Đề môn Tiếng Việt lớp 5 giữa kì I - Trường Tiểu học An Thái Đông

docx 5 trang thienle22 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề môn Tiếng Việt lớp 5 giữa kì I - Trường Tiểu học An Thái Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_mon_tieng_viet_lop_5_giua_ki_i_truong_tieu_hoc_an_thai_do.docx

Nội dung text: Đề môn Tiếng Việt lớp 5 giữa kì I - Trường Tiểu học An Thái Đông

  1. MA TRẬN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 Mạch kiến Số Mức 4 Mức 1 Mức 2 Mức 3 thức, câu Vận dụng và số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng kĩ năng điểm sáng tạo Tổng TN T HT TN T HT TN TL HT T TL HT TN TL HT KQ L khác L khá KQ khác N khá KQ khá KQ c K c c Q 1. Kiến thức Số 1 2 1 tiếng Việt, văn câu 3 1 học Số 1 1 1 điểm 2 1 2. a)Đọc Số 1 1 Đọc thành câu tiếng Số 3,0 3,0 điểm b)Đọc Số 1 2 2 1 hiểu câu 5 1 Số 0,5 2 1 0,5 điểm 3,5 0,5 3. a)Chín Số 1 1 Viết h tả câu Số 2,0 2.0 điểm b)Đoạ Số 1 1 n, bài câu Số 8,0 8,0 điểm 4. Nghe - nói (kết hợp trong đọc và viết chính tả)
  2. TRƯỜNG TH AN THÁI ĐÔNG KỲ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 Lớp Năm/ MÔN: TIẾNG VIỆT – Lớp 5 Thời gian: 85 phút ( Không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Ngày kiểm tra: 31/10/2019 ĐỌC HIỂU (30 PHÚT) Điểm ghi bằng số Điểm ghi bằng chữ Chữ ký giám khảo Chữ ký giám thị Giám thị 1: Giám thị 2: I. KIỂM TRA ĐỌC: Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10,0 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3,0 điểm) - GV gọi học sinh lên bốc thăm đọc một đoạn, một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến hết tuần 9, sách Tiếng Việt 5, tập 1A. (2,0 đ) - Trả lời một câu hỏi giáo viên nêu trong đoạn học sinh vừa đọc.(1,0 đ) 2. Đọc thầm và bài tập (7,0 điểm) Học sinh đọc thầm bài tập đọc. NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình. Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. (Trần Viết Lưu) Dựa theo nội dung bài đọc, em chọn và khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất trong các câu trả lời dưới đây: CÂU 1. Nguyễn Sinh Cung đã đọc hết những cuốn sách nào? ( 0.5 điểm ) A. Tứ thư, Ngũ kinh. B. Truyện Kiều. C. Tam quốc diễn nghĩa. CÂU 2. Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? ( 1.0 điểm ) A. Anh Kim Đồng. B. Lê Quý Đôn. C. Bác Hồ.
  3. CÂU 3. Chi tiết nào trong bài cho biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học?(1 điểm) A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều. B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân . C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”. CÂU 4. Điều gì đã xuất hiệntrong tâm trí của cậu bé Làng Sen? (0.5 điểm ) A. Tình yêu quê hươngtừ đó hình thành tình yêu Tổ quốc. B.Tình yêu gia đình. C. Tình yêu văn chương. CÂU 5. Bài văn “Những trang sách đầu tiên” ca ngợi điều gì?(0,5 điểm) CÂU 6. Là học sinh, những việc làm nào thể hiện tình yêu quê hương, đất nước? ( 0,5 điểm ) A. Đọc nhiều sách viết về lịch sử Việt Nam. B. Chỉ cần học tốt các môn ở trường . C. Chúng ta nên chăm chỉ học tập và làm những việc có ích để sau này trở thành một người tài cho đất nước. CÂU 7. Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại? ( 1.0 điểm ) A. Danh từ. B. Động từ. C. Tính từ. CÂU 8. Dòng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? (0,5 điểm) A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mông. B.bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát. C. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh. CÂU 9. Từ “ăn” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? ( 0,5 điểm) A. Cả nhà em đang ăn cơm. B. Bạn Lan chụp hình rất ăn ảnh. C. Bác Hai lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân. CÂU 10. Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “ lười biếng” và đặt câu với từ vừa tìm được. (1 điểm ) HẾT
  4. PHÒNG GD VÀ ĐT CÁI BÈCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH AN THÁI ĐÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2019 - 2020 Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp NĂM (VIẾT 55 phút) II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả (N-V): (2 điểm) (20 phút) Học sinh nghe viết hết phần nội dung trong khung. Đất Cà Mau Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng , thẳng đuột như hàng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh , dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng cây đước Theo Mai Văn Tạo 2.Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút) Đề bài: Trong mỗi người, ai cũng có những kĩ niệm của thời thơ ấu ( về dòng sông tuổi thơ, cảnh đẹp của làng quê, của ngôi trường, hoặc buổi sinh hoạt của một lễ hội ở địa phương, ). Cảnh đẹp ấy đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất trong tiềm thức. Em hãy tả lại cảnh đẹp đó và nêu lên cảm xúc của em.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I- NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 I.KIỂM TRA ĐỌC: ĐỌC HIỂU: ( 7 điểm) 1. A - 0.5 điểm 2. C - 1.0điểm 3.C - 1.0 điểm 4. A - 0.5điểm 5.Ca ngợi về tấm lòng yêu quê hương, đất nước sâu sắc của Bác Hồ. – 0,5 điểm 6. C - 0.5điểm 7. A – 1.0 điểm. 8. B – 0.5 điểm. 9. A – 0.5 điểm 10. Tùy theo cách học sinh tìm từ và đặt câu. Nếu đúng yêu cầu và đầu câu có viết hoa, cuối câu có ghi dấu chấm là được 1 điểm. (Thiếu dấu chấm và không viết hoa trừ 0,5 điểm) II. KIỂM TRA VIẾT: 1. CHÍNH TẢ: ( 2 điểm) Bài viết mắc không quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ, đúng thể thức : 2 điểm. - Từ lỗi thứ 6 (sai- lẫn phụ âm đầu, vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) mỗi lỗi trừ 0.2 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 0,2 điểm toàn bài. 2.TẬP LÀM VĂN( 8 điểm) -Viết được bài văn tả cảnh đử các phần: Mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học. Độ dài bài viết tối thiểu 15 câu. -Viết câu đúng, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả -Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà cho điểm phù hợp (7,5; 7,0;6,5;6,0;5,5;5,0;4,5;4,0;3,5;3,0;2,5;2,0;1,5;1,0;0,5) điểm. ___HẾT___