Đề thi kết thúc học kỳ I môn Lịch sử - Trường THCS Trung Mầu

doc 5 trang thienle22 6140
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kết thúc học kỳ I môn Lịch sử - Trường THCS Trung Mầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ket_thuc_hoc_ky_i_mon_lich_su_de_1_truong_thcs_trung.doc
  • docMa trận 1.doc
  • docphieudapan.doc

Nội dung text: Đề thi kết thúc học kỳ I môn Lịch sử - Trường THCS Trung Mầu

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲI TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU Tên môn: LICH SU Thời gian làm bài: 60 phút; Mã đề thi: 01 (40 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Mã số: Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam? A Tạo điều kiện dẫn đến sự xuất hiện của con đường cứu nước khuynh hướng vô sản B. Quan hệ sản xuất phong kiến bị thay thế bởi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa C. Góp phẩn làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở một số địa phương (Hà Nội, Sài Gòn, ) D. Bổ sung thêm các lực lượng mới cho phong trào yêu nước (công nhân, tiểu tư sản, ) Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đấu tranh của tầng lớp trí thức tiểu tư sản việt Nam trong những năm 1919 – 1925? A. Xuất bản các tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ B. Thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh C. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả nhà yêu nước Phan Bội Châu D.Cuộc ám sát toàn quyền Méc-lanh ở Sa Diện (Quảng Châu, Trung Quốc) Câu 3: Sự kiện nào được nhắc đến như “Chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”? A. Phong trào đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) B. Vụ ám sát Toàn quyền Méc-lanh của Phạm Hồng Thái (1924) C. Tổ chức Tâm Tâm xã được thành lập (1923) D. Phong trào để tang Phan Châu Trinh (1926) Câu 4: Quốc gia nào giữ vai trò quan trọng trong hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)? A. Việt Nam B. Trung Quốc C. Liên xô D. Tiệp khắc Câu 5: Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp sáng lập A. Việt Nam Quang phục hội B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên C. BHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên D. Hội Liên hiệp thuộc địa Câu 6: Đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 là A. Phong trào đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế B. Phong trào thể hiện ý thức chính trị C. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế và chính trị, tự giác D. Phong trào đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, mang tính tự phát Câu 7: Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập lên trong những năm 1919 – 1925? A. Đảng Lập hiến B. Hội Phục Việt C. Việt Nam Quốc dân đảng D. Hội Liên hiệp thuộc địa Câu 8: Giai cấp nông dân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp A. công nhân B. tư sản C. địa chủ D. tiểu tư sản Câu 9: Trong giai đoạn 1945-1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là A. xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội B. phá thế bị bao vây, cô lập, mở rộng quan hệ đối ngoại. C. tiến hành cải tổ để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh Câu 10: Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi văn kiện nào dưới đây tối Hội nghị Véc-xai? A. “Đoàn kết giai cấp” B.“Bản yêu sách của nhân dân An Nam” C. “Đường Kách mệnh” D. “Bản án chế dộ thực dân Pháp” 1
  2. Câu 11: Những giai cấp mới ra đời ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. tư sản và tiểu tư sản B. công nhân và tư sản C. công nhân và tiểu tư sản D. địa chủ và tư sản dân tộc Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phải là hoạt động đấu tranh giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 – 1925? A. Sử dụng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình B. Thành lập Đảng Thanh niên để tập hợp lực lượng đấu tranh C. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất cảng lúa gạo của Pháp (1923) D. Phát động phong trào chấn hung nội hóa, bài trừ ngoại hóa (1919) Câu 13: Tờ báo nào dưới đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút trông thời gian hoạt dộng ở nước ngoài? A. Sự thật B. Người cùng khổ C. Nhân đạo D. Đời sống công nhân Câu 14: Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925 A. Dân chúng B. Tiền phong C. Tin tức D. Người nhà quê Câu 15: Nội dung nào dưới đây phản ánh khôngđúng cơ sở của sự hợp tác, giúp đỡ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu A. Cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin B. Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản C. Cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội D. Có chung mục đích đàn áp phong trào cách mạng thế giới Câu 16: Từ năm 1949, các nước đông Âu bước vào giai đoạn A. xây dựng chủ nghĩa cộng sản B. chiến đấu chống thù trong giặc ngoài C. khôi phục kinh tế sau chiến tranh D. xây dựng chủ nghĩa xã hội Câu 17: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 – 1929), nền kinh tế Việt Nam B. có đủ khả năng cạnh tranh với nền kinh tế A. có sự phát triển độc lập với nền kinh tế Pháp Pháp C. phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu D. có sự chuyển biến nhanh và mạnh về cơ cấu Câu 18: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào A. Thủ công nghiệp B. Giao thông vận tải C. Thương nghiệp D. Nông nghiệp Câu 19: Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) là A. đầu tư và phát triển toàn diện nên kinh tế Đông Dương B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương C. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương D. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra Câu 20: Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch (1946-1950)? A. Liên Xô có lãnh thổ rộng rãi, tài nguyên phong phú B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lực, tự cường C. Liên Xô là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ hai D. Liên Xô nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của Mĩ Câu 21: Nội dụng nào không phản ánh đúng những chính sách của các nước Đông Âu trong những năm 1945-1949? A. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài B. Thực hiện các quyền tự do, dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân C. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân D. Thực hiện đa nguyên chính trị, tiến hành tổng tuyển cử tự do 2
  3. Câu 22: Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai vì A. các nước phương Tây bao vây, cấm vận B. các thế lực phản động chống phá C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề D. Mĩ triển khai “chiến lược toàn cầu” Câu 23: Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là A. Ấn Độ B. Mĩ C. Liên Xô D. Anh Câu 24: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị về chính trị, văn hóa, giáo dục của Pháp trong những năm 1919 – 1930? A. Sử dụng báo chí để tuyên truyền chính sách “khai hỏa” của Pháp B. Đàn áp các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam C. Khuyến khích các hành động mê tín, dị đoan,tệ nạn xã hội, D. Để cho Việt Nam được hưởng quy chế tự trị Câu 25: Cuộc đấu tranh của thợ máy Ba Son (8/1925) được coi là mốc đánh dấu bước ngoặt của phong trào công nhân Việt Nam, vì có A. Quy mô rộng lớn, tinh thần đấu tranh quyết liệt B. Tổ chức, buộc Pháp phải nhượng bộ một số quyền lợi về kinh tế C. Mục tiêu kinh tế, chính trị và có quy mô rộng lớn D. Mục tiêu kinh tế, chính trị rõ rang, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế Câu 26: Ngày 8/1/1949 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây? A. Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va được thành lập B. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập C. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ. D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử Câu 27: Sự kiện nào dưới đây có ảnh hưởng tích cực đến cánh mạng Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Nước Pháp tham dự hội nghị Véc-xai B. Phe Hiệp ước tháng trận trong chiến tranh C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công D. Sự thiết lập của một trật tự thế giới mới Câu 28: Tính chất cách mạng non yếu của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ công khai 1919 – 1925 được thể hiện ở việc A. Chủ yếu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tể B. Chưa thành lập được các tổ chức chính trị của mình C. Sẵn sang thỏa hiệp khi nược Pháp nhượng bộ một số quyền lợi D. Chưa tập hợp được quần chúng nhân dân để phát động các cuộc đấu tranh Câu 29: Một trong những cơ sở của sự hợp tác, giúp đỡ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu là A. có chung mục đích đàn áp phong trào cách mạng thế giới B. cùng chung một mục tiêu là tiến lên chủ nghĩa tư bản C. cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê nin D. đều nhận được giúp đỡ, viện trợ của Mĩ và các nước phương Tây. Câu 30: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của cách mạng Việt Nam là mâu thuẫn giữa A. nông dân với địa chủ phong kiến B. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp C. tư sản dân tộc Việt Nam với chính quyền thực dân D. giai cấp công nhân và giai cấp tư sản Câu 31: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với thực dân Pháp lực lượng xã hội nào dưới đây trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam A. trung, tiểu địa chủ và tư sản mại bản B. tiểu địa chủ và tư sản mại bản C. trung địa chủ và tư sản mại bản D. địa chủ và tư sản mại bản Câu 32: tổ chức nào dưới đây được gọi là liên minh mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu? 3
  4. A. Tổ chức hiệp ước An ninh tập thế (CSTO) B. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Câu 33: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là do A. những quyết định của Anh, Mĩ, Liên Xô tại hội nghị I-an-ta (Liên Xô, tháng 2/1945) B. những nghị quyết quan trọng của Hội nghị Pốt-xđam (Đức, tháng 8/1945) C. thành quả đấu tranh của lực lượng yêu nước chống phát xít ở các nước Đông Âu D. thành quả đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế của nhân dân các nước Đông Âu Câu 34: Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố khách quan đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất A. Thắng lợi của Cách mạng thánh Mười Nga năm 1917 B. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông dâng cao C. Tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp D. Phong trào công nhân ở các tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh mẽ Câu 35: Từ năm 1919 đến năm 1925, có nhiều sự kiện thế giới đã tác động, ảnh hưởng tích cực đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam, ngoại trừ A. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Phương Đông B. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 C. Cao trào 1918 – 1923 ở các nước tư bản Âu - Mĩ D. Sự xuất hiên của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới Câu 36: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận là A. tư sản dân tộc và tư sản công thương B. tư sản dân tộc và tư sản mại bản C. tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp D. tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp Câu 37: Năm 1949, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong khoa học - kĩ thuật? A. Chế tạo thành công bom nguyên tử B. Phóng thành công tên lửa đạn đạo C. Phong thành công vệ tinh nhân tạo D. Chế tạo thành công tàu ngầm Câu 38: Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mĩ là A. Ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam B. Ra đời cùng giai cấp tư sản Việt Nam C. Ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam D. Ra đời sau giai cấp tiểu tư sản việt Nam Câu 39: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập tổ chức chính trị nào dưới đây? C. Việt Nam nghĩa A. Đảng Thanh niên B. Hội Phục Việt D. Đảng Lập hiến đoàn Câu 40: Vì sao, trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp đã đánh thuế nặng các hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam vì A. Cản trở sự phát triển của thương nghiệp Việt Nam B. Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam C. Nhằm tao sự cạnh tranh giữa hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam D. Tạo điều kiện cho thương nghiệp Đông Dương phát triển HẾT 4