Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi Địa lý - Trường THCS TT Trâu Quỳ
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi Địa lý - Trường THCS TT Trâu Quỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_thi_dia_ly_truong_thcs.docx
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn thi Địa lý - Trường THCS TT Trâu Quỳ
- UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ MÔN THI: ĐỊA LÝ Chủ đề Mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hiểu cao Địa lí dân cư Số câu : 2 1 1 4 Điểm : 0.5 0.25 0.25 1 Địa lí các ngành kinh tế Số câu : 9 3 3 1 16 Điểm : 2.25 0.75 0.75 0.25 4 Địa lí các vùng kinh tế Số câu : 9 6 3 2 20 Điểm : 2.25 1.5 0.75 0.5 5 Tổng : 20 10 6 4 40 câu 5 điểm 2.5 điểm 1.5 điểm 1 điểm 10 điểm
- UBND HUYỆN GIA LÂM KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCS TT TRÂU MÔN THI: ĐỊA LÝ QUỲ Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề Đề tham khảo Mã đề: 001 Câu l. Số lượng các thành phần dân tộc ở nước ta là A. 54. B. 45. C. 14. D. 86. Câu 2. Địa bàn cư trú của người Mông A. ở các khu rìa đồng bằng. B. trên các sườn núi từ 1000m trở xuống, C. trên các khu vực núi cao. D. ở khu vực vùng đồi thấp. Câu 3. Dân tộc Việt (Kinh) có nhiều kinh nghiệm A. thâm canh cây lúa nước. B. làm ruộng bậc thang. C. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. D. chăn nuôi và làm nghề thủ công. Câu 4. Đặc điểm đô thị hoá nào dưới đây không đúng với nước ta? A. Các đô thị phần lớn có quy mô vừa và nhỏ. B. Trình độ đô thị hoá thấp. C. Tỉ lệ dân thành thị còn nhỏ. D. Quá trình đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ chậm. Câu 5. Công cuộc đổi mới ở nước ta được triển khai từ năm A. 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi. B. 1960, bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. C. 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. D. 1986, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 6. Đất phù sa ở nước ta có diện tích khoảng A. 3 triệu ha. B. 9 triệu ha. C. 16 triệu ha. D. 33 triệu ha Câu 7. Đất feralit không thích hợp với loại cây trồng nào sau đây? A. Chè. B. Lúa. C. Cao su. D. Cà phê. Câu 8. Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong nông nghiệp không bao gồm A. hệ thống thuỷ lợi. B. dịch vụ trồng trọt, C. dịch vụ chăn nuôi. D. thị trường tiêu thụ. Câu 9. Loại rừng nào sau đây là rừng đặc dụng? A. Các dải rừng ngập mặn ven biển.
- B. Rừng phi lao chắn gió cát ven biển. C. Rừng cao su và rừng trồng bạch đàn. D. Vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên. Câu 10. Trong các nhân tố tự nhiên dưới đây, nhân tố nào có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Đất. B. Nước. C. Khoáng sản. D. Sinh vật. Câu 11. Những khó khăn về cơ sở vật chất - kĩ thuật trong phát triển công nghiệp ở nước ta không bao gồm A. trình độ công nghệ còn thấp. B. hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao. C. chủ yếu tập trung ở một số vùng. D. chưa đồng bộ. Câu 12. Các trung tâm dệt may lớn nhất ở nước ta hiện nay là: A. Hà Nội, Nam Định, Cần Thơ B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. C. Vinh, Huế, Nha Trang. D. Nam Định, Thanh Hoá, Rạch Giá. Câu 13. Ngành dịch vụ ở nước ta không bao gồm nhóm dịch vụ A. tiêu dùng. B. sản xuất. C. công cộng. D. đô thị. Câu 14. Các hoạt động dịch vụ ở nước ta thường tập trung ở những nơi nào sau đây? A. Giàu tài nguyên khoáng sản. B. Có nhiều di tích lịch sử văn hoá. C. Nhiều làng nghề truyền thống. D. Kinh tế phát triển và dân đông. Câu 15. Tổng chiều dài đường sắt tuyến chính ở nước ta là A. 2632 km. B. 2630 km. C. 2360 km. D. 3260 km. Câu 16. Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích nước ta? A. 13,4%. B. 4,5%. C. 15,6%. D. 30,7%. Câu 17. Tiểu vùng Tây Bắc thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu A. nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn. B. nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh nhất nước ta. C. cận xích đạo ẩm gió mùa. D. nhiệt đới ẩm nóng quanh năm. Câu 18. Các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây? A. Thái Bình. B. Quảng Ninh. C. Hải Phòng. D. Nam Định. Câu 19. Ngành nào sau đây khôngphải là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng? A. Chế biên lương thực thực phẩm. B. Sản xuất hàng tiêu dùng. C. Sản xuất vật liệu xây dựng. D. Năng lượng. Câu 20. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là dãy núi A. Hoành Sơn. B. Trường Sơn. C. Tam Điệp. D. Bạch Mã Câu 21. Thành phố Vinh có vai trò nào sau đây đối với phát triển kinh tế ở Bắc
- Trung Bộ? A. Trung tâm công nghiệp quan trọng ở phía bắc của vùng. B. Hạt nhân hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng. C. Trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước. D. Khu công nghiệp tập trung lớn và quan trọng nhất của vùng. Câu 22. Huyện đảo Hoàng Sa là đơn vị hành chính của tỉnh/thành phố nào sau đây? A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Đà Nằng. D. Khánh Hoà. Câu 23. Dân cư, xã hội vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có đặc điểm nào sau đây? A.Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng ven biển. B. Giàu kinh nghiệm sản xuất, phòng chống thiên tai. C. Có nhiều thành phần dân tộc với nền văn hoá đa dạng. D. Mật độ dân số cao hơn mật độ dân số chung của cả nước. Câu 24. Tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên giáp với cả hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia? A. Gia Lai. B. Lâm Đồng. C. Đắk Lắk. D. Kon Tum. Câu 25. Khó khăn lớn nhất đối với phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là A. đất bạc màu. B. mùa khô kéo dài. C. nhiều sương muối. D. sông ngắn và dốc. Câu 26. Những tỉnh nào sau đây ở Đông Nam Bộ tiếp giáp với Cam-pu-chia? A. Bình Dương, Bình Phước. B. Tây Ninh, Bình Phước. C. Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Bình Dương, Đồng Nai Câu 27. Tài nguyên nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao ở ĐôngNam Bộ? A. Bô xít. B. Sét, cao lanh, C. Dầu mỏ D.Nước khoáng. Câu 28. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với vùng nào sau đây? A. Đông Nam Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Câu 29. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Đất phù sa ngọt. B. Đất phèn, C. Đất mặn. D. Đất feralit. Câu 30. Việt Nam có đường bờ biển dài A. 2360 km. B. 2630 km. C. 3260 km. D. 4600 km.
- Câu 31. Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội năm nào sau đây? A. 1954. B. 1976. C. 2008. D. 2009. Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết các dân tộc ít người nào sau đây cư trú chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Gia-rai, Ê-đê, Chăm, Ra-glai, Chu-ra. B. Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông. C. Khơ-me, Chăm, Hoa, Cơ-ho, Rơ-măm. D. Ba-na, Xơ-đăng, Bru-Vân Kiều, Xtiêng. Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có mật độ dân số cao bậc nhất cả nước? A. An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. B. Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh. C. Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hoá. D. Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang. Câu 34. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết Tây Nguyên có khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây? A. Lao Bảo. B. Bờ Y. C. Xa Mát. D. Tây Trang. Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 36. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20,hãy cho biết những tỉnh/thành phố nào sau đây dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản? A. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận. B. Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ. C. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Binh. D. An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Câu 37. Cho bảng số liệu: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đoạn 1999–2014 Năm 1999 2002 2005 2009 2014 Tỉ lệ gia tăng dân 1,63 1,32 1,33 1,08 1,03 sô tư nhiên (%) Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta, giai đoạn 1999 - 2014? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ kết hợp. Câu 38. Cho biểu đồ sau về tình hình kinh tế nước ta:
- Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Quy mô, cơ cấu GDP nước ta phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2002- 2014. B. Quy mô GDP nước ta phân theo thành phần kinh tế, giai đoạn 2002-2014. C. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2002- 2014. D. Cơ cấu GDP nước ta phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2002 - 2014. Câu 39. Cho bảng số liệu: Sản lượng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Sản lượng 1990 2000 2005 2010 2014 Tổng số 890,6 2 250,5 3 465,9 5 142,7 6 333,2 Khai thác 728,5 1 660,9 1 987,9 2 414,4 2 920,4 Nuôi trồng 162,1 589,6 1 478,0 2 728,3 3 412,8 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Sản lượng thuỷ sản tăng hơn 21 lần so năm 2014 với năm 1990. B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 7,1 lần so năm 2014 với năm 1990. C. Thuỷ sản khai thác luôn vượt thuỷ sản nuôi trồng về sản lượng. D. Từ năm 2010 trở đi, sản lượng nuôi trồng vượt sản lượng khai thác. Câu 40. Cho bảng số liệu: Số thuê bao điện thoại và Internet ở nước ta, giai đoạn 2005 -2014
- (Đơn vị nghìn thuê bao) Năm/ tiêu chí Số thuê bao điện thoại Số thuê bao Internet 2005 15845,0 210,0 2010 124311,1 3643,7 2014 142548,1 6000,5 Nhận xét nào sau đây đúng về số thuê bao điện thoại và Internet ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2014? A.Số thuê bao điện thoại tăng 28 lần. B. Số thuê bao Internet tăng 8,9 lần. C. Số thuê bao điện thoại tăng chậm hơn thuê bao Internet. D. Số thuê bao điện thoại tăng nhanh hơn thuê bao Internet. Hết UBND HUYỆN GIA LÂM KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2019 – 2020 TRƯỜNG THCS TT TRÂU MÔN THI: ĐỊA LÝ QUỲ Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề Đề tham khảo Mã đề: 002 Câu 1. Địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc là vùng A. Tây Nguyên. B. Đồng bằng sông Cửu Long, C. Duyên hải Miền Trung. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Câu 2. Các điểm dân cư của các dân tộc ở Tây Nguyên có tên gọi nào sau đây? A. Làng, ấp. B. Bản. C. Buôn, plây. D. Phum, sóc, Câu 3. Các dân tộc ít người sống tập trung ở Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ là A. Tày, Nùng. B. Thái, Mông, Dao. C. Chăm, Khơ-me. D. Gia-rai, Ba-na, Ê-đê. Câu 4.Ở nước ta, dân số đông và gia tăng dân số vẫn còn cao không gây sức ép lên A. phát triển kinh tế - xã hội. B. vấn đề về môi trường. C. chất lượng cuộc sống. D. xu hướng già hoá dân số. Câu 5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta không bao gồm chuyển dịch cơ cấu A. ngành kinh tế. B. thành phần kinh tế. C. lãnh thổ kinh tế. D. sử dụng lao động. Câu 6. Đất feralit ở nước ta có diện tích khoảng A. 3 triệu ha. B. 9 triệu ha. C. 16 triệu ha. D. 33 triệu ha. Câu 7. Cây nào sau đây là cây lương thực chính ở nước ta? A. Lúa. B. Ngô. C. Khoai. D. sắn. Câu 8. Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng? A. Động đất, giá rét và sâu bệnh. B. Sương muối, giá rét và lũ lụt. C. Lũ quét, hạn hán, giá rét. D. Bão, lụt, hạn hán và sâu bệnh. Câu 9. Đàn bò nước ta có quy mô lớn nhất thuộc vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ Câu 10. Đối với ngành công nghiệp khai thác, nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất? A. Các nhân tô tự nhiên. B. Các nhân tố kinh tế - xã hội. C. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. D. Chính sách phát triển công nghiệp. Câu 11. Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây? A. Thái Nguyên, C. Lạng Sơn. B. Quảng Ninh. D. Tuyên Quang. Câu 12. Các khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit) là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm nào sau đây? A. Công nghiệp năng lượng. B. Công nghiệp hoá chất. C. Công nghiệp vật liệu xây dựng. D. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Câu 13. Nhóm dịch vụ sản xuất bao gồm: A. khách sạn, nhà hàng. B. tài chính, tín dụng, C. khoa học công nghệ, văn hoá. D. thương nghiệp, sửa chữa.
- Câu 14. Sân bay Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây? A. Khánh Hoà. B. Phú Yên. C. Lâm Đồng. D. Thừa Thiên Huế. Câu 15. Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn nhất nước ta hiện nay là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long, C. Đông Nam Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 16. Tỉnh nào sau đây thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Lào Cai. B. Yên Bái. C. Phú Thọ. D. Hoà Bình. Câu 17. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ thuận lợi nào sau đây? A. Nhu cầu tiêu thụ rộng lớn. B. Nhiều cơ sở chế biến hiện đại. C. Nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp. D. Dễ vận chuyển đến nơi tiêu thụ Câu 18. Thành phố nào ở Đồng bằng sông Hồng được mệnh danh là thành phố cảng? A. Thái Bình. B. Nam Định. C. Hải Phòng. D. Ninh Bình. Câu 19. Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước do nguyên nhân nào sau đây? A.Trình độ thâm canh cao nhất nước ta. B. Mở rộng diện tích canh tác cây lúa. C. Đất phù sa màu mỡ, khí hậu thuận lợi. D. Thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn. Câu 20. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc tỉnh nào sau đây? A. Thanh Hoá. B. Nghệ An. C. Quảng Bình. D. Hà Tình. Câu 21. Những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là A. cơ khí và sản xuất hàng tiêu dùng. B. chế biến lâm sản và sản xuất hàng tiêu dùng. C. thuỷ điện và chế biến lương thực thực phẩm. D. khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Câu 22. Tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Phú Yên. Câu 23. Các địa điếm sản xuất muối nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
- A. Vĩnh Hảo, Lí Sơn. B. Non Nước, Mũi Né. C. Cam Ranh, Đại Lãnh. D. Sa Huỳnh, Cà Ná. Câu 24. Cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên là A. cà phê. B. chè. C. cao su. D. dâu tằm. Câu 25. Nhân tố nào sau đây không có ý nghĩa tác động đến diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên? A.Đất badan màu mỡ, diện tích đất chưa khai thác còn nhiều. B. Địa hình có nhiều mặt bằng ở các cao nguyên xếp tầng C. Phát triển cây cà phê gắn với quyết việc làm, bảo vệ môi trường. D. Phát triển cà phê thu hút được các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Câu 26. Quần đảo nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ? A. Lý Sơn. B. Phú Quốc. C. Côn Đảo. C. Thổ Chu. Câu 27. Dân cư và nguồn lao động ở Đông Nam Bộ không có đặc điểm nào sau đây? A. Mật độ dân số khá cao. B. Tỉ lệ gia tăng dân số cao. C. Nguồn lao động dồi dào. D. Tập trung nhiều lao động lành nghề. Câu 28. Tỉnh nào ở Đồng bằng sông Cửu Long vừa giáp với Biển Đông vừa giáp vịnh Thái Lan? A. Cà Mau. B. Kiên Giang, C. An Giang. D. Long An. Câu 29. Vùng biển đảo ở Đồng bằng sông Cửu Long không có tiềm năng nào sau đây? A.Nguồn hải sản tôm, cá rất phong phú. B. Biển ấm, ngư trường rộng lớn. C. Có nhiều đảo và quần đảo. D. Dầu mỏ trữ lượng lớn nhất nước ta. Câu 30. Số tỉnh thành phố giáp biển ở nước ta là A. 14. B. 28. C. 32. D. 63. Câu 31. Số đơn vị hành chính cấp quận, huyện của Hà Nội hiện nay là A. 12. B. 17. C. 29. D. 30. Câu 32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết các dân tộc ít người nào sau đây cư trú chủ yếu ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên? A. Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho. B. Mường, La Chí, Sán Chay, C. Khơ-me, Dao, Pà Then. D. La Hủ, Lô Lô, Si La. Câu 33. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất?
- A.Tây Ninh, Cà Mau, An Giang. B. Bình Phước, Bình Dương, Bình Thuận. C. Kon Tum, Quảng Nam, Lai Châu. D. Hà Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ. Câu 34. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cây chè được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây? A. Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên. B. Thái Nguyên, Lạng Sơn. Hà Giang, Cao Bằng. C. Hoà Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng. D. Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu. Câu 35. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với đặc điểm địa hình vùng Đông Nam Bộ? A. Có nhiều cao nguyên. B. Có nhiều dãy núi cao. C. Sông ngòi chằng chịt. D. Bán bình nguyên, thấp thoải. Câu 36. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất? A. Bạc Liêu. B. An Giang. C. Đồng Tháp. D. Cà Mau. Câu 37. Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta, năm 2005 và năm 2014 Nhóm tuổi/ Năm 2005 2014 Từ 0 đến 14 tuổi 27,0 23,5 Từ 15 đến 59 64,0 66,4 Từ 60 tuổi trở lên 9,0 10,1 Nhận xét nào sau đây khôngđúng về cơ cấu và sự thay đồi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta, giai đoạn 2005 - 2014? A. Nhóm tuổi từ 0 đến 14 giảm về tỉ trọng. B. Nhóm tuối từ 15 đến 59 tăng về tỉ trọng. C. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ổn định. D. Nhóm tuổi từ 60 trở lên có tỉ trọng nhỏ nhất. Câu 38. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế của nước ta, năm 2005 và năm 2014 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế Năm Tổng số Nhà nước Ngoài Nhà nướcCó vốn đầu tư nước ngoài 2005 100 38,4 45,6 16,0 2014 100 31,9 48,2 19,9
- Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta, năm 2005 và năm 2014? A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ đường. Câu 39. Cho bảng số liệu: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta, năm 2002 và năm 2014 (Đơnvị: %) Năm Nhóm hàng 2002 2014 Công nghiệp nặng và khoáng sản 31,8 44,0 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 40,6 39,4 Hàng nông, lâm, thuỷ sản và hàng khác 27,6 16,6 Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị hàng hoá xuất khẩu phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 2002 - 2014? A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm. B. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm mạnh nhất C. Tỉ trọng giá trị xuất khấu hàng nông, lâm, thuỷ sản và hàng khác giảm mạnh nhất. D. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu phân theo các nhóm hàng hầu như không thay đổi. Câu 40. Cho bảng số liệu: Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, năm 2015 (Đơn vị: triệu USD) Vùng Vốn đầu tư Cả nước 281 882,5 Đông Nam Bộ 122 544,5 Các vùng khác 159 338,0 Vùng Đông Nam Bộ chiếm bao nhiêu % tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào
- Việt Nam năm 2015 ? A. 43,4% B. 56,6% C. 34,4% D. 65,6% Hết UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS TT TRÂU NĂM HỌC2019 - 2020 QUỲ
- MÔN:ĐỊA LÝ - LỚP 9 Phần đáp án câu trắc nghiệm: Mã đề001 1. A 2. C 3. A 4. D 5. D 6. A 7. B 8. D 9. D 10. C 11. B 12. B 13. D 14. D 15. A 16. D 17. A 18. B 19. D 20. D 21. B 22. C 23. D 24. D 25. B 26. B 27. C 28. A 29. B 30. C 31. C 32. B 33. B 34. B 35. D 36. D 37. B 38. D 39. D 40. C Mã đề002 1. D 2. C 3. C 4. D 5. D 6. C 7. A 8. D 9. C 10. A 11. B 12. B 13. B 14. A 15. C 16. D 17. C 18. C 19. A 20. C 21. D 22. D 23. D 24. A 25. D 26. C 27. B 28. A 29. D 30. B 31. D 32. A 33. C 34. A 35. D 36. B 37. C 38. C 39. C 40. A