Đề ôn tập số 24 (Tiếng Việt) - Lớp 5

docx 2 trang thienle22 6840
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 24 (Tiếng Việt) - Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_so_24_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Đề ôn tập số 24 (Tiếng Việt) - Lớp 5

  1. ĐỀ ÔN TẬP SỐ 24 (TIẾNG VIỆT) - LỚP 5 Bài 1. Viết chính tả: (PH đọc cho con viết). Mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không nhìn thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ tỏa vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn các trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy một khác. Theo Tô Hoài Bài 2. Xếp những từ sau thành 4 nhóm đồng nghĩa (a, b, c, d ): Nam, nữ, xinh xắn, to lớn, gái, trai, đẹp đẽ, vĩ đại a) . b) c) . d) Bài 3. Gạch dưới từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu sau: a) Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ (nhô, mọc, ngoi ) lên sau lũy tre làng. b) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng lúa. (vàng hoe, vàng óng, vàng ối ) c) Mưa tạnh hẳn, một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu (chiếu, soi, rọi ) xuống rừng cây. d) Mẹ và tôi say sưa (nhìn, xem, ngắm ) cảnh bình minh trên mặt biển. Bài 4. Điền đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy đi qua, . nhe răng khẹc khẹc, ngó rồi quay lại nhòm người chủ, dường như muốn bảo . hỏi giùm tại sao ông ta không mối dây xích cổ ra để được tự do đi chơi như Bài 5. Đặt câu có dùng danh từ chỉ người làm đại từ xưng hô (nhớ gạch dưới đại từ đó). M : – Thưa cụ, cháu có thể giúp gì cụ không ạ? (1) Nói với người vai trên: (2) Nói với người vai dưới:
  2. Bài 6. Chọn quan hệ từ (và, với, để, của, thì, như) thích hợp điền vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: (1) Cuộc sống quê tôi gắn bó cây cọ. (2) Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ quét nhà, quét sân. (3) Bảo vệ rừng đầu nguồn là trách nhiệm tất cả mọi người. (4) Bình minh, mặt trời .chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. (5) Trưa, nước biển xanh lơ .khi chiều tà biển đổi sang màu xanh lục. Bài 7. Gạch dưới cặp quan hệ từ ở mỗi câu và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu bằng cách điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong ngoặc đơn: (1) Nhờ sân trường luôn rợp mát bóng cây nên chúng em được vui chơi thỏa thích dưới nắng hè. ( Biểu thị quan hệ ) (2) Nếu cây thiếu ánh sáng thì những chiếc lá cũng không còn màu xanh. ( Biểu thị quan hệ .) (3) Rừng không chỉ đem lại nguồn tài nguyên quý giá mà còn có tác dụng điều hòa khí hậu trên trái đất ( Biểu thị quan hệ Bài 8. Viết đoạn mở bài cho bài văn tả một người bạn đang kể chuyện trên lớp ( hoặc ca hát, chơi nhạc cụ, ) theo hai cách em đã học. – Mở bài trực tiếp: . – Mở bài gián tiếp: