Đề ôn tập số 29 (Tiếng Việt) - Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 29 (Tiếng Việt) - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_so_29_tieng_viet_lop_2.docx
Nội dung text: Đề ôn tập số 29 (Tiếng Việt) - Lớp 2
- Trường Tiểu học Yên Sở ĐỀ ÔN TẬP SỐ 29 (TIẾNG VIỆT) - LỚP 2 Họ và tên: Lớp 2 (Ngày 19/3/2020) Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Ai can đảm Hùng giơ khẩu súng lục bằng nhựa ra khoe với các bạn và nói: - Bây giờ thì tớ không sợ gì hết! - Mình cũng vậy, mình không sợ gì hết! – Thắng vừa nói vừa vung thanh kiếm gỗ lên. Tiến chưa kịp nói gì thì một đàn ngỗng đi vào sân. Chúng vươn dài cổ, kêu quàng quạc, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần và chạy biến. Thắng tưởng đàn ngỗng đến giật kiếm của mình, mồm mếu máo, nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em nhặt một cành cây, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, cổ vươn dài, quay đầu chạy miết. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Vì sao Hùng và Thắng lúc đầu tỏ ý không sợ gì cả? A. Vì nghĩ rằng mình có lòng can đảm B. Vì nghĩ rằng đã có súng và kiếm gỗ C. Vì nghĩ rằng đã có bạn Tiến giúp đỡ 2. Khi thấy đàn ngỗng đến gần, Hùng và Thắng đã làm gì? A. Hùng giơ súng bắn ngỗng, Thắng cầm kiếm đuổi ngỗng. B. Hùng nấp vào sau lưng Tiến, Thắng cất súng, chạy biến. C. Hùng cất súng, chạy biến, Thắng nấp vào sau lưng Tiến. 3. Theo em, vì sao nói Tiến mới thật sự là người can đảm? A. Vì Tiến không có gì trong tay nhưng đã đứng che cho bạn khỏi bị đàn ngỗng tấn công B. Vì Tiến không có gì trong tay nhưng đã nhanh trí nhặt cành cây xua đàn ngỗng đi C. Vì Tiến không có gì trong tay nhưng đã nhanh trí lừa được đàn ngỗng đi ra chỗ khác 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa từ “can đảm”? A. Gan góc, không sợ nguy hiểm B. Gan lì, không chịu thay đổi C. Liều lĩnh, không sợ chết chóc
- Bài 2: Viết các từ sau vào đúng cột trong bảng: Tre ngà, trẻ em, xe ngựa, học sinh, sư tử, sách vở, gà trống, lúa Chỉ người Chỉ đồ vật Chỉ con vật Chỉ cây cối Bài 3: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo câu kể: Ai (hoặc cái gì, con gì ) là gì ? Mẹ em là người bạn thân nhất của em. Con mèo Bút chì Bài 4: Dưới đây là 4 câu trong đoạn văn tả chim bồ câu. Em hãy sắp xếp lại các câu ấy cho đúng thứ tự: a) Đôi mắt màu đen được viền một đường tròn đỏ. b) Chú chim bồ câu chỉ to bằng cái bắp chuối bé. c) Bộ lông cúa chú màu xám pha xanh lục. d) Hai cánh úp dài theo chân và che kín hai bên lườn. Các câu được sắp xếp theo thứ tự: Bài 5: Đặt 3 câu theo mẫu Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì? Lưu ý: Không chép lại các câu ở những bài tập trên.