Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 7

pdf 3 trang Thương Thanh 01/08/2023 1590
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_lan_7.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 7

  1. ĐỀ VĂN 6 Đề 1 Câu 1: Cho đoạnvăn: “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng, nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.” a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Của ai? b. Hãy chỉ ra các phép so sánh trong đoạn vănt rên. Nêu tác dụng của các biện pháp so sánh đó. c. Gạch chân một cụm danh từ trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 2: Cho đoạnvăn: “ Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyệnvẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống mà khóc.” a. Đoạn văn trên là lời của ai, nằm trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? b. Tại sao nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên lại có tâm trạng như vậy? c. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật “tôi” trong tác phẩm trên. Trong đó có sử dụng một phép so sánh. ĐỀ 2 Phần I. Cho đoạn văn sau: -(1)Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được.(2)Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân đấy. (TríchBài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài) 1. Đó là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? 2. Tại sao nhân vật “tôi” trong đoạn văn trên lại khuyên nhân vật “anh” như vậy? 3. Tìm ba từ ghép trong đoạn văn. 4. Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong câu 2. 5. Qua những lời nói trên, em có suy nghĩ gì về nhân vật “tôi”? Trình bày bằng một đoạn văn 5-7 câu, trong đó có sử dụng từ láy. Gạch chân từ láy. Phần II. Hãy viết bài văn miêu tả một con vật mà em yêu mến. ĐỀ 3 Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
  2. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: “Xa quá khỏi Hòn một đỗi là bãi Tre. Thấp thoáng những cây tre đằng ngà cao vút, vành óng, những cây tre lâu nay vẫn đứng đấy, bình yên và thanh thản, mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao nhiêu gió mưa đã thổi tới. Sau rặng tre ấy, biển cả còn lâu đời hơn, vẫn đang giỡn sóng, mang một màu xanh lục”. (“Phong cảnh Hòn Đất” - Anh Đức, SGK tiếng Việt lớp 5, tập I) Câu 1. (1,0 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn? Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn văn trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Câu 3. (1,5 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn? Câu 4. (1,0 điểm) Từ đoạn văn, em hãy nêu những việc cần làm để góp phần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên? Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm) Xuân đến thay áo mới cho đất trời, mang niềm vui đi khắp nhân gian. Em hãy tả cảnh ngày xuân tại khu phố hay thôn xóm nơi mình đang ở. ĐỀ 4 Câu 1. Đọc bài thơ “Lượm” của tác giả là Tố Hữu và trả lời câu hỏi: a) Văn bản “Lượm” thuộc thể loại gì? Nêu hoàn cảnh sáng tác? b) Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật? Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên vàng. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn dưới đây. Nêu tác dụng của phép tu từ em đã xác định . Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân. Câu 3: Em hãy so sánh tính cách của nhân vật Kiều Phương và anh trai ? ĐỀ 5 Câu 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Những ngày nắng ráo như hôm nay, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngã sang màu úa, ngát dậy một mùi
  3. hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời, tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời xanh cao thẳm không cùng. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt, bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.” (Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi) a. Nêu PTBĐ chính của đoạn văn trên? b. (0,5 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong đoạn văn trên? c. (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? d. (1,0 điểm): Đọc đoạn văn trên, em học tập được gì khi làm văn miêu tả? Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch, giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng ” (SGK Ngữ Văn 6 – tập 2) a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của tác giả nào? Cho biết các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên? b) Trong đoạn văn trên ai là người kể chuyện? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn văn trên?