Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn thi Lịch sử - Trường THCS Dương Hà

doc 12 trang thienle22 5030
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn thi Lịch sử - Trường THCS Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_thi_lich_su_truong_thcs_duong.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn thi Lịch sử - Trường THCS Dương Hà

  1. Phòng GD-ĐT Gia Lâm MA TRẬN ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10-THPT Ngày .tháng năm 20 Trường THCS Dương Hà Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 45’ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề( ND) Mĩ, Nhật Nhận biết được Hiểu về những Điểm khác biệt Bài học từ sự Bản, Tây Âu thời gian, sự vấn đề nguyên của phát triển phát triển của từ 1945 đến kiện về sự phát nhân, đặc điểm, kinh tế Nhật nền kinh tế nay triển kinh tế của tính chất của sự Bản so với Mĩ; Nhật Bản, Tây các nước từ sau phát triển mục tiêu hoạt Âu đối với Việt Chiến tranh thế chung, xu thế động của Liên Nam; nhận xét giới 2; nguyên phát triển, giải minh Châu Âu nền kinh tế Mĩ nhân của sự pháp riêng của với Hiệp hội suốt thập niên phát triển, kết mỗi nước để các nước Đông 70 của thế kỉ quả nổi bật phát triển nền Nam Á XX kinh tế- tài chính của các nước trong từng giai đoạn cụ thể Số câu: Số câu: 10 Số câu: 16 Số câu: 2 Số câu: 2 30 câu Số điểm: Số điểm: 2,5 Số điểm: 4 Số điểm: 0,5 Số điểm: 0,5 7,5 điểm Tỉ lệ (%): Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 5 % Tỉ lệ: 5 % 75 % Việt Nam Nhận biết về trong những thời gian sự năm 1919- kiện nhân vật 1930 trong phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1930 Số câu: Số câu: 10 10 câu Số điểm: Số điểm: 2,5 2,5 điểm Tỉ lệ (%): Tỉ lệ: 25 % 25 % Tổng số câu: 20 câu 16 câu 2 câu 2 câu 40 câu Số điểm: 5,0 điểm 4,0 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 10 điểm Tỉ lệ (%): 50 % 40 % 5 % 5 % 100 % 1
  2. Phòng GD-ĐT Gia Lâm ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10-THPT Ngày .tháng năm 20 Trường THCS Dương Hà Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 45’ Đề 01 ( đề gồm 5 trang) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mỹ như thế nào? A. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước Châu Âu khác C. Trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới D. Nhanh chóng được khôi phục và phát triển Câu 2. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm gì? A. Nhật Bản bị thất bại, bị chiến tranh tàn phá nặng nề. B. Nhật Bản lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. C. Nhật Bản bị chia xẻ thành nhiều khu vực để giải giáp lực lượng phát xít. D. Nhật Bản bị mất hết thuộc điạ và đứng trước rất nhiều khó khăn. Câu 3. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trữ lượng vàng của Mĩ so với thế giới có tỉ lệ bao nhiêu? A. 3/4 B. 4/4 C. 5/4 D. 6/4 Câu 4. Các nước Tây Âu đã sử dụng biện pháp nào sau đây để khôi phục nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tiến hành cải cách để thích ứng với tình hình mới B. Tận dụng những tiềm năng vốn có để khôi phục lại nền kinh tế C. Kêu gọi sự nỗ lực trong nhân dân D. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo“ Kế hoạch Mác San” Câu 5. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam nhằm mục đích gì? A. Tạo cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển B. Đầu tư vốn nhiều nhất cho công nghiệp Việt Nam C. Bù đắp những thiệt hại cho Pháp do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra D. Xoa dịu phong trào đấu tranh của Pháp Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện rõ sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản? A. Năm 1968, Nhật Bản đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ) về tổng sản phẩm quốc dân. B. Đáp ứng được trên 80% nhu cầu lương thực, thực phẩm trong nước C. Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh- tế tài chính của thế giới vào những năm 70 của thế kỉ XX. D. Nhật Bản từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới. Câu 7. Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì ? A. Áp dụng thành tựu KH-KT vào sản xuất B. Biết thâm nhập vào thị trường các nước C. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế D. Xâm lược thuộc địa Câu 8. Lý do cơ bản nào sau đây khiến Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Để đẩy mạnh việc bóc lột thuộc địa ở Việt Nam B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc 2
  3. C. Để cạnh tranh với các nước tư bản khác D. Để biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Pháp Câu 9. Cơ sở nào liên kết các nước Tây Âu với nhau? A. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật C. Chung ngôn ngữ, đều nằm phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị D. Tương đồng ngôn ngữ, nằm phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị Câu 10. Từ sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, bài học nào Việt Nam có thể rút ra trong xây dựng đất nước hiện nay? A. Mở rộng đầu tư với các nước bên ngoài B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp dân dụng C. Coi trọng yếu tố con người D. Tập trung vào công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Câu 11. Nhận xét nào phản ánh đúng sự phát triển của nền kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 70 của thế kỉ XX ? A. Tương đối ổn định, hầu như không có sự tăng trưởng của nền kinh tế B. Trải qua nhiều cuộc suy thoái, nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới C. Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính số 1 của thế giới D. Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế tài chính số một thế giới Câu 12. Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Vì cần thêm nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp. B. Vì cần bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. C. Vì muốn khẳng định vị thế của Pháp trong thế giới tư bản. D. Vì muốn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Câu 13. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào? A. Cao su và than. B. Lương thực và cao su. C. Khai mỏ và cây công nghiệp. D. Rượu, muối, chè, giấy. Câu 14. Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là ngành nào? A. Công nghiệp và nông nghiệp. B. Nông nghiệp và khai mỏ. C. Khai mỏ và công nghiệp. D. Nông nghiệp và giao thông vận tải. Câu 15. Để thâu tóm thị trường Việt Nam, thực dân Pháp đã A. đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta. B. đánh thuế nặng vào hàng hóa trong nước, nước ngoài. C. quản lí chặt ngân hàng Đông Dương. D. hạn chế công nghiệp nặng phát triển. Câu 16. Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành những giai cấp, tầng lớp nào? A. Địa chủ - tư sản - tiểu tư sản - nông dân - công nhân. B. Địa chủ - tư sản dân tộc - nông dân - công nhân. C. Tư sản - vô sản - địa chủ - tiểu tư sản. D. Tiểu tư sản - công nhân - nông dân - địa chủ. Câu 17. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? 3
  4. A. Có tinh thần hăng hái tham gia cách mạng. B. Làm tay sai cho thực dân Pháp, tuy nhiên một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. C. Có tinh thần hăng hái cách mạng và vươn lên thành giai cấp lãnh đạo. D. Có ít tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến. Câu 18. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Số lượng đông; có tinh thần hăng hái tham gia cách mạng. B. Làm tay sai cho thực dân Pháp, tuy nhiên một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. C. Có tinh thần hăng hái cách mạng và vươn lên thành giai cấp lãnh đạo. D. Một bộ phận có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến. Câu 19. Mục đích của những chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã tiến hành trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai là gì? A. Khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam. B. Chia rẽ dân tộc Việt Nam. C. Tạo khối đoàn kết dân tộc. D. Tạo ra tầng lớp tay sai, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. Câu 20. Hậu quả lớn nhất về kinh tế từ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929) của thực dân Pháp gây ra cho Việt Nam là gì? A. Các ngành công nghiệp phát triển không đồng đều. B. Kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng. C. Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ của Pháp. D. Cản trở sự giao lưu buôn bán với nước ngoài. Câu 21. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) có điểm gì giống chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1913)? A. Đầu tư vốn vào ngành công nghiệp với quy mô lớn. B. Khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển đồng đều. C. Tập trung bóc lột bằng cách tăng thuế muối, thuế rượu. D. Hạn chế công nghiệp phát triển; tăng cường vơ vét bằng nhiều loại thuế nặng. Câu 22. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào dưới đây đánh dấu một giai đoan phát triển mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới? A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công B. Quốc tế Cộng sản được thành lập C. Đảng Cộng sản Pháp ra đời D. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập Câu 23. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Là nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề B. Lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng C. Đất nước bị chia xẻ thành nhiều khu vực để giải giáp lực lượng phát xít D. Bị mất hết thuộc địa và đứng trước rất nhiều khó khăn bao trùm đất nước Câu 24. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh? A. Được nhận viện trợ kinh tế của Mĩ B. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên (6-1950) C. Mĩ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam D. Mĩ tiến hành chiến tranh chống Cu-ba Câu 25. Ý nào sau đây biểu hiện sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản? A. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới B. Đáp được đầy đủ nhu cầu lương thực thực phẩm cho cả nước 4
  5. C. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới D. Từ một nước bại trận bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp phải khó khăn gì khác với các nước tư bản đồng minh phát xít? A. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng B. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa C. Thiếu thốn trầm trọng lương thực, thực phẩm C. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ Câu 27. Cải cách quan trọng nhất Nhật Bản thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Cải cách Hiến pháp B. Cải cách ruộng đất C. Cải cách giáo dục D. Cải cách văn hóa Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng? A. Quân đội Liên Xô B. Quân Mĩ C. Quân Anh D. Quân Pháp Câu 29. Nội dung nào không phải là cải cách dân chủ được tiến hành sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở Nhật Bản? A. Ban hành hiến pháp mới có nhiều nội dung tiến bộ B. Thực hiện cải cách ruộng đất C. Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, giải thể các công ti độc quyền lớn D. Kí hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật Câu 30. Kết quả của những cải cách được tiến hành ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến chuyển biến quan trọng nào? A. Nhật Bản chuyển từ một xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ. B. Nhật Bản chuyển từ một xã hội dân chủ sang xã hội chuyên chế. C. Nhật Bản chuyển sang xã hội chủ nghĩa. D. Nhật Bản tiếp tục duy trì chế độ quân phiệt. Câu 31. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Yếu tố con người là vốn quý nhất B. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất C. Các công ti có sức cạnh tranh cao D. Chi phí cho quốc phòng thấp Câu 32. Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh nào? A. Chịu nhiều tổn thất nặng nề của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai B. Thu nhiều lợi nhuận nhờ Chiến tranh thế giới thứ hai C. Không bị ảnh hưởng gì bởi Chiến tranh thế giới thứ hai D. Nhận được sự viện trợ của Mĩ Câu 33. Từ năm 1945 đến năm 1952, chính sách đối ngoại của Nhật Bản là gì? A. Chỉ giao lưu với các nước Đông Nam Á B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ C. Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới D. Liên minh với Mĩ và Liên Xô 5
  6. Câu 34. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào? A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới Câu 35. Khó khăn đối với nền công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 là gì? A. Phải nhập khẩu nhiên liệu B. Phải nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu C. Phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu D. Phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu, nguyên liệu nhập khẩu Câu 36. Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1973? A. Phát triển nhảy vọt B. Phát triển vượt bậc C. Phát triển thần kì D. Phát triển to lớn Câu 37. Nguyên nhân nào cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển và là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam? A. Con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước C. Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển D. Các công ti năng động có tầm nhìn xa, sức cạnh tranh cao, chi phí cho quốc phòng thấp. Câu 38. Nguyên nhân quan trọng nhất để Nhật Bản có bước phát triển về kinh tế trong giai đoạn 1960-1973 là gì? A. Tận dụng được thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật B. Bộ máy hành chính gọn nhẹ C. Giàu tài nguyên thiên nhiên D. Biết mở rộng thị trường quốc tế Câu 39. Một trong những hạn chế ảnh hưởng đến nền kinh tế Nhật Bản là gì? A. Thiên tai xảy ra thường xuyên, động đất núi lửa, sóng thần B. Người dân thiếu sự cần cù, chịu khó C. Không quan tâm đến phát triển Giáo dục D. Không quan tâm đến đào tạo con người Câu 40. Vì sao“Liên minh Châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh” A. Số lượng thành viên nhiều B. Quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới C. Kết nạp tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị D. Đây là một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới 6
  7. Phòng GD-ĐT Gia Lâm ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10-THPT Ngày .tháng năm 20 Trường THCS Dương Hà Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 45’ Đề 02 ( đề gồm 5 trang) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Nội dung nào sau đây nêu đúng về đặc điểm nền kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước Châu Âu khác C. Bị tàn phá và thiệt hại nặng nề D. Nhanh chóng được khôi phục và phát triển Câu 2. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? A. Bị thất bại, bị chiến tranh tàn phá nặng nề B. Lần đầu tiên trong lịch sử bị quân đội nước ngoài chiếm đóng C. Bị chia sẻ thành nhiều khu vực để giải giáp lực lượng phát xít D. Bị mất hết thuộc địa và đứng trước rất nhiều khó khăn Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai tỉ lệ vàng của nước nào so với thế giới là 3/4? A. Pháp B. Mỹ C. Liên Xô D. Trung Quốc Câu 4. Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác San” để khôi phục nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là biện pháp của các nước nào sâu đây? A. Các nước Tây Âu B. Các nước Đông Âu C. Các Nước Nam Phi D. Các nước châu Á Câu 5. Để bù đắp những thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra Pháp đã có hành động gì đối với Việt Nam? A. Thực hiện khai thác thuộc địa lần thứ 2 B. Đầu tư vốn nhiều nhất cho công nghiệp Việt Nam C. Đầu tư vốn nhiều nhất cho nông nghiệp Việt Nam D. Hỗ trợ vốn cho Việt nam Câu 6. Nhật Bản từ một nước bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã vươn lên trở thành một siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới là biểu hiện của Nhật bản ở thời kì nào? A. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai B. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai C. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất D. Sau Cuộc cách mạng công nghiệp Câu 7. Áp dụng thành tựu KH-KT vào sản xuất là nguyên nhân chung cho sự phát triển kinh tế của những nước nào sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Mĩ và Pháp B. Pháp và Nhật bản C. Anh và Nhật Bản D. Mĩ và Nhật Bản Câu 8. Mục đích của Pháp khi đẩy mạnh khai thác thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra ở chính quốc B. Để đẩy mạnh việc bóc lột thuộc địa ở Việt Nam C. Để cạnh tranh với các nước tư bản khác 7
  8. D. Để biến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho Pháp Câu 9. Ý nào sau đây nêu đúng về cơ sở để liên kết các nước Tây Âu? A. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật B. Chung ngôn ngữ, đều nằm phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị C. Tương đồng ngôn ngữ, nằm phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị D. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học kĩ thuật Câu 10. Từ sự phát triển kinh tế Tây Âu trong những năm 1950-1973, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm chủ yếu nào cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? A. Khai thác tài nguyên có giá trị phục vụ kinh tế B. Tìm kiếm thị trường đầu tư ở các nước đang phát triển C. Xuất khẩu hàng nông thủy sản để tăng nguồn thu ngoại tệ D. Áp dụng khoa học-kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động Câu 11. Kinh tế Việt Nam thay đổi như thế nào dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp? A. Phát triển độc lập tự chủ B. Phát triển cạnh tranh với Pháp C. Có điều kiện phát triển D. Có phát triển nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào Pháp Câu 12. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển là do đâu? A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc B. Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp C. Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương D. Thực dân Pháp bị suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Câu 13. Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích gì? A. Để tăng thêm nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp. B. Nhằm bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. C. Muốn khẳng định vị thế của Pháp trong thế giới tư bản. D. Muốn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Câu 14. Nguồn lợi nào được Pháp chú trọng, khi khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam? A. Cao su và than. B. Lương thực và cao su. C. Khai mỏ và cây công nghiệp. D. Rượu, muối, chè, giấy. Câu 15. Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là ngành nào? A. Công nghiệp và nông nghiệp. B. Nông nghiệp và khai mỏ. C. Khai mỏ và công nghiệp. D. Nông nghiệp và giao thông vận tải. Câu 16. Muốn thâu tóm thị trường Việt Nam khi khai thác thuộc địa lần hai, thực dân Pháp làm gì? A. Đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào nước ta. B. Đánh thuế nặng vào hàng hóa trong nước, nước ngoài. C. Quản lí chặt ngân hàng Đông Dương. D. Hạn chế công nghiệp nặng phát triển. Câu 17. Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phân hóa thành những giai cấp, tầng lớp nào? 8
  9. A. Tiểu tư sản - công nhân - nông dân - địa chủ. B. Địa chủ - tư sản dân tộc - nông dân - công nhân. C. Tư sản - vô sản - địa chủ - tiểu tư sản. D. Địa chủ - tư sản - tiểu tư sản - nông dân - công nhân. Câu 18. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp địa chủ phong kiến trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Làm tay sai cho thực dân Pháp, tuy nhiên một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. B. Có tinh thần hăng hái tham gia cách mạng. C. Có tinh thần hăng hái cách mạng và vươn lên thành giai cấp lãnh đạo. D. Có ít tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến. Câu 19. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Số lượng đông; có tinh thần hăng hái tham gia cách mạng. B. Làm tay sai cho thực dân Pháp, tuy nhiên một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước. C. Một bộ phận có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến. D. Có tinh thần hăng hái cách mạng và vươn lên thành giai cấp lãnh đạo. Câu 20. Mục đích của những chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã tiến hành trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai là gì? A. Khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam. B. Chia rẽ dân tộc Việt Nam. C. Tạo ra tầng lớp tay sai, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. D. Tạo khối đoàn kết dân tộc. Câu 21. Hậu quả lớn nhất về kinh tế từ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929) của thực dân Pháp gây ra cho Việt Nam là gì? A. Các ngành công nghiệp phát triển không đồng đều. B. Kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng. C. Cản trở sự giao lưu buôn bán với nước ngoài. D. Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ của Pháp. Câu 22. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) có điểm gì giống chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1913)? A. Đầu tư vốn vào ngành công nghiệp với quy mô lớn. B. Khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển đồng đều. C. Tập trung bóc lột bằng cách tăng thuế muối, thuế rượu. D. Hạn chế công nghiệp phát triển; tăng cường vơ vét bằng nhiều loại thuế nặng Câu 23. Nguyên nhân khách quan nào giúp kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? C. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận B. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu C. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san D. Sự giúp đỡ của Liên Xô Câu 24. Chính sách ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân B. Tăng cường bóc lột bằng các hình thức thuế C. Tiến hành tổng tuyển cử tự do D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ 9
  10. Câu 25. Từ năm 1945 đến năm 1950, tình hình kinh tế, chính trị các nước Tây Âu có gì nổi bật? A. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới. B. Giai cấp tư sản tiến hành củng cố chính quyền và các hoạt động khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. C. Nền kinh tế phát triển mạnh vượt mức so với trước chiến tranh. D. Giai cấp tư sản tiến hành các hoạt động đàn áp nhân dân lao động. Câu 26. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì? A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Câu 27. Các thành viên đầu tiên của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) gồm những nước nào? A. Anh, Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia B. Anh, Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha C. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Italia D. Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Bồ Đào Nha Câu 28. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã phải dựa vào đâu để phát triển kinh tế? A. Dựa vào nội lực của chính mình B. Dựa vào nhân dân lao động trong nước C. Dựa vào các thuộc địa D. Nhận viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” Câu 29. “Kế hoạch phục hưng châu Âu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai do nước nào đề ra? A. Anh B. Pháp C. Mĩ D. Cộng hòa liên bang Đức Câu 30. Khi nhận được sự viện trợ của Mĩ từ “Kế hoạch phục hưng châu Âu”, mối quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ như thế nào? A. Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ B. Các nước Tây Âu bình đẳng với Mĩ C. Mĩ phụ thuộc vào các nước Tây Âu D. Mĩ và Tây Âu đối địch với nhau Câu 31. Nội dung nào không phải chính sách đối nội của các nước tư bản Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ B. Xóa bỏ các cải cách tiến bộ C. Ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ D. Thực hiện quyền tự do dân chủ Câu 32. Tổ chức liên kết khu vực châu Âu đầu tiên được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tổ chức nào? A. Cộng đồng than – thép châu Âu B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu C. Cộng đồng kinh tế chấu Âu D. Liên minh châu Âu 10
  11. Câu 33. Liên minh châu Âu là tổ chức: A. liên minh quân sự B. liên minh kinh tế - chính trị C. liên minh giáo dục – văn hóa – y tế D. liên minh về khoa học – kĩ thuật Câu 34. “Kế hoạch phục hưng châu Âu” còn được gọi là gì? A. Kế hoạch khôi phục vị thế đã mất của các nước Tây Âu B. Kế hoạch phục hưng sức mạnh quân sự của các nước Tây Âu C. Kế hoạch Mác-san D. Kế hoạch phục hưng chính trị của các nước Tây Âu Câu 35. Tính đến năm 2004, Liên minh châu Âu (EU) bao gồm bao nhiêu nước thành viên? A. 25 nước B. 26 nước C. 27 nước D. 28 nước Câu 36. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự? A.Trở lại xâm lược các nước thuộc địa cũ B.Chống Liên Xô C.Tham gia khối quân sự NATO D.Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức Câu 37. Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau là gì? A. Thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ B. Cạnh tranh với các nước ngoài khu vực C. Khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế D. Thành lập Nhà nước chung châu Âu Câu 38. Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san đã tác động như thế nào đến tình hình châu Âu? A. Giúp phục hồi kinh tế châu Âu B. Giúp Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới C. Tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu D. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ Câu 39. Điểm khác cơ bản của Nhật Bản so với các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước D. Chi phí cho quốc phòng thấp Câu 40. Tổ chức Liên minh châu Âu ra đời cùng với xu hướng chung nào của thế giới? A. Đối thoại hợp tác của các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa B. Đối đầu của các nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa C. Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều. D. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ. 11
  12. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10-THPT Ngày .tháng năm 20 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 45’ Đề 1: HS trả lời đúng các đấp án sau, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp C C A D C D A B B C B B A B A A B C D C án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp D B C B C A A B D A A A B B D C A A A D án Đề 2: HS trả lời đúng các đấp án sau, mỗi câu đúng cho 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp A C B A A A D A D D D A B A B A D A D C án Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp D D C D B B C D C A D A B C A C A C D D án Duyệt đề Giáo viên Ngày tháng . năm . Dương Thị Thanh Thủy 12