Đề thi thử vào 10 môn Địa lí - Trường THCS Kiêu Kỵ
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào 10 môn Địa lí - Trường THCS Kiêu Kỵ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_vao_10_mon_dia_li_truong_thcs_kieu_ky.doc
Nội dung text: Đề thi thử vào 10 môn Địa lí - Trường THCS Kiêu Kỵ
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO 10 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: ĐỊA LÍ ––––––––– Thời gian: 60 phút ĐỀ 1 Năm học: 2019 - 2020 Câu 1: Lãnh thổ phần đất liền nước ta có đặc điểm. A. kéo dài theo chiều bắc –nam , hẹp ngang. B. kéo dài, cong như hình chữ S C. mở rộng về phía đông và đông nam. D. cầu nối của Đông Nam Á đất liền và hải đảo. Câu 2: Các tỉnh ở nước ta có biên giới trên đất liền với hai quốc gia là. A.Hà Giang và Kiên Giang B. Quảng Ninh và Kiên Giang. C. Điện Biên và Kiên Giang D. Điện Biên và Kon Tum. Câu 3: Nét Văn hóa riêng của mỗi dân tộc được thể hiện ở những mặt. A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán. B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ. C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc,trang phục. D. Ngôn ngữ, trang phục, đia bàn cư trú. Câu 4: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả. A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường. B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm. C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng. D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn. Câu 5: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là. A. Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước. B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp. D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại. Câu 6: Việc tăng cường xây dựng thủy lợi ở nước ta nhằm mục đích. A. Tăng cường nguồn nước tưới vào mùa khô. B. Tăng năng xuất và sản lượng cây trồng. C. Phát triển nhiều giống cây trồng mới. D. Dễ dàng áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Câu 7: Nhân tố quan trọng tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta là. A. Điều kiện tự nhiên - xã hội. B. Điều kiện tự nhiên. C. Điều kiện kinh tế - xã hội. D. Điều kiện tự nhiên và kinh tế. Câu 8: nước ta có ba nhóm đất chính là A. đất feralit, đất badan, đất bồi tụ phù sa sông và biển. B. đất feralit, đất mùn núi cao, đất bồi tụ phù sa sông và biển. C. đất badan, đất mùn núi cao, đất bồi tụ phù sa sông và biển. D. đất badan, đất mùn núi cao, đất badan. Câu 9: Rừng phòng hộ có chức năng. A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, bảo vệ môi trường. B. Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường. C. Bảo vệ hệ sinh thái, chống xói mòn đất. D. Bảo vệ các giống loài quý hiếm, phòng chống thiên tai. Câu 10: Nguyên nhân quan trọng làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta thay đổi là. A. Sức ép thị trường trong và ngoài nước. B. Sự phân bố của tài nguyên thiên nhiên. C. Sự phát triển và phân bố của dân cư. D. Tay nghề lao động ngày càng được nâng cao. Câu 11: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nông thôn nước ta cao hơn thành thị do.
- A. Ở nông thôn khó áp dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. B. Nông thôn có nhiều ruộng đất nên cần nhiều lao động. C. Mặt bằng dân trí và mức sống của người dân thấp. D. Quan niệm "Trời sinh voi, trời sinh cỏ" còn phổ biến. Câu 12: Cơ cấu mùa vụ lúa nước ta thay đổi vì. A. Có nhiều loại phân bón mới. B. Thời tiết thay đổi thất thường. C. Lai tạo được nhiều giống lúa mới. D. Nhiều đất phù sa màu mỡ. Câu 13: Sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm có tác dụng. A. Thúc đẩy sự tăng trường kinh tế. B. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. D. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Câu 14: Hiện nay ngành dịch vụ Việt Nam phát triển khá nhanh vì. A. Thu nhập của người dân ngày càng tăng. B. Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa. C. Hệ thống giao thông vận tải ngày càng mở rộng. D. Trình độ dân trí ngày càng cao. Câu 15: Để phát triển các ngành dịch vụ ở nước ta cần phải có các điều kiện. A. Trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. B. Trình độ công nghệ cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. C. Lao động lành nghề, nhiều máy móc hiện đại, giao thông phát triển. D. Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, sơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt. Câu 16: Loại hình giao thông vận tải đường biển nước ta phát triển khá nhanh vì. A. Ngành đóng tàu biển của Việt Nam đang phát triển. B. Nhiều cảng biển được xây dựng hiện đại. C. Đường biển ngày càng hoàn thiện hơn. D. Nền ngoại thương Việt Nam phát triển khá nhanh. Câu 17: Để góp phần đưa Việt Nam nhanh chóng hội nhập nền kinh tế thế giới ngành dịch vụ có vai trò quan trọng nhất là. A. Bưu chính viễn thông. B. Giao thông vận tải. C. Khách sạn, nhà hàng. D. Tài chính tín dụng. Câu 18: Có sự khác nhau của các hoạt động thương mại giữa các vùng trong nước ta là do. A. Định hướng phát triển kinh tế khác nhau của nhà nước đối với từng vùng. B. Sự phát triển các hoạt động kinh tế, sức mua, qui mô dân số từng vùng. C. Vốn đầu tư nước ngoài, sức mua, qui mô dân số từng vùng. D. Trình độ phát triển kinh tế và phân bố dân cư từng vùng. Câu 19: Đối với nền kinh tế - xã hội ngoại thương có tác dụng. A. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất đại trà. B. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm, cải thiện đời sống nhân dân, đổi mới công nghệ. C. Giải quyết đầu ra và nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ. D. Giải quyết đầu vào cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất đại trà. Câu 20: Đối với sự phát triển kinh tế ngành du lịch có tác dụng. A. Đem lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao trình độ dân trí. B. Phát triển số lượng và chất lượng đường giao thông, nhà hàng, khách sạn. C. Mở rộng giao lưu giữa nước ta với thế giới,cải thiện đời sống nhân dân. D. Phát triển ngoại thương, cải thiện đời sống nhân dân. Câu 21: Để bảo vệ địa hình, tài nguyên đất vùng trung du - miền núi Bắc Bộ phát triển theo hướng. A. Mô hình nông - lâm kết hợp. B. Trồng rừng phòng hộ vùng núi cao. C. Khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng.
- D. Tăng cường công tác "Phủ xanh đất trống, đồi trọc" Câu 22: Xây dựng thủy lợi là biện pháp hàng đầu thâm canh nông nghiệp nước ta nhằm. A. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cải tạo đất, nâng cao năng xuất. B. Phát triển đa dang cây trồng, nâng cao năng xuất. C. Nâng cao năng xuất cây trồng, mở rộng diện tích đất canh tác. D. Cung cấp nước tưới - tiêu, cải tạo đất, mở rộng diện tích đất canh tác. Câu 23: Trong sản xuất lương thực, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gặp khó khăn. A. Hiện tượng hoang mạc hóa, diện tích đồng bằng nhỏ hẹp. B. Mật độ dân cư thấp, thiếu lao động. C. Dân cư thiếu kinh nghiệm trồng lúa, mùa khô kéo dài. D. Diện tích đất đồng bằng bị thu hẹp, đất nghèo chất dinh dưỡng. Câu 24: Để tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm cây công nghiệp trên thị truờng thế giới nhà nước ta cần trú trọng. A. Hoàn thiện công nghệ chế biến, đầu tư máy móc hiện đại. B. Tăng cường các giống cây trồng cho năng suất cao. C. Nâng cao năng lực các cơ sở chế biến, tạo ra chất lượng sản phẩm cao. D. Đổi mới mẫu mã, tạo ra chất luợng sản phẩm cao. Câu 25: Nước ta có dân số đông, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm sẽ có ý nghĩa quan trọng nhất. A. Đảm bảo an ninh lương thực, B. Thúc đẩy công nghiệp hóa. C. Đa dạng hóa các sản phẩm trong nông nghiệp. D. Tạo nguồn hàng xuất khẩu. Câu 26: Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển công nghiệp có vai trò quan trọng nhất là. A. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. B. Đổi mới cơ chế quản lí và chính sách kinh tế đối ngoại. C. Gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần. D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Câu 27: Để chiếm lĩnh đuợc thị trường, các sản phẩm công nghiệp nước ta cần. A. Tăng cường các hình thức quảng bá sản phẩm. B. Thay đổi các thiết bị máy móc sản xuất mới. C. Hạn chế các mặt hàng ngoại nhập. D. Thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Câu 28: Việc phát triển kinh tế - xã hội, vùng trung du - miền núi Bắc Bộ cần kết hợp. A. Khai thác chế biến khoáng sản, phân bố lại dân cư. B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phân bố lại dân cư. C. Khai thác thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. D. Nâng cao mặt bằng dân trí kết hợp trồng và bảo vệ rừng. Câu 29: Việc khai thác thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng cần phải kết hợp. A. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa. B. Nâng cao tay nghề lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp. D. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng xuất cây trồng. Câu 30: Để hạn chế tác hại của gió tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần. A. Xây dựng các hồ chứa nước và bảo vệ rừng. B. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ. C. Dự báo đề phòng thời gian hoạt động của gió tây khô nóng. D. Trồng rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Câu 31:Ý nghĩa sau đây không phải là khó khăn về cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp nước ta? A.Trình độ công nghệ còn thấp.
- B.Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao. C.Tiêu hao năng lượng, nguyên liệu ít. D.Phân bố không đều giữa các vùng. Câu 32: Điểm giống nhau về công nghiệp của hai trung tâm Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là A. giá trị sản xuất công nghiệp cao, cơ cấu ngành đa dạng. B. ít phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung. C. là trung tâm công nghiệp hóa chấtlowns nhất cả nước. D. phát triển mạnh ngành công nghiệp năng lượng. Câu 33:Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không chính xác về ngành du lịch nước ta? A. Nước ta giàu tài nghuyên du lịch tự nhiên và nhân văn. B. Gần đây du lịch phát triểnnhanh do có nhiều tài nguyên du lịch. C. Số lượng khách du lịch và doanh thu của ngành đều tang nhanh. D. Ngành du lịch đem lại hiệu quẩco về kinh tế và xã hội. Câu 34: Ngyên nhân chủ yếu làm cho du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của Bắc Trung Bộ là gì? A.Vùng có tài nguyên du lịch phong phú. B. Nhu cầu du lịch của người dân tang cao. C.Cơ sở hạ tầng du lịch phát triển. Xu thế phát triển nền kinh tế mở. Câu 35: Dựa vào lược đồ vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa. A. Phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. B. Cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam của đất nước. C. Thuận lợi khai thác kinh tế biển đảo. D. Phát huy thế mạnh của các cửa khẩu sang đất nước Lào. Câu 36: So với nhiều nước trên thế giới, nước ta có trình độ đô thị hóa ở mức A. rất thấp. B. thấp. C. trung bình. D. cao Câu 37: Qúa trình hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu của nước ta đứng trước khó khăn rất lớn là A. biến động của thị trường thế giới và khu vực. B. khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm môi trường. C. còn nhiều huyện nghèo, xã nghèo ở miền núi. D. kinh tế phát triển chậm, không ổn định. Câu 38: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là. A. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải san, phát triển du lịch biển đảo. B. Khai thác tài nguyên dàu khí ở vùng thềm lục địa. C. Xây dựng nhiều cảng biển, khai thác muối. D. Xây dựng các cơ sở đóng tàu biển phục vụ đánh bắt thủy sản. Câu 39: Để khắc phục những khó khăn về nông nghiệp, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã có những giải pháp. A. Mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, trồng rừng phòng hộ. B. Xây dựng hồ chứa nước chống hạn phòng lũ, trồng rừng phòng hộ. C. Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu hải sản, bảo vệ môi trường. D. Thâm canh tăng diện tích cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu. Câu 40: Biện pháp nào quan trọng nhất để vừa tăng sản lượng thủy sản khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản? A. Tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt . B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. C. Hiện đại hóa các phương tiện , đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. D.Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ THI THỬ VÀO 10 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: ĐỊA LÍ ––––––––– Thời gian: 60 phút Năm học: 2019 - 2020 ĐỀ 2 Câu 1: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm là do thực hiện tốt A. hoạt động tuyên truyền, giáo dục dân số. B. vấn đề phát triển văn hóa, y tế, giáo dục. C. chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. D. hoạt động kiểm soát sự gia tăng tự nhiên. Câu 2: Các tỉnh /TP trực thuộc trung ương nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. B. Bình Định, Phú Yên Khánh Hòa. C. Ninh Thuận, Bình thuận, Bình Định. D. Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng. Câu 3: Các con đường quốc lộ 7,8,9 của vùng Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì chung? A. Mới được mở rộng. B. Chạy theo hướng Bắc-Nam. C. Là con đường từ Việt Nam sang Lào. D. Là đường mòn Hồ Chí Minh. Câu 4: Nghề khai thác tổ chim yến ở Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung trên một số đảo ven bờ thuộc các tỉnh A. Từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa. B. Từ Khánh Hòa đến Bình Thuận. C.Từ Quảng Nam đến Khánh Hòa. D.Từ Khánh Hòa đến Phú Yên. Câu 5: Một số cây công nghiệp có giá trị được trồng ở các đồng bằng hẹp ven biển của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Bông vải, mía đường. B. Đậu tương, thuốc lá. C.Thuốc lá, mía đường. D. Bông vải, đậu tương. Câu 6: Các loại khoàng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Sắt, thiếc, ti tan. B. Dầu khí, titan, vàng. C.Cát thủy tinh, titan, vàng. D.Than, vàng, cát thủy tinh. Câu 7: ĐBSH không tiếp giáp với vùng lãnh thổ nào sau đây? A.TD và MN Bắc Bộ. B. Vịnh Bắc Bộ. C.DHNTB. D.Bắc Trung Bộ. Câu 8: Vườn quốc gia nào không thuộc Tây Nguyên. A.Yok Đôn. B.Chư Mom Rây. C.Bù Gia Mập. D.Chư Yang Sin.
- Câu 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh? ` A.14 tỉnh. B.15 tỉnh . C.16 tỉnh . D.17 tỉnh . Câu 10: Tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung? A. Bình Thuận. B. Đà Nẵng. C.Quảng Nam. D.Bình Định. Câu 11: Vịnh Vân Phong- cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta thuộc tình nào sau đây? A. Khánh Hòa. B. Bình Định. C. Quảng Ngãi. D. Ninh Thuận. Câu 12: Nhà máy thủy điện nào có công suất lớn nhất Tây Nguyên? A.Đa Nhim. B.Đrây Hơ Linh. C.Yaly. D.Xê Xan 3. Câu 13: Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm ở ĐBSH? A. Sản xuất hàng tiêu dung B. Sản xuất vật liệu xây dựng. C. Chế biến lương thực-thực phẩm D. Khai thác khoáng sản. Câu 14: Các sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng ĐBSH là A. máy công cụ, động cơ điện, thiết bị điện tử. B. thiết bị điện tử, dầu thô, hàng dệt kim. C. phương tiện giao thông, vải, điện sản xuất. D.điện sản xuất, giấy viết, thuốc chữa bệnh. Câu 15: Nhận định nào không đúng về Đông Nam Bộ? A.Mật độ dân số cao nhât nước. B.Khí hậu cận xích đạo, thiên tai ít xảy ra. C.Có tiềm năng lớn về dầu mỏ, khí tự nhiên. D.Có diện tích lớn đất ba dan, đất xám. Câu 16: Năng suất lúa ĐBSH cao nhất cả nước là do A. diện tích lớn nhất. B. sản lượng lớn nhất. C.trình độ thâm canh cao. D.dân số cao nhất. Câu 17: Bình quân lương thực theo đầu người của ĐBSH hiện nay là A.cao hơn trung bình cả nước. B. tăng nhanh liên tục. C.cao hơn ĐBSCL. D. thấp và có xu hướng giảm. Câu 18: Chỉ tiêu nào vủa Đông Nam Bộ tương đương với cả nước? A.Tỉ lệ dân thành thị. B.GDP/người. C.Mật độ dân số. D.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. Câu 19: Cửa ngõ quan trọng hướng ra Vịnh Bắc Bộ của vùng ĐBSH là A. Thủ đô Hà Nội. B. Thành phố Hải Phòng. C.Thành phố Nam Định. D.Thành phố Hạ Long. Câu 20: Tài nguyên quý giá nhất đối với sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSH là A. Đất phù sa màu mỡ. B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. C.Nguồn lợi sinh vật biển phong phú. D.Nguồn nước ngầm dồi dào. Câu 21: Các loại tài nguyên khoáng sản có giả trị đáng kể ở ĐBSH là A. Than đá, bôxit, sắt, dầu mỡ, khí tự nhiên. B. Đá vôi, cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. C.Than nâu, đá vôi, apatit, chì, kẽm.
- D.Sét, cao lanh, đá vôi, khí tự nhiên. Câu 22: Nhận xét nào sau đây không đúng về tiềm năng kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ và vùng DHNTB? A. DHNTB thuận lợi hơn Bắc Trung bộ. B. Nghề làm muối phát triển mạnh ở Bắc Trung Bộ. C. Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh nước sâu thể hiện xây dựng cảng biển. D. Có nhiều bã tắm nổi tiếng thu hút khách du lịch. Câu 23: Ý nghĩa lớn nhất của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là A.Cung cấp gỗ và chất đốt. B.Bảo tồn nguồn gen sinh vật. C.Chắn sóng, chắn gió, giữ đất. D.Du lịch sinh thái. Câu 24: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sản lượng lúa lớn nhất nước, do có A.Diện tích rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. B.Diện tích trồng lúa lớn hơn các vùng khác. C.Điều kiện khí hậu, nguồn nước thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ. D.Dân số đông nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa. Câu 25: Di sản văn hóa thế giới ở Bắc Trung Bộ đã được UNESCO công nhận là A. địa đạo Vĩnh Mốc. B. Cố đô Huế. C.Phố cổ Hội An. D.Di tích Mĩ Sơn. Câu 26: Tỉnh nào có thế mạnh hơn cả về du lịch biển-đảo? A.Tiền Giang. B.Bến Tre. C.Cà Mau. D.Kiên Giang. Câu 27: Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn nước ta còn cao là do A.Lao động tập trung đông ở khu vực nông thôn, mật độ dân số cao. B.Sản xuất nông nghiệpmang tính mùa vụ , các nghề phụ ít phát triển. C.Tăng cường áp dụng máy móc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. D.Tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp , chưa đáp ứng nhu cầu. Câu 28: Căn cứ vào bản đồ cây công nghiệp (2007) trong Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, vùng trồng điều nhiều nhất ở nước ta là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C.Tây Nguyên. D.Đông Nam Bộ. Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng? A. Thái Nguyên. B. Việt Trì. C.Hạ Long. D.Cẩm Phả. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Thái Nguyên không có ngành công nghiệp nào sau đây? A. Chế biến nông sản. B. Cơ khí. C.Điện tử. D.Luyện kim đen. Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở vùng Bắc Trung Bộ không có ngành sản xuất vật liệu xây dựng? A. Bỉm Sơn. B. Thanh Hóa. C.Vinh. D.Huế. Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hai cửa khẩu quốc tế vùng Bắc Trung Bộ là? A. Na Mèo và Nậm Cắn. B. Cha Lo và Lao Bảo. C. Cầu Treo và Cha Lo. D. Lao Bảo và A Đớt.
- Câu 33: Ở địa phương em, vấn đề môi trường nào được coi là nghiêm trọng nhất? A. Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. B. Cháy rừng. C. Xói mòn, rửa trôi, lũ quyét. D. Hạn hán. Câu 34: Có tỉ trọng tăng mạnh nhất trong cơ cấu GDP của nước ta các năm qua là thành phần A. Kinh tế nhà nước. B. Kinh tế tư nhân. C. Kinh tế cá thể. D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 35: Từ năm 1986 đến nay, tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư trong cơ cấu GDP của nước ta giảm dần do A. Giá trị sản xuất tăng chậm hơn khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. B. Sự cạnh tranh gay gắt của nước khác. C. Ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. D. Diện tích đất sản xuất bị thu hẹp. Câu 36 : Đồng bằng, ven biển là nơi cư trú của dân tộc nào? A. Dân tộc Nùng. B. Dân tộc Ba Na. C. Dân tộc Lô Lô. D. Dân tộc Việt. Câu 37: Thành phần kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay do A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. B. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác. C. Nắm các ngành và lĩnh vực then chốt của quốc gia. D. Có số lượng thành lập doanh nghiệp mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước. Câu 38 : Bộ đàn đá là nhạc cụ độc đáo của dân tộc ít người thuộc vùng A. Tây Bắc.B. Nam Bộ.C. Đông Bắc.D. Tây Nguyên. Câu 39: Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất ? A. Phát triển kinh tế, chú ý đến ngành dịch vụ. B. Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản. C. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Câu 40: Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta bắt đầu từ khi nào? A. Năm 1996. B. Năm 1976. C. Năm 1966. D. Năm 1986.
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM Đáp án, Biểu điểm chấm Môn: Địa lí 9 TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ –––––––––– ĐỀ 1 ĐỀ 2 1 A C 2 D D 3 A C 4 A C 5 B A 6 B C 7 C C 8 B C 9 B B 10 A A 11 C A 12 C C 13 A D 14 B A 15 A A 16 D C 17 A D 18 B D 19 A D 20 C A 21 A B 22 D B 23 A C 24 C B 25 A B 26 B D 27 A B 28 C D 29 A C 30 D B 31 C D 32 A A 33 B A 34 A D 35 B A 36 B D 37 A C 38 A D 39 B C 40 B D
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ Thời gian: 60 phút ––––––––– Năm học: 2019 - 2020 Lớp KT: lớp 9 Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TN TN TN Chủ đề Chủ đề 1: Xác định Hiểu được Vị trí, đặc được vị trí giá trị đất, điểm tự tiếp giáp, dân rừng, thủy nhiên, địa lí số, nét văn lợi, mùa vụ. dân cư. hóa . Số câu: 6 4 10 Số điểm: 1,5 1,0 2,5 Tỉ lệ: 15% 10% 25% Chủ đề 2: Nắm được sự Những thành Thấy được So sánh sự khác Kinh tế Việt phát triển tựu trong những khó nhau về hoạt Nam. kinh tế xã hội nông nghiệp, khăn về cơ động thương ngoại xây dựng sở vật chất mại và biện thương. giao thủy lợi và kí thuật, vấn pháp bảo vệ thông vận tải, dịch vụ. đề hội nhập nguồn thủy sản. công nghiệp kinh tế đô thị. Số câu: 8 6 5 2 21 Số điểm: 2,0 1,5 1,25 0,5 5,25 Tỉ lệ: 20% 15% 12,5% 5% 52,5% Chủ đề 3: Thấy được ý Tác hại của Tầm quan trọng Phân hóa nghĩa, các tài gió tây của ngành du lãnh thổ. nguyển , vấn lịch và những đề sản xuất , giải pháp. phát triển kinh tế xã hội của các vùng. Số câu: 6 1 2 9 Số điểm: 1,5 0,25 0,5 2,25 Tỉ lệ: 15 % 2,5% 5% 22,5% Tổng 20 10 6 4 40 Số câu: 5,0 2,5 1,5 1,0 10,0 Số điểm: 50% 25% 15% 10% 100% Tỉ lệ: