Đề luyện tập học sinh giỏi Văn 8

doc 38 trang thienle22 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề luyện tập học sinh giỏi Văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_tap_hoc_sinh_gioi_van_8.doc

Nội dung text: Đề luyện tập học sinh giỏi Văn 8

  1. Trong thời gian tiếp tục nghỉ phòng dịch, các con LT những đề này nhé! ( Phần HDC được dùng để làm gợi ý viết thành bài văn) PHÕNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN Ý YÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI MÔN: VĂN - LỚP 8 Đề chính thức Thời gian làm bài: 150 phút Đề gồm 01 trang Câu 1. (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?” (Lũy làng - Ngô Văn Phú) a. Tìm những từ thuộc trường từ vựng “cây tre” có trong đoạn văn trên. b. Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn và nêu rõ chức năng của câu nghi vấn đó. c. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó. Câu 2. (6 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội; mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người”. Em hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng tự trọng. Câu 3. (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc” Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “ Lão Hạc” của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015- 2016 Môn : Ngữ Văn 8 Câu 1. (4 điểm) a. Những từ thuộc trường từ vựng “cây tre”: gốc(tre), mầm măng, măng, lũy, bẹ măng, thân cây. - Điểm 0,5: trả lời đúng như trên - Điểm 0,25: Tìm thiếu 1,2 từ - Điểm 0: thiếu 3 từ trở lên b. - Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử? - Chức năng: Khẳng định -Điểm 0,5: trả lời đúng 2 ý - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời c. - Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: đảo ngữ, so sánh kết hợp nhân hóa. - Nghệ thuật đảo ngữ: “tua tủa những mầm măng” nhấn mạnh số lượng nhiều và sự vươn lên đầy sức sống của những mầm măng. - Nghệ thuật so sánh: “Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” kết hợp nghệ thuật nhân hóa “măng trồi lên” “mũi gai trỗi dậy” nhấn mạnh sự vươn lên, trỗi dậy đầy sinh lực của những măng tre. - Nghệ thuật so sánh: “Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt” làm nổi bật đặc điểm của măng tre, gợi sự bao bọc tình nghĩa để vươn lên mạnh mẽ. - Sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật làm cho lời văn sinh động, gợi cảm khiến sự vật hiện lên như con người mạnh mẽ, tình nghĩa. - Qua đó ta thấy được sự quan sát tinh tế và tài năng nghệ thuật của tác giả. Mỗi ý trên 0,5 điểm. Cả phần 3,0 điểm Câu 2. (6 điểm) Yêu cầu chung: -Về nội dung: hiểu được vấn đề nghị luận, có kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. -Về hình thức: Biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu của đề bài. Lưu ý: Đề bài không hạn định số câu. Song, vì là một đoạn, thí sinh phải biết cân đối cho phù hợp với yêu cầu đề bài. Nếu đủ ý nhưng chỉ có tính chất điểm ý, không có dẫn chứng, quá ngắn, diễn đạt không hay, không cho điểm tối đa. Không đếm ý cho điểm. Ngược lại thí sinh viết quá dài dòng, lan man trừ 0,5đ kĩ năng. Yêu cầu cụ thể 1. Giới thiệu nội dung nghị luận (0,5điểm) 2. Giải thích (0,5điểm) 2
  3. òng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân. 3. Bàn luận (3,5 điểm) Chấp nhận các cách triển khai khác nhau, song cần chú ý bám sát và làm rõ định hướng bàn luận. - Biểu hiện của lòng tự trọng: (1,0 điểm) + Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí. + Nói đi đôi với làm + Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi. Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc. uôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở. + Chú ý cả đên lời nói khi giao tiếp. - Vai trò của lòng tự trọng: (1,5 điểm) + uôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sang đối mặt với những khó khăn thử thách. + uôn giúp ta lạc quan, yêu đời + uôn giúp ta được mọi người tôn trọng + Góp phần xây dựng xã hội văn minh. - Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại (0,5 điểm) - Phê phán những con người thiếu lòng tự trọng: lười lao động, học tập, sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng đánh mất nhân cách của bản thân. (0,5 điểm) 4. Bài học nhận thức và hành động. (1,5 điểm) + Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm. + Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn. + Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt. Lưu ý: Học sinh không viết thành đoạn văn hoàn chỉnh chỉ cho tối đa 3 điểm. Nếu học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh thì trừ ít nhất 2 điểm. Câu 3. (10 điểm) I. Yêu cầu chung - Về nội dung: Hiểu yêu cầu đề bài, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc. -Về hình thức: Trình bày ý rõ ràng, biết cân đối với hai câu trên. II. Yêu cầu cụ thể Chấp nhận trình tự, cách thức khai triển khác nhau, miễn là thí sinh có ý thức bám sát và làm sáng rõ định hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn (0,5đ) vấn đề 3
  4. 2. Thân bài 2.1. Giải thích ý kiến * Học sinh cần giải thích được ý của nhận định 0,5đ - Tinh thần nhân văn nhân đạo: là nói đến mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, những gì vì con người cho con người cho những điều tốt đẹp của bản thân mỗi người. Thường thể hiện ở tiếng nói yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thông với những số phận khổ đau bất hạnh đồng thời lên án phê phán tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồn của những đau khổ bất hạnh 0,5đ - Ý kiến muốn khẳng định: Trong sáng tác văn học các trào lưu lãng mạn và hiện thực chủ nghĩa có cách thức và nội dung phản ánh hiện thực khác nhau nhưng trên những trang viết các nhà văn tài năng đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc 2. 2. Chứng minh: a. Giới thiệu ngắn gọn chung về Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng hai văn bản để (1,5 đ) thấy đây là hai nhà văn tài năng và tâm huyết và khẳng định với những cách khác nhau hai văn bản đều tỏa sáng tinh thần nhân văn nhân đạo 0, 25đ - Nam Cao và Ngô Tất Tố đều là những nhà văn tài năng và tâm huyết của văn học hiện thực của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. + Nam Cao được bạn đọc yêu mến bởi những trang viết chân thực và sâu sắc về 0,5đ người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ Truyện ngắn “ ão Hạc” là truyện tiêu biểu + Ngô Tất Tố được coi là “nhà văn của nông dân” là một nhà văn am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật sáng tác. Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” là trang 0,5đ viết sinh động trong Tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của ông - Bằng hai cách viết khác nhau nhưng cùng theo trào lưu hiện thực văn bản “ ão hạc” của Nam Cao và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đều là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân đạo của những nhà văn tài năng và tâm huyết: Đó là tiếng nói đồng cảm với nỗi khổ đau của người nông dân trong xã hội cũ, trân trọng ngợi 0,25đ ca vẻ đẹp của người nông dân và lên án tố cáo các thế lực tàn ác đẩy người nông dân vào bần cùng, khổ đau bất hạnh b. Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo trong hai văn bản “Lão Hạc” và “Tức nước vỡ bờ”. (6,5đ) b.1. Thứ nhất tinh thần nhân đạo thể hiện tiếng nói cảm thông với những khổ đau bất hạnh của con người: 1 điểm * Truyện “ Lão Hạc” + Nam Cao cảm thương cho ão Hạc một lão nông dân nghèo khổ bất hạnh, đáng 0,5đ thương sống trong thời kì thực dân phong kiến (HS đưa 4
  5. dẫn dẫn chứng về nỗi khổ vật chất, tinh thần của ão Hạc) + Cảm thông với tấm lòng của người cha rất mực yêu thương con luôn vun đắp dành dụm những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc * Văn bản“ Tức nước vỡ bờ” 0,5 đ - Ngô Tất Tố đã thấu hiểu, cảm thông sâu sắc về tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân qua tình cảnh thê thảm đáng thương của gia đình chị Dậu trong buổi sáng lúc bọn tay sai ập đến ( HS đưa dẫn chứng về tình thế, hoàn cảnh của gia đình chị Dậu) b.2. Tinh thần nhân đạo ấy còn được thể hiện qua lời ngợi ca trân trọng, tin 3 điểm tưởng những phẩm chất tốt đẹp của con người + Với “ ão Hạc” Nam Cao đã trân trọng ngợi ca lão Hạc lão nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất vô cùng cao đẹp: tấm lòng đôn hậu, trái tìm giàu tình yêu 1,5đ thương, lối sống tự trọng (HS đưa dẫn chứng phân tích làm rõ lời ngợi ca của tác giả với ão Hạc) + Trong “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố với tinh thần nhân đạo của nhà văn đầy tâm huyết đã phát hiện và ngợi ca tâm hồn cao đẹp của chị Dậu người phụ nữ nông dân Việt Nam hiền lành chất phác nhưng giàu tình yêu thương chồng con với tinh thần 1,5đ phản kháng mãnh liệt (HS đưa dẫn dẫn chứng về sự ngợi ca về tình yêu thương chồng con của chị Dậu và sự phản kháng của chị Dậu ) b.3. Tinh thần nhân đạo ấy thể hiện qua tiếng nói lên án phê phán cái xấu cái ác, sự bất công ngọn nguồn của những khổ đau bất hạnh đối với con người. 1,5điểm - Văn bản “ ão Hạc” gián tiếp tố cáo xã hôi phong kiến với hủ tục, với chính sách thuế khóa nặng nề khiến con trai Lão Hạc vì nhà nghèo mà không lấy được vợ phải phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su để Lão Hạc phải sống trong cảnh tuổi già cô đơn không người chăm sóc.(HS đưa dẫn chứng) 0,5 đ - Với “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã lên án bộ mặt tàn ác bất nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời qua việc miêu tả lối hành xử của các nhân vật thuộc bộ máy chính quyền thực dân nửa phong kiến, đại diện cho giai cấp thống trị ( HS đưa dẫn về sự lên án tố cáo thái độ hống hách, táng tận lương tâm của nhà văn với tên cai lệ và người nhà lí trưởng) 1,0đ c. Nghệ thuật thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo trong hai tác phẩm. - Với Nam Cao qua văn bản “ ão Hạc” bằng nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, trữ tình lập luận thể hiện nhân vật qua chiều sâu tâm lí với diễn biến tâm trạng phức tạp cùng việc lựa chọn ngôi kể hợp lí, sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, lối 1điểm kể chuyện khách quan - Còn Ngô Tất Tố qua đoạn tiểu thuyết “Tức nước vỡ bờ” đầy kịch tính, lối kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực sinh động (từ ngoại 0, 25đ 0,25 đ 5
  6. hình ngôn ngữ, hành động tâm lí ) Hai nhà văn tài năng, tâm huyết Nam Cao và Ngô Tất Tố đã thể hiện tinh thần nhân đạo theo cách của riêng mình nhƣ để khẳng định 0, 5đ trong xã hội thực dân phong kiến dù bị đẩy đến bần cùng những ngƣời nông dân luôn giữ cho mình phẩm giá cao đẹp không thể bị hoen ố dù phải sống trong cảnh khốn cùng. Họ là những bông sen thơm chốn “bùn lầy nƣớc đọng” 3. Kết bài (0, 5đ) Ý kiến nhận định cho thấy tinh thần nhân đạo nhƣ sợi chỉ xuyên suốt trong sáng tác của những nhà văn có tài năng và tâm huyêt. Nó luôn chi phối các nhà văn cầm bút sáng tác để họ hƣớng ngòi bút của mình về con ngƣời, vì con ngƣời. Tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm thơ ca chính là tiếng lòng của những nhà văn tài năng tâm huyết góp phần tạo nên sức mạnh của văn chƣơng chân chính của“ Nghệ thuật vị nhân sinh”.
  7. PHÕNG GD&ĐT SÔNG LÔ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP THCS CẤP HUYỆN - NĂM HỌC 2015 - 2016 ĐỀ CHÍ NH THỨC ĐỀ THI MÔN: NG VĂN 8 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau : “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. (Quê hương - Tế Hanh). Câu 2. (3,0 điểm) Vic-to Huy –gô cho rằng: “Con người sống không có tình thương cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời: không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được”. Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3. (5,0 điểm) Nhận xét về người nông dân trong văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945 có ý kiến cho rằng: “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. Bằng hiểu biết của em về nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN MÔN NG VĂN 8 NĂM HỌC 2015-2016 Hướng dẫn chấm Thang Câu điểm 1 a. Về hình thức : Học sinh viết thành bài văn hoặc đoạn văn cảm thụ có bố cục rõ ràng ; diễn đạt, trình bày mạch lạc, lưu loát. b. Về nội dung Cần chỉ rõ * Biện pháp nghệ thuật : - Nhân hoá : con thuyền- im, mỏi, nằm 0,5 - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nghe chất muối – vị giác chuyển thành thính giác. 0,5 * Tác dụng : Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi 1 vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. Tác giả không chỉ “thấy” con thuyền đang nằm im trên bến mà còn thấy sự mệt mỏi , say sưa, còn “ cảm thấy” con thuyền ấy như đang lắng nghe chất muối thấm dần trong từng thớ vỏ của nó.Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế. Cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn mòi của biển khơi. Không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhầt là nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động làng chài quê hương thì không thể có những câu thơ xuất thần như vậy 2 - Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ . Biết vận dụng các thao tác giải thích, bình luận, chứng minh. Hành văn trôi chảy. ập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ , ngữ pháp, chính tả. -Yêu cầu về kiến thức :Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo cá ý sau: 1. Giaỉ thích. 0,5 + Tình thương: lòng nhân ái, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác. + Vườn hoa: nơi nảy sinh, nơi hình thành cái tốt đẹp. + Không ánh nắng mặt trời: không có ánh sáng, hơi ấm, không có nguồn sống. + Không có gì: sự phủ định hoàn toàn và triệt để. + Đẹp đẽ và hữu ích: cái đẹp và cái tốt, cái thiện, cái có ích. + Nảy nở: nảy sinh, tồn tại và phát triển => Tóm lại, nếu không có tình thương thì cuộc sống của con người sẽ không thể có được những điều tốt đẹp và có ích. Nói cách khác, tình thương chính là thứ sẽ làm nảy sinh tất cả những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
  9. 2. Bình luận *. Chứng minh vai trò của tình thương trong cuộc sống 1,5 - Trong cuộc sống, bên cạnh những người may mắn và hạnh phúc, còn có rất nhiều người gặp cảnh đau khổ, bất hạnh, luôn cần sự sẻ chia, giúp đỡ, cần tình thương yêu. - Nếu thiếu tình thương, con người sẽ không thể làm được những điều tốt đẹp, hữu ích cho người khác: không biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và đồng cảm với người khác lúc họ gặp khó khăn, hoạn nạn; thậm chí còn làm những điều xấu xa, tàn ác khiến người khác phải chịu mất mát, đau khổ. - Khi thiếu tình thương, con người cũng không thể tạo ra và gìn giữ được điều tốt đẹp cho chính mình (biến thành người vô cảm, tàn nhẫn vàích kỉ, xấu xa) và cho người khác. - Ngược lại, con người có tình thương tạo ra nhiều điều tốt đẹp: sự đồng cảm, chia sẻ; sự bao dung, Nói khác đi, tình thương là nền tảng nuôi dưỡng cho những phẩm chất, tình cảm, suy nghĩ tốt đẹp khác của con người. *Bình luận . 0,5 Trong câu nói, Huy-gô có cái nhìn đầy tính nhân văn, vừa rất mực tin yêu cuộc sống vừa tỉnh táo, sâu sắc. + Trong xã hội ngày nay, có nhiều người biết mở rộng vòng tay yêu thương và nhân ái làm sáng ngời truyền thống “tương thân tương ái”, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Những người như thế đáng được ngợi ca và tôn vinh. + Song bên cạnh đó, vẫn còn có bao kẻ vô tâm, vô cảm, ích kỉ và xấu xa, độc ác để thỏa mãn những dục vọng tầm thường, đê hèn. Chúng phải bị lên án và trừng trị nghiêm khắc. 3.Bài học. 0,5 - Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa khi con người biết yêu thương, chia sẻ, cảm thông với những số phận bất hạnh -Hãy yêu thương người khác . Đó là cách chăm sóc khu vườn tâm hồn của mỗi người. 3 * Về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận văn học dạng giải thích chứng minh nhận định . Bố cục rõ ràng. ập luận chặt chẽ. Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Về nội dung: - Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt được các ý sau. 1. Mở bài. 0,5 - Dẫn dắt , nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến, nêu phạm vi dẫn chứng.
  10. 2.Thân bài. a. Giải thích. - Khái quát hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng 8: Họ có cuộc sống nghèo khổ lam lũ, ít học, một cổ hai tròng: Chị Dậu- Tắt đèn- Ngô tất 0,5 Tố, anh Pha trong Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan, Lão Hạc, Chí Phèo- Nam Cao nhưng họ không ít tấm lòng. Dù cuộc sống và số phận có đẩy họ vào bước đường cùng nhưng họ không ít tấm lòng- giàu tình yêu thương, lòng tự trọng, cứng cỏi mạnh mẽ, nhân hậu Dù có phải chết, người nông dân vẫn giữ được phẩm tốt đẹp của mình. - Lão Hạc là tác phẩm xuất sắc của Nam cao viết về đề tài người nông dân. Từ cuộc đời của ão Hạc , Nam Cao đã thể hiện chân thực cảm động về số phận đau thương , cuộc sống nghèo khổ lam lũ ít học nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất lương thiện, tốt đẹp. ão là con người không chỉ khổ mà còn rất đẹp.( Quế Hương) b. Chứng minh. * Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ lam lũ ít học. 1,5 - Cảnh ngộ của ão Hạc thật bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết, hai cha con lão sống lay lắt rau cháo qua ngày. - Vì nghèo nên lão cũng không đủ tiền cưới vợ cho con nên khiến con trai lão phải bỏ đi làm ở đồn điền cao su. - Chính vì nghèo khổ nên ông không có điều kiện học hành vì thế mà lão không biết chữ, mỗi lần con trai viết thư về lão lại phải nhờ ông giáo đọc hộ và cả đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. - Sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão nên sau trận ốm kéo dài, không có việc, rồi bão ập đến phá sạch hoa màu không lấy tiền đâu để nuôi con Vàng nên lão đã phải dằn lòng quyết định bán cậu Vàng – kỉ vật mà đứa con trai lão để lại. - ão sống đã khổ chết cũng khổ. (Hs lấy dẫn chứng phân tích, chứng minh) *. Lão Hạc là người nông dân giàu có ở tấm lòng yêu con, giàu đức hi 1,5 sinh và lòng nhân hậu, trung thực, giàu lòng tự trọng. - ão Hạc cả đời yêu con một cách thầm lặng, chả thế mà từ ngày vợ chết lão ở vậy nuôi con đến khi trưởng thành. ão chắt chiu dè sẻn để có tiền lo cưới vợ cho con ấy vậy mà cả đời dành dụm cũng không đủ vì thế mà khi chứng kiến nỗi buồn nỗi đau của con lão luôn day dứt đau khổ. (HS lấy dẫn chứng chứng minh) - Yêu và thương con nên khi xa con tình yêu con của lão được thể hiện gián tiếp qua việc chăm sóc con chó- kỉ vật mà đứa con để lại. ão vô cùng đau đớn dằn vặt khi bán con chó vàng. Qua đó thấy được tấm lòng nhân hậu của lão, trung thực, giàu lòng tự trọng.( HS lấy dẫn chứng chứng minh) - Thương con lão chọn cho mình một cách hi sinh, đặc biệt là hi sinh cả mạng sống của mình cho con. Mọi hànhđộng của lão đều hướng về con. Lão chọn cái chết để giữ tài sản cho con để trọn đạo làm cha. ão đã lựa chọn đạo lí: chết trong còn hơn sống đục. (HS lấy dẫn chứng chứng minh)
  11. - Qua cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của lão Hạc nhà văn đã thể hiện tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân. *. Nghệ thuật - Truyện được kể ở ngôi thứ nhất người kể chuyện là ông Giáo làm câu 0,25 chuyện dẫn dắt tự nhiên sinh động hấp dẫn - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm. c. Đánh giá. - Nhận xét trên hoàn toàn xác đáng . ão Hạc có thể xem là nhân vật đẹp 0,25 nhất đời Nam Cao. Bởi lão còm cõi xơ xác chịu nhiều đau thương, bất hạnh nhưng chưa bao giờ vì hoàn cảnh mà tha hoá thay đổi bản chất tốt đẹp lương thiện của mình Nam Cao đã phản ánh số phận bi thảm của người nông dân, ca ngợi phẩm chất , trân trọng yêu thương và tố cáo xã hội gây ra những bất hạnh cho họ. lão hạc tiêu biểu cho “Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng”. 3.Kết luận. 0,5 - Khẳng định và nâng cao vấn đề nghị luận. *Lưu ý : Trên chỉ là những gợi ý. Căn cứ vào bài làm của học sinh, giáo viên vận dụng đáp án linh hoạt để cho điểm. Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
  12. PHÕNG GD&ĐT TAM ĐẢO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ CHÍ NH Môn: Ngữ văn 8 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn trích sau: Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. (Cô bé bán diêm – An-đéc-xen, Ngữ văn 8, T1) a) Việc sử dụng các câu hỏi trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì? b) Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng trong đoạn trích trên? Tác dụng của trường từ vựng đó. Câu 2 ( 2,5 điểm): Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không (Khi con tu hú - Tố Hữu) Đoạn thơ là cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng. Nêu cảmnhận của em. Câu 3 (5,5 điểm): Có người cho rằng: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên? Hết ưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN 8 I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Hướng dẫn chấm chỉ gợi ý các ý chính, đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. II. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ Câu ý Hướng dẫn chấm Thang điểm 1 a. Ý nghĩa của việc sử dụng các câu hỏi trong đoạn trích tác phẩm Cô bé bán diêm - Các câu hỏi được sử dụng: Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét 0,25 một chút nhỉ?; Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? - Ý nghĩa: + Đây là câu hỏi mà nhân vật cô bé bán diêm tự đặt ra cho mình như một hình thức tự giãi bày, tự bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. + Thể hiện ước muốn, khao khát đốt lên ngọn lửa, tạo ra hơi ấm xua tan đi giá lạnh, rét buốt đêm đông. 0,75 b. Các từ cùng thuộc trường từ vựng và tác dụng của trường từ vựng đó trong đoạn trích tác phẩm Cô bé bán diêm - Các từ cùng một trường: ngọn lửa, xanh lam, trắng, rực hồng, sáng chói 0,25 chỉ màu sắc và ánh sáng của ngọn lửa. - Tác dụng: + Miêu tả ngọn lửa của que diêm cháy lung linh, huyền ảo qua cái nhìn đầy mơ mộng của cô bé bán diêm. + Thể hiện ước mơ về một ngọn lửa ấm áp, một thế giới đầy ánh sáng, một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc của cô bé nghèo đang sống trong 0,75 hoàn cảnh bi đát. 2 Để có được những cảm nhận, học sinh phải: - Chỉ ra được hoàn cảnh của nhân vật trừ tình (người tù cách mạng) để thấy khát vọng tự do được thể hiện qua những hình ảnh thơ rộng lớn, khoáng đãng; tiếng chim tu hú đã làm thức dậy trong tâm hồn người tù 0,5 một khung cảnh mùa hè. - Nêu cảm nhận của mình về cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù. Đó là những hình ảnh tiêu biểu của mùa hè: tiếng ve râm ran trong vườn, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh 1,0 diều chao lượn, trái cây đượm ngọt Một mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do trong cảm nhận của người tù. - Bày tỏ thái độ, bộc lộ cảm xúc trước một tâm hồn trẻ trung yêu đời 0,5 nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy ruột, cháy lòng.
  14. - Diễn đạt tốt 0,5 3 a) Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kiểu bài nghị luận để trình bày suy nghĩ của mình. - Biết sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm phù hợp giúp làm rõ luận điểm trong bài nghị luận; - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng. b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở vốn hiểu biết và những kiến thức đã được học về kiểu văn nghị luận kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm học sinh nêu suy nghĩ của mình về ý kiến đã cho. Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Dẫn dắt & nêu vấn đề: khen chê có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống; để lòng vị tha, tình đoàn kết càng được nhân lên, mỗi người không chỉ 1,0 biết ca ngợi mặt tốt đẹp, tích cực mà còn phải biết phê phán mặt xấu, tiêu cực như ý kiến đã nêu. - Giải thích và chứng minh: + Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh là biểu hiện cách sống tiêu cực, thấp hèn, ích kỉ, vô cảm cần được phê phán; lòng vị tha, tình đoàn kết là biểu hiện của cách sống tích cực, cao thượng, giàu lòng yêu thương cần được ngợi ca. + Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và lòng vị tha tình đoàn kết là hai mặt trái ngược của đạo đức xã hội và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của con người, cộng đồng. - Khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phê phán thái độ thờ ơ, 3,5 ghẻ lạnh (không thua kém việc nêu gương, ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết). - Mở rộng vấn đề: +Trong cuộc sống, có những con người sống nhân ái, giàu lòng vị tha nhưng cũng có những con người sống vô trách nhiệm, chỉ lo hưởng thụ, thờ ơ, lạnh nhạt. + Cần phải có thái độ khen chê rõ ràng, đúng mức, đúng lúc, đúng nơi và phải xuất phát từ thiện tâm, thiện ý của mình. - Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của vấn đề; Nêu ý thức trách nhiệm 1,0 của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. * HS có thể xây dựng hệ thống luận điểm và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề theo những định hướng trên. Tổng điểm 10,0
  15. PHÕNG GIÁO DỤC & ĐÀO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 TẠO HUYỆN SƠN DƯƠNG NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ Văn ĐỀ CHÍ NH Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống đất ( ). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt. (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng chính được dùng trong đoạn văn trên. Câu 2. (8,0 điểm) Đọc câu chuyện sau: Vết nứt và con kiến “Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình”. (Theo Hạt giống tâm hồn - Ý nghĩa cuộc sống) Bằng một bài văn ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên và rút ra bài học cho bản thân. Câu 3. (10 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Qua đoạn trích: Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD
  16. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM TẠO THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN SƠN DƯƠNG NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: Ngữ văn Đáp án Điểm Câu 1. (2,0 điểm) 2,0 điểm - Phép tu từ chủ yếu trong đoạn văn: Phép nhân hóa (mưa, mặt đất, cây) làm cho cảnh vật được miêu tả trở nên sinh động, có hồn, gần gũi với con người. Nhờ vậy đoạn văn thể hiện triết lí sống "Uống nước nhớ nguồn" Câu 2. (8,0 điểm) 8,0 điểm a) Về kĩ năng: - Viết đúng thể thức một bài văn nghị luận. - Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát, dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt. - Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả. b) Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Con người cần phải biết biến những khó 0,5 điểm khăn trở ngại trong cuộc sống thành hành trang quý giá cho ngày mai. * Phân tích, bàn luận vấn đề: * Ý nghĩa câu chuyện 2,0 điểm - Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào. - Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá : biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình. -> Câu chuyện ngắn gọn nhưng hàm chứa bao ý nghĩa lớn lao về cuộc sống. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. * Bình luận - Khẳng định câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mỗi người 3,0 điểm trong cuộc đời. + Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy mỗi người cần phải dũng cảm đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sự kiên trì, sáng tạo để vượt qua. + Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy
  17. bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. + Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.(làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng tiêu biểu cụ thể, xác đáng như: Anh Nguyễn Ngọc Kí, Những học sinh nghèo vượt khó, những anh thương binh tàn nhưng không phế, nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược ). - Không phải bất cứ ai cũng có thái độ tích cực để vượt qua sóng gió cuộc đời. Có người nhanh chóng bi quan, chán nản; có người than vãn, buông xuôi; có người ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả (Dẫn chứng) -> Ta cần phê phán những người có lối sống đó. * Khẳng định vấn đề và rút ra bài học cuộc sống 1,5 điểm - Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là quy tất yếu của cuộc sống mà con người phải đối mặt. - Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đàu hàng, không được gục ngã mà can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời. * Liên hệ bản thân 1,0 điểm - Cần phải rèn luyện ý chí, nghị lực, lạc quan, hi vọng và có niềm tin vào cuộc sống. Cần nhất là thái độ sống của mình trước mọi thử thách của cuộc đời Câu 3. (10 điểm) 10 điểm * Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. lời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. * Yêu cầu về kiến thức: Cần đáp ứng được các ý sau: a. Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và lão Hạc 0,5 điểm là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. b. Thân bài: * Chị Dậu và l ão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng. 3,0 điểm + Chị Dậu: l à một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước cách mạng - là một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng) - là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng.(dẫn chứng). + l ão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân - là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu. (dẫn chứng) - là một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu thương con sâu sắc. (dẫn chứng) * Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt nam trước cách mạng 3,0 điểm
  18. + Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh + lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng. -> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để chết - một cái chết đau đớn và dữ dội. * Bức chân dung của chị Dậu vàl ão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và 3,0 điểm nhân đạo của hai tác phẩm - Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xă hội bất công, tàn nhẫn. Chính xă hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người. 0,5 điểm c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
  19. UBND HUYỆN TAM DƯƠNG KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI PHÕNG GD&ĐT Năm học 2014-2015 ĐỀ CHÍ NH THỨC Môn: Ngữ Văn 8 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (3 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh” “Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ, Nước thời gian gội tóc trắng phau phau” (“Chợ tết”- Đoàn Văn Cừ) Câu 2: (7 điểm): Phần này để làm sau Có ý kiến cho rằng “Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nuớc nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc”. Dựa vào những tác phẩm văn học cổ mà em đã học và đọc thêm, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. .HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ tên thí sinh SBD: 19
  20. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NG VĂN 8 (HDC này gồm 3 trang) Câu 1: (3 điểm) 1/ Về hình thức: Viết thành một bài văn ngắn có yếu tố biểu cảm rõ ràng. Không cho điểm tối đa đối với học sinh sử dụng gạch đầu dòng. 2/ Về nội dung: HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau: Đoạn thơ là một bức tranh đẹp về cảnh bình minh: + Nghệ thuật so sánh và nhân hoá độc đáo - Những giọt sương trắng như “giọt sữa”=> so sánh mới mẻ độc đáo => vẻ đẹp ngọt ngào. - úa xanh ướt đẫm sương đêm phản chiếu ánh bình minh lấp lánh. Tia nắng sắc “tía” như đang reo vui “nhảy hoài trong ruộng lúa” hoà vào dòng người đi chợ tết => nhân hoá . - Núi khoác chiếc áo the xanh cũng “ uốn mình” làm duyên. => nhân hoá. - Những quả đồi ửng lên dưới ánh bình minh như “thoa son” khoe sắc.=> nhân hoá. + Sử dụng những tính từ chỉ màu sắc, đoạn thơ đầy màu sắc tươi tắn, bốn màu được phối sắc hài hoà (trắng, tía, xanh, son). => đây là bức tranh màu về cảnh rạng đông thanh bình, ấm áp, đầy thi vị, hữu tình.  Sử dụng bút pháp miêu tả, hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi hình gợi cảm, giàu chất tạo hình và nghệ thuật nhân hoá, so sánh bằng cảm nhận tinh tế nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân buổi sớm tuyệt đẹp, một vẻ đẹp trong sáng, tinh khiết, trong trẻo. Hai câu thơ tiếp: là bức chân dung bà cụ lão, bức tranh truyền thần tuyệt tác. + Miếu cổ như cái khung, cái nền làm cho bức vẽ truyền thần thêm cổ kính. + “tóc trắng phau phau” gợi tuổi tác và kí ức thời gian, gợi vẻ đẹp phúc hậu, bền bỉ. + Miếu cổ như một chứng tích, bà cụ lão như một chứng nhân về chợ tết đồng quê, về cuộc sống yên bình tồn tại lâu đời trong dân gian. + cách nói “nước thời gian” thể hiện cách dùng từ sáng tạo, mới mẻ.  Những câu thơ đẹp như một bức hoạ vừa rực rỡ sắc màu của cảnh bình minh mĩ lệ, vừa cổ kính, bình dị bởi nét đẹp của con người, cảnh vật đồng quê. Câu 2:(7 điểm)
  21. 1/ Về kĩ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học,có bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp. 2/ Về nội dung: - HS có thể sắp xếp và trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có những cảm nhận riêng nhưng cần bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tuỳ tiện và có sức thuyết phục người đọc. - àm nổi bật tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc trong văn học cổ. Cụ thể: a.Mở bài:(0,5 điểm) - Nêu vấn đề nghị luận: “ Văn học cổ nước ta thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc” b.Thân bài:(6 điểm) * Khẳng định tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc là nội dung lớn trong văn học mọi thời đại. Trong thời chiến và thời bình có những biểu hiện khác nhau.Trong thời chiến có giặc ngoại xâm, lòng yêu nước, tự hào dân tộc thể hiện ở: Khẳng định vị thế độc lập, thế hiện lòng tự tôn dân tộc; căm thù giặc sâu sắc; quyết tâm tiêu diệt giặc đến cùng; tình yêu thiên nhiên đất nước (0,5 điểm) * Chứng minh qua những áng văn thơ cổ bất hủ - Hoàn cảnh lịch sử: Đất nước chống giặc ngoại xâm nên tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc mạnh mẽ hơn bao giờ hết. - Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước: (3 điểm) + Khẳng định vị thế độc lập, chủ quyền dân tộc: Các tác phẩm đều khẳng định về chủ quyền dân tộc. Mở đầu bài “ Nam quốc sơn hà”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta đã khẳng định một cách sắt đá: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” Bốn thế kỉ sau, Nguyễn Trãi đã nhắc lại trong “Bình Ngô đại cáo”- bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta: “Như nước Đại Việt ta từ trước, Song hào kiệt đời nào cũng có” + Tố cáo tội ác của quân giặc và vạch rõ dã tâm của kẻ thù: Trong bài “ Hịch tướng sĩ” Trần Quốc Tuấn đã vạch rõ những hành động và dã tâm của quân Nguyên Mông: “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường của kho có hạn”. Trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã vạch trần tội ác của giặc Minh đối với nhân dân Đại Việt: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
  22. Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” + òng căm thù giặc sâu sắc và nỗi đau mất nước: Trần Quốc Tuấn bộc lộ trực tiếp tâm sự của mình với các tướng sĩ một cách chân thành: “ Ta thường tới bữa quên ăn đầm đìa” Nguyễn Trãi sau khi chia tay cha ở cửa ải Nam Quan vẫn đinh ninh lời dạy: Tìm cách rửa nhục cho nước, rửa nhục cho cha : “Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nuớc thề không cùng sống” + Quyết tâm chiến đấu tiêu diệt giặc. òng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn biến thành hành động: “chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Dù phải hi sinh: “ dẫu cho trăm thân này vui lòng”. Với tinh thần chịu đựng gian khổ, kiên trì tập dượt binh thư yếu lược: “ nếm mật nằm gai sách lược thao suy xét đã tinh”. Khẳng định sự thất bại tất yếu của kẻ thù: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” + òng yêu nước còn được thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thanh bình nơi thôn dã (Thiên Trường vãn vọng); cuộc sống ẩn dật thanh cao giữa núi rừng Côn Sơn (Côn Sơn ca) - òng tự hào dân tộc: (2,5 điểm) + Tự hào về sức mạnh chính nghĩa. Trong “Nam quốc sơn hà” tác gải đã vạch trần bản chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. + Tự hào về nền văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử lâu đời “Như nước Đại Việt ta từ trước Song hào kiệt đời nào cũng có”. + Tự hào về những trang sử chống giặc ngoại xâm: “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” + Tự hào về sức mạnh của dân tộc, những chiến công liên tiếp dồn dập trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh khiến cho kẻ thù phải thất bại thảm hại, nhục nhã. “Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông” c. Kết luận:(0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề - òng yêu nước, tự hào dân tộc tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. à sức mạnh cổ vũ, động viên chúng ta bảo vệ tổ quốc chống mọi kẻ thù xâm lược. - Trách nhiệm của bản thân để tiếp nối truyền thống đó. ( Trên đây là những gợi ý cơ bản, giám khảo chấm linh hoạt theo sự cảm nhận của học sinh để cho điểm tối đa cho từng phần, trân trọng những bài viết sáng tạo, dùng từ gợi cảm, diễn đạt tốt )
  23. PHÕNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 HUYỆN NHƯ THANH NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN THI: NG VĂN Ngày thi: 21/04/2014 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) Hãy tìm và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau : Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. (Quê hương - Tế Hanh) Câu 2: (6,0 điểm) Trong l¸ thư göi En - ri - c«, nhµ v¨n A-Mi-Xi ®· viÕt:“Trường häc lµ bµ mÑ hiÒn thø hai Trường häc ®· nhËn con tõ hai bµn tay mÑ lóc con võa míi biÕt nãi, nay tr¶ con l¹i cho mÑ ngoan ngo·n ch¨m chØ. MÑ cÇu phóc cho nhµ trường, cßn con con kh«ng bao giê được quªn nhµ trường ” (Trích Những tấm lòng cao cả -A-Mi-Xi ) Nh÷ng dßng thư trªn gîi cho em suy nghÜ g× vÒ vai trò của nhµ trường, n¬i em g¾n bã mét phÇn cuéc ®êi m×nh. Câu 3 : (10,0 điểm) Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945. Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” và đoạn trích « Tức nước vỡ bờ » . Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  24. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1 : (4,0 điểm) Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ. (1,0 điểm) - Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1,0 điểm) - Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (1,0 điểm) - Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảch thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. 1,0 điểm) Câu 2 (6,0 điểm) Bài làm cần đảm bảo các yêu cầu sau: a, Về kĩ năng: (0,5đ) - Học sinh viết bài văn hoàn chỉnh trong phạm vi yêu cầu đề. (Đề văn thuộc kiểu đề nghị luận xã hội) - Bài văn phải nêu được chủ đề mà đề bài yêu cầu. Vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận để làm rõ vấn đề đưa ra. - Bài văn viết đúng giới hạn yêu cầu đề bài. Bài viết không sai lỗi chính tả ngữ pháp. b, Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật các ý kiến sau * Giải thích ý kiến 1,0 điểm - Trường học là người mẹ là nơi dạy dỗ, nuôi dưỡng con nên người. - Mẹ luôn biết ơn nhà trường và khuyên con không được quên nơi đó.
  25. * Nhµ tr•êng cã vai trò to lín trong cuéc hµnh tr×nh ®i t×m kiÕn thøc vµ kÜ n¨ng cuéc ®êi mçi con ng•êi. Ai thµnh ®¹t còng tõ ng«i tr•êng mµ lín lªn vµ ®ã lµ niÒm h¹nh phóc cña mçi chóng ta trªn b•íc ®•êng häc tËp . (0.5đ) * Vai trß to lín cña nhµ tr•êng. - N¬i cung cÊp tri thøc - lµ n¬i gieo mÇm , n¶y në ®o¸ hoa ®Çu tiªn cña trÝ tuÖ (0.5đ) - N¬i ch¨m sãc gi¸o dôc ®Ó con ng•êi cã søc khoÎ, cã nh÷ng nÒn t¶ng ®¹o ®øc “ “tr-êng häc lµ bµ mÑ hiÒn ch¨m chØ” (0.5đ) - Giai ®o¹n ë tr•êng lµ giai ®o¹n quan träng nhÊt cuéc ®êi mçi con ng•êi. (0.5đ) * T×nh c¶m g¾n bã biÕt ¬n ®èi víi c¸c thÇy c« gi¸o - §ã lµ tr¸ch nhiÖm nghÜa vô cña mçi con ng-êi: “MÑ cÇu phóc cho nhµ tr-êng cßn con con kh«ng bao giê ®-îc quªn nhµ tr-êng ” (0.5đ) - §ã lµ t×nh c¶m thiªng liªng, sù g¾n bã biÕt ¬n s©u nÆng (Liên hệ bản thân) (0.5đ) - Nh¾c nhë mäi ng•êi lßng biÕt ¬n thÇy c« biÕt ¬n nhµ trường - c¸i n«i nu«i m×nh kh«n lín ch¾p c¸nh •íc m¬. §ã lµ truyÒn thống ®¹o lÝ “ Uèng n-íc nhí nguồn”, “Ăn quả nhớkẻ trồng cây” (0.5đ) * Phª ph¸n nh÷ng kÎ v« ¬n ( nªu biÓu hiÖn cô thÓ) - Kh¼ng ®Þnh gi¸ trÞ to lín cña nhµ tr•êng (0.5đ) - Chóng ta cÇn ph¶i bµy tá t×nh c¶m ch©n thËt cña m×nh víi n¬i minh ®•îc nu«i d•ìng Câu 3 : (10,0 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức (0,5 điểm ) * Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học. - Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ. - Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp. 2. Yêu cầu về nội dung ( 9,5 điểm ) Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 . - Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm. (0,25)
  26. - Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945. (0,25) * Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu. 9,0 điểm) - Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết. (2 đ) + Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.(1 đ) + Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng. .(0,5 đ) + Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu(0,5 đ) -Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị. (2 đ) - Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo: (2 đ) Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng “ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. - Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm. (1 đ) + Khi cai lệ và người nhà í trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng. *Đánh giá: Chị Dậu chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng.(2,0 điểm) - Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm ( 0,5 điểm) - Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết. ( 0,5 điểm) - Hình tượng nhân vật chị Dậu là hình tượng điển hình của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng 8 năm 1945. (0,5 điểm) - Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố không chỉ là tác phẩn có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc, là tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. (0,5 điểm)
  27. UBND HUYỆN GIA VIỄN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 PHÕNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn ĐỀ THI CHÍ NH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 03 câu trong 01 trang Câu 1 (2,0 điểm): X¸c ®Þnh c©u nghi vÊn trong c¸c ®o¹n sau. Nh÷ng c©u nghi vÊn ®ã ®•îc dïng lµm g×? a) Hìi ¬i L·o H¹c! Th× ra ®Õn lóc cïng, l·o còng cã thÓ lµm liÒu nh• ai hÕt. Mét ng•êi nh• thÕ Êy!. Mét ng•êi ®· khãc v× trãt lõa mét con chã! Mét ng•êi nhÞn ¨n ®Ó tiÒn l¹i lµm ma, bëi kh«ng muèn liªn luþ ®Õn hµng xãm, l¸ng giÒng. Con ng•êi ®¸ng kÝnh Êy b©y giê còng theo gãt Binh T• ®Ó cã ¨n •? Cuéc ®êi qu¶ thËt cø mçi ngµy mét thªm ®¸ng buån. (Nam Cao, L·o H¹c) b) Nµo ®©u nh÷ng ®ªm vµng bªn bê suèi Ta say måi ®øng uèng ¸nh tr¨ng tan? §©u n÷ng ngµy m•a chuyÓn bèn ph•¬ng ngµn Ta lÆng ng¾m giang san ta ®æi míi? §©u nh÷ng b×nh minh c©y xanh n¾ng géi, TiÕng chim ca giÊc ngñ ta t•ng bõng? §©u nh÷ng chiÒu lªnh l¸ng m¸u sau rõng Ta ®îi chÕt m¶nh mÆt trêi gay g¾t, §Ó ta chiÕm lÊy riªng phÇn bÝ mËt? - Than «i! Thêi oanh liÖt nay cßn ®©u? (ThÕ L÷ , Nhí rõng) Câu 2 (6,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau đây của Các Mác: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Câu 3 (12,0 điểm): Suy ngẫm về giá trị đích thực của một tác phẩm văn chương, nhà văn Nam Cao khẳng định: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ . Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn”.
  28. Qua truyện ngắn “Lão Hạc”- Nam Cao, em hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Họ và tên học sinh: SBD: Họ và tên GT 1: . Họ và tên GT 2: .
  29. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM MÔN NG VĂN 8 Câu 1: - C¸c c©u nghi vÊn: (1,0 ®iÓm) + a) Con ng•êi ®¸ng kÝnh Êy b©y giê còng theo gãt Binh T• ®Ó cã ¨n •? + b) C¸c c©u trong khæ th¬ ®Òu lµ c©u nghi vÊn (trõ th¸n tõ: Than «i!) - C¸c c©u nghi vÊn trªn dïng ®Ó: (1,0 ®iÓm) + (a): Béc lé t×nh c¶m, c¶m xóc (sù ng¹c nhiªn). + (b): Mang ý phñ ®Þnh; béc lé t×nh c¶m, c¶m xóc. Câu 2: A. Yêu cầu: * Về nội dung: Học sinh có thể trình bày những cách suy nghĩ khác nhau xung quanh vấn đề cần nghị luận, có thể có những cách lập luận khác nhau, nhưng về cơ bản phải hướng đến những ý sau: I. Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề cần nghị luận II. Thân bài: 1. Giải thích nội dung câu nói: Ngọc là một loại đá - kim loại rất cứng, màu sắc óng ánh tuyệt đẹp, rất quý hiếm; quý hiếm hơn cả vàng, thường được chế tác thành đồ nữ trang, pho tượng. Ngọc có nhiều loại, đủ màu sắc như hồng ngọc, bạch ngọc, ngọc lam, ngọc phỉ thúy, bích ngọc, ngọc trai. Các vua chúa ngày xưa hay dùng ngọc để làm quốc ấn. quốc bảo - biểu tượng cho vương triều. Tình bạn chân chính là tình bạn trong sáng, tâm đầu ý hợp, thủy chung, hết lòng yêu thương nhau, tôn quý nhau; không vụ lợi, không dung tục tầm thường. Các Mác dùng lời nói so sánh “tình bạn chân chính là viên ngọc quý" nhằm hình tượng hóa, cụ thể hóa tình bạn chân chính là tình bạn đẹp, tình bạn quý, rất đáng trân trọng, ngợi ca. 2. Vì sao “tình bạn chân chính là viên ngọc quý?". Bạn chân chính yêu thương nhau, quý trọng nhau như anh em ruột thịt, cùng chung chí hướng, giúp đỡ nhau học hành, làm ăn. Bạn chân chính sẽ cùng nhau chia ngọt sẽ bùi với nhau, nghèo khổ, hoạn nạn có nhau, hết lòng giúp đỡ lần nhau vượt qua vận hạn. Bạn chân chính vào sinh ra tử có nhau, nghèo khổ, vinh hiển đều gắn bó với nhau, trọn đời sắt son chung thủy. Tình bạn tri âm, tri kí, tình bạn chiến đâu, tình đồng chí là viên ngọc quý, sáng trong mãi trong cõi đời.
  30. Sống trong tình bạn chân chính, ai cũng tự hào cảm thấy mình vô cùng hạnh phúc, “lớn lên” trong cuộc đời, tự tin trước mọi gian nan thử thách. 3. Nêu một số dẫn chứng về tình bạn chân chính: Bá Nha - Tứ Kì. ưu Bình - Dương ễ, Mác - Ang-ghen, là những gương sáng tuyệt đẹp về tình bạn chân chính thủy chung. 4. Bài học rút ra: Tình bạn có một sức mạnh tinh thần to lớn động viên mỗi người trong cuộc sống. àm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn vì thế ta cần trân trọng, giữ gìn, bảo về tình bạn và cần mở rộng những tình bạn tốt. Tuy nhiên, tình bạn lệch lạc có thể dẫn đến hành động xấu: bao che khuyết điểm cho nhau, bè phái, hội hè ăn chơi, sa ngã, chỉ làm hại nhau. Vì thế cần biết chọn bạn mà chơi. “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Để giữ gìn nó con người cần luôn cố gắng rèn luyện tấm lòng chân thành, thẳng thắn, khoan dung và vượt qua tự ái. Mỗi tình bạn chúng ta gìn giữ được sẽ trở thành một bản nhạc tuyệt vời trong cuộc hoà âm bởi những tình cảm cao đẹp của nhân loại. *Về phương pháp: Học sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội: bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động, không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. B. Cách cho điểm: - Điểm 5-6: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu nói trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 3-4: Đáp ứng 2/3 yêu cầu nói trên, còn mắc một số lỗi. - Điểm 1-2: Đáp ứng 1/3 yêu cầu, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không viết gì hoặc viết không liên quan đến vấn đề. Câu 3: A. Yêu cầu: *Về nội dung: I, Mở bài: (0,5 điểm) : Giới thiệu vấn đề nghị luận: - Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán. - Thành công xuất sắc của Nam Cao là truyện ngắn, được tập trung vào hai đề tài chính: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo giai đoạn trước 1945. - Nam Cao xuất hiện trên văn đàn và nổi tiếng trong lịch sử văn học không chỉ để lại những sáng tác bất hủ mà còn để lại những suy nghĩ sâu sắc về văn học và nghề văn.
  31. - Xuất xứ của câu nói: Nhân vật Hộ (nói thay cho tác giả) trong tác phẩm “Đời thừa” (Đăng lần đầu trên Tuần báo “Tiểu thuyết thức bảy” số 490 ngày 4/12/1943) là một trong những sáng tác đặc sắc, tiêu biểu nhất của nhà văn hiện thực lớn Nam Cao. II. Thân bài: (11,0 điểm) 1.Giải thích nội dung nhận định: (1,0 điểm) - “Một tác phẩm thật giá trị”, có thể hiểu là một tác phẩm văn học chân chính, một tác phẩm nghệ thuật lớn, có giá trị (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, ). - “là một tác phẩm vượt lên trên tất cả bờ cõi, giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người”: Đó là sức sống của tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học vượt lên giới hạn không gian, thời gian. -“Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ”: Phải đặt được những vấn đề lớn lao chính là nội dung phản ánh hiện thực của tác phẩm và tình cảm của nhà văn trước hiện thực ấy. “Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn ". Đây là giá trị nhân đạo và chức năng nhân đạo hóa con người của tác phẩm văn học. Đó là điều cốt lõi, là hạt nhân cơ bản của một tác phẩm có giá trị. - Cách diễn đạt: “Một tác phẩm thật giá trị phải phải là Nó vừa vừa Nó . Nó ” là yêu cầu khắt khe và nghiêm túc của Nam Cao với “một tác phẩm thật giá trị” và cũng là biểu hiện đa dạng, phong phú của giá trị văn chương chân chính. 2. Chứng minh : - uận điểm 1: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả của truyện ngắn ão Hạc – Nam Cao. (7,0 điểm) - uận điểm 2: Tác động về nhận thức, giáo dục, của tác phẩm đó đối với bạn đọc. (2,0 điểm) - uận điểm 3: Khái quát, mở rộng: (1,0 điểm) + Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung chính của truyện ngắn ão Hạc. So sánh với một số sáng tác khác của Nam Cao viết về đề tài người nông dân, người trí thức, từ đó khẳng định sức sống của tác phẩm Nam Cao + Quan điểm nghệ thuật đặc biệt tiến bộ và sâu sắc của nhà văn Nam Cao, lúc nào ông cũng hết sức trung thành với các tuyên ngôn của mình. + Chính vì thế, ý kiến của Nam Cao càng thấm thía và đầy sức thuyết phục lớn đối với mọi người, đó cũng là bài học sâu sắc cho các nhà văn và cả những người làm văn hôm nay và mai sau. C, Kết bài: (0,5 điểm) - Khẳng định lại vấn đề nghị luận:
  32. + Giữa quan niệm sáng tác và quá trình sáng tác của Nam Cao luôn có sự thống nhất. + Khẳng định câu nói của Nam Cao: “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình Nó làm cho người gần người hơn” là đúng. Quan niệm đúng đã tạo nên những thành công của Nam Cao. *Về phương pháp: Học sinh biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện. Văn viết trôi chảy, cảm xúc, thể hiện được tư chất văn chương, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả B. Cách cho điểm: - Điểm 11 - 12: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu nói trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 8- 9 - 10: Đáp ứng 2/3 yêu cầu nói trên, còn mắc một số lỗi. - Điểm 5- 6 - 7 : Đáp ứng được nửa yêu cầu nói trên, diễn đạt còn nhiều chỗ vụng về. - Điểm 1- 2- 3- 4: Đáp ứng 1/3 yêu cầu, còn mắc rất nhiều lỗi. - Điểm 0: Không viết gì hoặc viết không liên quan đến vấn đề. * Lưu ý : Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản về cách chấm. Giám khảo linh hoạt khi chấm bài của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có tính sáng tạo.
  33. PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 TẠO NĂM HỌC: 2014 -2015 HUYỆN HOẰNG HÓA Môn thi: Ngữ văn Ngày thi: 17/3/2015 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 04 câu, gồm 01 trang Câu 1: (2.0 điểm) Hai câu thơ dưới đây, tác giả đều sử dụng biện pháp so sánh: - Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Em thấy hai cách so sánh trên có gì khác nhau? Mỗi cách có hiệu quả nghệ thuật riêng như thế nào? Câu 2: (3.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau (bằng một đoạn văn ngắn): Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay, Lá vàng rơi trên giấy; Ngoài giời mưa bụi bay.” (Ông đồ, Vũ Đình Liên- Sách giáo khoa Ngữ văn 8-Tập II) Câu 3: (5.0 điểm) Vào trong phòng triển lãm ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình), em sẽ thấy trên tường có một ô cửa bằng gỗ gắn tấm biển ghi dòng chữ “Kẻ thù của rừng xanh”, mở cánh cửa ra là một tấm gương soi chính hình ảnh của con người. Từ thông điệp trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn bàn về việc bảo vệ rừng hiện nay. Câu 4: (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.” Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) và Lão Hạc (Nam Cao) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết Họ tên thí sinh : Giám thị số 1 : Số báo danh : Giám thị số 2: .
  34. PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG TẠO NĂM HỌC 2014-2015 HUYỆN HOẰNG HOÁ MÔN: NG VĂN 8 Hướng dẫn chấm này gồm 03 trang I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: - Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. - Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo II. Yêu cầu cụ thể Câu Nội dung cần đạt Thang điểm Hai câu thơ trên tác giả đều dùng biện pháp so sánh. Tuy nhiên mỗi Câu 1 câu lại có hiệu quả nghệ thuật riêng: - So sánh con thuyền ra khơi “ hăng như con tuấn mã” tức là con 1.0đ (2.0 đ) thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi, tác giả so sánh cái cụ thể, hữu hình này với cái cụ thể hữu hình khác. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp, sự mạnh mẽ của con thuyền ra khơi. - So sánh “Cánh buồm với mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ 1.0đ thể hữu hình, quen thuộc với một cái trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng. Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm chẳng những trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng rất phù hợp và đầy ý nghĩa của làng chài. Câu 2 Cảm nhận về khổ thơ: -Về kỹ năng: HS viết đúng dạng một đoạn văn ngắn, lập luận chặt 3.0 đ chẽ, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả. - Về kiến thức: Nêu được các ý sau + Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình iên miêu tả 0,5 đ tâm trạng ông đồ thời suy tàn. + Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông. 1.0 đ + Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của
  35. con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với gam màu nhạt nhòa, xám xịt. 0,75 đ + Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên. 0,75đ * Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận xã hội ngắn. Biết vận 0.5 đ dụng phối hợp nhiều thao tác, lập luận chặt chẽ, bố cục chặt chẽ có dẫn chứng thuyết phục * Về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý sau 1- Từ lời giới thiệu hấp dẫn, người viết cần khẳng định “ Kẻ thù của Câu 3 rừng xanh” không ai khác chính là con người vì: con người kém hiểu biết, vô trách nhiệm đối với rừng hoặc do con người hám lợi, coi 1.0 đ thường pháp luật mà chặt phá rừng. Từ đó khẳng định dù trực tiếp 5.0 đ hay gián tiếp con người chính là kẻ thù trực tếp gây ra tội ác cho rừng xanh. 2- Qua lời giới thiệu và tấm gương phản chiếu con người chúng ta nhận ra được bao nhiêu điều hệ lụy do nạn phá rừng gây nên. - Diện tích rừng bị thu hẹp, cây cối bị chặt phá, muông thú bị săn bắn ngày càng bị cạn kiệt đến mức báo động.(có dẫn chứng và số liệu 1.0 đ kèm theo). - Môi trường bị tàn phá, lũ lụt thường xuyên bị đe dọa, khí hậu bị biến đổi đang hủy hoại môi trường và sự sống của chúng ta.(có dẫn chứng cụ thể). 3- Từ thực trạng trên đề ra được giải pháp để bảo vệ rừng - bảo vệ lá phổi xanh của Trái đất. - Tích cực trồng cây gây rừng. 2.0đ - Bên cạnh khai thác rừng có kế hoạch, cần phải trồng bổ sung, chăm sóc rừng. - Tuyên truyền lợi ích, tác dụng của việc trồng cây gây rừng và tác hại của việc chặt phá rừng bừa bãi. - Nhà nước cần có chính sách khuyến khích nhân dân trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng và có chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn, trừng phạt những “ kẻ thù của rừng xanh”. 0,5đ 4- Khẳng định sống hòa hợp với thiên nhiên là quy luật sống lành mạnh từ ngàn đời nay.
  36. *Về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học, có bố cục và 1.0đ lập luận chặt chẽ. Hệ thống luận điểm rõ ràng, có dẫn chứng linh hoạt, phù hợp. ời văn trong sáng, mạch lạc, ít lỗi chính tả. *Về kiến thức : Cần đáp ứng được các ý sau 1-Mở bài: Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và ão 9.0đ Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của 0,5đ Câu 4 người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. 10.0đ 2- Thân bài: a. Chị Dậu và ão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân Việt Nam trước cách mạng: 4,0đ * Chị Dậu: à một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt nam thời kỳ trước cách mạng: - à một người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con (dẫn chứng) - à người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng.(dẫn chứng). * ão Hạc là tiêu biểu cho phẩm chất của người nông dân: - à một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu.(dẫn chứng) - à một lão nông nghèo khổ giàu lòng tự trọng. có tình yêu thương con sâu sắc.(dẫn chứng) b.Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt nam trước cách mạng: * Chị Dậu: Số phận điêu đứng, nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương 3.0đ tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh * ão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng. -> Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu Vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử- một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội. c. Bức chân dung của chị Dậu và ão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm: Thể hiện cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn 1.0đ đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người. 3- Kết bài: khẳng định lại vấn đề. * Lưu ý : GK căn cứ vào thực tế bài làm của HS để cho điểm phù 0.5đ
  37. hợp, tránh để mất điểm của HS; cẩn trọng và tinh tế khi đánh giá bài làm của HS; phát hiện, trân trọng những bài viết có ý kiến riêng, miễn hợp lý, thuyết phục. Chú ý những bài viết có chiều sâu, thể hiện sự sáng tạo.
  38. - 38 -