Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt

pdf 5 trang Thương Thanh 01/08/2023 1610
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_tap_mon_ngu_van_lop_6_lan_4_truong_thcs_thanh_liet.pdf

Nội dung text: Đề ôn tập môn Ngữ văn Lớp 6 - Lần 4 - Trường THCS Thanh Liệt

  1. Trường THCS Thanh Liệt ĐỀ 1 PHẦN I. VĂN BẢN - TIẾNG VIỆT (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Ðôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Ðã vậy tính nết lại ăn sổi, ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn luôn không làm được) một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi. Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo: - Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! Này thử xem: khi chú chui vào tổ lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên về cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. (SGK Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2019) 1. (1,0 điểm) Nêu xuất xứ của đoạn văn trên. 2. (1,0 điểm) Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu, ). 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ có trong đoạn văn. 4. (1,0 điểm) Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không ? Có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng ? Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này ? PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6,0 điểm) Hãy tả quang cảnh sân trường em vào giờ ra chơi.
  2. ĐỀ 2 PHẦN I. VĂN BẢN - TIẾNG VIỆT (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước. Những động tác thả sào, rút rào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. (Trích Vượt thác, Võ Quảng, SGK Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, 2019) 1. (1,0 điểm) Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là chỗ nào ? Vị trí ấy có tác dụng gì cho việc miêu tả ? 2. (1,0 điểm) Em hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. 3. (3,0 điểm) Bằng đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 câu), em hãy nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh con người được miêu tả trong đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng 01 phó từ (gạch chân và chú thích). PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm) Hãy tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
  3. PHIẾU ÔN TẬP SỐ 3 Bài 1: Cho đoạn trích sau: “ Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai ” 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào ? Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? 2. Tìm những câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn trích trên và nêu rõ tác dụng. 3. Viết đoạn văn từ 6 - 8 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông Năm Căn. Trong đoạn văn có sử dụng 1 phó từ và 1 hình ảnh so sánh (gạch chân và chú thích). Bài 2: Lập dàn bài và viết thành bài hoàn chỉnh cho đề văn: Tả cảnh sum họp đầm ấm của gia đình em trong bữa cơm chiều 30 Tết. PHIẾU ÔN TẬP SỐ 4 Phần I: Đọc-hiểu (5 điểm) Cho đoạn văn sau: “Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi
  4. hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì ” (Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh) Câu 1: Vì sao nhân vật tôi lại “ngỡ ngàng, rồi hãnh diện, sau đó là xấu hổ”? ( 1,0 điểm) Câu 2: Qua văn bản trên em rút ra bài học gì trong cách ứng xử với mọi người? ( 1,0 điểm) Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật người em trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, trong đoạn văn có sử dụng phó từ. Gạch chân 1 phó từ. ( 3,0 điểm) Phần II: Tập làm văn (5 điểm) Hãy tả lại khung cảnh chợ Tết ở quê hương em vào dịp Tết đến xuân về PHIẾU ÔN TẬP SỐ 5 Câu 1. (5đ). Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” (Theo SGK Ngữ Văn 6 tập 2) a (0.5đ). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b (0.5đ). Từ “rập ràng” trong đoạn văn trên có nghĩa là gì?
  5. c (1.0đ). Xác định và nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong câu văn: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” d (3.0đ). Dựa vào văn bản vừa xác định ở trên, hãy viết đoạn văn 8 - 10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư. Trong đoạn văn có sử dụng một cụm động từ. Gạch chân cụm động từ. Câu 2 (5đ). Viết bài văn miêu tả một người bạn mà em yêu quý nhất.