Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Giáo dục công dân (Đề 2) - Trường THCS Phù Đổng

docx 7 trang thienle22 7510
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Giáo dục công dân (Đề 2) - Trường THCS Phù Đổng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_giao_duc_cong_dan_de_2.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Giáo dục công dân (Đề 2) - Trường THCS Phù Đổng

  1. PHÒNG GD&DT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN MÃ ĐỀ SỐ 2 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: GDCD Trắc nghiệm Chủ đề Tổng Phát hiện Thông hiểu Vận dụng 1.Quyền và nghĩa vụ của 3 câu = 2 câu = 0,5 1 câu = 0,25 6 câu = 1,5 công dân trong hôn nhân 0,75 điểm điểm điểm điểm 2.Quyền tự do kinh doanh và 2 câu = 0,5 3 câu = 0,75 1 câu = 0,25 6 câu = 1,5 nghĩa vụ đóng thuế điểm điểm điểm điểm 3.Quyền và nghĩa vụ lao 3 câu = 2 câu = 0,5 5 câu = động của công dân 0,75 điểm điểm 1,25 điểm 4.Vi phạm pháp luật và trách 2 câu = 0,5 3 câu = 0,75 5 câu = nhiệm pháp lí của công dân điểm điểm 1,25 điểm 5.Quyền tham gia quản lí 2 câu = 0,5 3 câu = 0,75 1 câu = 0,25 6 câu = 1,5 nhà nước và xã hội của công điểm điểm điểm điểm dân 3 câu = 2 câu = 0,5 1 câu = 0,25 6 câu = 1,5 6.Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc 0,75 điểm điểm điểm điểm 7.Sống có đạo đức và tuân 2 câu = 0,5 3 câu = 0,75 1 câu = 0,25 6 câu = 1,5 theo pháp luật điểm điểm điểm điểm 17 câu = 18 câu = 4,5 5 câu = 1,25 40 câu = Tổng 4,25 điểm điểm điểm 10 điểm
  2. PHÒNG GDDT GIA LÂM THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG NĂM HỌC 2020 - 2021 Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài 60 phút ( Đề thi gồm 5 trang ) Mã đề 02 CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG TRONG CÁC ĐÁP ÁN A,B,C,D SAU ĐÂY. Câu 1.Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng trên cơ sở quan trọng nào dưới đây? A.Hoàn cảnh gia đình tương xứng. B.Hợp nhau về gu thời trang. C.Tình yêu chân chính. D.Có việc làm ổn định. Câu 2.Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của pháp luật trong hôn nhân? A.Kết hôn giả, li hôn giả. B.Cản trở việc tảo hôn. C.Yêu sách của cải trong kết hôn. D.Cản trở việc li hôn. Câu 3.Ý kiến nào dưới đây không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? A.Kết hôn khi nam ,nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. B.Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con. C.Trong gia đình ,người chồng là người quyết định mọi việc. D.Kết hôn do nam nữ tự nguyện trên cơ sở tình yêu chân chính. Câu 4.Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về hôn nhân? A.Vợ chồng phải bình đẳng , tôn trọng lẫn nhau. B.Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân. C.Muốn hôn nhân hạnh phúc phải có sự môn đăng hộ đối. D.Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn theo quy định của pháp luật. Câu 5.Em không đồng ý với quan niệm nào sau đây về hôn nhân? A.Ép dầu ,ép mỡ , ai nỡ ép duyên con. B.Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. C.Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. D.Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. Câu 6.Anh H và chị T yêu nhau, khi về ra mắt họ bị gi đình hai bên phản đối vì lí do bà anh H và bà chị T là chị em họ xa.Trong trường hợp này , anh H và chị T cần làm gì? A.Gây áp lực cho hai bên gia đình để được đồng ý. B.Chấp nhận chia tay theo yêu cầu của gia đình. C.Bỏ qua sự phản đối , hai người tự tổ chức đám cưới. D.Giải thích cho gia đình hiểu, pháp luật chỉ nghiêm cầm kết hôn những người có phạm vi ba đời. Câu 7.Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? A.Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh. B.Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận. C.Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh. D.Mở rộng quy mô kinh doanh và mặt hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật. Câu 8.Người kinh doanh có nghĩa vụ
  3. A.nộp thuế theo luật định. B.sản xuất,buôn bán hàng giả. C.kinh doanh mặt hàng nhà nước cấm. D.kê khai thiếu trung thực để trốn thuế. Câu 9.Hoạt động nào dưới đây không thuộc lĩnh vực kinh doanh? A.Sản xuất . B.Dịch vụ. C.Trao đổi hàng hóa. D.Từ thiện. Câu 10. Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh? A.Công dân có quyền kinh doanh bất kì nghề gì, hàng gì. B.Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh. C.Tự do kinh doanh nhưng phải theo quy định của pháp luật. D.Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp. Câu 11.Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc A.chi trả lương cho công chức. B.tích lũy cá nhân. C.làm đường sá, cầu cống. D.xây dựng trường học công. Câu 12.Để có thêm thu nhập trong dịp tết , bà N dự định bán thêm một số mặt hàng mới trong cửa hàng tạp hóa của mình . Bằng kiến thức đã học, theo em, bà N nên làm gì? A.Cứ mua thêm một số mặt hàng mới như dự định và bày bán trên kệ hàng. B.Chỉ bán mặt hàng mới cho những người quen và không bày bán trên kệ hàng. C.Không bán thêm mặt hàng mới vì chưa kê khai trong giấy phép kinh doanh. D.Xin đăng kí thêm mặt hàng kinh doanh trước khi bán thêm mặt hàng mới. Câu 13.Người lao động là người A.từ đủ 15 tuổi trở lên. B.từ đủ 16 tuổi trở lên. C.từ đủ 17 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 14.Người lao động có nghĩa vụ A.chấp hành kỉ luật và nội quy lao động. B.tuân theo mọi sự phân công , điều động của cấp trên. C.không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc. D.làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn do đặc thù công việc. Câu 15.Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nghĩa vụ lao động của người công dân? A.Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình. B.Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phần duy trì và phát triển đất nước. C.Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta. D.Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhắm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Câu 16.Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của lao động ? A.Lao động làm ta khuây khỏa, tiết kiệm được thời gian, chữa được bệnh lười biếng. B.Không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ. C.Người hạnh phúc là người không cần lao động mà vẫn có cuộc sống đầy đủ. D.Người lao động là người hạnh phúc. Người nhàn rỗi là người khốn khổ. Câu 17.Hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm được gọi là A.học nghề. B.việc làm. C.cải tạo. D.hướng nghiệp. Câu 18.Hành vi trái pháp luật , có lỗi , do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm dến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là A.vi phạm kỉ luật. B.vi phạm pháp luật. C.vi phạm nội quy. D.vi phạm điều lệ. Câu 19.Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp uật xâm phạm tới A.các quan hệ công vụ và nhân thân. B.các quy tắc quản lí nhà nước. C.các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
  4. D.các quan hệ lao động , công vụ nhà nước. Câu 20.Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ A.hôn nhân và gia đình. B.nhân thân phi tài sản. C.chuyển dịch tài sản. D.lao động và công vụ nhà nước. Câu 21.Người phạm tội phải chấp hành biện pháp nào dưới đây ? A.Nhắc nhở. B.Khiến trách C.Cưỡng chế D.Phê bình. Câu 22.Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm A.quan hệ sở hữu tài sản. B.quyền sở hữu công nghiệp. C.các quy tắc quản lí của nhà nước. D. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. Câu 23.Trường hợp nào dưới đây không bị coi là vi phạm pháp luật ? A.Anh T uống rượu say đi xe máy. B.Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện không đội mũa bảo hiểm. C.Do mâu thuẫn có nhân,anh P uống rượu gây gổ đánh nhau với anh T để trả thù. D.Chị H sàn xuất, buôn bán hàng ở nhà. Câu 24.Việc làm nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân ? A.Bầu cử đại biểu Quốc hội. B.Đăng kí sở hữu tài sản cá nhân. C. Khiếu nại việc làm trái pháp luật của cán bộ nhà nước. D.Biếu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân. Câu 25.Công dân trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đông nhâ dân A.Đủ 18 tuổi trở lên. B.Đủ 20 tuổi trở lên. C.Đủ 20 tuổi trở lên. D.Đủ 21 tuổi trở lên. Câu 26.Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân ? A.Đủ 18 tuổi trở lên. B.Đủ 20 tuổi trở lên. C.Đủ 21 tuổi trở lên. D.Đủ 23 tuổi trở lên. Câu 27.Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước,quản lí xã hội thông qua quyền A.bầu cử đại biểu Quốc hội. B.ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân. C.được biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân. D.đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri. Câu 28.Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là A.Hội đồng nhân dân. B.Quốc hội. C.Tòa án nhân dân tối cao. D.Chính phủ. Câu 29. Bạn A là học sinh lớp 9, khi nhà trường bạn đang học xây dựng nội quy của học sinh trong nhà trường, bạn A băn khoăn không biết mình có được tham gia góp ý kiến về những nội quy đó không.Bằng kiến thức đã học, theo em bạn A nên làm gì? A.Im lặng không tham gia vì mình chưa đủ tuổi. B.Chỉ đồng ý những nội quy dễ thực hiện, không đồng ý những nội quy khó thực hiện. C.Chủ động tham gia đóng góp ý kiến với giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội. D.Cố gắng nhớ nội quy và thực hiện nghiêm túc. Câu 30.Bảo vệ đọc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
  5. A.bảo vệ Tổ quốc. B.bảo vệ hòa bình. C.bảo vệ lợi ích quốc gia. D.bảo vệ nền đọc lập. Câu 31.Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của A.toàn dân B.cán bộ nhà nước. C.lực lượng vũ trang nhân dân. D.quân đội nhân dân Việt Nam. Câu 32.Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào dưới đây để góp phần bảo vệ Tổ quốc? A.Đăng kí tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. B. Thăm hỏi, tặng quà thương binh, gia đình chính sách. C.Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh. D.Giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân. Câu 33.Ý kiến nào sau đây không đúng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A.Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng , bất khả xâm phạm. B.Thanh niên Việt Nam không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. C.Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân. D.Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Câu 34.Trong những ý kiến dưới đây ý kiến nào là không đúng ? A.Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. B.Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. C.Sinh viên đại học được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. D.Công dân có trách nhiệm xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Câu 35.Anh H 22 tuổi, vừa tốt ngiệp đại học, trong lúc chờ tìm việc làm, anh có giấy gọi nhập ngũ. Đang chần chừ thì có người gợi ý H nên học thêm một bằng đại học nữa thì sẽ được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự.Là người hiểu biết về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, theo em, bạn của H nói vậy là đúng hai sai? Vì sao? A.Đúng ,vì những sinh viên đang học đại học sẽ được miến tham gia nghĩa vụ quân sự. B.Đúng , vì khi học đại học sinh vien đã được học giáo dục quốc phòng nên không cần tham gia nghĩa vụ quân sự. C.Sai, vì chỉ có con của thương binh hạng một , con của liệt sĩ mới được miến tham gia nghĩa vụ quân sự. D.Sai, vì công dân chỉ được tậm hoãn gọi nhập ngũ khi đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. Câu 36.Người biết suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biets chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu là người A.sống thiếu đạo đức. B.sống có đạo đức. C.tuân theo pháp luật. D.vi phạm pháp luật. Câu 37.Người sống có đạo đức biểu hiện như thế nào trong mối quan hệ với công việc? A.Cố gắng làm cho xong để không bị phê bình. B.Né tránh, đùn đẩy cho người khác những nhiệm vụ khó khăn. C.Luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác khi công việc không suôn sẻ. D.Có trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Câu 38.Tuân theo các giá trị đạo đức dựa trên cơ sở nào dưới đây? A.Nhắc nhở, giáo dục, thuyết phục. B.Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
  6. C.Giáo dục, răn đe, cưỡng chế. D.Tự giác thực hiện,lương tâm cắn rứt. Câu 39.Học sinh lớp 9 có thể tham gia việc làm nào sau đây thể hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật? A.Săn bắt cướp bảo vệ trật tự trị an xã hội. B.Học tập chăm chỉ, tích cực rèn luyện thể chất. C.Khiếu nại những việc làm sai trái của cán bộ nhà nước. D.Giúp đỡ những em nhỏ mồ côi không nơi nương tựa. Câu 40.Trên đường đi học về vào buổi trưa, đường rất vắng, em thấy một người bị thương nặng bất tỉnh do tai nạn giao thông. Là người có đạo đức và hiểu biết về pháp luật,em sẽ làm gì ? A.Không làm gì cả vì việc đó không liên quan đến mình. B.Xem người ta có rơi đồ quý giá thì nhặt lấy. C.Về nhà gọi người thân đến giúp. D.Hô hoán , gọi người lớn đến cứu giúp.
  7. PHÒNG GD&DT HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM MÃ ĐỀ SỐ 2 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: GDCD Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Phương án đúng Câu Phương án đúng 1 C 21 C 2 A 22 C 3 B 23 D 4 B 24 B 5 A 25 D 6 D 26 C 7 B 27 D 8 B 28 D 9 D 29 D 10 C 30 B 11 B 31 D 12 A 32 D 13 A 33 D 14 A 34 D 15 B 35 B 16 D 36 B 17 C 37 D 18 A 38 B 19 A 39 C 20 C 40 C