Đề kiểm tra một tiết Toán 6 - Tiết 14 theo PPCT - Trường THCS Dương Hà

doc 4 trang thienle22 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết Toán 6 - Tiết 14 theo PPCT - Trường THCS Dương Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mot_tiet_toan_6_tiet_14_theo_ppct_truong_thcs_du.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết Toán 6 - Tiết 14 theo PPCT - Trường THCS Dương Hà

  1. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TOÁN 6 TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG TIẾT: 14 THEO PPCT ĐỀ CHẴN Thời gian làm bài 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) 1. Bài 1: (1,5 điểm) Mỗi phát biểu sau Đúng hay Sai? a) Hai tia phân biệt là hai tia không có điểm chung. b) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm cách đều A và B. c) Nếu M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB. d) B nằm giữa A và C thì BA và BC là hai tia đối nhau. e) Đường thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. f) Ba điểm A, B, C thẳng hàng thì điểm A thuộc đường thẳng BC. 2. Bài 2: (1,5 điểm) Viết lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1. Số đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B là: A. 0 B. 1 C. 2 2. Nếu M nằm giữa A và B thì: A. AM + MB = AB B. AM + AB = MB C. AB + MB = AM 3. M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu: A. AM + MB = AB B. MA = MB C. Cả A và B 4. Trên tia Ox lấy 2 điểm A và B sao cho OA < OB. Trong ba điểm O, A, B điểm nằm giữa hai điểm còn lại là: A. Điểm A B. Điểm B C. Điểm O 5. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết AB = 8cm thì AM = A. 8cm B. 16cm C. 4cm 6. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết MB = 8cm thì AM = A. 8cm B. 16cm C. 4cm II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) 1. Bài 1: (2 điểm) Vẽ hình theo trình tự sau: - Ba điểm A, B, C không thẳng hàng - Đường thẳng AB - Tia AC - Đoạn thẳng BC 2. Bài 2: (4 điểm) Cho hai điểm A và B trên tia Ox biết OA = 3cm, OB = 6cm. a) Trong 3 điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? b) Tính độ dài đoạn thẳng AB. So sánh OA và AB. c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao? 3. Bài 3: (1 điểm) Cho đoạn thẳng AB dài 10cm, C là một điểm bất kì thuộc đoạn thẳng AB (C không trùng với A hoặc B). Gọi M và N lần lượt là trung điểm của CA và CB. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
  2. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT TOÁN 6 TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG TIẾT: 14 THEO PPCT ĐỀ LẺ Thời gian làm bài 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) 1. Bài 1: (1,5 điểm) Mỗi phát biểu sau Đúng hay Sai? a) Hai đường thẳng phân biệt là hai đường thẳng không có điểm chung. b) Điểm cách đều A và B là trung điểm của đoạn thẳng AB. c) Nếu AM + MB = AB thì M nằm giữa A và B d) Nếu BA và BC là hai tia đối nhau thì B nằm giữa A và C. e) Tia AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. f) Ba điểm A, B, C thẳng hàng thì đường thẳng BC đi qua điểm A. 2. Bài 2: (1,5 điểm) Viết lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1. Số đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt C và D là: A. 0 B. 1 C. 2 2. Nếu M nằm giữa A và B thì: A. AM + AB = MB B. Hai tia MA, MB đối nhau C. AB + MB = AM 3. M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu: A. AM + MB = AB B. MA = MB C. MA=MB = AB/2 4. Cho OA = 5cm, OB = 3cm, AB = 2cm. Trong ba điểm O, A, B điểm nằm giữa hai điểm còn lại là: A. Điểm A B. Điểm B C. Điểm O 5. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết AB = 8cm thì BM = A. 8cm B. 16cm C. 4cm 6. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết MA = 8cm thì BM = A. 8cm B. 16cm C. 4cm II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) 1. Bài 1: (2 điểm) Vẽ hình theo trình tự sau: - Ba điểm M, N, P không thẳng hàng - Đường thẳng MN - Tia MP - Đoạn thẳng NP 2. Bài 2: (4 điểm) Cho hai điểm C và D trên tia Ox biết OC = 4cm, OD = 2cm. a) Trong 3 điểm O, C, D điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? b) Tính độ dài đoạn thẳng CD. So sánh OD và CD. c) Điểm D có là trung điểm của đoạn thẳng OC không? Vì sao? 3. Bài 3: (1 điểm) Cho đoạn thẳng AB dài 10cm, C là một điểm bất kì thuộc đoạn thẳng AB (C không trùng với A hoặc B). Gọi M và N lần lượt là trung điểm của CA và CB. Tính độ dài đoạn thẳng MN.
  3. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG ĐỀ KIỂM TRA TIẾT : 14 (theo PPCT) ĐỀ CHẴN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) 1. Bài 1: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1. S 2. S 3.Đ 4.Đ 5. S 6.Đ 2. Bài 2: (1,5điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1. B 2. A 3. C 4. A 5. C 6. A II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) 1. Bài 1: (2 điểm) Mỗi hình vẽ đúng yêu cầu được 0,5 điểm 2. Bài 2: (4 điểm) - Vẽ đúng hình: 0,5 điểm - Câu a: 0,5 điểm + Nhận định đúng điểm nằm giữa 0,25 điểm + Giải thích đúng: 0,25 điểm - Câu b 2,0 điểm + Viết đúng đẳng thức cộng đoạn thẳng dựa vào điểm nằm giữa: 0,50 điểm + Thay số đúng: 0,25 điểm + Tính đúng kết quả: 0,50 điểm + Kết luận đúng: 0,25 điểm + So sánh đúng: 0,50 điểm - Câu c 1,0 điểm + Nhận định đúng trung điểm: 0,50 điểm + Giải thích đúng: 0,50 điểm 3. Bài 3: (1 điểm) - Vẽ đúng hình: 0,25 điểm - Nhận định đúng điểm nằm giữa, viết đúng đẳng thức cộng 0,25 điểm - Vận dụng tính chất trung điểm 0,25 điểm - Tính ra kết quả và kết luận 0,25 điểm
  4. PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS DƯƠNG QUANG ĐỀ KIỂM TRA TIẾT : 14 (theo PPCT) ĐỀ LẺ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) 1. Bài 1: (1,5 điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1. S 2. S 3.Đ 4.Đ 5. S 6.Đ 2. Bài 2: (1,5điểm) Mỗi ý đúng 0,25 điểm 1. B 2. B 3. C 4. B 5. C 6. A II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) 1. Bài 1: (2 điểm) Mỗi hình vẽ đúng yêu cầu được 0,5 điểm 2. Bài 2: (4 điểm) - Vẽ đúng hình: 0,5 điểm - Câu a: 0,5 điểm + Nhận định đúng điểm nằm giữa 0,25 điểm + Giải thích đúng: 0,25 điểm - Câu b 2,0 điểm + Viết đúng đẳng thức cộng đoạn thẳng dựa vào điểm nằm giữa: 0,50 điểm + Thay số đúng: 0,25 điểm + Tính đúng kết quả: 0,50 điểm + Kết luận đúng: 0,25 điểm + So sánh đúng: 0,50 điểm - Câu c 1,0 điểm + Nhận định đúng trung điểm: 0,50 điểm + Giải thích đúng: 0,50 điểm 3. Bài 3: (1 điểm) - Vẽ đúng hình: 0,25 điểm - Nhận định đúng điểm nằm giữa, viết đúng đẳng thức cộng 0,25 điểm - Vận dụng tính chất trung điểm 0,25 điểm - Tính ra kết quả và kết luận 0,25 điểm