Đề ôn tập số 7 (Tiếng Việt) - Lớp 5

docx 2 trang thienle22 7110
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 7 (Tiếng Việt) - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_so_7_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Đề ôn tập số 7 (Tiếng Việt) - Lớp 5

  1. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 7 (TIẾNG VIỆT) - LỚP 5 Bài 1: Viết bài chính tả sau: (PH đọc cho HS viết) Anh hùng Núp tại Cu-ba Năm 1964, Anh hùng Núp tới thăm đất nước Cu-ba theo lời mời của Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô. Người Anh hùng Tây Nguyên được đón tiếp trong tình anh em vô cùng thân mật. Anh Núp thấy người Cu-ba giống người Tây Nguyên mình quá, cũng mạnh mẽ, sôi nổi, bụng dạ hào phóng như cánh cửa bỏ ngỏ, thích nói to và đặc biệt là thích nhảy múa. Tới chỗ đông người nào, sau một lúc chuyện trò, tất cả lại cùng nhảy múa. Bị cuốn vào những cuộc vui ấy, anh Núp thấy như đang sống giữa buôn làng Tây Nguyên muôn vàn yêu dấu của mình. Theo Nguyễn Khắc Trường Bài 2: Tìm các từ đồng nghĩa với các từ “chọn”, “diễn đạt”, “đông đúc” và chọn một từ vừa tìm để đặt câu: a)“chọn”: - Đặt câu: b) “diễn đạt”: - Đặt câu: c) “đông đúc”: . - Đặt câu: . Bài 3: Phân chia nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ “miệng” và “sườn”. a) Miệng cười tươi, miệng giếng, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng rộng thì sang, miệng túi, nhà có năm miệng ăn. b) Xương sườn, sườn núi, huých vào sườn, sườn nhà, tấn công vào sườn địch, sườn nướng, sườn tường. Nghĩa gốc Nghĩa chuyển a) Miệng . . b) Sườn . .
  2. Bài 4: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): a) “nhà”: . b) “đi”: c) “ngọt”: Bài 5: Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì? a) Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn. - Biểu thị quan hệ: . b) Do Châu không cố gắng học tập nên cuối năm bạn phải thi lại. - Biểu thị quan hệ: . c) Mặc dù tên cướp rất hung hăng nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đầu hàng. - Biểu thị quan hệ: d) Nếu ngày mai trời đẹp thì cả nhà tôi sẽ đi chơi Hồ Gươm. - Biểu thị quan hệ: . e) Hễ có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối. - Biểu thị quan hệ: . f) Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ. - Biểu thị quan hệ: . Bài 6: Xác định CN-VN và cách nối các vế trong những câu ghép sau: a) Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân mà chúng còn là bạn của những em nhỏ. b) Ai làm, người nấy chịu. c) Ông tôi đã già nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn. d) Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái và chim chóc hót vang trên những lùm cây xanh. e) Chính vì mình tập trung nghe giảng và trau dồi kiến thức mà giờ đây mình đã được tham gia cuộc thi học sinh giỏi văn cấp thành phố và được giải cao.