Nội dung ôn tập Giáo dục công dân 7 – Tuần từ 9/3 đến 16/3

docx 3 trang thienle22 3310
Bạn đang xem tài liệu "Nội dung ôn tập Giáo dục công dân 7 – Tuần từ 9/3 đến 16/3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_giao_duc_cong_dan_7_tuan_tu_93_den_163.docx

Nội dung text: Nội dung ôn tập Giáo dục công dân 7 – Tuần từ 9/3 đến 16/3

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP GDCD 7 – TUẦN TỪ 9/3 ĐẾN 16/3 I. PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM - Em hãy chọn và viết đáp án đúng vào vở Câu 1: Hành vi nào vi phạm quy định về trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước? A. Bảo vệ các cơ quan nhà nước B. Chống đối người thi hành công vụ. C. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước. D. Giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra. Câu 2: "Trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch" thuộc nhóm quyền: A. Quyền được bảo vệ của trẻ em Việt Nam. B. Quyền được chăm sóc của trẻ em Việt Nam. C. Quyền được giáo dục của trẻ em Việt Nam. D. Quyền phát triển của trẻ em Việt Nam Câu 3: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân chia thành mấy loại cơ quan? A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại Câu 4: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em? A. Đánh đập, hành hạ trẻ em. B. Không bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống. C. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. D. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện. Câu 5: Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: A. nhà nước do nhân dân, vì nhân dân. B. nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. nhà nước của dân, do dân và vì dân. D. nhà nước mang bản chất của giai cấp nông nhân. Câu 6: Tôn giáo là? A. niềm tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, trái với lẽ tự nhiên. B. hệ thống giáo lí, nghi lễ thể hiện sự sùng bái những điều trái với lẽ tự nhiên. C. niềm tin của con người vào những lực lượng thần bí: Thần linh, Thượng đế, Chúa trời . D. một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức thông qua các giáo lý, nghi lễ thể hiện sự sùng bái ấy. Câu 7: Hành vi nào sau đây thể hiện đúng với bổn phận của trẻ em? A. Không chú ý học tập, rèn luyện. B. Tham gia các tệ nạn xã hội. C. Tôn trọng tài sản của người khác. D. Dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Câu 8: Nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta không quy định điều nào sau đây? A. Công dân không có quyền theo tín ngưỡng, tôn giáo. B. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. C. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền thôi không theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
  2. D. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền chuyển sang theo tín ngưỡng, tôn giáo khác. Câu 9: Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp là? A. Làm Hiếp pháp và sửa đổi Hiến pháp. B. Giám sát việc tuân theo Hiếp pháp và pháp luật ở địa phương. C. Tổ chức việc thi hành Hiếp pháp và pháp luật ở địa phương. D. Bảo vệ công lí, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Câu 10: “Trẻ em được chung sống với bố mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình” là thuộc nhóm quyền: A. Quyền được bảo vệ của trẻ em Việt Nam. B. Quyền được chăm sóc của trẻ em Việt Nam. C. Quyền được giáo dục của trẻ em Việt Nam.D. Quyền phát triển của trẻ em Việt Nam. Câu 11: Cơ quan nào là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân tại cấp xã (phường, thị trấn)? A. Hội đồng nhân dân xã C. Ủy ban nhân dân xã B. Tòa án nhân dân D. Viện kiểm sát nhân dân Câu 12: Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là? A. xâm hại, lấn chiếm cơ sở thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo mình không theo. B. kích động, gây mất đoàn kết giữa tín đồ của các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. C. thực hiện nghiêm túc quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. D. lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm trái pháp luật. Câu 13: Học sinh có thể thực hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình, nhà trường bằng việc làm nào sau đây? A. Làm trái nội quy trường học, lớp học. B. Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. C. Đánh bạc, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. D. Không tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức. Câu 14: Hành vi nào sau đây được xem là hành vi mê tín dị đoan? A. Thờ cúng ông bà, tổ tiên B. Chữa bệnh bằng cách cúng bái C. Đi lễ chùa vào dịp đầu năm D. Tổ chức hôn lễ trong nhà thờ Câu 15: Đạo Tin lành. Đạo Hòa hảo, Đạo Cao đài được coi là? A. Tín ngưỡng B. Tôn giáo C. Mê tín dị đoan D. Tà giáo Câu 16: Cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Quốc hội B. Chính phủ C. Tòa án nhân dân tối cao D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao Câu 17: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi mê tín, dị đoan? A. Dâng sao, giải hạn một cách tốn kém. C. Chữa bệnh bằng việc cúng bái. B. Tham gia Hội thánh đức chúa Trời. D. Đi lễ chùa, thắp hương vào mùng một. Câu 18: Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là? A. làm Hiếp pháp và sửa đổi Hiến pháp.
  3. B. tổ chức việc thi hành Hiếp pháp và pháp luật ở địa phương. C. bảo vệ công lí, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. D. thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Câu 19: “ Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.” là nội dung của quyền nào sau đây? A. Quyền phát triển của trẻ em Việt Nam. B. Quyền được học tập của trẻ em Việt Nam. C. Quyền được giáo dục của trẻ em Việt Nam. D. Quyền được chăm sóc của trẻ em Việt Nam. Câu 20: Hãy cho biết, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là ai? A. Ông Nguyễn Xuân Phúc C. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân B. Ông Nguyễn Phú Trọng D. Ông Phùng Xuân Nhạ II. PHẦN 2. TỰ LUẬN Câu 1: Phân biệt tôn giáo và mê tín dị đoan? Em hãy nêu 02 hành vi mê tín dị đoan và hậu quả của những hành vi đó? Câu 2: Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường? Cho 02 ví dụ cụ thể những việc em đã thực hiện được?