Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 7 tiết 18

docx 9 trang thienle22 4680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 7 tiết 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_7_tiet_18.docx
  • docxđáp án biểu điểm đề kiểm tra học kì 1 lý 7.docx
  • docxMA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý lớp 7 tiết 18

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 TIẾT 18 Thời gian: 45 phút Đề lẻ Năm học: 2019 – 2020 I/ Trắc nghiệm: (8 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Âm không thể truyền qua môi trường nào? A. Môi trường chất rắn. B. Môi trường chất lỏng. C. Môi trường chất khí. D. Môi trường chân không. Câu 2: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng hợp với mặt gương một góc 600. Góc phản xạ bằng: A. 300 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 3: Mắt ta nhìn thấy một vật khi nào? A. Khi ta nhìn thẳng về phía vật đó. B. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. C. Khi ta đứng ở nơi có ánh sáng. D. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây: A. Là ảnh ảo lớn hơn vật. B. Là ảnh ảo nhỏ hơn vật. C. Là ảnh ảo bằng vật. D. Là ảnh thật bằng vật. Câu 5: Đơn vị tính độ to của âm là: A. Héc (Hz). B. Đề-xi-ben (dB) C. Niutơn (N) D. Mét (m) Câu 6: Tai người có thể nghe được những âm ở phạm vi nào sau đây: A. Nhỏ hơn 20dB. C. Lớn hơn 120dB. B. Từ 20dB đến 120dB. D. Nghe được tất cả các âm. Câu 7: Vật nào sau đây là nguồn âm: A. Sợi dây cao su. B. Dây đàn. C. Loa phát thanh đang phát. D. Mặt trống. Câu 8: Một vật AB đặt trước gương phẳng và cách gương một khoảng 15cm. Di chuyển vật AB ra xa gương một đoạn 5cm. Ảnh A'B' của AB sẽ cách AB một khoảng: A. 40cm B. 30cm C. 20cm D. 10cm Câu 9: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Ngọn nến đang cháy. B. Cái gương. C. Mặt trời. D. Bóng đèn đang bật. Câu 10: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng: A. Luôn truyền theo đường gấp khúc.
  2. B. Luôn truyền theo đường thẳng. C. Luôn truyền theo đường cong. D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc. Câu 11: Góc phản xạ luôn: A. Lớn hơn góc tới. B. Nhỏ hơn góc tới. C. Bằng góc tới. D. Lúc lớn hơn, lúc nhỏ hơn góc tới. Câu 12: Cho góc tới bằng 600. Góc phản xạ có giá trị A. 600 B. 400 C. 300 D. 200 Câu 13: Chọn câu trả lời đúng: A. Ảnh của vật qua gương cầu lồi lớn hơn vật. B. Ảnh của vật qua gương cầu lồi nhỏ hơn vật. C. Ảnh của vật qua gương cầu lồi bằng vật. D. Ảnh của vật qua gương cầu lồi có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật Câu 14: Một ngọn nến đặt vuông góc trước một gương phẳng và cách mặt gương 16cm. Ảnh của ngọn nến cách gương: A. 14 cm B. 8cm C. 16 cm D. 20cm Câu 15: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng? A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn. B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật. C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng. D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước. Câu 16: Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là: A. Dây đàn B. Hộp đàn C. Ngón tay gảy đàn D. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn Câu 17: Hộp đàn ghi ta có tác dụng gì là chủ yếu? A. Để tạo kiểu dáng cho đàn B. Để khuếch đại âm do dây đàn phát ra C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn D. Để người nghệ sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết. Câu 18: Nguồn âm của cây sáo trúc là: A. Các lỗ sáo. B. Miệng người thổi sáo. C. Lớp không khí trong ống sáo. D. Lớp không khí ngoài ống sáo. Câu 19: Khi trời mưa ta thường thấy tiếng sấm bao giờ cũng xuất hiện sau ánh chớp. Điều này được lí giải là: A. Khi hai đám mây va chạm nhau sẽ sinh ra tia chớp sau đó mới sinh ra tiếng động, do vậy mà ta nghe thấy tiếng sấm sau khi thấy tia chớp.
  3. B. Do vận tốc ánh sáng lớn hơn vận tốc âm thanh. C. Do vận tốc âm thanh lớn hơn vận tốc ánh sáng. D. Do mắt ta nhìn được từ rất xa còn âm thanh thì chỉ đến gần tai mới nghe được. Câu 20: Khi nói một vật dao động với tần số 70Hz có nghĩa là: A. Trong 1 phút vật thực hiện 70 dao động. B. Trong 1 giờ vật thực hiện 70 dao động. C. Trong 70 giây vật thực hiện 1 dao động. D. Trong 1 giây vật thực hiện 70 dao động. Câu 21: Âm phản xạ là: A. Âm dội lại khi gặp vật chắn. B. Âm đi xuyên qua vật chắn. C. Âm đi vòng qua vật chắn. D. Các loại âm trên. Câu 22: Chọn đáp án đúng: A. Tiếng vang là âm dội lại khi gặp một vật chắn. B. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cùng một lúc với âm phát ra. C. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng thời gian nhỏ hơn 1/15s D. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm phát ra 1 khoảng ít nhất là 1/15 giây. Câu 23: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt? A. Miếng xốp. B. Đệm cao su. C. Rèm nhung. D. Cửa kính. Câu 24: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng sấm rền. B. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài. C. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy. D. Tiếng sóng biển ầm ầm. Câu 25: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây? A. Song song. B. Hội tụ. C. Phân kì. D. Không truyền theo đường thẳng. Câu 26: Trong các giá trị độ to của âm sau đây, giá trị ứng với ngưỡng đau tai là A. 180dB. B. 120dB. C. 130dB. D. 60dB. Câu 27: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực? A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng. B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất. C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất. D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái đất, không được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 28: Mắt ta nhận biết ánh sánh khi A. Xung quanh ta có ánh sáng. B. Ta mở mắt. C. Có ánh sánh truyền vào mắt ta. D. Không có vật chắn sáng. Câu 29: Khi có nguyệt thực thì?
  4. A. Trái Đất bị Mặt Trăng che khuất. B. Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất. C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng nữa. D. Mặt Trời ngừng không chiếu sáng Mặt Trăng nữa. Câu 30: Một vật khi phát ra âm thanh thì nó có đặc điểm: A. Dao động. B. Đứng yên. C. Phát âm. D. Im lặng. Câu 31: Đơn vị đo tần số âm là: A. Hz B. N. C. dB. D. kg. Câu 32: Vật phát ra âm to hơn khi nào: A. Khi vật dao động nhanh hơn. B. Khi vật dao động chậm hơn. C. Khi vật dao động mạnh hơn. D. Khi vật dao động yếu hơn. II/Tự luận: (2 điểm) Câu 1: (1 điểm) a) Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. B A b) Tại sao ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm chúng thường báo cho nhau bằng cách dậm chân xuống đất. Câu 2: (1 điểm ) Một người đứng trong một hang động lớn, hét lên một tiếng thật to và nghe được tiếng vang cách tiếng hét trực tiếp của mình một khoảng thời gian là 1/5 giây. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/giây. Hãy tính: a) Quãng đường đi của tiếng vang đó? b) Khoảng cách từ người đó đến vách hang động?
  5. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN VẬT LÝ – LỚP 7 TIẾT 18 Thời gian: 45 phút Đề chẵn Năm học: 2019 – 2020 I/ Trắc nghiệm: (8 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi: A. Có ánh sáng từ mắt ta chiếu vào. B. Vật đó là nguồn phát ra ánh sáng. C. Có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. D. Vật đó đặt trong vùng có ánh sáng. Câu 2: Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào: A. Độ căng của mặt trống. B. Kích thước của dùi trống. C. Kích thước của mặt trống. D. Biên độ dao động của mặt trống. Câu 3: Ta nghe được âm to và rõ hơn khi A. Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra. B. Âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra. C. Âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai. D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai. Câu 4: Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Để cho lớp học đẹp hơn. B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học. C. Để cho học sinh không bị chói mắt. D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. Câu 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là A. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât. C. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật. D. Ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật. Câu 6: Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm A. Dây đàn dao động. B. Mặt trống dao động. C. Chiếc sáo đang để trên bàn. D. Âm thoa dao động. Câu 7: Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là A. Dùi trống. B. Mặt trống. C. Vỏ trống. D. Viền trống. Câu 8: Nội dung của Định luật truyền thẳng của ánh sáng là: A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một đường thẳng.
  6. B. Trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng. C. Trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau. D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng. Câu 9: Nói về tính chất ảnh được tạo bởi gương phẳng, tính chất nào sau đây là đúng? A. Không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật. B. Hứng được trên màn chắc và lớn bằng vật. C. Không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. D. Hứng được trên màn chắc và lớn hơn vật. Câu 10: Chùm sáng hội tụ là chùm sáng gồm: A. Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. B. Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. C. Các tia sáng loe rộng trên đường truyền của chúng. D. Các tia sáng loe rộng ra, kéo dài gặp nhau. Câu 11: Trong các giá trị về độ to của âm sau đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau A. 90 dB B. 20 dB C. 230 dB D. 130 dB Câu 12: Nguồn sáng là gì? A. Là những vật tự phát ra ánh sáng. B. Là những vật sáng. C. Là những vật được chiếu sáng. D. Là những vật được nung nóng bằng ánh sáng Mặt Trời. Câu 13: Hãy chọn câu trả lời đúng. Thế nào được gọi là vùng bóng nửa tối? A. Là vùng ở sau vật cản chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới. B. Là vùng nằm sau vật cản. C. Là phần trên màn chắn chỉ nhận được ánh sáng của một phần nguồn sáng truyền tới. D. Là vùng nằm trên màn chắn sáng. Câu 14: Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 25° thì góc phản xạ là A.30° B.45° C.50° D.65° Câu 15: Phát biểu nào dưới đây sai? A. Một vật chỉ khi đặt gần gương cầu lõm thì gương mới tạo được ảnh ảo. B. Khi đặt vật từ một khoảng cách nào đó trở ra xa thì gương cầu lõm không tạo ra ảnh ảo trong gương. C. Ảnh mà mắt nhìn thấy được trong gương cầu lõm nhưng không hứng được trên màn chắn thì đó là ảnh ảo. D. Vật đựt ở vị trí bất kì nào, gương cầu lõm cũng tạo ra ảnh ảo. Câu 16: Hãy xác định câu nào sau đây là sai? A. Hz là đơn vị của tần số. B. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao. C.Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm.
  7. D.Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to. Câu 17: Khi điều chỉnh dây đàn thì tần số phát ra sẽ thay đổi. Dây đàn càng căng thì âm phát ra càng A.To B.Bổng C.Thấp D.Bé Câu 18: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn: A. Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao. B. Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao. C. Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to. D. Dây đàn càng căng, âm phát ra càng to. Câu 19: Hãy xác định kết luận nào sau đây là sai? Môi trường truyền được âm thanh: A. Là khí, lỏng và rắn. B. Là chân không, khí, lỏng và rắn. C. Tốt nhất là chất rắn. D. Tốt là môi trường khi âm truyền qua biên độ của âm giảm ít nhất. Câu 20: Biết vận tốc truyền của âm trong không khí là 330m/s. Hỏi để có được tiếng vang thì khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ phải là: A. Lớn hơn 11m B. 12m C. Nhỏ hơn 11m D. Lớn hơn 15m Câu 21: Hãy chọn câu sai: A. Vật phản xạ âm tốt là: mặt giếng, mặt đá phẳng, tường gạch phẳng, mặt bàn phẳng, mặt tấm nhựa phẳng. B. Vật hấp thụ tốt là: len, dạ, bông, mền, tường gạch sần sùi, cát. C. Mặt nước cũng là mặt phản xạ âm. D. Rừng cây phản xạ âm tốt. Câu 22: Câu nào sau đây là sai? A. Tiếng ồn to, kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và họat động bình thường của con người thì gọi là ô nhiễm tiếng ồn. B. Để chống ô nhiễm tiếng ồn người ta phải giảm độ to của âm thanh đến tai người nghe. C. Để chống ô nhiễm tiếng ồn thì phải dùng vật liệu cách âm để không cho tiếng ồn lọt vào tai. D. Những âm thanh có tần số lớn thướng gây ô nhiễm tiếng ồn. Câu 23: Hãy xác định câu nào sau đây là đúng? A.Siêu âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn nhiều nhất. B.Hạ âm là âm thanh gây ra ô nhiễm tiếng ồn ít nhất. C.Siêu âm, hạ âm không gây ô nhiễm tiếng ồn. D.Siêu âm, hạ âm có gây ô nhiễm tiếng ồn. Câu 24: Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người lái xe ô tô, xe máy là: A. Ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ hơn.
  8. B. Nhìn rõ hơn. C. Ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn. D. Vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn. Câu 25: Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt A. Ngoài của một phần mặt cầu B. Cong C. Trong của một phần mặt cầu D. Lõm Câu 26: Theo em kết luận nào sau đây là sai? A. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm. B. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz. C. Máy phát siêu âm là máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20 000Hz. D. Một số động vật có thể nghe được âm thanh mà tai người không nghe được. Câu 27: Chọn phát biểu đúng: A. Tần số là số lần dao động trong 1 giây. B. Đơn vị tần số là đề xi ben. C. Tần số là số lần dao động trong 10 giây. D. Tần số là đại lượng không có đơn vị. Câu 28: Hãy xác định câu sai trong các câu sau đây: A. Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt. B. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề phản xạ âm tốt. C. Mặt tường sần sùi, mềm, gồ ghề hấp thụ âm tốt. D. Bức tường càng lớn, phản xạ âm càng tốt. Câu 29: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất trong số các dao động sau đây A. Vật trong 5 giây có 500 dao động và phát ra âm thanh. B. Vật dao động phát ra âm hanh có tần số 200Hz. C. Trong một giây vật dao động được 70 dao động. D. Trong một giây vật dao động được 1000 dao động. Câu 30: Chọn câu đúng: A. Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ. B. Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ. C. Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ. D. Âm với tần số bất kì đều cho âm phản xạ. Câu 31: Một vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng: A. Trầm B. Bổng C. Vang D. Truyền đi xa Câu 32: Biên độ dao động của vật là: A. Tốc độ dao động của vật. B. Vận tốc truyền dao động. C. Độ lệch lớn nhất khi vật dao động. D. Tần số dao động của vật. II/Tự luận: (2 điểm) Câu 1: (1 điểm )
  9. a) Một bạn đứng vỗ tay trước miệng một cái giếng sâu cạn nước. Sau 0,7 s kể từ lúc vỗ tay thì bạn ấy nghe thấy tiếng vang. Hỏi giếng sâu bao nhiêu mét? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. b) Một người bạn của em đang muốn ghi âm một bài hát. Nhưng căn phòng khá rộng, và có tiếng vang khiến lời hát nghe không được rõ. Em sẽ khuyên bạn làm như thế nào để có thể làm giảm được tiếng vang trong căn phòng? Câu 2: (1 điểm) Cho tia tới hợp với gương một góc 30o (Hình 1) Hãy vẽ tia phản xạ và tính góc tới và góc phản xạ.