Đề ôn tập tổ hợp số 1 môn Lịch sử, Giáo dục công dân khối 7

pdf 3 trang thienle22 4720
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập tổ hợp số 1 môn Lịch sử, Giáo dục công dân khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_to_hop_so_1_mon_lich_su_giao_duc_cong_dan_khoi_7.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập tổ hợp số 1 môn Lịch sử, Giáo dục công dân khối 7

  1. TRƯỜNG THCS TRUNG HÒA ĐỀ ÔN TẬP TỔ HỢP SỐ 1 NHÓM LỊCH SỬ - GDCD 7 MÔN: LỊCH SỬ, GDCD KHỐI 7 MÔN 2019-2020 A. MÔN LỊCH SỬ I. Trắc nghiệm. Em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào, ngày, tháng, năm nào? A. Ngày 7 tháng 3 năm 1418. B. Ngày 2 tháng 7 năm 1418. C. Ngày 3 tháng 7 năm 1417. D. Ngày 7 tháng 2 năm 1418. Câu 2: Khi quân Minh tấn công căn cứ Lam Sơn, trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân Lê Lợi đã làm gì? A. Rút lên núi Chí Linh (Thanh Hóa). B. Rút lên núi Núi Do (Thanh Hóa). C. Rút vào Nghệ An. D. Không hề rút lui, cầm cự đến cùng. Câu 3: Cuối năm 1421, quân Minh huy động bao nhiêu lính mở cuộc vây quét căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn? A. 20 vạn. B. 50 vạn. C. 6 vạn. D. 10 vạn. Câu 4: Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? A. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ B. Bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi C. Nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ thuật cao và chiến đấu dũng cảm D. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa Câu 5: Vì sao dưới thời Lê số lượng nô tì giảm dần? A. Bị chết nhiều. B. Bỏ làng xã tha phương cầu thực. C. Quan lại không cần nô tì nữa. D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì. Câu 6: Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội? A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Thiên Chúa giáo. Câu 7: Thời Lê sơ (1428-1527), triều đình tổ chức bao nhiêu khoa thi tiến sĩ? Chọn lựa bao nhiêu người làm trạng nguyên? A. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên. B. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 89 người làm trạng nguyên.
  2. C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên. D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên. Câu 8: Ngô Sĩ Liên là sử thần thời Lê sơ, ông đã biên soạn bộ sử nào? A. Đại Việt sử ký. B. Đại Việt sử ký toàn thư. C. Sử ký tục biên. D. Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Câu 9: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ” là lời căn dặn của ai? A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thánh Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Hiển Tông. Câu 10: Nội dung văn thơ thời Lê sơ có đặc điểm gì? A. Tố cáo tầng lớp thống trị phong kiến. B. Thể hiện lòng thương cảm đối với phụ nữ. C. Phản ánh khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. D. Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào và tinh thần bất khuất của toàn dân tộc. II. Tự luận Trong bài tựa “Ức Trai di tập” của Dương Bá Cung, nhà nghiên cứu Nguyễn Năng Tĩnh nhận định rằng: “Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài, toàn đức như Ức Trai tiên sinh thật là ít lắm ” Câu 1. Em hãy cho biết nhân vật “Ức Trai tiên sinh” được nhắc đến trong nhận định trên là ai? Câu 2. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của nhân vật đó trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428). B. MÔN GDCD I. Trắc nghiệm. Em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1. Hành vi nào thể hiện không sống giản dị? A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu. C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm. B. Diễn đạt dài dòng. D. Giản dị là đạo đức của con người. Câu 2: Người tự tin có biểu hiện như thế nào? A. Đánh giá cao bản thân. B. Cho rằng việc mình làm không có sai sót. C.Tin tưởng vào bản thân. D. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì. Câu 3. Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng? A. Luôn chờ sự thương hại của người khác. C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân. B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả. D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng sếp. Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu trung thực? A. Thẳng thắn, công bằng trong công việc. C. Bao che khuyết điểm của bản thân. B. Nhận lỗi khi mình mắc phải. D. Nghiêm túc trong thi cử, kiểm tra. Câu 5. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?
  3. A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc. B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm. C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng. D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ. Câu 6. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người? A. Ăn cây táo rào cây sung. C. Thương người như thể thương thân. B. Qua cầu rút ván. D. Trâu buộc ghét trâu ăn. II. Tự luận. Câu 1. Em hãy liệt kê 5 tiêu chí thể hiện nét đẹp của gia đình văn hóa. Câu 2. Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp, gia đình em đã làm gì để phòng tránh dịch bệnh? (Em hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu) HẾT