Đề ôn tập tổ hợp số 1 môn Lịch sử, Giáo dục công dân khối 8
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập tổ hợp số 1 môn Lịch sử, Giáo dục công dân khối 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_to_hop_so_1_mon_lich_su_giao_duc_cong_dan_khoi_8.pdf
Nội dung text: Đề ôn tập tổ hợp số 1 môn Lịch sử, Giáo dục công dân khối 8
- TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA ĐỀ ÔN TẬP TỔ HỢP SỐ 1 NHÓM LỊCH SỬ - GDCD 8 MÔN: LỊCH SỬ, GDCD KHỐI 8 NĂM HỌC 2019-2020 I. MÔN LỊCH SỬ. 1.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam giai đoạn 1858-1873? A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn. C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế. D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước. Câu 2. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình ở Đông Nam Á? A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi. B. Việt Nam có vi trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. D. Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu. Câu 3. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào? A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét. B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ. C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu. D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần. Câu 4.Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế đồng ý mở ba cửa biển nào cho Pháp vào buôn bán? A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn. B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên. C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên. D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt. Câu 5. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì? A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế. C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng. D. Chiếm Đà Nẵng khống chế miền Trung. Câu 6. Thực dân Pháp chính thức đổ bộ xâm lược nước ta vào thời gian nào? A. Ngày 9 tháng 1 năm 1858. B. Ngày 1 tháng 9 năm 1858. C. Ngày 30 tháng 9 năm 1858. D. Ngày 1 tháng 9 năm 1885. Câu 7. Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương, C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Định. Câu 8. Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào? A. Thực dân Pháp chiếm được Đà Nẵng. B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước.
- C. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà phải chuyển hướng tấn công Gia Định D. Triều đình và Pháp giảng hoà. Câu 9. Tháng 2 – 1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng đánh ở đâu? A. Đánh vào Gia Định. B. Đánh vào Sơn Trà (Đà Nẵng). C. Đánh vào Nha Trang. D. Đánh ra kinh thành Huế. Câu 10. Ngày 24-2-1861, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nam Bộ? A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường. B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa. C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long. D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa. Câu 11. Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ? A. Trương Định. B. Nguyễn Tri Phương, C. Phan Thanh Giản. D. Nguyễn Trường Tộ. Câu 12. Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công vào đâu? A. Đại đồn Chí Hoà. C. Tỉnh Vĩnh Long. B. Tỉnh Định Tường. D. Thành Gia Định. Câu 13. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào? A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862. B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862. C. Ngày 8 tháng 6 năm 1862. D. Ngày 6 tháng 8 năm 1862. Câu 14. Ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép ai phải nộp thành không điều kiện? A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trường Tộ. C. Phan Thanh Giản. D. Trương Định. Câu 15. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu? A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn. B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn. C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc. D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo. 2. Tự luận a.Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào? b. Trước nguy cơ đất nước bị kẻ thù xâm lược, tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta được thể hiện như thế nào? II. MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1.TRẮC NGHIỆM Câu 1: Ý nào sau đây không phải là biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội? A. Bản thân nhận thức được tác hại của tệ nạn xã hội
- B. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội. C. Sống giản dị, lành mạnh. D. Chú trọng công việc làm ăn kinh tế hơn giáo dục con cái. Câu 2: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây? A. Tàng trữ chất ma túy. B. Tiêm chích ma túy. C. Các hành vi làm lây truyền HIV/AIDS. D. Gần gũi và giúp đỡ người HIV / AIDS gần gũi với cộng đồng. Câu 3: Em hãy chọn cách phòng chống tệ nạn xã hội em cho là đúng nhất? A. Bắt hết các đối tượng tệ nạn xã hội đi cải tạo lao động. B. Đưa ra phê phán ở cơ quan hoặc nơi lưu trú. C. Phạt kinh tế đối với bậc cha mẹ có con vi phạm. D. Tạo công ăn việc làm. Câu 4: Hình thức xử lý nào sau đây được áp dụng đối với người môi giới mại dâm? A. Truy cứu trách nhiệm hình sự B. Xử phạt hành chính C. Cảnh cáo D. Phạt tiền Câu 5: Ma túy, mại dâm là con đường ngắn nhất: A. làm lây truyền HIV/ AIDS. B. dẫn đến tội phạm. C. dẫn đến tệ nạn xã hội. D. dẫn đến vi phạm pháp luật. Câu 6: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch: A. chuẩn mực xã hội. B. thói quen xã hội. C. quy định của tập thể. D. tập quán của cộng đồng. Câu 7: Làm thế nào để không bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào con đường sử dụng ma túy? A. Không quan hệ bạn bè. B. Không nghe theo sự cám dỗ, mời mọc, thách thức của bạn bè. C. Không tập hút thuốc lá. D. Không tham gia các tệ nạn xã hội. Câu 8: Gia đình có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống mại dâm? A. Không cho các thành viên trong gia đình được quan hệ với những người xung quanh đề phòng bị rủ rê, lôi kéo. B. Giáo dục các thành viên của gia đình về lối sống lành mạnh, phát huy truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình văn hoá. C. Chỉ được xem các loại văn hoá phẩm đã được cha mẹ kiểm duyệt. D. Quản lý chặt chẽ việc đi lại của các thành viên trong gia đình. Câu 9: Người phát hiện, tố giác và đấu tranh trong phòng, chống mại dâm được đảm bảo các quyền lợi gì? A. Tuỳ theo điều kiện của địa phương sẽ có hỗ trợ khi có thiệt hại. B. Được bảo vệ và giữ bí mật, nếu bị thiệt hại tài sản thì được đền bù. Nếu bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. C. Được biểu dương khen thưởng. D. Được quan tâm giúp đỡ khi có khó khăn. Câu 10. Tại sao phải ngăn chặn bạo lực học đường?
- A. Vì đó là một trào lưu lệch lạc. B. Vì học sinh có thể bị xử lý hình sự do hành vi bạo lực của mình. C. Vì sự phát triển kinh tế - xã hội. D. Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới việc học tập của học sinh nói riêng và sự giáo dục của nhà trường nói chung, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội. 2. TỰ LUẬN Câu 1 Nếu bạn em hoặc người thân trong gia đình mắc vào một trong các tệ nạn xã hội thì em có thái độ như thế nào? Câu 2 Em xử sự như thế nào trong những tình huống sau: - Một người bạn rủ em cá độ bóng đá. - Một người lạ mặt nhờ em xách túi đồ đến nhà người quen của họ. - Một người bạn rủ em hút thử ma tuý. HẾT .