Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8 - Trường THCS Trung Hưng

doc 15 trang thienle22 8960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8 - Trường THCS Trung Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_dia_ly_8_truong_thcs_trung_h.doc

Nội dung text: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8 - Trường THCS Trung Hưng

  1. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. . ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM - Nhà nướcc ta khẳng định vị thế của VN: VN là một quốc gia độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vện lãnh thổ, gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời” - Việt nam là một bộ phận của thế giới: + Vn gắn liền với lục địa á- âu, thuộc ĐNA + VN có biển là một bộ phận của biển Đông 1, Vì sao khẳng định VN là quốc gia tiêu biểu , thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của khu vực ĐNA? - Về tự nhiên: Tính chất bao trùm của thiên nhiên Việt nam là tính chất nhiệt đới gió mùa, là tính chất chung của khu vực. - Về văn hoá: có nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc gắn bó với khu vực và có nhiều nét tương đồng nhau (vd) - Về lịch sử: là lá cờ đầu chống thực dân đế quốc. 2, Công cuộc đổi mới của VN bắt đầu từ năm nào? Thành tựu vn đã đạt được trong thời gian qua? Công cuộc đổi mới của vn bất đầu từ năm 1986 đến nay đã đạt những thành tựu, to lớn, toàn diện: - Thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kt-xh kéo dài, kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP 7%\ năm. Đời sống nhân dân được cảI thiện rõ rệt. - Từ chỗ thiếu ăn phảI nhập khâu lương thực, nay trở thành 1 trong 3 nước xk gạo lớn nhất TG (Thái Lan, VN, Hoa Kì) - Công nghiệp phát triển nhanh, Nhiều khu CN, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao được hình thành - Các ngành DV phát triển nhanh, ngày càng đa dạng - Phát triển kinh tế nhiều thành phần, I. VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ: 1, Đặc điểm vị trí địa lí co ảnh hưởng như thế nào tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ? -Vị trí nội chí tuyến, cầu nối giữa đất liền và hải đảo, nơi tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và sinh vật làm cho thiên nhiên nước ta có tính chất nhiệt đới, gió mùa, ẩm. Không khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam á, Bắc Phi. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng. Vd: tính chất nhiệt đới: nhiệt độ trung bình năm trên 210C. Gió mùa và biển mang đến một lượng mưa lớn 1500 -2000mm/năm, độ ẩm > 80%. 2, Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta? - Hình dạng lãnh thổ kéo dài bắc nam, hẹp ngang, bờ biển dài uốn cong hình chữ S: Có tác động đến tự nhiên là: Trường THCS Trung Hưng 1
  2. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. + Làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng từ bắc vào nam, từ đông sang tây. + Biển ảnh hưởng sâu vào đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm Đối với giao thông: + Cho phép nước ta phát triển các loại hình giao thông đường bộ, đường biển, hàng không + Lãnh thổ hẹp ngang, nằm sát biển, làm chia cắt giao thông B- N, thiên tai phá hoại các công trình giao thông 3, Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổVN có thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay? - Tạo thuận lợi cho VN phát triển kinh tế toàn diện - Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước đông nam á và thế giới trong xu thế toàn cầu hoá - Phaỉ luôn chú ý bảo vệ đất nước, Phòng chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời ) II. BIỂN VIỆT NAM 1. Chứng minh biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ĐNA - Biển lớn: đứng thứ 3 trong số các biển thuộc Thái Bình Dương - Tương đối kín: Thông với Thái Bình Dương qua các eo biển hẹp - Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: trải từ xích đạo tới chí tuyến bắc, chế độ hải văn theo mùa 2. Biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh qua các yếu tố khí hậu biển? Tính chất nhiệt đới: - Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt trên 230C, không đóng băng. Nhiệt độ thay đổi theo mùa: mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền. Tính chất gió mùa: - Chế độ gió: tháng 10 – tháng 4: gió Đông Bắc. tháng 5 – 11: gió Tây Nam. - Dòng biển: hoạt động theo mùa Tính chất ẩm: lượng mưa tb 1100 -1300 mm/năm. 3. Biển đã đem lại những thuận lợi khó khăn gì cho sx và đời sống của nhân dân ta? Cần có biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên môi trường biển VN? III. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỰ NHIÊN VIỆT NAM 1. Lịch sử phát triển tự nhiên nước ta trải qua những giai đoạn nào? Giai đoạn nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta hiện nay?( Tân kiến tạo) 2. ý nghĩa của giai đoạn tân kiến tạo đối với sự phát triển tự nhiên hiện nay? Trường THCS Trung Hưng 2
  3. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. (Trình bày quá trình biến đổi cơ bản của lãnh thổ nước ta trong giai đoạn Tân kiến tạo?) - Nâng cao địa hình, làm núi non sông ngòi trẻ lại - Xuất hiện các cao nguyên ba zan - Sụt lún tạo ra các đồng bằng phù sa trẻ ( Vd) - Mở rộng biển đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa - Góp phần hình thành khoáng sản: dầu mỏ, bôxits, than bùn - Tiến hoá giới sinh vật, xuất hiện loài người. IV. KHOÁNG SẢN VN: 1. Chứng minh khoáng sản nước ta phong phú đa dạng? Nguyên nhân? 2. Nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản nước ta, biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản? V. ĐỊA HÌNH VIỆT NAM - 3 Đặc điểm: + + + 1. Vì sao nói đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Vn? 2. Chứng minh địa hình nước ta là địa hình già được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau 3. Chứng minh địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người 4. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào? 5. Giải thích sự hình thành các dạng địa hình: a, Địa hình cacxtơ Nước mưa có thành phần CO2, khi tác dụng với đá vôI gây phản ứng hoà tan đá CACO3 + H2CO3 => Ca(HCO3)2 Vì vậy bên trên núi đá vôi lởm chởm, sắc nhọn, bên trong có các hang động, thạch nhũ rất đẹp b, Địa hình cao nguyên bazan Vào gđ Tân sinh, vận động tạo núi làm đứt gãy địa hình, dung nham núi lữa phun theo các đứt gãy, tạo ta các cao nguyên bazan ở Tây Nguyên, Nghệ An c, Địa hình đồng bằng phù sa mới: Tân kiến tạo gây ra các sụt lún, sau đó được sông ngòi mang vật liệu, phù sa tới bồi đắp mà thành d, Địa hình đê sông, đê biển, hồ chứa - Đê sông chủ yếu ở dọc 2 bờ sông Hồng, sông Thái Bình do nhân dân đắp để chống lũ lụt - Đê biển: đắp ven biển chống thuỷ triều, ngăn mặn - Hồ chứa: Đắp đập ngăn sông, suối để làm thuỷ lợi và thuỷ điện 6. Địa hình vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường sơn bắc có tác động như thế nào đến khí hậu của mỗi vùng? Trường THCS Trung Hưng 3
  4. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. 7. Địa hình đồng băbgf sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giống và khác nhau ở những điểm nào? 8. Đặc điểm các khu vực địa hình: Vùng Đặc điểm nổi bật của địa hình Đông bắc - Vùng đồi núi thấp và vùng đồi trung du phát triển rộng - Các núi cánh cung mở rộng về phía bắc - Địa hình cacxtơ phổ biến, có các cảnh quan đẹp như Vịnh Hạ Long Tây bắc - Là vùng núi cao và các cao nguyên đá vôi hiêmt trở, chạy theo hướng TB-ĐN - Có các đồng bằng nhỏ nằm xen kẽ giữ núib Trrường Sơn - Là vùng đồi núi thấp có hai sườn không đối xứng bắc - Sườn đông Trường sơn hẹp, có các nhánh núi đâm ngang ăn sát ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền trung ra nhiều khu vực Núi và cao - Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ nguyên - Địa hình nổi bật là các cao nguyên bazan xếp tầng rộng lớn Trường Sơn Nam Chứng minh, giải thích địa hình nước ta luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và của con người Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm: - Trong môi trường nóng, ẩm, gió mùa, lượng mưa lớn tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi, bồi tụ các đồng bằng tạo nên các dạng địa hình hiện đại - Tạo nên các dạng địa hình độc đáo như Cacxtơ nhiệt đới Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con ngời: - Tác động trực tiếp, thường xuyên tạo nên các dạng địa hình nhân tạo: đê, đập, kênh, rạch, hồ chứa nước - Tác động gián tiếp: chặt phá rừng lấy gỗ, lấy đất làm nương rẫy, xây dựng các công trình cũng là nguyên nhân làm địa hình biến đổi mạnh mẽ. Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình- di sản thiên nhiên thế giới là dạng địa hình Cacxtơ ngầm nhiệt đới. Trường THCS Trung Hưng 4
  5. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. - Các hang động được hình thành do sự ăn mòn, xâm thực của nước để mở rộng các khe nứt có sẵn - Đá vôi bị nước có axit ăn mòn theo phản ứng hoá học: CaCO3 + H2CO3 Ca(HCO3)2 - Sau khi nước bốc hơi tạo thành các thạch nhũ với nhiều hình thù kỳ lạ và độc đáo. VI. KHÍ HẬU VIỆT NAM 1. Các đặc điểm chính (tính chất ) của khí hậu việt nam - Tính nhiệt đới gió mùa ẩm. Giải thích vì sao có đặc điểm đó? (giải thích: Vị trí nội chí tuyến, vị trí giao nhau của các luồng gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển) - Tính đa đạng - Tính thất thường Trong 3 đặc điểm trên đặc điểm nào quan trọng nhất? Vì sao? (Trong 3 đặc điểm trên , đặc điểm nhiệt đới gió mùa ẩm quan trọng nhất vì đây là tính chất chung bao trùm lên các thành phần tự nhiên khác như điạ hình, thổ nhưỡng, thuỷ văn, biển, sinh vật) 2. Nét độc đáo của khí hậu nước ta: - Nằm trong vùng nhiệt đới nhưng vẫn xuất hiện băng tuyết, sương muối, sương giá - Chịu sự tác động của gió mùa nên ẩm ướt, mưa nhiều, không nóng khô như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam á, Bắc phi 3. Chứng minh và giải thích tính đa dạng của khí hậu nước ta - Khí hậu nước ta phân hoá đa dạng theo không gian và thời gian Theo không gian: Từ Bắc – Nam, Đông – Tây chia ra 4 miền khí hậu: + Miền khí hậu phía Bắc: Từ Hoành Sơn trở ra, có mùa đông rất lạnh tương đối ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa. Vùng núi cao thường có băng tuyết, sương muối, sương giá.(Miền này còn có sự phân hoá ra 2 miền khí hậu là Đông Bắc, Tây Bắc) + Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Từ Hoành Sơn tới mũi Dinh: Cũng có một mùa đông khá lạnh. Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông + Miền khí hậu phía Nam: Bao gồm Nam bộ và Tây Nguyên, có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc + Miền khí hậu biển đông: Khí hậu gió mùa hải dương Theo thời gian: Một năm có hai mùa khí hậu, miền bắc có một mùa đông lạnh, mùa hè nóng, miền nam có hai mùa mưa khô rõ rệt. Giữa hai mùa chính còn có các thời kì chuyển tiếp (Xuân, Thu) - Giải thích. Trường THCS Trung Hưng 5
  6. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. + Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam, địa hình đa dạng tạo ra sự phân hoá theo không gian + Gió mùa và vị trí của hai miền Nam Bắc tạo ra sự phân hoá theo thời gian 4. Trong mùa gió Đông Bắc khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam bộ có đặc điểm gì giống nhau không? Vì sao? - Mùa gió Đông Bắc thời tiết- khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rõ rệt Miền bắc có một mùa đông lạnh nhưng không thuần nhất, đầu đông lạnh khô, cuối đông lạnh, ẩm ướt. Vì Đông bắc là cửa ngõ đón gió mùa đông bắc, cường độ gió mùa rất mạnh, vùng núi cao ở Tây bắc do yếu tố độ cao địa hình nên cũng rất lạnh. đầu đông gió mùa đi thẳng từ lục địa Tquốc xuống nên thời tiết khô hanh, cuối đông gió lệch hướng về biển nên có mưa phùn, ẩm ướt Miền trung xa cữa ngõ đón gió đông bắc, có dãy Hoành Sơn ngăn cản làm cho cường độ gió mùa giảm sút, mùa đông ít lạnh hơn và có mưa lớn vào cuối đông Miền Nam ở vị trí rất xa nên gió mùa tác động rất ít, lại gần xích đạo nên mùa này nam bộ nóng, khô ổn định suốt mùa 6. Nước ta có mấy mùa khí hậu, nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta? Nước ta có hai mùa khí hậu rõ rệt: - Mùa gió Đông Bắc (tháng 1 – tháng 4) Đặc trưng của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió Đông Bắc và xen kẽ là nhưng đợt gió tín phong ĐN. Về mùa này thời tiết khí hậu trên các miền nước ta khác nhau rõ rệt:  + Miền bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa ĐB mang lại một mùa đông lạnh nhưng không thuần nhất. Đầu đông là tiết thu se lạnh, khô hanh. Cuối đông là tiết xuân với mưa phùn ẩm uớt. Nhiệt độ tb nhiều nơI duới150C, vùng núi cao có thể xuất hiện sương muối sương giá, băng tuyết.  + Tây Nguyên và Nam bộ: Thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa  + Duyên hảI Trung Bộ: có mưa rất ớn vào các tháng cuối năm - Mùa gió TN:  Đây là mùa thịnh hành của gió TN và xen kẽ là tín phong ĐN.  Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt 250C ở các vùng thấp.  Lượng mưa mùa này rất lớn, chiếm 80% lượng mưa cả năm  Riêng duyên hải Trung Bộ mùa này mưa ít  Thời tiết phổ biến mùa này là trời nhiều mây, có mưa rào, mưa dông. Dạng thời tiết đặc biệt là gió tây, mưa ngâu và bão  Bão gây thiệt hại lớn cho các tỉnh đồng bằng, duyên hải nước ta, trung bình mỗi năm 4- 5 cơn bão từ biển đông và thái bình dương đổ vào mang lại một lượng mưa đáng kể 7. Những thuận lợi khó khăn do khí hậu mang lại? 8. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa cũng in đậm nét trong đời sống văn hoá, xã hội của người dân VN, hãy cm - Ca dao tục ngữ Trường THCS Trung Hưng 6
  7. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. - Lễ hội theo mùa - Mùa vụ sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp 9. Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh vật và địa hình nước ta? - Sv: khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sv sinh trưởng, phát triển, khí hậu phân hoá theo từng miền, theo độ cao làm cho sv phong phú đa dạng, từ sv nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới. Trong đó phát triển mạnh mẽ nhất la hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh. Sự phân hoá ra các mùa khí hậu tạo cho nước ta có kiểu rừng thưa rụng lá ở Tây Nguyên - Địa hình: mang tính chất nhiệt đới gió mùa Nước mưa ăn mòn đá vôi tạo nên địa hình cacxtơ độc đáo. Trên địa hình là rừng rậm bao phủ, dưới rừng là lớp vỏ phong hoà dày vụn boẻ dễ bị xói mòn rửa trôi. Mưa lớn tập trung theo mùa đã xói mòn xâm thực, cắt xẻ các khối núi, bồi đắp các đồng bằng tạo nên các dạng địa hình hiện đại 9. Dựa vào bảng 31.3 SGK trang 110 - Tính nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa/ năm, biên độ nhiệt / năm - Rút ra nhận xét và kết luận về đặc điểm khí hậu Việt nam Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trạm Nhiệt độ 16,4 17 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28, 2 27, 2 24,6 21,4 18,2 Hà Nội (0C) Độ cao: Lượng 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,9 288,2 318 265,4 130,7 43,4 23,4 5 m mưa (mm) . VII. SÔNG NGÒI VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung • Địa hình nước ta nhiều đồi núi, lượng mưa hằng năm lớn nên nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước + Có 2360 con sông dài trên 10km + Do lãnh thổ hẹp ngang và giáp biển, nhiều nơi đồi núi ăn sát ra biển nên phần lớn sông của nước ta là sông nhỏ, ngắn và dốc. • Sông của nước ta chảy theo hai hướng chính: tây bắc - đông nam và hướng vòng cung theo hướng nghiêng chung của địa hình + Hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Cả, sông Mã, sông Ba, sông Vàm cỏ (Đông – Tây), sông Tiền, sông Hậu + Hướng vòng cung: sông cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Lô, sông Gâm • Nước ta có chế độ mưa mùa nên sông ngòi có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn + Mùa lũ nước sông dâng cao, chảy mạnh, chiếm 70-80% lượng nước cả năm, thường gây lụt lội. Trường THCS Trung Hưng 7
  8. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. + Do đặc điểm hình dạng mạng lưới sông, địa hình, địa chất nên tính chất lũ của các sông cũng khác nhau. Sông miền Bắc lũ dữ, lên nhanh, xuống nhanh, sông Miền Trung lũ lên nhanh, sông miền Nam lũ hiền, lên chậm, xuống chậm. + Do chế độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau nên mùa lũ của các sông không trùng nhau • Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn, là nguồn tài nguyên lớn cho đời sống và sản xuất 2. Sông ngòi nước ta có giá trị lớn về nhiều mặt + Bồi đắp phù sa tạo ra các đồng bằng châu thổ màu mỡ + Là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sx + Có giá trị to lớn về giao thông, nghề cá, du lịch, thủy điện 3. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm Nhiều dòng sông đang bị ô nhiễm do: + Rác thải nước thải sinh hoạt của dân cư + Chất thảI công nghiệp, ghe tàu + Dư lượng hoá chất, phân bón trong nông nghiệp + Đánh bắt thuỷ sản bằng chất độc 4. Một số biện pháp khai thác tổng hợp sông ngòi + Xây dựng các công trình thuỷ lợi – thuỷ điện : tạo ra các hồ chứa nước lớn vừa có giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi, du lịch, nuôI thuỷ sản vứa có điều hoà dòng chảy sông ngòi, giảm bớt lũ lụt + Sử dụng nguồn nước ngọt của sông ngòi để tăng vụ, thau chua, rửa mặn. Khai thác nước mặt để nuôI thuỷ sản. + Tận dụng nguồn phù sa để tăng năng suất cây trồng + Đánh bắt thuỷ sản, nạo vét lòng sông, cảI tạo dòng chảy để phát triển giao thông đường sông CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA 1. Đặc điểm chung + Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc chia thành nhiều hệ thống + Chín hệ thống sông lớn là: -ở bắc Bộ: hệ thống sông Hồng, sông TháI Bình, sông Kỳ cùng – Bằng Giang -ở Trung bộ: Hệ thống sồn mã, sông Cả, sông Thu bồn, sông Đà rằng -ở Nam bộ: Hệ thống sông Đồng Nai – Vàm cỏ, hệ thống sông Cửu Long + Mỗi hệ thống sông có hình dạng và chế độ nước khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình, địa chất của mỗi khu vực 2. Các lưu vực sông Sông ngòi Bắc Bộ Sông ngòi Trung Bộ Sông ngòi Nam Bộ - Tiêu biểu là hệ thống - Tiêu biểu là hệ thống - Tiêu biểu là hệ thống sông Hồng sông Mã, Đà Rằng (s. Ba) sông Cửu Long - Dạng nan quạt - Dạng lông chim hoặc - Lòng sông rộng, sâu, độ - Trung và thượng lưu nhánh cây dốc nhỏ, đổ ra biển bằng có độ dốc lớn - Sông ngắn , dốc chín cửa Trường THCS Trung Hưng 8
  9. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. - Chế độ nước thất - Chế độ nước rất thất - Chế độ nước khá điều thường thường hoà - Mùa lũ từ tháng 6- - Mùa lũ từ tháng 9 – tháng tháng 10. lũ đột ngột 12. Lũ đột ngột, lên nhanh, - mùa lũ từ tháng 7- tháng - Có hàm lượng phù sa rút nhanh 11. Lũ lên chậm, rút chậm cao nhất, trữ năng thuỷ điện lớn nhất - Có giá trị lớn về giao trong các hệ thống thông sông ở nước ta 3. Vấn đề phòng chống lũ lụt + Sông ngòi nước ta có nhiều giá trrị to lớn nhưng lũ lụt thường xảy ra gây nhiều thiệt hại về tính mạng, tài sản và sx. Để phòng chống lũ lụt cần thực hiện nhiều nhóm giảI pháp - GiảI pháp chung * Bảo vệ rừng trong các lưu vực sông, đặc biệt là rừng đầu nguồn * Củng cố và bảo vệ tốt các hệ thống đê * Xây dựng các công trình thuỷ địên, thuỷ lợi, kênh mương thoát lũ * Chủ động sẵn sáng vật tư phương tiện, lương thực, thực phẩm, thuốc men ở các vùng thường xuyên bị lũ • Riêng vùng đb Sông Cửu Long, để sống chung với lũ hướng chung là: * Xây dựng các khu dân cư tránh lũ, nhà nổi, làng nổi * Di dân lên các vùng gò đất cao * Đào kênh thoát nước ra vùng biển phía Tây * Đắp đê bao ngăn lũ nhỏ • Đb Sông Hồng * Bơm nước từ các ô trũng trên đồng ruộng ra sông * Cũng cố hệ thống đê * Bảo vệ rừng đầu nguồn * Xây hồ thuỷ điện, hồ chứa nước VIII. ĐẤT VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung a. Đất ở nước ta rất đa dạng, phức tạp - Vùng đồi núi có đất mùn núi cao, đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ - Vùng đồng bằng có đất phù sa cổ, phù sa mới, đất mặn ven biển * Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố hình thành : Đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và sự canh tác của con người. * Mỗi loại đất có đặc điểm riêng về độ dày, thành phần chất khoáng, độ xốp, màu sắc và có giá trị kinh tế khác nhau. Trường THCS Trung Hưng 9
  10. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. b. Nước ta có hai hệ đất cơ bản : hệ đất feralit và hệ đất phù sa Đất feralit Đất phù sa Phân bố Chiếm 65% diện tích lãnh thổ Chiếm 24% diện tích lãnh thổ Hình thành tại chỗ trên các vùng Hình thành từ bồi tụ phù sa sông đồi núi biển, phân bố chủ yếu ở các đồng bằng Đặc tính Đất chua, nghèo mùn, màu đỏ Trung tính, ít chua hoặc chua mặn, vàng, đỏ nâu. Dễ bị xói mòn, rửa giàu mùn và chất dinh dưỡng trôi, đá ong hoá Màu nâu hoặc xám.Dễ bị ngập úng, chua phèn, chua mặn Giá trị sử Trồng cây công nghiệp lâu năm, Trồng cây lương thực, cây thực dụng trồng rừng, cây ăn quả phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở nuớc ta + Đất là tài nguyên quý giá đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. tài nguyên đất của nước ta có hạn, sử dụng đất phải đi đôi với cải tạo, tu bổ + Nhiều vùng nông nghiệp của nước ta đãụng có hiệu được cải tạo và sử dụng có hiệu quả, cho năng suất và sản lượng cao + Tuy nhiên việc sử dụng đât5s còn chưa hợp lý, có tới hơn 50% diện tích đất tự nhiên cần được cải tạo, trong đó khoảng 10 triệu ha đất trống, đồi trọc. IX. SINH VẬT VIỆT NAM 1. Đặc điểm chung + Sinh vật nước ta rất phong phú, đa dạng về thành phần loài, đa dạng về kiểu hệ sinh thái, đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học + Trên đất liền có rừng nhiệt đới gió mùa, trên biển Đông có khu hệ sinh vật biển nhiệt đới rất giàu có • Những nhân tố góp phần tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta : - Môi trường sống thuận lợi : nguồn nhiệt, ẩm cao, lượng ánh sáng dồi dào, lớp thổ nhưỡng sâu dày, vụn bở - Lãnh thổ ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam á lục địa và Đông Nam á hải đảo : nước ta vừa có sinh vật bản địa, vừa có các luồng sinh vật di cư tới - Quá trình phát triển của sinh vật Việt Nam không bị băng hà tiêu diệt như sinh vật ôn đới 2. Tính đa dạng của sinh vật Việt Nam a. Sự phong phú về thành phần loài Trường THCS Trung Hưng 10
  11. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. + Có tới 14.624 loài thực vật, 11.217 loài và phân loài động vật + Có 365 loài động vật và 350 loài thực vật quý hiếm được đưa vào “sách Đỏ” Việt Nam b. Sự đa dạng về hệ sinh thái: + Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển trên các bãi bồi ven cửa sông, ven biển, đất liền và các hải đảo - Diện tích hơn ba trăm nghìn ha, tập trung ở các vùng cửa sông, ven biển đồng bằng sông Cửu Long - Có rất nhiều loài: thực vật: sú, vẹt, đước Động vật có cá, tôm, cua, sò và nhiều loài lưỡng cư, chim thú. + Hệ sinh tháI rừng nhiệt đới gió mùa - Phát triển trên 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền và các hải đảo - Có nhiều kiểu rừng: rừng kín thường xanh (Cúc phương, Ba Bể), rừng thưa rụng lá (Tây Nguyên), rừng tre nứa (Việt Bắc) - Đặc trưng của rừng kín thường xanh: rậm rạp, xanh quanh năm, nhiều tầng cây, động vật phong phú đa dạng + Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp. Một số khu rừng nguyên sinh được chuyển thành các khu bản tồn thiên nhiên và vườn quốc gia để phục hồi, bảo vệ tính đa dạng của sinh vật Việt Nam + Các hệ sinh thái nông nghiệp và nông – lâm nghiệp Do con người tạo ra như đồng ruộng, ao hồ nuôi thuỷ sản, vườn rừng, ngày càng phát triển và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM 1. Tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị lớn về nhiều mặt a. Giá trị kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống + Thực vật: - Lấy gỗ: lim, sến, táu ,gụ, lát hoa - Khai thác tinh dầu (hồi, tràm), nhựa (thông, màng tang, bồ đề, cánh kiến), ta nanh và chất nhuộm - Làm thuốc : hoàng liên, tam thất, quế, hồi, đương quy, đỗ trọng - Làm thực phẩm : măng, nấm, hạt dẻ, củ mài - Nguyên liệu cho đan lát : tre, mây, + Động vật : - Làm trang sức : đồi mồi, ngọc trai - Làm thực phẩm : cá tôm, cua, mực - Làm thuốc : mật gấu, mật ong, nọc rắn Ngoài ra cả động thực vật còn có giá trị vân hoá, du lịch, nghiên cứu khoa học, làm sinh vật cảnh b. Giá trị bảo vệ môi trường sinh thái (tài nguyên rừng) - Giữ đất, chống xói mòn Trường THCS Trung Hưng 11
  12. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. - Giữ nước ngầm, điều hoà dòng chảy sông suối - Bảo vệ động vật hoang dã - Điều hoà khí hậu 2. Thực trạng của tài nguyên sinh vật nước ta a. Tài nguyên thực vật + Suy giảm số lượng và chất lượng: - Hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị thu hẹp, thay thế là các hệ sinh thái thứ sinh nghèo kiệt hoặc trảng cỏ, cây bụi, - Nhiều cây gỗ quý bị cạn kiệt: lim gụ, lát hoa, sến táu + Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp (khoảng 33 - 35% diện tích đất tự nhiên, đất trống đồi trọc lên tới 10 triệu ha b. Tài nguyên động vật + Động vật hoang dã còn lại không nhiều. có 365 loài cần đựoc bảo vệ khỏi nguy cơ tuyệt chủng + Nguồn lợi thuỷ sản giảm sút nhiều do đánh bắt bằng các phương tiện có tính huỷ diệt ( chất nổ, điện, chất độc) Trường THCS Trung Hưng 12
  13. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ 1. Yêu cầu chung a. Vẽ biểu đồ : Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm), mối tương quan về độ lớn gữa các đối tượng (như so sánh sản lượng lương thực của các vùng), hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ cơ cấu ngành của nền kinh tế) Các loại biểu đồ : hình cột (thanh ngang, cột chồng), hình tròn, đường biểu diễn, biểu đồ kết hợp cột- đường, bđ miền Yêu cầu : khi vẽ biểu đồ phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau : - Khoa học (chính xác) - Trực quan (rõ ràng, dễ đọc) - Thẩm mỹ (đẹp) Để đảm bảo tính trực quan và thẫm mỹ nên dùng các kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các kí hiệu thường dùng: - Gạch nền (gạch dọc, ngang, chéo, ô vuông) - Các ước hiệu toán học (dấu cộng, trừ, nhân) b. Nhận xét biểu đồ: Khi nhận xét biểu đồ cần dựa vào bảg số liệu, các hình vẽ trên biểu đồ, kiến thức lý thuyết đã học để nhận xét. Cần đi từ nhận xét chung đến riêng hoặc ngược lại, cần có số liệu đi kèm và giải thích nguyên nhân. 2. Các loại biểu đồ a. Biểu đồ hình cột: - Chức năng: + Thể hiện động thái phát triển, sự thay đổi quy mô số lượng của các đối tượng + So sánh tương quan về độ lớn + Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể - Phân loại: Biểu đồ cột gồm các loại: cột đơn, cột gộp nhóm, thanh ngang, cột chồng. - Lưu ý khi vẽ: Độ cao các cột cần chuẩn xác, độ rộng các cột phải bằng nhau. Khoảng cách các năm nhìn chung cần đúng tỷ lệ, tuy nhiên có trường hợp cần vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ (vd khi vẽ nhiều cột trên một biểu đồ hoặc khoảng cách năm quá chênh lệch) b. Biểu đồ hình tròn - Chức năng: thể hiện cơ cấu các thành phần của một tổng thể - Phân loại: bđ hình tròn, bđ bán nguyệt Trường THCS Trung Hưng 13
  14. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. - Lưu ý: khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12giờ và vẽ theo chiều kim đồng hồ. Thứ tự các đối tượng trên biểu đồ cần giống thứ tự trong bảng số liệu đã cho để tiện cho việc so sánh, nhận xét. c. Biểu đồ đường biểu diễn - Chức năng: thể hiện tiến trình phát triển, sự biến thiên của đối tượng qua thời gian - Phân loại: bđ một hệ trục toạ độ, bđ 2 hệ trục toạ độ, bđ một đường biểu diễn, bđ nhiều đường biểu diễn - Lưu ý: khoảng cách năm cần đúng tỉ lệ. Nếu số liệu thuộc 3 đơn vị khác nhau trở lên ta cần chuyển về chung một loại đơn vị (thành số liệu tuyệt đối), bằng cách lấy năm dầu tiên làm gốc (bằng 100%). Số liệu các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên. d. Biểu đồ kết hợp cột - đường: Là dạng biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và bđ đường biểu diễn. Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nhưng lại có mối quan hệ nhất định với nhau (vd biểu đồ nhiệt độ lượng mưa) 3. Bài tập thực hành Bài 1. Cho bảng số liệu Bình quân GDP đầu người của một số nước Châu á năm 2001. đv USD Quốc gia Cô-oét Hàn Quốc Trung Quốc Lào GDP/người 19.040 8.861 911 317 a, Hãy vẽ biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân đầu người của một số nước Châu á. b, Nhận xét và giải thích Bài 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Khu vực Diện tích(nghìn km2) Dân số(Triệu người) Châu á 43.608 3.548 Nam á 4.495,6 1.298,2 a, Tính tỉ lệ diện tích và dân số của Nam á so với Châu á b, Tính mật độ dân số của Châu á và của Nam á c, Vẽ biểu đồ so sánh tỉ lệ diện tích và dân số của Nam á so với châu á Bài 3. Dựa vào bảng số liệu về nhiệt độ lượng mưa của một địa phương dưói đây: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tb Yếu tố năm Nhiệt độ 3,2 4,1 8,0 13,5 18,8 23,1 27,1 27,0 22,8 17,4 11,3 5,8 12,5 (0C) Lượng mưa 59 59 83 93 93 76 145 142 127 71 52 37 1037 (mm) A, Vẽ biểu đồ về nhiệt độ, lượng mưa theo số liệu đã cho Trường THCS Trung Hưng 14
  15. Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi - Địa lý 8. B, Xác định địa phương trên thuộc miền khí hậu nào? Bài 3. Dựa vào bảng số liệu 5.1. SGK trang 16 A, hãy vẽ biểu đồ (hình cột) biểu diễn sự phát triển dân số Châu á từ năm 1950 dến 2002. B, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số các châu lục, năm 2002 C, Qua 2 biểu đồ hãy nhận xét về số lượng, tỉ lệ dân số châu á so với các châu lục khác trên toàn thế giới. Bài 4. Dựa vào bảng 7.2 tr 22. SGK A, Hãy vẽ biểu đồ so sánh bình quân GDP/người của các nước trong bảng Bài 5. Dựa vào bảng 8.1, tr 27 SGK A, Hãy vẽ biểu đồ so sánh sản lượng khai thác, sản lượng tiêu thụ than và dầu mỏ của các nước trong bảng B, qua biểu đồ em có nhận xét gì? Bài 6. Dựa vào bảng 7.2, tr 22 SGK, em hãy A, Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP cuả Nhật Bản và Lào B, Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa tỉ lệ giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP với GDP theo đầu ngườicủa Nhật và Lào. Bài 7. Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Khu vực Diện tích (nghìn km2) Dân số (triệu người) Mật độ (người/km2) Đông á 11.762 1.503 Nam á 4.489 1.356 Đông Nam á 4.495 519 Trung á 4.002 56 Tây nam á 7.016 286 A, tính mật độ dân số của các khu vực trên B, Vẽ biểu đồ so sánh mật độ dân số của một số khu vực châu á theo bảng trên Bài 7. Dựa vào bảng 11.2, tr 39 SGK, em hãy A, vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của ấn Độ B, Qua biểu đồ, nhạn xét vè sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của án độ, sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của ấn độ như thế nào? Trường THCS Trung Hưng 15