Đề ôn tập kiến thức môn Tiếng Việt + Toán lớp 2 tại nhà - Đợt 2

doc 16 trang thienle22 6550
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiến thức môn Tiếng Việt + Toán lớp 2 tại nhà - Đợt 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_kien_thuc_mon_tieng_viet_toan_lop_2_tai_nha_dot_2.doc

Nội dung text: Đề ôn tập kiến thức môn Tiếng Việt + Toán lớp 2 tại nhà - Đợt 2

  1. 1. Phiếu ôn tập lớp 2 môn Toán - Số 1 Ngày 16 tháng 3 năm 2020 Họ tên: I. Phần trắc nghiệm : Khoanh vào đáp án đúng: Câu 1: Tích của 3 và 2 là: A. 5 B.6 C. 7 D.8 Câu 2: 5 x 3 được viết thành tổng là: A. 5 + 3 B. 3 + 5 C. 5 + 5 + 5 D. 3 + 3 + 3 + 3 + 3 Câu 3: 4 kg x 7 = A. 11 kg B. 28 C. 28 kg D. 27 kg Câu 4: 3 x 2 + 15 = A.20 B. 21 C. 22 D. 23 Câu 5: Bạn Nam cho 3 bạn, mỗi bạn 5 cái kẹo và còn thừa 2 cái. Hỏi bạn Nam có bao nhiêu cái kẹo? A. 15 cái kẹo B. 10 cái kẹo C. 16 cái kẹo D. 17 cái kẹo Câu 6: 2 x 3 + 2 được viết thành phép nhân là: A. 2 + 3 B. 2 x 3 C. 2 x 4 D. 2 x 5 II. Phần tự luận Bài 1: Ghi kết quả tính 3 x 8 = 4 x 6 = 4 x 7 = 3 x 5 = 2 x 9 = 4 x 4 = 3 x 6 = 4 x 10 = 2. Tính: a) 3 x 6 + 12 = b) 4 x 7 + 38 = c) 3 x 8 – 24 = 3. Học sinh lớp 2A ngồi học thành 9 nhóm, mỗi nhóm có 4 bạn. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu bạn? Bài giải: 4. Tìm số có 2 chữ số sao cho tổng của 2 chữ số cũng bằng tích của chúng.
  2. Phiếu ôn tập lớp 2 môn Tiếng Việt - Số 1 Họ tên: Lớp: . Ngày 16 tháng 3 năm 2020 1. Viết chính tả đoạn văn sau: Chim chiền chiện Chiền chiện nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu như chim sẻ. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Bài viết: 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước thành ngữ, tục ngữ chỉ thời tiết: a. Non xanh nước biếc. b. Mưa thuận gió hòa. c. Chớp bể mưa nguồn. d. Thẳng cánh cò bay. e.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. g. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. 3. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu hỏi đặt đúng: a. Khi nào lớp bạn đi cắm trại? b. Lúc nào lớp tớ cũng sẵn sàng đi cắm trại? c. Bao giờ bạn về quê? d. Bao giờ mình cũng mong được bố mẹ cho về quê? 4. Có thế đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong từng câu của đoạn văn sau: Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khống lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào sảo sậu sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về lượn lên lượn xuống. (Vũ Tú Nam)
  3. 5. Hãy sắp xếp và viết lại các câu sau cho đúng thứ tự để có đoạn văn nói về con ngan nhỏ: 1. Nó có bộ lông vàng óng. 2. Con ngan nhỏ mới nở được ba hôm, trông chỉ to hơn cái trứng một tí. 3. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt với cái mỏ. 4. Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng đưa đi đưa lại như có nước. * Em viết lại đoạn văn trên sao cho đúng thứ tự để có đoạn văn nói về con ngan nhỏ. Bài làm:
  4. Phiếu ôn tập lớp 2 môn Toán - Số 2 I. Phần trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án đúng: Câu 1: Phép nhân 4 x 3 được viết thành phép cộng là: A. 4 + 4 + 4 B. 3+ 4 C. 3 + 3 + 3 + 3 Câu 2: 3 được lấy 4 lần viết là: A. 4 x 3 B. 3 x 4 C. 3 + 4 Câu 3: Tích của 3 và 5 là: A. 3 x 5 B. 3 + 5 C. 5 - 3 Câu 4: 5 giờ chiều còn gọi là: A. 5 giờ B. 17 giờ C. 15 giờ Câu 5: Ngày 15 tháng ba tuần này vào ngày thứ năm. Thứ sáu tuần trước là ngày: A. ngày 7 tháng 3 B. ngày 8 tháng 3 C. ngày 9 tháng 3 Câu 6: 4 x 3 + 4 x 2 được viết thành phép nhân là: A. 4 x 4 B. 4 x 5 C. 4 x 6 II. Phần tự luận Bài 1: Ghi kết quả tính 3 x 5 = 4 x 9 = 2 x 7 = 4 x 5 = 4 x 7 = 4 x 6 = 3 x 8 = 3 x 10 = Bài 2: Tính: 3 x 8 – 15 = 3 x 6 + 34 = 3 x 7 – 16 = 3 x 8 + 28 = Bài 3: Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 9 con gà có bao nhiêu chân? Bài giải Bài 4: Viết các tích dưới dạng tổng các số hạng bằng nhau rồi ghi kết quả a) 3 x 2 + 3 x 4 = b) 2 x 5 + 2 x 2 = Bài 5: Tìm tích của 4 và số lớn nhất có 1 chữ số. Bài giải:
  5. 4. Phiếu ôn tập lớp 2 môn Tiếng Việt - Số 2 Họ tên: . Lớp: Ngày 24 tháng 3 năm 2020 Bài 1: Viết chính tả đoạn văn sau: Nộp bài sáng thứ sáu ngày 27 tại trường Họa Mi hót Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu! Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Bài 2: Điền vào chỗ trống - (da/ ra/ gia): dẻ, cặp , đình, quốc , đi - (rò/ dò/ giò): rỉ, lụa, la - (reo/ gieo): hò, hạt, mầm Bài 3. Thay cụm từ “khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ ) a) Khi nào lớp bạn đi thăm vườn bách thú? b) Khi nào bạn xem phim hoạt hình? c) Bạn làm bài văn này khi nào? Bài 4: Trả lời các câu hỏi sau a) Em thấy sân trường ồn ào nhất khi nào? b) Mẹ thường khen em khi nào? c) Ở trường em vui nhất khi nào? Bài 5: Điền các từ xuân. hạ, thu, đông vào chỗ trống trong các câu sau: a) Hoa phượng nở báo hiệu mùa đã đến. b) Thời tiết se se lạnh, những quả bưởi chín vàng là mùa c)Tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc là mùa d) Gió bấc rét như cắt da cắt thịt là mùa Bài 6. Viết vào giấy ô ly một đoạn văn ngắn 3- 5 câu về em và trường học của em.
  6. Bài 5. Viết một đoạn văn ngắn 3- 5 câu về em và trường học của em. Gợi ý: a. Em tên là gì? b.Em học lớp nào, trường nào? c. Tình cảm của em với mái trường, với thầy cô và bạn bè ở trường Bài làm:
  7. 1. Đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 2 đề số 3 1. Tính nhẩm: 8 + 9 = . 40 + 60 = 6+ 7 - 6 = 17 - 8 = 16 - 7 = 13 - 4 + 5 = 2. Đặt tính rồi tính: 31 – 7 100 – 34 58 + 27 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Anh năm nay 13 tuổi, 5 năm trước anh bao nhiêu tuổi? A. 18 tuổi B. 19 tuổi C. 8 tuổi D. 9 tuổi 4. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: Hôm nay là thứ ba ngày 13 tháng 12, thứ năm tuần sau là ngày bao nhiêu? A. ngày 22 B. ngày 19 C. ngày 20 D. ngày 21 5. Tìm x: 38 + x = 81 x – 39 = 48 + 12 6. Điền dấu thích hợp: >; <; = 38 + 12 28 + 12 18kg - 9kg 20kg - 10kg 37 - 28 20 – 17 9dm 58cm + 32cm 7. Mảnh vải xanh dài 39cm, mảnh vải xanh dài hơn mảnh vải đỏ 12cm. Hỏi mảnh vải đỏ dài bao nhiêu xăng – ti – mét? Bài giải: 8. Viết chữ số thích hợp vào ô trống: 9. ?Hình trên có: . hình tứ giác ; hình tam giác
  8. Đề ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 2 số 3 Ngày phát đề 30 tháng 3. Thu 3 tháng 4 Họ và tên Lớp: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CÂY XOÀI CỦA ÔNG EM Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm. Cuối đông, hoa nở trắng cành. Đầu hè, quả sai lúc lỉu. Trông từng chùm quả to, đu đưa theo gió, em càng nhớ ông. Mùa xoài nào, mẹ em cũng chọn những quả chín vàng và to nhất bày lên bàn thờ ông. Xoài thanh ca, xoài tượng đều ngon. Nhưng em thích xoài cát nhất. Mùi xoài thơm dịu dàng, vị ngọt đậm đà, màu sắc đẹp, quả lại to. Ăn quả xoài cát chín trảy từ cây của ông em trồng, kèm với xôi nếp hương, thì đối với em không thứ quà gì ngon bằng. (1). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Ông em trồng cây xoài cát ở đâu? a. Trước sân b. Trong vườn c. Ngoài đồng. d. Ngoài ngõ (2). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Vào mùa xoài, mẹ chọn những quả xoài chín vàng và to nhất để làm gì? a. Đem ra chợ bán b. Biếu bác hàng xóm c. Bày lên bàn thờ ông. d. Cho cả nhà ăn. (3). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Vì sao mẹ chọn quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông? a. Vì mùi thơm dịu dàng, vị ngọt gắt, màu sắc vàng đẹp. b. Vì quả xoài này rất ngon, màu sắc vàng đẹp. c. Vì mẹ muốn dạy bé tôn thờ tổ tiên. d. Vì để tưởng nhớ ông, tỏ lòng biết ơn ông. (4). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Vì sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quà ngon nhất? a. Vì mùi thơm dịu dàng, vị ngọt gắt. b. Vì quả xoài này rất ngon, là giống xoài tượng. c. Vì quả xoài này là của giống xoài ngon nhất. d. Vì cây xoài này gắn với kỉ niệm về người ông đã mất. (5). Em nêu nội dung bài? . . (6). Em học được ở bạn nhỏ điều gì? . . (7). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Từ nào sau đây là từ chỉ hoạt động? a. đi c. thước kẻ b. bút d. cây (8). Điền dấu phẩy thích hợp trong câu sau: Quả táo quả na quả ổi chín đầy vườn.
  9. (9). Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Mùi xoài thơm dịu dàng. . (10). Em hãy tìm một từ chỉ hoạt động, đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? với từ vừa tìm được. Từ: . Câu: . 11. Em chép đoạn văn sau Sự tích cây vú sữa Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. 12. Viết một đoạn văn ngắn 3- 5 câu kể về gia đình của em Gợi ý: a. Nhà em có những ai? b. Cha, mẹ, anh hoặc chị, em của em thường làm gì cho em? c. Em yêu quý ai nhất? Bài làm:
  10. Đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 2 đề số 4 Ngày phát đề 30 tháng 3. Thu bài 3 tháng 4 Họ và tên: Lớp: 1. Tính nhẩm: 7 + 9 = . 50cm + 50cm = 9 + 9 – 8 = 17 - 8 = 45kg – 4kg = 13 - 8 + 6 = 2. Đặt tính rồi tính: 91 – 8 100 – 9 43 + 57 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Có 3kg giấy và 3kg cam, vậy: A. Số ki- lô- gam giấy nhẹ hơn số ki – lô gam cam. B. Số ki- lô- gam giấy nặng hơn số ki – lô gam cam. C. Số ki- lô- gam cam nhẹ hơn số ki – lô gam giấy. D. Số ki- lô- gam cam và giấy nặng bằng nhau. 4. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) 100 là số liền sau của số: A. 99 B. 90 C. 89 D. 98 b) Số liền trước của 39 là: A. 40 B. 38 C. 28 D. 49 5. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp: Thứ sáu tuần này ngày 27 tháng 3 năm 2020 . Vậy thứ hai tuần sau ngày tháng 3. 6. Tìm x: a, 67 + x = 80 b, x – 38 = 20 – 3 7. Điền các dấu >; <; = a, 27 + 7 27 + 9 b, 46l – 18l 19l+ 18l c, 15 + 56. 95 – 24 d, 81cm 2dm + 6dm 8. Mẹ hái được 67 quả cam, chị hái được ít hơn mẹ 18 quả cam. Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam? Bài giải: 9. Viết chữ số thích hợp vào ô trống: a) 35 + = 47 b) 44 - .= 22
  11. Đề ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt lớp 2 số 3 Ngày phát đề 6 tháng 4. Thu 10 tháng 4 Họ và tên Lớp: . Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Người thầy cũ 1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ. 2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói: - Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ! Thầy giáo cười vui vẻ: - À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu! - Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu." 3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa. Theo Phong Thu 1. Bố Dũng đến trường để làm gì? A. Bố Dũng đến trường gặp thầy giáo cũ B. Bố Dũng đến trường tìm gặp con trai C. Bố Dũng đến trường gặp bạn cũ D. Bố Dũng đến trường gặp thầy giáo của con 2. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy? A. trốn học bỏ đi chơi B. nói dối không làm bài tập về nhà C. nói chuyện trong giờ bị thầy phạt D. trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt 3. Tại sao thầy không phạt nhưng bố của Dũng lại nhớ là thầy có phạt? A. Thầy không phạt nhưng bố của Dũng đã tự phạt bản thân vì thấy có lỗi B. Thầy không phạt nhưng thầy đã liên lạc với gia đình để báo cho phụ huynh biết C. Thầy không phạt nhưng thầy buồn và nhắc: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ!" D. Thầy không phạt nhưng thầy đã bảo bố của Dũng xin lỗi trước lớp 4. Dũng đã nghĩ gì khi bố đã ra về? A. Bố cũng có lần mắc lỗi hồi còn đi học và đó lại là kỉ niệm đẹp đối với bố B. Bố của Dũng cũng từng là cậu học trò rất nghịch ngợm từng bị thầy trách phạt C. Bố cũng có lần mắc lỗi ở trường học và từng bị thầy trách phạt D. Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không trách phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. (5). Nội dung của bài "Người thầy cũ" là gì? . . . . . .
  12. . . (6). Tình cảm của em đối với thầy cô giáo cũ như thế nào? . . . . . . (7). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Từ nào sau đây là từ chỉ hoạt động? a. cây c. bàn b. tủ d. chạy (8). Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau: Đi làm về mẹ lại phải nấu cơm tắm cho hai chị em Lan. (9). Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ. . . (10). Em hãy tìm một từ chỉ hoạt động, đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? với từ vừa tìm được. . . B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết (4 điểm) (15 phút) Viết bài: Sự tích cây vú sữa (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, trang 96). Viết đầu bài và đoạn: “Từ các cành lá đến như sữa mẹ”. . . . . 2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút) Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về người thân của em.
  13. Đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 2 đề số 5 Ngày phát đề 6 tháng 4. Thu 10 tháng 4 Họ và tên Lớp: . 1. Tính nhẩm: 5 + 8 = . 15 - 8 = 8 + 5 - 7 = 7 + 9 = 16 - 9 = 4 + 9 - 6 = 12 - 8 = 19 - 9 = 13 - 8 + 4 = 2. Đặt tính rồi tính: 75 – 39 8 + 75 100 - 23 a) Số liền trước của 80 là: A. 79 B. 81 C. 82 b) Số liền sau của số 65 là: A. 66 B. 64 C. 63 3. Tìm x: 25 + x = 30 72 - x = 42 5. Điền dấu >; <; = 29 - 4 29 – 5 36 kg + 7 kg 51 kg - 18 kg 43 - 3 55 – 17 8 dm + 25 dm 21 dm + 12 dm 6. Chủ nhật tuần này là ngày 13 tháng 11. Vậy chủ nhật tuần trước là ngày: A. Ngày 20 tháng 11 B. Ngày 22 tháng 11 C. Ngày 6 tháng 11 D. ngày 7 tháng 11 7. Viết số thích hợp vào ô trống: 8. Nhà Hà có 5 chục kg gạo tẻ và số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ 16 kg. Hỏi nhà Hà có bao nhiêu ki - lô - gam gạo nếp? Bài giải
  14. 9. ? Hình bên có: hình tứ giác .hình tam giác 10. Hình bên có: hình tứ giác .hình tam giác
  15. Đề ôn tập ở nhà môn Tiếng Việt đề số 4 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: BÀ CHÁU 1. Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. Một hôm, có cô tiên đi ngang qua cho một hạt đào và dặn: "Khi bà mất, gieo hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng." 2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu trái vàng, trái bạc. 3. Nhưng vàng bạc, châu báu không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em càng ngày càng buồn bã. 4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em òa khóc xin cô hóa phép cho bà sống lại. Cô tiên nói: “Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chịu không?” Hai anh em cùng nói: "Chúng cháu chỉ cần bà sống lại." Cô tiên phất chiệc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG (1). Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống với nhau như thế nào? A. Sống nghèo khổ nhưng đầm ấm B. Khổ sở C. Đầy đủ D. Cuộc sống giàu có, vui vẻ (2). Cô Tiên cho hạt đào và nói gì? A. Ba bà cháu sẽ được giàu sang, sung sướng B. Khi bà mất, gieo hạt đào lên mộ bà, hai anh em sẽ được sung sướng, giàu có C. Bà sẽ mất, các cháu sẽ được nhiều vàng bạc, châu báu D. Bà mất, hai anh em sẽ được sung sướng, giàu có (3). Thái độ của hai anh em thế nào khi trở nên giàu có? A. Họ rất vui sướng B. Họ cảm thấy cô đơn C. Họ rất buồn bã D. Họ rất vui, hạnh phúc (4). Hai anh em xin cô tiên điều gì? A. Cho thêm thật nhiều vàng bạc B. Cho bà sống lại và ở mãi với hai anh em C. Cho bà hiện về thăm hai anh em một lúc D. Cho bà trở về và có cuộc sống giàu có (5). Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì? . . . . . . . .
  16. (6). Em học được ở hai bạn nhỏ điều gì? . . . . . . . . (7). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Từ nào sau đây là từ chỉ hoạt động? A. cô tiên B. phất C. chiếc quạt D. màu nhiệm (8). Điền dấu phẩy vào câu sau: Mùi xoài thơm dịu dàng vị ngọt đậm đà. (9). Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Hai anh em đem hạt đào gieo lên mộ bà. . . (10). Em hãy tìm một từ chỉ hoạt động, đặt một câu theo mẫu Ai làm gì? với từ vừa tìm được. . . B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết (4 điểm) (15 phút) Viết bài: Bông hoa Niềm Vui (Sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 1, trang 104). Viết đầu bài và đoạn: “Những bông hoa màu xanh vẻ đẹp của hoa”. . . . . . . . . . . 2. Tập làm văn (6 điểm) (25 phút) Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về gia đình của em.