của thảo quả.VD Làm gia vị , Chế biến nước hoa, Làm men rượu, chế biến dầu thơm Tiết 3 CHÍNH TẢ: ( Nghe- viết): MÙA THẢO QUẢ I.Mục tiêu : - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Làm dược bài tập 2b, 3b. - HS trình bày cẩn thận, có ý thức rèn chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy –học:- Phiếu học tập, bảng nhóm. III. Hoạt động học: 1. Hoạt động cơ bản 1. Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp ôn bài.
  4. 4 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức HĐ1: Tìm hiểu bài: - GV đọc đoạn viết chính tả - Cá nhân chọn và viết các từ khó hay viết sai: nảy, lặng lẽ, chín dần, đột ngột - N2 trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài. - Báo cáo kết quả trước lớp. 4. Hoạt động thực hành HĐ2: Nghe - viết chính tả. - HS nghe GV đọc và viết vào vở. - Đổi chéo vở để kiểm tra. - Nhận xét. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, viết` - KTĐG: ghi chép ngắn, viết nhận xét - TCĐG: + HS nghe- viết đúng bài chính tả luật bảo vệ môi trường; trình bày đúng hình thức văn bản. + Nắn nót cẩn thận khi viết + Tự học HĐ3: Làm bài tập: - Cá nhân làm bài tập 2b, 3b. - Đổi chéo bài theo nhóm 2 và kiểm tra kết quả. - Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài viết và kết quả bài tập trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà luyện viết chữ đẹp bài tuần 12 vở Luyện viết chữ đẹp. BUỔI CHIỀU: Tiết 1 LỊCH SỬ VƯỢT QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO I. Mục tiêu: HS biết: -Biết sau cách mạng thángTám nước ta đứng trước những khó khăn lớn: “giặc đói”;”giặc dốt”; “ Giặc ngoại xâm” -Biết nhân dân ta đã vượt qua tình thế khó khăn đó như thế nào? -Tự hào về ý chí kiên cường không lùi bước trứơc khó khăn của nhân dân ta.
  5. 5 II. Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK phóng to, Thư của Bác Hồ gửi nhân dân ta kêu gọi chống nạn đói, chống nạn thất học. Các tư liệu khác về phong trào “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”. III.Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động - CTHĐTQ điều hành cả lớp chơi một trò chơi. 2. Gv giới thiệu nội dung bài học. 3. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. - GV yêu cầu HS đọc từ đầu đến đoạn tình thế “Nghìn cân treo trên sợi tóc”, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi SGK/25. - GV gợi ý để HS trả lời. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - GV và HS nhận xét. - GV rút ra kết luận đúng. Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói giặc dốt. - GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2,3 SGK/25, 26 và hỏi: Hình chụp cảnh gì? - Gọi HS phát biểu. KL: GV nhận xét, chốt ý. - GV giải thích “Bình dân học vụ”. Hoạt động 3: Bác Hồ trong những ngày diệt “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. - Gọi 1 HS đọc câu chuyện về Bác Hồ trong SGK/25. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nghĩ gì về Bác Hồ qua câu chuyện trên? - Gọi HS nêu ý kiến. KL: GV rút ra kết luận SGK/ 26. - Gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ. ?Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám. Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “Giặc đói” và “giặc dốt”? Đánh giá thường xuyên: - Phương phápĐG : Quan sát, vấn đáp. - Kĩ thuật ĐG: Nhận xét bằng lời; đặt câu hỏi; ghi chép ngắn. -Tiêu chí đánh giá: Häc sinh nắm được: Tình thế “Nghìn cân treo trên sợi tóc” ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “Nghìn cân treo trên sợi tóc” đó như thế nào? IV. Hoạt động ứng dụng: Sau Cách mang tháng Tám năm 1945 nước ta gặp những khó khăn gì? Vd: Nước ta gặp khó khăn là: Thù trong giặc ngoài, Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm
  6. 6 Tiết 2 ĐẠO ĐỨC: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ I.Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Cần tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ. - Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ. II. Đồ dùng dạy –học:Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1. -Thẻ màu dành cho hoạt động 3 III. Hoạt động dạy- học: 1.Khởi động : HĐTQ tổ chức trò chơi 2. Gv giới thiệu nội dung bài học 3. Hình thành kiến thức- Hoạt động cơ bản *Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện sau cơn mưa. - HS đọc truyện sau cơn mưa trong SGK. - Thảo luận theo các câu hỏi: ? Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp em nhỏ, cụ già? ? Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn? ? Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyên? *Hoạt động 2: Hoạt động thực hành. Làm bài tập 1, SGK - HS Làm bài tập 1 vào vở. - Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. Các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung chốt kết quả đúng. (Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.) *Hoạt động 3:Tìm hiểu 1số phong tục tập quán ở các địa phương. - Tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến về phong tục tập quán của địa phương thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích
  7. 7 - TCĐG: Củng cố cho HS- Cần tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ. IV. Hoạt động ứng dụng: Luôn đối xử tốt lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ Thứ ba ngày 13 tháng 11năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Học sinh biết: - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, - Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm. (BT cần làm: Bài 1a, 2a,b; Bài 3. Học sinh khá giỏi hoàn thành các BT) - HS học tập tích cực. II. Đồ dùng dạy –học:phiếu học tập. III.Hoạt động học: 1. Hoạt động thực hành: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2. GV giới thiệu nội dung bài học. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập; Bài 1: - Đọc thầm yêu cầu . - Làm CN, sau đó trao đổi N2 - Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Bài 2: (CN).Làm vào vở . - Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Bài 3 (CN) làm bài 3 vào vở . - Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. Bài giải: Trong 3 ngày đầu người đó đi được là: 10,8 x 3 = 32,4(km) Trong 4 ngày tiếp theo người đó đi được là:9,52 x4 = 38,08(km) Người đó đi được tất cả là: 32,4 + 38,08 = 70,48(km)
  8. 8 Đáp số : 70,48km . * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: Hs vận dụng lí thuyết vào thực hành - Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, - Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm. Áp dụng giải bài toán liên quan. - Hs rèn tính cẩn thận , trình bày khoa học. IV. Hoạt động ứng dụng: - Luyện tập nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 24,8dm= mm 37,65m= cm 9m= km 5,42m= mm 5 tấn= kg 1,8 tạ= kg Tiết 2 LUYỆN TỪVÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Hiểu đúng nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. -Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu (BT3). Học sinh khá giỏi nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được BT2. - HS biết thêm một số vốn từ trong giao tiếp. - GDKNS: Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và nhắc nhở mọi người BVMT. II. Đồ dùng dạy –học:Phiếu học tập. Bảng nhóm III. Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động: - Ban học tập tổ chức cho các bạn ôn bài qua trò chơi. 2. Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. 3. Hoạt động thực hành-Hướng dẫn HS làm bài tập Làm bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - N2: NT tổ chức cho các bạn đọc thầm đoạn văn. - N2: Em cùng bạn thảo luận thực hiện nhiệm vụ : a, Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên. -Khu dân cư:khu vực dành cho nhân dân ăn ở,sinh hoạt - Khu sản xuất:khu vực dành cho sản xuất. - Khu bảo tồn thiên nhiên:Khu vực trong các loài cây,con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ,gìn giữ lâu dài. b)Sinh vật : Tên gọi chung các vật sống,bao gồm động vật,thực vật,vi sinh vật.
  9. 9 Sinh thái:Quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh. Hình thái:Hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật,có thể quan sát được b, Nối một từ ở cột A ứng với nghĩa của cột B. - N4: NT tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả vào phiếu. - Cả nhóm thống nhất kết quả. Làm bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - Cá nhân tự làm bài tập vào vở. - NT gọi các bạn trình bày kết quả làm việc. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - TCĐG: - Hiểu đúng nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. -Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu (BT3). IV. Hoạt động ứng dụng: Hãy viết một đoạn văn có nội dung nói về việc bảo vệ môi trường ở địa phương em đang sinh sống. Ví dụ: Dể thực hiện việc bảo vệ môi trường đúng với khẩu hiệu “Sạch làng tốt ruộng”. Vừa qua thôn em có tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm. Từ sáng sớm tất cả mọi người trong làng đã có mặt đông đủ. Mọi người cùng nhau dọn vệ sinh đường làng. Người quét, người khơi thông cống rãnh, người hót rác. Mỗi người một việc, chẳng mấy chốc đường làng đã sạch sẽ. Ai nấy đều phấn khởi, vui mừng vì thấy đường làng sạch sẽ. Đó là góp phần làm cho quê hương thêm sạch, đẹp. Cũng chính là một biện pháp bảo vệ môi trường trong lành hơn. Tiết 3KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn . - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. - Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy –học:- Phiếu học tập, bảng nhóm. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp hát 1 bài hát . 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức- Hoạt động cơ bản - 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý. - NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
  10. 10 - Các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài và báo cáo cùng cô giáo. - Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể. 4. Hoạt động thực hành: * Kể trong nhóm - N4: NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể. - Các bạn kể trong nhóm. - Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá. - Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp. * Kể trước lớp: - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện. - Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện. - Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể. - Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn. - GV nhận xét chung. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, kể chuyện - TCĐG: + Kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện + Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa câu chuyện . + Có ý thức lắng nghe + Tự học IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ , ông bà, anh chị, em nghe. BUỔI CHIỀU: Tiết 1 KHOA HỌC: SẮT GANG THÉP I/ Mục tiêu:- HS nhận biết một số tính chất của sắt,gang. - Nêu một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt,gang,thép. - Nhận biết một số đồ dùng làm từ sắt,gang thép. GDMT:Khai thác,chế tạo sắt,gang,thép hợp lý để bảo vệ nguồn khoáng sản và bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy- học III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp ôn bài. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
  11. 11 3. Hình thành kiến thức- Hoạt động cơ bản HĐ 1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép: Y/c học sinh quan sát các vật vừa nhận được, đọc bảng thông tin trang 48 SGK và hoàn thành phiếu so sánh về nguồn gốc, tính chất của sắt, gang, thép. - HS chỉ ghi vắn tắt chính bằng các gạch đầu dòng cho thuận tiện. - Gọi nhóm làm vào phiếu to dán phiếu lên bảng, đọc phiếu y/c các nhóm khác n/x, bổ sung HĐ 2: ứng dụng của gang và thép trong đời sống - Tổ chức cho học sinh HĐ theo cặp như sau: Y/c học sinh quan sát từng hình minh họa trang 48,49 SGK trả lời các câu hỏi. Tên sản phẩm là gì? Chúng được làm từ vật liệu gì? - Gọi Hs trình bày ý kiến. - Em có biết sắt, gang, thép được dùng để sản xuất những dụng cụ, chi tiết máy đồ dùng nào nữa? HĐ 3: Cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim sắt - HS thảo luận theo nhóm 2 - Gọi HS Trình bày ý kiến *Đánh giá thường xuyên: - Phương pháp ĐG: Quan sát, Vấn đáp. - Kĩ thuậtĐG: Ghi chép ngắn, đặt câu hỏi, trình bày miệng -Mục tiêu ĐG: HS nhận biết một số tính chất của sắt,gang. - Nêu một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt,gang,thép. - Nhận biết một số đồ dùng làm từ sắt,gang thép. IV. Hoạt động ứng dụng: - Nhà em có những đồ dùng nào được làm từ sắt ,gang, thép? VD:Dao, Kéo, Cày, cuốc, bừa, hàng rào sắt, cánh cổng, nồi gang, chảo gang Tiết 2 ĐỊA LÍ: NÔNG NGHIỆP I.Mục tiêu: -Cho HS biết được ngành nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển. Biết được nước ta trồng nhiều loại cây trong đó cây lúa được trồng nhiều nhất. -HS biết quan sát và chỉ được trên lược đồ các vùng phân bố các loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta; xác lập được mqh giữa điều kiện thiên nhiên và sự phát triển cây trồng ở nước ta. II.Đồ dùng dạy- học: GV: Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
  12. 12 III.Hoạt động dạy -học: 1. Khởi động - CTHĐTQ điều hành cả lớp chơi một trò chơi. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức *Hoạt động1: Tìm hiểu về ngành trồng trọt - HS quan sát lược đồ Nông nghiệp Việt Nam, thảo luận theo nhóm với nội dung sau: ? Kể tên một số cây trồng ở nước ta. ? Loại cây nào trồng nhiều nhất. ? Cho biết nơi phân bố cây trồng (lúa gạo, cây công nghiệp) ? Cho biết vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp nước ta. ? Vì sao cây trồng nước ta chủ yếù cây xứ nóng? ? Ngành trồng lúa đạt được thành tựu gì? - Sau khi làm bài xong các em trao đổi, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - GV Gọi các nhóm trình bày. *Đánh giá thường xuyên: * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. * Kĩ thuật: Tư vấn hổ trợ học tập - Tiêu chí đánh giá: HS biết được ngành nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và ngành chăn nuôi đang ngày càng phát triển. Biết được nước ta trồng nhiều loại cây trong đó cây lúa được trồng nhiều nhất. *Hoạt động2: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi - N2 Thảo luận theo nhóm với nội dung sau: ? Hãy kể tên một số vật nuôi ở nước ta và nơi phân bố chúng? ? Vì sao số lượng gia súc, gia cầm nước ta ngày càng tăng? ? HS liên hệ ở địa phương đã nuôi những loại vật nuôi nào. - Sau khi làm bài xong các em trao đổi, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. -GV gọi HS trình bày. Cả lớp lắng nghe và bổ sung. *Đánh giá thường xuyên: * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. * Kĩ thuật: Tư vấn hổ trợ học tập - Tiêu chí đánh giá: HS biết quan sát và chỉ được trên lược đồ các vùng phân bố các loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta; xác lập được mqh giữa điều kiện thiên nhiên và sự phát triển cây trồng ở nước ta. *Hoạt động3: Thuyết trình tranh ảnh sưu tầm được về ngành nông nghiệp -Tổ chức cho các nhóm trưng bày tranh ảnh của nhóm đã sưu tầm được. IV. Hoạt động ứng dụng:
  13. 13 Ở địa phương em có hoạt động sản xuất nông nghiệp không? Kể tên các loài cây trồng , vật nuôi mà em biết? VD: Lúa, ngô, lạc, đậu đen , đậu xanh, khoai lang Các loài vật nuôi như: trâu, bò, lợn Thứ tư ngày 14 tháng 11năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TẬP ĐỌC: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. - Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: Cần cù làm việc để giúp ích cho đời.(thuộc hai khổ thơ cuối bài). HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm toàn bài. - GDKNS:Cảm phục tinh thần lao động miệt mài của loài ong, sống có ích cho đời. II. Đồ dùng dạy –học: III. Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động:Hát bài Chị ong nâu và em bé. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3. Hình thành kiến thức- Hoạt động cơ bản: - Nhóm 2 em cùng quan sát tranh và trao đổi. - Báo cáo với cô giáo và thống nhất ý kiến. HĐ 1. Luyện đọc - GV đọc toàn bài, hướng dẫn cách đọc. Chia đoạn - N4: Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm luyện đọc: đọc nối tiếp các đoạn; đọc từ khó( NT giúp đỡ các bạn yếu về phát âm từ khó, câu dài) rong ruổi, rù rì, quần đảo, đẫm.; đọc từ chú giải. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài HĐ 2. Tìm hiểu bài (HĐ cá nhân, nhóm) - Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. - N2: NT điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, đặt câu hỏi - TCĐG: + Đọc đúng thể thơ lục bát
  14. 14 + Hiểu các từ ngữ: rong ruổi, rù rì, quần đảo, đẫm + Tích cực luyện đọc + Tự học, hợp tác +Nắm nội dung: Bài thơ cho ta thấy tinh thần lao động miệt mài của loài ong, sống có ích cho đời. 4. Hoạt động thực hành HĐ 3. Luyện đọc diễn cảm( HĐ nhóm). -N4: Các nhóm tự chọn 1 đoạn mà các em yêu thích và luyện đọc thuộc lòng. Chú ý các dòng thơ ngắt nhịp lẻ. - N4: NT tổ chức cho các bạn luyện đọc thuộc lòng. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời - TCĐG: + Đọc đúng những chỗ ngắt nghỉ. Nhấn giọng những chỗ cần thiết +Đọc giọng đọc diễn cảm bài thơ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm . + Ý thức đọc hay, diễn cảm IV. Hoạt động ứng dụng: - GDKNS:Cảm phục tinh thần lao động miệt mài của loài ong, sống có ích cho đời.Trong học tập, cuộc sống sẽ gặp khó khăn nhưng chúng ta phải kiên trì chịu khó vượt lên để học tập, làm việc. - Tác dụng của mật ong? Tiết 2 TOÁN: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I.Mục tiêu: Biết : - Nhân một số thập phân với một số thập phân. - Phép nhân hai số thập phân có tính chất giao hoán . - HS học tập tích cực, vận dụng làm bài tập đúng. II. Đồ dùng dạy –học:-Vở ô ly Toán, vở nháp. III.Hoạt động dạy -học: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2. GVgiới thiệu bài học. 3.Hình thành kiến thức -Hoạt động cơ bản: Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: - Đọc thầm SGK: GV Hướng dẫn làm ví dụ 1,2 - Nắm cách nhân một số thập phân với một số thập phân qua ví dụ 1, 2.
  15. 15 * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp. - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời. - TCĐG: HS nắm được cách nhân một số thập phân với một số thập phân, bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một thập phân. 4.Hoạt động thực hành: Bài 1: Đọc thầm yêu cầu . CN làm bài vào vở, sau đó trao đổi N2 - Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Bài 2: (CN).Làm vào vở nháp - Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. => Rút ra được tính chất giao hoán của phép nhân các số thập phân. Bài 3: (CN) Làm bài vào vở. - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp chữa bài * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: -HS vận dụng được quy tắc nhân 1 số thập phân với 1số thập phân vào làm các bài tập ở SGK.Vận dụng giải bài toán liên quan. IV. Hoạt động ứng dụng: - Khi đánh dấu phẩy ở tích ta lưu ý điều gi?( Đếm xem phần thập phân của 2 thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải qua trái.) Luyện tập cách nhân một số thập phân với một số thập phân. 52,8 x 6,3 17,25 x 4,2 Thứ năm ngày 15 tháng 11năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TẬP LÀM VĂN: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. Mục tiêu: - Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người (ND ghi nhớ). - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình . - HS học tập tích cực, lời lẽ phong phú.
  16. 16 II. Đồ dùng dạy –học - Phiếu học tập, bảng nhóm. III. Hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: - Ban học tập cho các bạn ôn lại kiến thức: Thế nào là văn miêu tả? Nêu cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh? - Nhận xét 2. GV giới thiệu bài học 3. Hình thành kiến thức: HĐ 1: Hướng dẫn thực hiện phần nhận xét và rút ghi nhớ. Làm bài 1: - Cá nhân yêu cầu. - N4: NT cho các bạn quan sát tranh ở SGK và làm bài tập vào phiếu: + Những đặc điểm nổi bật của Hạng A Cháng. + Xác định từng đoạn và nội dung của từng đoạn trong bài văn. - Các nhóm cùng chia sẻ nội dung thảo luận. - GV tổ chức cho HS nêu ý kiến và rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời -TCĐG: Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người (ND ghi nhớ). 4. Hoạt động thực hành: - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV hỗ trợ: + Em định tả ai? + Phần mở bài em nêu những gì? + Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài? + Phần kết bài em nêu những gì? - Làm bài tập vào vở. - NT tổ chức chia sẻ trong nhóm, nhận xét, bổ sung. - Những bạn có dàn bài hay chia sẻ trước lớp. - Cả lớp nhận xét, đánh giá. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời -TCĐG: - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình . IV. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà tập quan sát và tả một người em yêu mến.( Lập dàn bài)
  17. 17 Tiết 2 TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; - Rèn kĩ năng nhân 1 STP với 1 STP. BT cần làm bài 1. HS K – G hoàn thành các BT. - HS học tập tích cực, cẩn thận, chính xác. II. Đồ dùng dạy- học : -phiếu học tập. III.Hoạt động học: 1. Hoạt động thực hành: 1.Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2. GV giới thiệu bài học 3. Hoạt động thực hành: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1; (CN) Đọc thầm yêu cầu bài 1: - Thực hiện vào giấy nháp sau đó trao đổi N2 - Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Lời giải: 579,8 x 0,1 = 57,98 38,7 x 0,1 = 3,87 805,13 x 0,01 =8,0513 67,19 x 0,01 =0,6719 362,5 x 0,001 = 0,3625 20,25 x 0,001 =0,02025 6,7 x 0,1 = 0,67 3,5 x 0,01 = 0,035 5,6 x 0,001 = 0,0056 Bài 1(b) : Nhóm trưởng điều hành nhẩm trong nhóm Bài 2: (CN).Làm vào vở - Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn.Các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Bài 3:- GV nhắc lại cách tính tỉ lệ bản đồ: Làm CN sau đó trao đổi thống nhất trong nhóm. - Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp chữa bài. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích
  18. 18 - TCĐG: -HS vận dụng được quy tắc nhân 1 số thập phân với 1số thập phân vào làm các bài tập ở SGK.Vận dụng giải bài toán liên quan. IV. Hoạt động ứng dụng: => Rút ra nhận xét: Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, chữ số. Luyện tập cách nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001 Tính nhanh a) 3,17 + 3,17 + 3,17 + + 3,17 b) 0,25 x 611,7 x 40. ( 100 số hạng ) a) 3,17 + 3,17 + 3,17 + + 3,17 ( 100 số hạng ) = 3,17 x 100 = 317 b) = (0,25 x 40) x 611,7 = 10 x 611,7. = 6117 Tiết 3 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu: - Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2). - Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho BT4 - HS vận dụng đúng vào trong giao tiếp. II. Đồ dùng dạy –học :Bảng nhóm, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. 2. Giáo viên giới thiệu nội dung bài học. 3. Hoạt động thực hành Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - N4: em cùng bạn trao đổi và làm vào phiếu. - NT thống nhất nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + của nối cái cày với người HM +bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen
  19. 19 +như(1)nối vòng với hình cánh cung +như(2)nối hùng dũng với một chàng hiệp sỹ cổ đeo cung ra trận. Bài 2:- HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài cá nhân vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét. a)Từ nhưng biểu thị quan hệ tương phản b)Từ mà biểu thị mói quan hệ tương phản c)Từ nếu biểu thị mối quan hệ giả thiết kết quả. Bài 3: - HS đọc yêu cầu của bài tập 3. - N4: em cùng bạn trao đổi và làm vào phiếu. - NT thống nhất nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Báo cáo cùng với cô giáo. Bài 4: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài cá nhân vào vở. - Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét - Gọi bạn đọc câu vừa đặt. - Lớp nhận xét, tuyên dương bạn có câu đặt hay. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2). - Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho BT4 IV. Hoạt động ứng dụng: - HS vận dụng đúng quan hệ từ vào trong giao tiếp. Chuyển câu đơn sau thành câu ghép có sử dụng quan hệ từ. a) Mưa đã ngớt. Trời tạnh dần.( Mưa đã ngớt và trời tạnh dần.) b) Thuý Kiều là chị. Em là Thuý Vân.( Thuý Kiều là chị còn em là Thuý Vân.) Thứ sáu ngày 16 tháng 11năm 2018 BUỔI SÁNG: Tiết 1 TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Quan sát và chọn lọc chi tiết) I. Mục tiêu:- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK .
  20. 20 -Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. - Rèn kĩ năng quan sát, chọn lọc ý để viết được đoạn văn. II. Đồ dùng dạy –học - Phiếu học tập, bảng nhóm. III. Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động: - Ban học tập cho các bạn ôn lại kiến thức: Thế nào là văn tả người? Nêu cấu tạo ba phần của bài văn tả người? - Nhận xét 2. GV giới thiệu nội dung bài học. 3. Hướng dẫn thực hành: Bài tập 1: - Em đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - N4 cùng làm bài vào phiếu. - Các nhóm chia sẻ trươc lớp . - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả . - GV nhận xét, bổ sung. Bài tập 2: - Em đọc yêu cầu của bài tập. - NT y/c các bạn xác định yêu cầu của bài tập. - N2: ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc trong bài văn. - N4: NT cho các bạn trình bày và thống nhất kết quả. - Gọi HS trình bày bài trước lớp. * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời -TCĐG: :- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK . -Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. IV. Hoạt động ứng dụng: Lưu ý khi miêu tả ngoại hình một người? * GV lưu ý: Biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh , làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn , không lan man dài dòng. - Tập quan sát ngoại hình của một người thân. Tiết 2 TOÁN: LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: Biết : - Nhân một số thập phân với một số thập phân.
  21. 21 - Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính - HS học tập tích cực, tự giác. - Rèn tính cẩn thận, Kỹ năng nhân thành thạo. II. Đồ dùng dạy –học : Phiếu học tập III.Hoạt động dạy- học: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. 2.GVgiới thiệu bài học. 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Đọc thầm yêu cầu BT1a (CN, N2) - Làm CN, sau khi làm xong trao đổi N2 -NT chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. - GV gọi HS trình bày bài làm - (CN, N2) Làm vào vở nháp BT1b - Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. *9,6 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x(0,4 x 2,5) =9,65 x1 = 9,65 *0,25x 40 x 9,84 =(0,25 x40) x 9,84 =1 x 9,84=9,84 *7,38 x1,25 x80=7,28 x (1,25 x 80)=7,38 x100=738 *34,3 x 5 x0,4 =34,4 x(5 x 0,4) =34,4 x 2 =68,8 Bài 2: (CN, N2) Làm vào vở - Làm CN, sau khi làm xong trao đổi N2 - Gọi HS lên bảng làm. Cả lớp chữa bài * Đánh giá: - PPĐG: Quan sát, vấn đáp, tích hợp - KTĐG: ghi chép ngắn, nhận xét bằng lời, phân tích - TCĐG: -HS vận dụng được- Nhân một số thập phân với một số thập phân. - Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính IV. Hoạt động ứng dụng: Về nhà tập luyện tập thêm cách nhân số thập phân với số thập phân. Tìm số tự nhiên x bé nhất trong các số: 2; 3; 4; 5sao cho: 2,6 x > 7 Bài giải : - x = 2 thì 2,6 x 2 = 5,2 7 (được) - x = 4 thì 2,6 x 4 = 10,4 > 7 (được) - x = 5 thì 2,6 x 5 = 13 > 7 (được) Vậy x = 3 ; 4 ; 5 thì 2,6 x > 7
  22. 22 BUỔI CHIỀU: Tiết 1 KHOA HỌC: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG I. Mục tiêu: -Nhận biết 1 số tính chất của đồng. - Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng. - Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng. II. Đồ dùng dạy- học III. Hoạt động dạy-học: 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp trả lời câu hỏi; ? Cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ sắt và hợp kim sắt 2. GV giới thiệu bài. 3.Hình thành kiến thức- Hoạt động cơ bản HĐ 1: Tính chất của đồng - Tổ chức HĐ nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh - Gọi nhóm thảo luận sau trước phát biểu, y/c các nhóm khác n/x, bổ sung. - GV nêu tiếp đồng có nguồn gốc từ đâu? hợp kim của đồng có tính chất gì? chúng ta cùng tìm hiểu. HĐ 2: Nguồn gốc và so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng - Chia học sinh thành nhóm mỗi nhóm học sinh. Phát phiếu học tập cho từng nhóm. Y/c học sinh đọc bảng thông tin ở tranh 50 SGK và hoàn thành phiếu so sánh các tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng. N/x, nhìn vào phiếu và kết luận. HĐ 3: Một sống đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim đồng, các bảo quản đồ dùng đó - Tổ chức cho học sinh thảo luận cặp đôi - Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm gì từ đồng và hợp kim của đồng? GV nêu vấn đề: ở gia đình em có những đồ dùng nào làm bằng đồng? - Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản đồ dùng bằng đồng? *Đánh giá thường xuyên: * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. * Kĩ thuật: Tư vấn hổ trợ học tập * Tiêu chí đánh giá: Hs biết: Nhận biết 1 số tính chất của đồng. Nêu được 1 số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng. Quan sát, nhận biết 1 số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng. IV. Hoạt động ứng dụng: +Kể tên một số vật dụng làm bằng đồng và hợp kim đồng?( Lõi dây điện, các linh kiện điện tử, lõi các Cáp )
  23. 23 +Nêu cách bảo quản các vật liệu làm từ đồng và hợp kim đồng?( Lau chùi sạch sẽ, để nơi khô ráo ) Tiết 2 KĨ THUẬT : CẮT , KHÂU, THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN . I .Mục tiêu: HS: -Làm được một sản phẩm khâu, thêu hoặc nấu ăn . -Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được 1 sản phẩm yêu thích. II. Đồ dùng dạy- học - G: Tranh ảnh của các bài đã học và một số sản phẩm khâu ,thêu đã học. - H:Dụng cụ để thực hành . III. Hoạt động dạy- học: 1 - CTHĐTQ điều hành cả lớp chơi một trò chơi. 2. GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 3 Hướng dẫn thực hành: *Hoạt động 1:Ôn tập những nội dung đã học trong chương I. - Nhắc lại những nội dung chính đã học trong chương I. - Nêu lại cách đính khuy,thêu chữ V,thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn. *Hoạt động2 . H thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành: - Yêu cầu làm sản phẩm tự chọn. - Củng cố những kiến thức,kĩ năng về khâu,thêu, nấu ăn đã học. - Phân công vị trí làm việc của các nhóm. - H thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ chuẩn bị . *Đánh giá thường xuyên: * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp. * Kĩ thuật: Tư vấn hổ trợ học tập * Tiêu chí đánh giá: Hs biết: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành được một sản phẩm khâu, thêu IV.Hoạt động ứng dụng: Về nhà tiếp tục thực hành nội dung mà em đã chọn. Tiết 3: SINH HOẠT: sinh ho¹t LỚP I.Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 12.
  24. 24 - Triển khai phương hướng trong tuần 13. - Giáo dục HS ý thức tự giác trong sinh hoạt TT II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt III. Tiến hành 1/ Khởi động: Lớp phó văn thể điều khiển cả lớp cùng hát một bài hát tập thể do Đội triển khai. 2/ Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 12 - CTHĐTQ đánh giá hoạt động của lớp trong tuần 12 về các mặt như: + Thực hiện các nội qui của Đội, của trường: Đeo khăn quàng, đi học đúng giờ, ăn mặc đồng phục Thực hiện nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ + Thực hiện nề nếp học tập: Học bài và làm bài tập ở nhà, xây dựng bài trên lớp + Thực hiện nề nếp vệ sinh - Các tổ trưởng đánh giá về hoạt động của tổ mình - Học sinh trong lớp thảo luận, bổ sung . - Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến nhận xét, tổng kết 3/ Phương hướng hoạt động trong tuần 13: - Thi đua lập thành tốt chào mừng ngày 20/11. - Thi chữ viết đẹp, Thi văn nghệ chào mừng ngày 20/11 - Tiếp tục giữ vững các hoạt động đã làm được trong tuần 13. - Đến trường tự giác làm vệ sinh lớp học và VS khu vực được phân công. - Tăng cường bồi dưỡng chữ viết đẹp: Thảo, Ngọc, Huệ ,Hằng, Anh - Giúp đỡ HS yếu : Tuấn, Sang, Như ( Tính toán, luyện tập làm văn) - Hướng dẫn Hs Khu Vực tưới hoa. - Nhắc nhở , hướng dẫn Hs làm BT trong hai ngày nghỉ cuối tuần. *Tuyên dương: Kí duyệt ngày 12 tháng 11 năm 2018 P. Hiệu trưởng Trần Thị Mỹ Dạ