Đề kiểm tra học kỳ II môn Tiếng Việt - Từ lớp 1 đến 5

doc 10 trang thienle22 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Tiếng Việt - Từ lớp 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_tu_lop_1_den_5.doc
  • docHDCHẤM ĐIỂM KTHK II 2017 - 2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Tiếng Việt - Từ lớp 1 đến 5

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Họ và tên : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lớp Một: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp MỘT Điểm Chữ ký Chữ ký Đọc Viết TV Lời nhận xét Giám khảo Giám thị GT 1: GT 2: I/ PHẦN ĐỌC: (10 điểm) 1/ Đọc tiếng: (9,0 điểm) a/ Đọc trơn (8,0 điểm): Học sinh bốc thăm chọn một trong 4 bài tập đọc dưới đây, yêu cầu đọc trôi chảy tốc độ khoảng 30 tiếng/phút. + Đinh Bộ Lĩnh ( Sách Tiếng Việt CNGD lớp 1, Tập 3, trang 46) + Lý Công Uẩn ( Sách Tiếng Việt CNGD lớp 1, Tập 3, trang 52) + Nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên ( Sách Tiếng Việt CNGD lớp 1, Tập 3, trang 640 + Lượm ( Sách Tiếng Việt CNGD lớp 1, Tập 3, trang 66) b/. Phân tích tiếng theo mô hình ( 1,0 điểm) thuyền trăng 2/ Đọc hiểu: (1,0 điểm) ( 20 phút) Học sinh đọc thầm đoạn văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Bà còng đi chợ trời mưa Bà còng đi chợ trời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Đưa bà qua quãng đường cong Đưa bà về tận ngõ trong nhà bà Tiền bà trong túi rơi ra Tép tôm nhặt được trả bà mua rau. (Đồng dao) Câu 1: Bà còng trong bài ca dao đi chợ khi nào? (0,25 điểm) A. Trời mưa. B. Trời nắng. C. Trời bão.
  2. Câu 2: Ai đưa bà còng đi chợ? (0,25 điểm) A. Cái tôm, cái bống B. Cái tôm, cái cá C. Cái tôm, cái tép Câu 3: Khi nhặt được tiền của bà trong túi rơi ra, tôm tép làm gì? (0,25 điểm) A. Mang đi mua rau. B. Mang về nhà. C. Trả lại bà. Câu 4: Cái tôm, cái tép đã đưa bà còng qua những đâu? (0,25 điểm) A. Đưa qua quãng đường cong. B. Đưa về tận ngõ nhà bà. C. Đưa qua quãng đường cong và về tận ngõ nhà bà. II/ PHẦN VIẾT: (10 điểm) (30 phút) 1. Em viết thêm cho đúng chính tả. Điền tr hay ch :(1 điểm) Nhìn từ phía sau, ị Yến, ông rất giống mẹ. 2.Viết chính tả:(8,0 điểm) HS nghe viết bài thơ cho sẵn vào giấy tập ô li. Nhớ Việt Bắc Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Tố Hữu 3. Trình bày: HS viết chữ chân phương, đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách ghi 1,0 điểm. Hết Cách tiến hành 1/. Giám thị cho học sinh làm vào giấy kiểm tra in sẵn: + Phân tích tiếng “thuyền, trăng” vào mô hình. + Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. + Điền thêm phụ âm đầu vào chỗ chấm. 2/. Đọc chính tả: Học sinh viết trên giấy tập kẻ ô li. - Giám thị đọc toàn bài một lần – Đọc từng câu - Đọc từng cụm từ ( 3 lần) - Giám thị đọc cho học sinh soát bài lại. 3/. Giám thị nhắc nhở học sinh cách trình bày và viết chữ chân phương.
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Họ và tên: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lớp Hai/ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II– NĂM HỌC: 2017 – 2018 Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp HAI (ĐỌC HIỂU 30 phút) I. KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm) 1/Kiểm tra đọc tiếng: (4 điểm) - Học sinh bốc thăm chọn bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34 (sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 2 tập 2A, 2B. Đọc bài lưu loát, tốc độ đọc khoảng 50 tiếng/phút (3,0 đ). -Trả lời câu hỏi trong đoạn đã đọc.(1,0 đ) 2/Kiểm tra đọc hiểu: (6 điểm) Học sinh đọc thầm bài: Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể . Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở ngoài bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không, có đồng chí nhắc: - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. - Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Theo báo Đầu nguồn Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng nhất: Câu 1. Câu chuyện này kể về việc gì? (0.5 đ) A. Bác Hồ rèn luyện thân thể . B. Bác Hồ hoạt đông cách mạng. C. Bác Hồ tắm suối. Câu 2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào? (0,5 đ) A. Chạy, leo núi và tắm nước lạnh. B. Leo núi cao nhất trong vùng . C. Đi bộ bằng chân không trong rừng. Câu 3. Sau giờ tập, Bác Hồ làm gì? (0,5 đ) A. Leo núi. B. Tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. C. Tập chạy ở bờ suối.
  4. Câu 4. Qua nội dung bài giúp em học được điều gì ? (0,5 đ) A. Tập thể dục phải đi chân không. B. Tập thể dục xong phải tắm suối. C. Chăm chỉ tập thể dục và rèn luyện cơ thể sẽ tốt cho sức khỏe. Câu 5. Câu “Bác tập chạy ở ngoài bờ suối.” thuộc mẫu câu nào ? (0,5 đ) A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ? Câu 6. Những cặp từ nào sau đây trái nghĩa với nhau: (0,5 đ) A. Khéo – đẹp B. Khen - tặng C. Chăm – lười Câu 7 . Bộ phận in đậm trong câu: Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào ? (1,0 đ) A. Vì sao ? B. Để làm gì ? C. Khi nào ? Câu 8. Cho các từ ngữ: tinh khiết, đạm bạc, nhà sàn, giản dị. Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm. (1,0 đ) - Bác Hồ sống rất . Bữa cơm của Bác như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loại hoa trắng Nhà Bác ở là một ngôi . khuất trong vườn Phủ Chủ tịch. Câu 9. Đoạn văn cho biết Bác Hồ sống ở đâu? (1,0 đ) Hết
  5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Họ và tên: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lớp Ba: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp BA (ĐỌC HIỂU 30 phút) I. KIỂM TRA ĐỌC : (10 điểm) 1/. Kiểm tra đọc tiếng:(4 điểm)- GV gọi học sinh lên bốc thăm đọc một đoạn, một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến hết tuần 34, SGK TV 3, tập 2. Đọc bài lưu loát, tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút (3,0 đ). Trả lời câu hỏi trong đoạn đã đọc.(1,0 đ) 2/. Kiểm tra đọc hiểu: (6 điểm) HS đọc thầm nội dung trong khung HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN Có một gia đình Én đang bay đi trú đông.Chú Én con mới tập bay.Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy.Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn,nước chảy xiết.Chú Én con sợ hãy nhìn dòng sông.Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói: -Con hãy cầm chiếc lá thần kỳ này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn. Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố: -Bố ơi, chiếc lá thần kỳ tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này. Bố Én ôn tồn bảo: -Không phải chiếc lá thần kỳ đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng. Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua. (Theo Nguyễn Thị Thu Hà) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Câu 1: Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì? (0,5 điểm) A. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát. C. Phải bay qua một con sông nhỏ. D. Phải bay qua một khu rừng rậm rạp. Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy Én con rất sợ bay qua sông? ( 0,5 điểm) A. Én con sợ hãy nhìn dòng sông. Én con nhắm tịt mắt lại không dám nhìn. B. Én con nhắm tịt mắt lại không dám nhìn. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống.
  6. C. Én con sợ hãy nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. D. Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông. Câu 3: Người bố đã làm gì để giúp Én con bay qua sông? (0,5 điểm) A. Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là chiếc lá thần kỳ, giúp Én con qua sông an toàn. B. Bay sát Én con để phòng ngừa con gặp nguy hiểm. C. Đỡ một cánh để giúp Én con bay qua. D. Bố động viên Én con rất nhiều để qua sông. Câu 4: Nhờ đâu Én con bay được qua sông an toàn? (0,5 điểm) A. Nhờ chiếc lá thần kỳ của bố cho. B. Nhờ Én con tin rằng mình sẽ bay qua được. C. Nhờ bố được bảo vệ khi bay qua sông. D. Nhờ được mẹ giúp đỡ. Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1 điểm) A. Phải biết cố gắng và tin vào bản thân mình. B. Phải biết vâng lời bố mẹ. C. Phải biết tin vào những phép mầu. D. Phải tin vào chiếc lá thần kỳ của bố cho. Câu 6: Điền từ ngữ in nghiêng bên dưới vào chỗ chấm cho thích hợp: (1 điểm) 1/ gia đình Én phải bay đi xa. Bố Én đã cho Én con một chiếc lá. 2/ .và tạo cho Én một niềm tin. (Để giúp Én con bay được qua sông; Để trú đông; Để vượt qua mọi nguy hiểm) Câu 7: Trong câu “ Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt Nam đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mình” thuộc mẫu câu gì? (0,5 điểm) A. Ai – làm gì? B. Ai – bằng gì ? C. Ai – thế nào ? D. Ai – là gì ? Câu 8: Trong các từ sau, nhóm từ nào là từ chỉ hoạt động? (0,5 điểm) A. Bay, quay, ngưng tụ, đổ xuống. B. Bay, ngưng tụ, đổ xuống, mát mẻ, C. Quay, bay, lạnh lẽo, mát mẻ. D. Bay , ngưng tụ, quay, lạnh lẻo. Câu 9: Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong các câu dưới đây: (1 điểm) 1.Mùa thu đến làm cho bầu trời thêm xanh cánh đồng thêm rực rỡ 2.Với bao nhiêu quần áo đẹp mùa xuân như người mẫu thời trang Hết
  7. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Họ và tên : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lớp Bốn : ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp BỐN (ĐỌC HIỂU 30 phút) I. KIỂM TRA ĐỌC : ( 10 điểm) 1/. Kiểm tra đọc tiếng:(3 điểm)- GV gọi học sinh lên bốc thăm đọc một đoạn, một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến hết tuần 34, SGK TV 4, tập 2. Đọc bài lưu loát, tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút (2,0 đ). Trả lời câu hỏi trong đoạn đã đọc.(1,0 đ) 2/. Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm) Học sinh đọc thầm bài tập đọc trong khung Chiếc lá Chim Sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi ! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. - Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao Bông Hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn? - Thật mà ! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ. - Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng trăng, mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? - Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. - Thế thì chán thật! Bông Hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. - Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi – những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến. Theo Trần Hoài Dương Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Câu 1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau? ( 0,5 đ) A.Chim Sâu và Bông Hoa và Chiếc Lá. B.Chim Sâu và Chiếc Lá
  8. C.Chim Sâu, Bông Hoa. Câu 2. Chim Sâu yêu cầu Lá làm gì? ( 0.5 điểm ) A. Hát cho Chim Sâu nghe. B. Biến thành mặt trời. C. Kể về cuộc đời của Lá cho Chim Sâu nghe. Câu 3. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá? (0,5 điểm) A.Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thuờng. B.Vì lá đem lại sự sống cho cây. Nhờ có lá mới có bông hoa xinh đẹp. C.Vì lá có lúc biến thành mặt trời. Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? ( 0,5 điểm) A.Hãy biết quý trọng những người bình thường B.Vật bình thường mới đáng quý C.Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây. Câu 5. Trong bài, sự vật nào được nhân hóa? ( 0,5 điểm.) A.Chỉ có chiếc lá được nhân hóa B.Chỉ có chim sâu được nhân hóa C.Cả chim sâu, bông hoa, gió và chiếc lá đều được nhân hóa. Câu 6. Câu kể “ Nam đi học.” Được chuyển thành câu khiến là: (1 điểm) A. Nam đi học không? B. Nam đi học đi! C. Nam học rất giỏi. Câu 7. Em hãy đặt một câu có trạng ngữ chỉ thời gian. (1 điểm ) Câu 8. Chủ ngữ trong câu “Cuộc đời tôi rất bình thường.” là: (0.5 điểm) A.Tôi B.Cuộc đời tôi C.Rất bình thường Câu 9. Theo em cây xanh đem lại lợi ích gì cho con người? (1 điểm) Câu 10. Qua bài “ Chiếc lá” em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp? ( 1 điểm ) Hết
  9. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Họ và tên : Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Lớp Năm: . . . . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn : TIẾNG VIỆT – Lớp NĂM (ĐỌC HIỂU 30 phút) I. KIỂM TRA ĐỌC : ( 10 điểm) 1/. Kiểm tra đọc tiếng:(3 điểm)- GV gọi học sinh lên bốc thăm đọc một đoạn, một trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến hết tuần 34, SGK TV 5, tập 2. Đọc bài lưu loát, tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút (2,0 đ). Trả lời câu hỏi trong đoạn đã đọc.(1,0 đ) 2/. Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm) Học sinh đọc thầm bài tập đọc trong khung CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi. Theo Ngọc Giao Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Câu 1: (1 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến? A. Từ phương Bắc. B. Từ phương Nam. C. Từ trên rừng. D. Không rõ từ phương nào. Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào? A. Trong trẻo, réo rắt. B. Lảnh lót, ngân nga. C. Êm đềm, rộn rã D. Buồn bã, nỉ non.
  10. Câu 3: (0,5 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai? A. Nhạc sĩ tài ba. B. Nhạc sĩ giang hồ. C. Ca sĩ tài ba. D. Ca sĩ giang hồ. Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót? A. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe. B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy. C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn. D. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình. Câu 5: (1 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ. B. Liên kết bằng từ ngữ nối, C. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ. Câu 6: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì? Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “tĩnh mịch” ? A. Im lặng B. Thanh vắng C. Âm thầm D. Lạnh lẽo Câu 8: (0,5 điểm) Từ “im lặng” thuộc thể loại từ gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 9: (1 điểm) Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa? A. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt. B. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm C. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp. Câu 10: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn sau: Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Hết