Đề kiểm tra học kì II môn Toán 7 - Trường THCS Kiêu Kỵ
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Toán 7 - Trường THCS Kiêu Kỵ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_toan_7_truong_thcs_kieu_ky.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Toán 7 - Trường THCS Kiêu Kỵ
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: TOÁN 7 NĂM HỌC 2015 - 2016 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra : 29/04/2016 Tiết kiểm tra : 1, 2 Tiết theo PPCT : ĐỀ SỐ 1 Phần 1. Trắc nghiệm: (3 điểm) Bài 1. Chọn các đáp án đúng 1. Biểu thức nào sau đây là đơn thức : A. y.(y+1) B. y C. y2+1 D. –3y2 2. Đơn thức –2x2y đồng dạng với đơn thức nào sau đây: A. –2xy B. 2y2x C. 5x2y D. –2(xy)2 3. Đa thức E = x5y + 6x3y4 – xy7 có bậc là: A. 6 B. 7 C. 8 D. 21 4. Giá trị của biểu thức 4x2y + 5xy2 tại x = 3 ; y = –1 là: A. 21 B. –21 C. –51 D. 51 5. Đa thức P(x) = 2x – 5 có nghiệm là: 5 5 A. B. – C. 2,5 D. –2,5 2 2 6. Đơn thức M thoả mãn: – 2xy + M = xy là: A. M = –3xy B. –xy C. 3xy D. Đáp án khác. Bài 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? 1. Tam giác có độ dài 3 cạnh là 3cm; 4cm; 5cm là tam giác vuông. 2. Trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất. 3. Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường trung tuyến. 4. Có tam giác mà độ dài các cạnh là 2cm, 4cm, 6cm Phần 2. Tự luận (7 điểm) Bài 1 (1,5 điểm). a) Thu gọn rồi tìm bậc, hệ số của của đơn thức sau: 2xy2.(-3xyz) ; b) Cho A = 2xy2 và B = -3xy2. Tính A + B và A – B; 1 c) Tính giá trị các biểu thức C = xy2 và D = x2y3 tại x = 1 và y = -2. 2 Bài 2 (2 điểm). Cho hai đa thức: P(x) = 6x2 – 5x + 8 + 3x – 6x2 Q(x) = 3x2 – 5x – 2x2 + 6x + 1 a) Thu gọn và sắp xếp các đa thức trên theo luỹ thừa giảm của biến; b) Tính P(x) + Q(x); c) Tìm nghiệm của P(x); d) Chứng tỏ rằng Q(x) không có nghiệm. Bài 3 (3,5 điểm). Cho ABC vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Vẽ tia phân giác BD của góc B (D thuộc cạnh AC). Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với BC tại E. Các tia BA và ED cắt nhau tại F. a) Chứng minh DA = DE. b) Chứng minh DAF = DEC. c) Tính BC, AF. d) Chứng minh BD là trung trực của đoạn thẳng CF. HẾT
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS KIÊU KỴ MÔN: TOÁN 7 NĂM HỌC 2015 - 2016 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra : 29/04/2016 Tiết kiểm tra : 1, 2 Tiết theo PPCT : ĐỀ SỐ 2 Phần 1. Trắc nghiệm: (3 điểm) Bài 1. Chọn các đáp án đúng 1. Biểu thức nào sau đây là đơn thức : A. (x+1).x2 B. x3 C. -2x D. 2x+1 2. Đơn thức xy2 đồng dạng với đơn thức nào sau đây: A. –2xy B. –2xy2 C. 5x2y D. –2(xy)2 3. Đa thức E = 4x5y2 – 3x4y2 + 9x3y có bậc là: A. 7 B. 6 C. 4 D. 17 4. Giá trị của biểu thức 3xy2 + 5x2y tại x = 2 ; y = -1 là: A. -26 B.14 C. 26 D. - 14 5. Đa thức P(x) = 4x – 10 có nghiệm là: 5 5 A. B. – C. 2,5 D. –2,5 2 2 6. Đơn thức M thoả mãn: 2xy – M = xy là: A. M = –xy B. xy C. 3xy D. Đáp án khác. Bài 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? 1. Tam giác có độ dài 3 cạnh là 6cm; 8cm; 10cm là tam giác vuông. 2. Trong một tam giác, đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù. 3. Trọng tâm của tam giác là giao điểm của ba đường cao. 4. Có tam giác mà độ dài các cạnh là 1cm, 2cm, 3cm. Phần 2. Tự luận (7 điểm) Bài 1 (1,5 điểm). a) Thu gọn rồi tìm bậc, hệ số của của đơn thức sau: -2x2y.3xyz; b) Cho A = 2x2y và B = -5x2y. Tính A + B và A – B; 1 c) Tính giá trị các biểu thức C = x3y2 và D = x2y tại x = -1 và y = 2. 2 Bài 2 (2 điểm). Cho hai đa thức: P(x) = 3x2 + 5x – 2x2 – 6x + 1 Q(x) = 3x2 – 5x + 9 + 2x – 3x2 a) Thu gọn và sắp xếp các đa thức trên theo luỹ thừa giảm của biến; b) Tính P(x) + Q(x); c) Tìm nghiệm của Q(x); d) Chứng tỏ rằng Q(x) không có nghiệm. Bài 3 (3,5 điểm). Cho ABC vuông tại B có AB = 3cm, BC = 4cm. Vẽ tia phân giác AD của góc A (D thuộc cạnh BC). Từ D kẻ đường thẳng vuông góc với AC tại E. Các tia AB và ED cắt nhau tại F. a) Chứng minh DB = DE. b) Chứng minh DBF = DEC. c) Tính AC, BF. d) Chứng minh AD là trung trực của đoạn thẳng CF. HẾT
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ SỐ 1 Phần 1. Trắc nghiệm Bài 1. Mỗi câu đáp án đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Chọn BD C C B AC C Bài 2. Mỗi câu làm đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Chọn Đ Đ S S Phần 2. Tự luận Bài 1 (1,5 điểm). a) - Thu gọn đúng: -6x2y3z 0,25đ - Tìm bậc: 6, hệ số: -6 0,25đ b) - Tính A + B = - x2y 0,25đ - Tính A – B = 5x2y 0,25đ c) - Tính C = 4 0,25đ - Tính D = - 4 0,25đ Bài 2 (2 điểm). Cho hai đa thức: P(x) = 6x2 – 5x + 8 + 3x – 6x2 Q(x) = 3x2 – 5x – 2x2 + 6x + 1 a) Thu gọn P(x) = –2x + 8; Q(x) = x2 + x + 1 0,25+0,25đ b) Tính P(x) + Q(x) = x2 – x + 9 0,5đ c) P(x) = 0 => x = 4 0,25+0,25đ d) Chứng tỏ được Q(x) không có nghiệm. 0,5đ Bài 3 (3,5 điểm). Vẽ hình, ghi giả thiết kết luận đúng 0,5đ a) Chứng minh DA = DE. 0,5đ b) Chứng minh DAF = DEC. 1đ c) Tính BC = 5cm, AF = 2cm 0,5+0,5đ d) Chứng minh BD là trung trực của đoạn thẳng CF. 0,5đ Lưu ý : Điểm được cho đến 0,25. Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tương ứng.
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ SỐ 2 Phần 1. Trắc nghiệm Bài 1. Mỗi câu đáp án đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Chọn BC B A D AC B Bài 2. Mỗi câu làm đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 Chọn Đ S S S Phần 2. Tự luận Bài 1 (1,5 điểm). a) - Thu gọn đúng: -6x3y2z 0,25đ - Tìm bậc: 6, hệ số: -6 0,25đ b) - Tính A + B = -3x2y 0,25đ - Tính A – B = 7x2y 0,25đ c) - Tính C = -4 0,25đ - Tính D = 1 0,25đ Bài 2 (2 điểm). Cho hai đa thức: P(x) = 3x2 + 5x – 2x2 – 6x + 1 Q(x) = 3x2 – 5x + 9 + 2x – 3x2 a) Thu gọn P(x) = x2 – x + 1; Q(x) = – 3x + 9 0,25+0,25đ b) Tính P(x) + Q(x) = x2 – 4x + 10 0,5đ c) Q(x) = 0 => x = 3 0,25+0,25đ d) Chứng tỏ được Q(x) không có nghiệm. 0,5đ Bài 3 (3,5 điểm). Vẽ hình, ghi giả thiết kết luận đúng 0,5đ a) Chứng minh DB = DE. 0,5đ b) Chứng minh DBF = DEC. 1đ c) Tính AC = 5cm, BF = 2cm 0,5+0,5đ d) Chứng minh AD là trung trực của đoạn thẳng CF. 0,5đ Lưu ý : Điểm được cho đến 0,25. Học sinh làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tương ứng.