Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân - Lớp 9 Tiết 18
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân - Lớp 9 Tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_tiet_18.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân - Lớp 9 Tiết 18
- UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN GDCD - LỚP 9 TIẾT 18 (Thời gian: 45 phút) Năm học 2019 -2020 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng chủ đề cấp độ Cấp độ thấp cao Chủ đề 1 : Nhận biết được Hiểu hành vi Đưa ra Tự chủ thế nào là tự chủ đúng, sai biện pháp rèn luyện Số câu : 5 câu 4 câu 1 câu 10 câu Số điểm - tỉ lệ 1,25 đ = 12,5 % 1 đ = 10 % 0,25 đ = 2,5 đ = 2,5 % 25 % Chủ đề 2 : Nắm được khái Xác định hành vi Biết liên hệ Dân chủ, kỉ niệm, biểu hiện luật Số câu : 5 câu 4 câu 1 câu 10 câu Số điểm - tỉ lệ : 1,25 đ = 12,5% 1 đ = 10 % 0,25 đ = 25 đ = 2,5 % 25 % Chủ đề 3 : Nắm được nội Hiểu những việc Đồng tình, Bảo vệ hòa dung khái niệm cần làm để bảo vệ ủng hộ việc bình liên quan hìa bình làm đúng, phê phán việc làm sai Số câu : 5 câu 4 câu 1 câu 10 câu Số điểm - tỉ lệ : 1,25 đ = 12,5 % 1 đ = 10 % 0,25 đ = 2,5 2,5 đ = % 25 % Chủ đề 4 : Nắm được khái Hiểu được mối Vận dụng Làm việc có niệm, biểu hiện quan hệ giữa làm đưa ra năng suất, chất việc năng suất, cách xử lí lượng, hiệu quả chất lượng, hiệu tình quả huống hợp lí Số câu : 5 câu 4 câu . 1 câu 10câu Số điểm - tỉ lệ: 1,25 đ = 12,5 % 1 đ = 10 % 0,25 đ = 2,5 đ = 2,5 % 25 % Tổng số câu: 20 câu 16 câu 2 câu 2 câu 40 câu Tổng số điểm: 5 đ = 50 % 4 đ = 40 % 0,5 đ = 5 % 0,5 đ = 5 10 đ = Số điểm - tỉ lệ % 100 % Nhóm trưởng kí duyệt
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: GDCD - LỚP 9 TIẾT 18 (Thời gian: 45 phút) Năm học 2019 -2020 ĐỀ 1 Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là gì? A. Tự chủ. B. Quản lý C. Dân chủ D. Tự quản Câu 2: Những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung được gọi là? A. Dân chủ B. Kỉ luật C. Pháp luật D. Tự giác Câu 3: Xã hội mà mọi người có quyền được biết, được cùng tham gia bàn bạc, cùng góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và cộng đồng được gọi là xã hội? A. Văn minh B. Dân chủ C. Tự chủ D. Làm chủ. Câu 4: Những quy định trong văn bản nào dưới đây không phải là kỉ luật? A. Hương ước của làng B. Nội quy trường học C. Hiến Pháp D. Điều lệ đoàn thanh niên. Câu 5: Để đạt hiệu quả trong học tập, học sinh cần? A. Chép bài của bạn. B. Học ít, chơi nhiều. C. Thức khuya để học bài. D. Có kế hoạch học tập hợp lý. Câu 6: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh? A. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm. B. Chỉ làm những việc đã được phân công. C. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học. D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp. Câu 7. Ý kiến nào sau đây nói về biểu hiện của dân chủ? A. Chỉ có trong nhà trường mới cần có dân chủ. B. Nhờ có kỉ luật,lợi ích của mọi người được đảm bảo C. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ . D. Không có kỉ luật, mọi việc vẫn tốt. Câu 8: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường? A. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn. B. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ. C. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch. D. Một nhóm học sinh tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường Câu 9. Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? A. Viết thư trong giờ học. B. Viết thư thăm thầy cô giáo cũ. C. Viết đơn xin phép nghỉ học. D. Câu b,c đúng. Câu 10: Luận điểm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nói về? A. Vai trò của nhân dân. B. Tự quản. C. Sức mạnh của nhân dân D. Dân chủ
- Câu 11: Người có đức tính tự chủ là người? A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình. B. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. C. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình. D.Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê. Câu 12: Người tự chủ không có đức tính nào sau đây? A. Tự tin B. Tự trọng C. Tự lập D. Tự ti Câu 13: Lợi ích của tính tự chủ mang lại là gì? A. Giúp ta tranh giành với mọi người. B. Giúp ta có được phần hơn. C. Giúp ta kiểm soát được mọi người xung quanh. D. Giúp ta làm bình tĩnh trước mọi tình huống. Câu 14: Hãy điền vào chỗ trống: Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn, biết cư xử một cách , có văn hóa? A. Có học B. Có đạo đức C. Có hiểu biết D. Khéo léo. Câu 15: Điền vào chỗ trống: Người có tính tự chủ luôn trước khi nói hoặc làm một điều gì đó? A. Xin phép B. Không sợ C. Suy nghĩ kĩ D. Lo lắng. Câu 16: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính tự chủ? A. Bị rủ rê, lôi kéo nên anh A đã rơi vào con đường nghiện hút. B. Bạn N biết tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ học sinh vùng lũ. C. Bạn K luôn làm theo ý mình mà không quan tâm đến ý kiến người khác. D. Bạn C và D đã rủ nhau bỏ học để đi chơi game. Câu 17: Người có tính tự chủ không có biểu hiện nào sau đây? A. Không bao giờ cần đến sự giúp đỡ của người khác. B. Luôn làm chủ được hành vi của bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào. C. Có lập trường và quan điểm sống rõ ràng D. Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống Câu 18: Câu nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo. C. Cả giận mất khôn. D. Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Câu 19: Tình huống nào sau đây không thể hiện tính tự chủ? A. Sáng nào bạn H cũng dạy sớm để học bài. B. Bạn H luôn quan sát, học hỏi kinh nghiệm cho bản thân mình. C. Bạn B thường nổi nóng và văng tục mỗi khi gặp chuyện bực mình. D. Khi có sự góp ý của bạn bè, H luôn lắng nghe và chọn lọc ý kiến cho phù hợp. Câu 20: Để hình thành được tính tự chủ cho bản thân, mỗi chúng ta cần rèn luyện theo yêu cầu nào sau đây? A. Không a dua, không nghe theo người khác. B. Luôn làm theo ý mình, không nên tham khảo ý kiến của người khác. C. Không cần lên kế hoạch cho bản thân.
- D. Không cần điều chỉnh hành vi của bản thân khi được người khác giúp đỡ. Câu 21: Tạo ra nhiều sản phẩm tốt có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn là làm việc? A. Năng động sáng tạo. B. Tự giác, sáng tạo. C. Tự giác, năng suất và sáng tạo. D. Có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Câu 22. Yếu tố nào là quan trọng để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Tích cực nâng cao tay nghề. B. Lao động tự giác, có kỉ luật C. Luôn năng động, sáng tạo. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 23: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là trong một thời gian ngắn tạo ra được? A. Thật nhiều sản phẩm. B. Nhiều sản phẩm với mẫu mà đẹp, giá rẻ. C. Nhiều sản phẩm đắt tiền. D. Nhiều sản phẩm có giá trị và chất lượng cao. Câu 24: Để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả trong quá trình làm việc đòi hỏi người lao động phải? A. Tăng nhanh số lượng sản phẩm. B. Đầu tư cho chất lượng sản phẩm. C. Chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá D. Tăng số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Câu 25. Trái với làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Sản phẩm làm ra chất lượng kém. B. Sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng. C. Sản phẩm làm ra được người tiêu dùng tín nhiệm. D. Cả 3 câu trên đều sai. Câu 26: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với ai ? A. Những người lao động chưa nghỉ hưu. B. Những người đang trọng độ tuổi lao động. C. Một bộ phận người lao động. D. Tất cả những người lao động. Câu 27. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Siêng làm thì có, siêng học thì hay B. Ăn kĩ, làm dối. C. Mồm miệng đỡ chân tay. D. Câu B, C đúng. Câu 28: Làm việc có năng suất, chất lượng sản phẩm giúp mỗi cá nhân, gia đình và xã hội từng bước? A. Phát triển và hội nhập B. Đổi mới và phát triển C. Nâng cao chất lượng cuộc sống D. Kiếm được nhiều tiền. Câu 29: Để làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cần tránh đều nào sau đây? A. Buông lỏng kỉ luật lao động. B. Lao động tự giác, sáng tạo. C. Làm việc năng động, sáng tạo. D. Rèn luyện để nâng cao tay nghề. Câu 30: Để chuẩn bị ôn tập thi học kì, Tùng rủ Hải làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo chất lượng hiệu quả. Trong trường hợp đó, nếu là Hải, em sẽ làm gì? A. Khuyên Tùng tự làm đề cương thì ôn tập mới hiệu quả. B. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình Tùng. C. Không đồng ý với ý kiến của Tùng nhưng cũng không nói gì. D. Nhất trí với ý kiến của Tùng, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm. Câu 31: Tình trạng không có vũ trang hay xung đột được gọi là gì? A. Ổn định B. Hòa hoãn C. Hòa bình. D. Hòa giải
- Câu 32: Hòa bình là khát vọng của? A. Người dân. B. Những người lãnh đạo đất nước C. Toàn nhân loại D. Trẻ em. Câu 33: Những hoạt động giữ gìn cho cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đội giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo được gọi là hoạt động? A. Bảo vệ đất nước. B. Bảo vệ hòa bình. C. Chính trị - xã hội. D. Ngoại giao. Câu 34: Đối lập với tình trạng hòa bình là tình trạng nào? A. Mâu thuẫn. B. Chiến tranh. C. Bệnh tật. D. Nghèo đói. Câu 35: Những hoạt động nhằm ngăn chặn, không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là hoạt động? A. Bảo vệ hào bình. B. Giải quyết mâu thuẫn. C. Đàm phán hòa bình. D. Bảo vệ nhân dân. Câu 36: Thành phố nào ở Việt Nam được công nhận là thành phố vì hòa bình? A. Thành phố Hồ Chí Minh. B. Huế C. Hà Nội D. Đà Nẵng Câu 37: Ngày nay, chiến tranh vẫn đang xảy ra ở? A. Việt Nam. B.Bắc cực. C. Nam cực. D. Nhiều nơi trên thế giới. Câu 38: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày? A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân. B. Bắt mọi người phải phục tùng ý kiến của mình. C. Phân biệt đối xử giữa người này với người khác. D. Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Câu 39. Để chuẩn bị cho ngày Hòa bình thế giới 21 - 9, trường em có tổ chức các hoạt động, là một đội viên, em sẽ đề xuất các hoạt động nào ? A. Tham gia thi vẽ tranh vì hoà bình. B. Tham gia hoạt động giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài. C. Tham gia kí tên vì công lí. D. Cả 3 phương án trên. Câu 40: Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình? A. Bồ câu. B. Hải âu. C. Bồ nông. D. Đại bàng. Nhóm trưởng kí duyệt
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN GDCD - LỚP 9 TIẾT 18 (Thời gian: 45 phút) Năm học 2019 -2020 Đề 1: I: Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B B C D A B C C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A D D B C B A C C A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D D D D A D A C A A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án C C B B A C D D D A II: Biểu điểm - Mỗi câu khoanh đúng: 0,25 đ - Nếu khoanh vào 2 đáp án : không cho điểm Nhóm trưởng kí duyệt
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: GDCD - LỚP 9 TIẾT 18 (Thời gian: 45 phút) Năm học 2019 -2020 ĐỀ 2 Khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Người có đức tính tự chủ là người? A. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình. C. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình. D.Không làm chủ được bản thân mỗi khi bị bạn bè xấu rủ rê. Câu 2: Người tự chủ không có đức tính nào sau đây? A. Tự tin B. Tự ti C. Tự trọng D. Tự lập Câu 3: Lợi ích của tính tự chủ mang lại là gì? A. Giúp ta tranh giành với mọi người. B. Giúp ta có được phần hơn. C. Giúp ta kiểm soát được mọi người xung quanh. D. Giúp ta làm bình tĩnh trước mọi tình huống. Câu 4: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính tự chủ? A Bạn N biết tiết kiệm tiền ăn sáng để ủng hộ học sinh vùng lũ. B. Bị rủ rê, lôi kéo nên anh A đã rơi vào con đường nghiện hút. C. Bạn K luôn làm theo ý mình mà không quan tâm đến ý kiến người khác. D. Bạn C và D đã rủ nhau bỏ học để đi chơi game. Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Cả giận mất khôn. C. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo. D. Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Câu 6: Hãy điền vào chỗ trống: Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn, biết cư xử một cách , có văn hóa? A. Có học B. Có hiểu biết C. Có đạo đức D. Khéo léo. Câu 7: Điền vào chỗ trống: Người có tính tự chủ luôn trước khi nói hoặc làm một điều gì đó? A. Suy nghĩ kĩ B. Xin phép C. Không sợ D. Lo lắng. Câu 8: Người có tính tự chủ không có biểu hiện nào sau đây? A. Luôn làm chủ được hành vi của bản thân trong bất kỳ hoàn cảnh nào. B. Có lập trường và quan điểm sống rõ ràng C. Không bao giờ cần đến sự giúp đỡ của người khác. D. Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống Câu 9: Tình huống nào sau đây không thể hiện tính tự chủ?
- A. Bạn B thường nổi nóng và văng tục mỗi khi gặp chuyện bực mình. B. Sáng nào bạn H cũng dạy sớm để học bài. C. Bạn H luôn quan sát, học hỏi kinh nghiệm cho bản thân mình. D. Khi có sự góp ý của bạn bè, H luôn lắng nghe và chọn lọc ý kiến cho phù hợp. Câu 10: Để hình thành được tính tự chủ cho bản thân, mỗi chúng ta cần rèn luyện theo yêu cầu nào sau đây? A. Luôn làm theo ý mình, không nên tham khảo ý kiến của người khác. B. Không cần lên kế hoạch cho bản thân. C. Không cần điều chỉnh hành vi của bản thân khi được người khác giúp đỡ. D. Không a dua, không nghe theo người khác. Câu 11: Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội được gọi là gì? A. Tự chủ. B. Dân chủ C. Quản lý D. Tự quản Câu 12: Xã hội mà mọi người có quyền được biết, được cùng tham gia bàn bạc, cùng góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và cộng đồng được gọi là xã hội? A. Dân chủ B. Văn minh C. Tự chủ D. Làm chủ. Câu 13: Những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung được gọi là? A. Dân chủ B. Pháp luật C. Tự giác D. Kỉ luật Câu 14: Những quy định trong văn bản nào dưới đây không phải là kỉ luật? A. Hương ước của làng B. Nội quy trường học C. Điều lệ đoàn thanh niên. D. Hiến Pháp Câu 15: Việc làm nào dưới đây phát huy được tính dân chủ trong học sinh? A. Chỉ làm những việc đã được phân công. B. Không tham gia các hoạt động của lớp vì còn bận học. C. Tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm. D. Cố gắng làm đủ bài tập trước khi đến lớp. Câu 16: Để đạt hiệu quả trong học tập, học sinh cần? A. Có kế hoạch học tập hợp lý. B. Học ít, chơi nhiều. C. Thức khuya để học bài. D. Chép bài của bạn. Câu 17: Việc làm nào sau đây thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường? A. Trung hay ăn quà vặt, thường xuyên đi học muộn. B. Nam hay nói chuyện, mất trật tự trong giờ. C. Một nhóm học sinh tổ chức đánh nhau ngay tại sân trường D. Thành đến trường tham gia họp Đội đúng kế hoạch. Câu 18. Ý kiến nào sau đây nói về biểu hiện của dân chủ? A. Nhờ có kỉ luật,lợi ích của mọi người được đảm bảo B. Chỉ có trong nhà trường mới cần có dân chủ. C. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa cần đến dân chủ . D. Không có kỉ luật, mọi việc vẫn tốt. Câu 19. Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật? A. Viết thư trong giờ học. B. Viết đơn xin phép nghỉ học. C. Viết thư thăm thầy cô giáo cũ. D. Câu b,c đúng. Câu 20: Luận điểm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nói về?
- A. Vai trò của nhân dân. B. Dân chủ C. Sức mạnh của nhân dân D. Tự quản. Câu 21: Tình trạng không có vũ trang hay xung đột được gọi là gì? A. Ổn định B. Hòa hoãn C. Hòa giải D. Hòa bình. Câu 22: Hòa bình là khát vọng của? A. Người dân. B. Những người lãnh đạo đất nước C. Toàn nhân loại D. Trẻ em. Câu 23: Những hoạt động giữ gìn cho cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đội giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo được gọi là hoạt động? A. Bảo vệ đất nước. B. Bảo vệ hòa bình. C. Chính trị - xã hội. D. Ngoại giao. Câu 24: Những hoạt động nhằm ngăn chặn, không để xảy ra chiến tranh hoặ xung đột vũ trang được gọi là hoạt động? A. Bảo vệ hào bình. B. Giải quyết mâu thuẫn. C. Đàm phán hòa bình. D. Bảo vệ nhân dân. Câu 25: Đối lập với tình trạng hòa bình là tình trạng nào? A. Mâu thuẫn. B. Chiến tranh. C. Bệnh tật. D. Nghèo đói. Câu 26: Ngày nay, chiến tranh vẫn đang xảy ra ở? A. Việt Nam. B. Bắc cực. C. Nam cực. D. Nhiều nơi trên thế giới. Câu 27: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày? A. Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân. B. Bắt mọi người phải phục tùng ý kiến của mình. C. Phân biệt đối xử giữa người này với người khác. D. Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Câu 28. Hành vi nào sau đây không đúng? A. Tham gia việc chọc ghẹo khách nước ngoài. B. Tham gia thi vẽ tranh vì hoà bình. C. Tham gia hoạt động giao lưu với các bạn học sinh nước ngoài. D. Tham gia kí tên vì công lí. Câu 29: Thành phố nào ở Việt Nam được công nhận là thành phố vì hòa bình? A. Thành phố Hồ Chí Minh. B. Huế C. Hà Nội D. Đà Nẵng Câu 30: Con vật nào sau đây là biểu tượng của hòa bình? A. Bồ câu. B. Hải âu. C. Bồ nông. D. Đại bàng. Câu 31: Tạo ra nhiều sản phẩm tốt có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn là làm việc? A. Năng động sáng tạo. B. Có năng suất, chất lượng và hiệu quả. C. Tự giác, sáng tạo. D. Tự giác, năng suất và sáng tạo. Câu 32: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là trong một thời gian ngắn tạo ra được? A. Thật nhiều sản phẩm. B. Nhiều sản phẩm với mẫu mà đẹp, giá rẻ. C. Nhiều sản phẩm đắt tiền. D. Nhiều sản phẩm có giá trị và chất lượng cao.
- Câu 33. Yếu tố nào là quan trọng để làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Tích cực nâng cao tay nghề. B. Lao động tự giác, có kỉ luật C. Luôn năng động, sáng tạo. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 34. Trái với làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Sản phẩm làm ra chất lượng kém. B. Sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng. C. Sản phẩm làm ra được người tiêu dùng tín nhiệm. D. Cả 3 câu trên đều sai. Câu 35. Những câu tục ngữ nào sau đây nói về làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả? A. Siêng làm thì có, siêng học thì hay B. Ăn kĩ, làm dối. C. Mồm miệng đỡ chân tay. D. Câu B, C đúng. Câu 36: Để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả trong quá trình làm việc đòi hỏi người lao động phải? A. Tăng nhanh số lượng sản phẩm. B. Đầu tư cho chất lượng sản phẩm. C. Chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá D. Tăng số lượng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Câu 37: Làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả là yêu cầu đối với ai ? A. Những người lao động chưa nghỉ hưu. B. Những người đang trọng độ tuổi lao động. C. Một bộ phận người lao động. D. Tất cả những người lao động. Câu 38: Làm việc có năng suất, chất lượng sản phẩm giúp mỗi cá nhân, gia đình và xã hội từng bước? A. Phát triển và hội nhập B. Đổi mới và phát triển C. Nâng cao chất lượng cuộc sống D. Kiếm được nhiều tiền. Câu 39: Để làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cần tránh đều nào sau đây? A. Buông lỏng kỉ luật lao động. B. Lao động tự giác, sáng tạo. C. Làm việc năng động, sáng tạo. D. Rèn luyện để nâng cao tay nghề. Câu 40: Để chuẩn bị ôn tập thi học kì, Tùng rủ Hải làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo chất lượng hiệu quả. Trong trường hợp đó, nếu là Hải, em sẽ làm gì? A. Khuyên Tùng tự làm đề cương thì ôn tập mới hiệu quả. B. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình Tùng. C. Không đồng ý với ý kiến của Tùng nhưng cũng không nói gì. D. Nhất trí với ý kiến của Tùng, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm. Nhóm trưởng kí duyệt
- UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN GDCD - LỚP 9 TIẾT 18 (Thời gian: 45 phút) Năm học 2019 -2020 Đề2: I: Đáp án Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B D A B C A C A D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B A D D C A D A B B Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án D C B A B D D A C A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án B D D A A D D C A A II: Biểu điểm - Mỗi câu khoanh đúng: 0,25 đ - Nếu khoanh vào 2 đáp án : không cho điểm Nhóm trưởng kí duyệt