Đề thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 môn Địa lí - Mã đề thi 302

pdf 4 trang Thủy Hạnh 11/12/2023 2500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 môn Địa lí - Mã đề thi 302", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trung_hoc_pho_thong_quoc_gia_nam_2018_mon_dia_li_ma_d.pdf

Nội dung text: Đề thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 môn Địa lí - Mã đề thi 302

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI (Đề thi có 04 trang) Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Mã đề thi 302 Số báo danh: Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Liên Khương thuộc tỉnh nào sau đây? A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đắk Lắk. D. Lâm Đồng. Câu 42: Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là A. đều có quy mô rất lớn. B. có nhiều loại khác nhau. C. phân bố đồng đều cả nước. D. cơ sở hạ tầng hiện đại. Câu 43: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo? A. Xuân Sơn. B. Cát Bà. C. Hoàng Liên. D. Ba Vì. Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang thuộc tỉnh nào sau đây? A. Lai Châu. B. Lạng Sơn. C. Cao Bằng. D. Điện Biên. Câu 45: Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản là do A. có diện tích rừng xích đạo lớn. B. địa hình chủ yếu là đồi núi. C. có nhiều đảo, quần đảo và núi lửa. D. nằm trong vành đai sinh khoáng. Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết sông Cả đổ ra biển qua cửa nào sau đây? A. Cửa Gianh. B. Cửa Việt. C. Cửa Tùng. D. Cửa Hội. Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Cửa Lò thuộc tỉnh nào sau đây? A. Quảng Bình. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Thanh Hóa. Câu 48: Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta? A. Ở trung tâm bán đảo Đông Dương. B. Tiếp giáp với Biển Đông. C. Trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc. D. Trong vùng nhiều thiên tai. Câu 49: Phát biểu nào sau đây đúng với tự nhiên miền Đông Trung Quốc? A. Địa hình núi cao chiếm hầu hết diện tích. B. Là nơi bắt nguồn của các con sông lớn. C. Gồm các dãy núi cao, sơn nguyên, bồn địa. D. Có những đồng bằng châu thổ rộng lớn. Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết nhà máy thủy điện Cần Đơn thuộc tỉnh nào sau đây? A. Tây Ninh. B. Bình Phước. C. Đồng Nai. D. Bình Dương. Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây? A. Quỳnh Nhai. B. Sinh Quyền. C. Cam Đường. D. Văn Bàn. Câu 52: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Trung Quốc? A. Lai Châu. B. Cao Bằng. C. Sơn La. D. Lạng Sơn. Câu 53: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nhiệt của Hà Nội so với TP. Hồ Chí Minh? A. Nhiệt độ trung bình năm cao hơn. B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn. C. Nhiệt độ trung bình tháng I thấp hơn. D. Nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn. Câu 54: Phát biểu nào sau đây đúng về chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế của nước ta hiện nay? A. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế. B. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển. C. Lĩnh vực kinh tế then chốt do Nhà nước quản lí. D. Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng. Câu 55: Cho bảng số liệu: XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA PHI-LIP-PIN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ) Năm 2010 2012 2014 2015 Xuất khẩu 69,5 77,1 82,2 82,4 Nhập khẩu 73,1 85,2 92,3 101,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2015? A. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều xuất siêu. B. Giá trị nhập siêu năm 2015 nhỏ hơn năm 2014. C. Từ năm 2010 đến năm 2015 đều nhập siêu. D. Giá trị nhập siêu năm 2010 lớn hơn năm 2012. Trang 1/4 - Mã đề thi 302
  2. Câu 56: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh? A. Khai thác của Thái Bình nhỏ hơn Bến Tre. B. Nuôi trồng của Bạc Liêu lớn hơn Bình Thuận. C. Khai thác của Tiền Giang nhỏ hơn Quảng Ninh. D. Nuôi trồng của Đồng Tháp lớn hơn Cà Mau. Câu 57: Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta (từ dãy Bạch Mã trở vào)? A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn. B. Phân hóa hai mùa mưa và khô rõ rệt. C. Nhiệt độ trung bình năm trên 25o C. D. Nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo. Câu 58: Phát biểu nào sau đây đúng về thành tựu của ASEAN hiện nay? A. Nhiều quốc gia thuộc vào nhóm nước phát triển. B. Các quốc gia đều có trình độ phát triển giống nhau. C. Tình trạng đói nghèo của người dân đã được xóa bỏ. D. Tốc độ tăng GDP của một số quốc gia khá cao. Câu 59: Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải đường ô tô nước ta? A. Chưa kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực. B. Huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư. C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. D. Mạng lưới ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa. Câu 60: Cho biểu đồ: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo mùa vụ của nước ta, giai đoạn 2005 - 2016? A. Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa đông xuân giảm.B . Lúa đông xuân tăng, lúa mùa tăng. C. Lúa đông xuân giảm, lúa mùa giảm. D. Lúa mùa giảm, lúa hè thu và thu đông tăng. Câu 61: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây đúng với công nghiệp năng lượng nước ta? A. Sản lượng điện cả nước không tăng qua các năm. B. Từ Thanh Hóa đến Huế có nhiều nhà máy điện nhất. C. Nhà máy nhiệt điện Cà Mau dùng nhiên liệu khí. D. Nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông Hồng. Câu 62: Việc làm đang là vấn đề nan giải ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do A. nguồn lao động dồi dào, kinh tế còn chậm phát triển. B. dân đông, tài nguyên tự nhiên bị khai thác quá mức. C. mật độ dân số cao, phân bố dân cư không đồng đều. D. lao động trồng trọt đông, dịch vụ còn chưa đa dạng. Câu 63: Công nghiệp chế biến thực phẩm của Đông Nam Á phát triển dựa trên các thế mạnh chủ yếu nào sau đây? A. Nguồn lao động rất dồi dào và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. B. Nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng khá hiện đại. C. Nguồn nguyên liệu phong phú và thị trường tiêu thụ rộng. D. Nguồn vốn đầu tư nhiều và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Trang 2/4 - Mã đề thi 302
  3. Câu 64: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển công nghiệp ở nông thôn Trung Quốc là A. tạo nhiều việc làm cho người lao động và cung cấp nhiều hàng hóa. B. khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên và tạo mặt hàng xuất khẩu. C. đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường và hạn chế việc nhập khẩu. D. góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt nông thôn. Câu 65: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ? A. Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu lớn. B. Nhu cầu đi nước ngoài của người dân cao. C. Đất nước quần đảo, có hàng vạn đảo lớn nhỏ. D. Đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển sâu. Câu 66: Phát biểu nào sau đây không đúng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của nước ta? A. Nguồn lao động dồi dào, sớm tiếp cận kinh tế thị trường. B. Được bổ sung nguồn nguyên liệu dồi dào ở các vùng khác. C. Tài nguyên tự nhiên nổi trội hàng đầu là các mỏ dầu khí. D. Các thế mạnh của vùng khai thác chưa đạt hiệu quả cao. Câu 67: Cho biểu đồ về dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015: (Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? A. Cơ cấu sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015. B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô và điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015. C. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô, điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015. D. Sản lượng dầu thô và sản lượng điện của Ma-lai-xi-a, giai đoạn 2010 - 2015. Câu 68: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển? A. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn, nhu cầu du lịch ngày càng tăng. B. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, giao thông thuận lợi. C. Khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng cao, có đảo, quần đảo, bãi biển đẹp. D. Dân số đông, lao động trong ngành du lịch dồi dào, đã qua đào tạo. Câu 69: Hạn chế chủ yếu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế - xã hội là A. một số thiên tai xảy ra, diện tích đất phèn và đất mặn mở rộng thêm. B. mực nước sông bị hạ thấp, mặt nước nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp. C. nước mặn xâm nhập vào đất liền, độ chua và chua mặn của đất tăng. D. nguy cơ cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi, đa dạng sinh học bị đe dọa. Câu 70: Mục đích chủ yếu của việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là A. nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp, giải quyết các vấn đề xã hội. B. thu hút vốn đầu tư, đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. C. bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. D. đáp ứng nhu cầu năng lượng và bảo vệ thế mạnh du lịch của vùng. Câu 71: Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do tác động của việc A. đẩy mạnh khai thác khoáng sản các loại. B. đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa. C. tích cực mở rộng thêm nhiều thị trường. D. tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Trang 3/4 - Mã đề thi 302
  4. Câu 72: Nguyên nhân chính làm cho giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn thấp là do A. nguồn nhân lực có trình độ cao bị hút về các vùng khác. B. không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. C. tài nguyên khoáng sản, năng lượng chưa được phát huy. D. các nguồn lực phát triển sản xuất còn chưa hội tụ đầy đủ. Câu 73: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nước ta? A. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ. B. Tập trung vào phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau. C. Gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. D. Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Câu 74: Cho bảng số liệu: MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị: Triệu đô la Mỹ) Năm 2010 2013 2014 2016 Hạt tiêu 421,5 889,8 1201,9 1428,6 Cà phê 1851,4 2717,3 3557,4 3334,2 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta, giai đoạn 2010 - 2016, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Kết hợp. B. Cột. C. Miền. D. Đường. Câu 75: Ý nghĩa lớn nhất của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. B. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nông thôn. C. nâng cao đời sống cho người dân tại chỗ. D. phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Câu 76: Khó khăn nào sau đây là chủ yếu trong phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay? A. Nguồn đầu tư còn hạn chế, thiên tai thường xuyên tác động xấu. B. Hình thức chăn nuôi nhỏ, phân tán vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi. C. Công nghiệp chế biến còn hạn chế, dịch bệnh đe dọa ở diện rộng. D. Cơ sở chuồng trại có quy mô còn nhỏ, trình độ lao động chưa cao. Câu 77: Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây? A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng. B. Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt. C. Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào. D. Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt. Câu 78: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay? A. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. B. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm. C. Nhu cầu khác nhau của các thị trường. D. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở. Câu 79: Việc xây dựng các cảng nước sâu ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? A. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển. B. Tạo thuận lợi để đa dạng hàng hóa vận chuyển. C. Làm tăng khả năng thu hút các nguồn đầu tư. D. Giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ. Câu 80: Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? A. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên. B. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi. C. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh. D. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 302