Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_lan_4_truong_thcs_thanh_liet.pdf
Nội dung text: Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt
- UBND HUYỆN THANH TRÌ TRƯỜNG THCS THANH LIỆT ĐỀ 1 Môn : Ngữ văn 7 Câu 1: (3.5đ) Phân biệt ca dao, tục ngữ? Câu 2: (6.5đ) Sưu tầm 30 câu ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương, nói về địa phương Thanh Trì và Hà Nội (địa danh, sản vật, làng nghề ). Sắp xếp những câu ca dao, tục ngữ ấy theo vần A,B,C . Của chữ cái đầu tiên mỗi câu. UBND HUYỆN THANH TRÌ ĐỀ SỐ 2 TRƯỜNG THCS THANH LIỆT Câu 1: (5đ) Mỗi nhóm tục ngữ hãy lấy 3 ví dụ minh họa? Nhóm Ví dụ 1- TN về kinh nghiệm ứng xử giữa - Lời nói chẳng mất tiền mua con người và XH Lựa lời mà nói cho vừa long nhau. 2- TN về kinh nghiệm đánh giá các hiện tượng XH 3- TN về kinh nghiệm đánh giá con người 4- TN về thiên nhiên - Nước mưa là cưa trời. - Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm. 5- TN về lao động sản xuất. - Nắng sớm trồng dưa, mưa sớm trồng cà. 1
- Câu 2: (2đ) Nêu bài học rút ra từ 3 câu TN sau : a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. b. Uống nước nhớ nguồn. c. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Câu 3: (3đ) Tìm một vài câu TN có sử dụng hình ảnh ẩn dụ? Giải nghĩa một câu trong số các câu đã tìm được? ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Đọc câu TN sau và trả lời các câu hỏi ở dưới : “ Mùng chín tháng chín không mưa Bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa lên ” a. Phép tu từ nào được sử dụng trong câu TN đó? b. Nội dung, ý nghĩa của câu TN đó? Câu 2: Tìm một số câu tục ngữ có liên quan đến các sự kiện diễn ra trong lịch sử? Hãy giới thiệu những gì mà em tìm hiểu được từ những sự kiện lịch sử đó ? Câu 1. Chỉ ra lỗi dùng sai quan hệ từ trong những câu sau? Hãy viết lại câu đó khi đã sửa lỗi sai về quan hệ từ ? a. Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi. b. Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng Câu 2: Bài thơ “ Sông núi nước Nam ” ra đời đến nay đã 10 thế kỷ nhưng giá trị của nó vẫn còn nóng hổi. Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của bài thơ đối với chúng ta trong thời đại ngày nay. Hãy gạch chân dưới từ Hán Việt, từ ghép có trong đoạn văn em vừa viết. 2
- ĐỀ SỐ 4 Phần I. (4 điểm) Cho đoạn văn sau: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. (Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh) Câu 1. Xác định nội dung và phép lập luận chính trong đoạn văn trên ? Câu 2. Tìm các câu rút gọn trong đoạn trích và cho biết mục đích rút gọn các câu đó. Câu 3.Câu Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng? Câu 4. Tại sao tác giả viết “ phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”? Phần II.(6 điểm) Câu 1. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh) ra đời trong hoàn cảnh nào?. Trong hoàn cảnh ấy, văn bản có ý nghĩa quan trọng như thế nào? (1điểm) Câu 2. Hiện nay, dân tộc ta và các nước trên thế giới đang gồng mình chống lại dịch Covid-19. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, thời gian qua nhân dân Việt Nam đã thể hiện lòng yêu nước của mình bằng những biểu hiện rất khác nhau. Với nhan đề “Lòng yêu nước thời Corona”, em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước trong hiện tại.(5 điểm) 3
- Trường THCS Thanh Liệt ĐỀ SỐ 5 Văn 7 Năm học 2019-2020 Câu 1: Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần rút gọn và nêu tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn? a. Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm! Chẳng có gì đáng kể đâu! b. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường c. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp đi xa còn đứng trước mặt . nhớ một trưa hè gà gáy khan . nhớ một thành xưa son uể oải. Câu 2: Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng? a. Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. b. Lúc xuống thuyền, Tâm run rẩy quá, nó chòng chành thế nào ấy. Thủy cười: - Không sợ. Cứ bước bạo vào. Tâm ngồi sụp xuống khoang thuyền: - Câu biết bơi chứ? - Biết - Bơi qua sông. - Qua chứ! Sông Hồng ấy mà, tớ bơi qua luôn. Câu 3: Ở lớp em có khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt, học tốt”. Khẩu hiệu đó thuộc kiểu câu gì? Vì sao? Câu 4: Tại sao trong thơ ca, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng câu rút gọn? Câu 5: Viết đoạn văn ngắn 8-10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”. Trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt, 1 câu rút gọn, 1 trạng ngữ (gạch chân chỉ rõ) 4