Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử&Địa lí Khối 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

doc 37 trang Thủy Hạnh 14/12/2023 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử&Địa lí Khối 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_khoa_hoc_lich_sudia_li_k.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử&Địa lí Khối 5 - Năm học 2017-2018 - Trường Tiểu học Quang Trung (Có đáp án)

  1. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường tiểu học Quang Trung Ma trận đề kiểm tra môn Toán cuối học kì I, lớp 5. Năm học 2017- 2018 Mạch kiến thức, Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng và số kĩ năng điểm TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Số thập phân và Số câu 1 1 1 1 1 2 các phép tính với Số điểm 1,0 1,0 1,5 1,0 2,0 2,5 số thập phân. Câu số 1 2 6 8 Đại lượng và đo Số câu 1 1 đại lượng: các đơn Số điểm 1,5 1,5 vị đo diện tích. Câu số 3 Yếu tố hình học: Số câu 1 1 2 diện tích các hình Số điểm 1,0 1,0 2,0 đã học Câu số 4 5 Giải bài toán về tỉ Số câu 1 1 số, tỉ số phần trăm Số điểm 2,0 1,0 Câu số 7 Tổng Số câu 2 1 1 1 1 1 1 4 4 Số điểm 2,5 1,0 1,0 1,5 1,0 2,0 1,0 4,5 5,5
  2. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường TH Quang Trung ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN : TOÁN - KHỐI LỚP 5 Ngày kiểm tra: / 12/ 2017 Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: ( M1) Chữ số 6 trong số thập phân 8,962 có giá trị là: a. 6 b. 6 c. 6 d. 6 10 100 1000 65 Câu 2: ( M2) Số 12 viết đưới dạng số thập phân là: 1000 A. 12,650 B. 126,50 C. 12,065 D. 12, 605 Câu 3: ( M1) Nối các số đo bằng nhau ở cột A với cột B: ( theo mẫu) AB 4 16 a. ha 1. km2 7 ] 30 3 12 b. km2 2. ha 5 20 8 15 c. km2 3. km2 15 25 3 20 d. ha 4 ha 5 35 Điền số thích hợp vào chỗ chấm. Câu 4: ( M2) Hình chữ nhật có chiều dài 2,7 dm, chiều rộng 18 cm. Chu vi của hình chữ nhật đó là: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 4 Câu 5: ( M3) Một tấm bìa hình tam giác có cạnh đáy là 0,8 dm và bằng chiều cao. 7 Diện tích tấm bìa là: A. 1,4 dm2 B. 0,56dm2 C. 2,2dm2 D. 1,12dm2 Câu 6: ( M2) Đặt tính rồi tính: a. 378,25 + 586,96 b. 516,40 – 350,28 c. 31,05 x 2,6 d. 77,5 : 2,5 Câu 7: ( M3) Nếu gửi tiết kiệm theo kì hạn là 12 tháng thì lãi suất hàng tháng là 0,70%. Hỏi một người gửi 50 000 000 đồng trong một năm thì thu được bao nhiêu tiền lãi ? Câu 8: ( M4) a. Hiệu hai số bằng 1 lần số bé. Tổng hai số là số tròn chục lớn nhất có 5 ba chữ số. Tìm số lớn.
  3. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường TH Quang Trung HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN MÔN TOÁN KHỐI 5 NĂM HỌC 2017- 2018 Câu 1: B. 6 (1đ ) Câu 2: C. 12,065 (1đ ) 100 Câu 3: a – 4 ; c - 1; d- 2 (1,5đ ) Câu 4: 90 cm (1đ ) Câu 5: 0,56 dm (1đ ) Câu 6: (1,5 đ ) ( a,b mỗi ý 0,25đ; c,d mỗi ý 0,5đ) 378,25 516,40 31,05 77,5 2,5 + 586,96 350,28 x 2,6 25 31 965,21 166,12 18630 0 6210 80,730 Câu 7: ( 2 đ) Cách 1 Giải Số phần trăm tiền lãi của cả 12 tháng là: 0,70% x 12 = 8,4% Số tiền lãi thu được của 50 000 000 đồng sau 12 tháng là: 50 000 000 x 8,4 : 100 = 4 200 000 (đồng) Đáp số: 4 200 000 (đồng) Cách 2: Giải Số tiền thu được mỗi tháng là: 50 000 000 x 0,7 : 100 = 350 000 (đồng) Số tiền lãi thu được cả 12 tháng là: 350 000 x 12 = 4 200 000 (đồng) Đáp số: 4 200 000 (đồng) Câu 8: (1đ ) Vì hiệu hai số bằng 1 số bé nên coi số bé là 5 phần bằng nhau thì số lớn 5 ứng với : 1 + 5 = 6 (phần) Tổng hai số là số tròn chục lớn nhất có ba chữ số là số 990 Vậy số lớn là : 990 : ( 5 + 6) x 6 = 540 Đáp số : 540 An Bình ngày 15 tháng 12 năm 2017 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Hà Thị Dung Nguyễn Thị Thu Hương
  4. Trường tiểu học Quang Trung Thứ ngày tháng 12 năm 2017 Họ và tên: Lớp: 5A BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN TOÁN Điểm Lời nhận xét của giáo viên * Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Chữ số 6 trong số thập phân 8,962 có giá trị là: A. 6 B. 6 C. 6 D. 6 10 100 1000 65 Câu 2: Số 12 viết đưới dạng số thập phân là: 1000 A. 12,650 B. 126,50 C. 12,065 D. 12, 605 Câu 3: Nối các số đo bằng nhau ở cột A với cột B: ( theo mẫu) A B 4 16 a. ha 1. km2 7 ] 30 3 12 b. km2 2. ha 5 20 c. 8 km2 3. 15 km2 15 25 3 20 d. ha 4 ha 5 35 * Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
  5. Câu 4: Hình chữ nhật có chiều dài 2,7 dm, chiều rộng 18 cm. Chu vi của hình chữ nhật đó là: Điền dấu × vào ô trống trước ý trả lời đúng. Câu 5: Một tấm bìa hình tam giác có cạnh đáy là 0,8 dm và bằng 4 chiều cao. Diện 7 tích tấm bìa là:  A. 1,4 dm2 B. 0,56dm2  C. 2,2dm2  D.1,12dm2 Câu 6: Đặt tính rồi tính: a. 378,25 + 586,96 b. 516,40 – 350,28 c. 31,05 x 2,6 d. 77,5 : 2,5 Câu 7: Nếu gửi tiết kiệm theo kì hạn là 12 tháng thì lãi suất hàng tháng là 0,70%. Hỏi một người gửi 50 000 000 đồng trong một năm thì thu được bao nhiêu tiền lãi. Câu 8: Hiệu hai số bằng 1 lần số bé. Tổng hai số là số tròn chục lớn nhất có ba chữ 5 số. Tìm số lớn.
  6. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN LỊCH SỬ+ ĐỊA LÍ - KHỐI LỚP 5 ( đề 1) Ngày kiểm tra: 27/ 12/ 2017 PHẦN LỊCH SỬ: ( 5 Điểm ) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Phong trào Đông du do ai khởi xướng? A. Phan Chu Trinh. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Phan Bội Châu. D. Tất cả các ý trên. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống Câu 2: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khi nào ? ở đâu ? □Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Hồng Công - Trung Quốc. □Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội. □Ngày 5 tháng 6 năm 1945, tại Bến cảng Nhà Rồng . □Ngày 12 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội. Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu 3: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào? □ Ngày 3 tháng 2 năm 1930. □Ngày 2 tháng 3 năm 1930. □ Ngày 2 tháng 9 năm 1945. □ Ngày 2 tháng 3 năm 1931. Câu 4: Điền các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau : A. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 là ngày B. Ngày 12 tháng 9 năm 1930 là ngày . C. Ngày 20 tháng 12 năm 1946 là ngày D. Ngày 16 tháng 9 năm 1950 là ngày Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Biên giới Thu – đông 1950? PHẦN ĐỊA LÍ: ( 5 Điểm ) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 6: Trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta là : A. Cần Thơ B. Hà Nội C. Thành phố Hồ Chí Minh D. Hải Phòng Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu 7: Nước nào sau đây không cùng biên giới với nước ta ? □ Trung Quốc □ Thái Lan. □ Lào. □ Cam - pu - chia.
  7. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng ở cột B để nối với câu hỏi ở cột A Cột A Cột B Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa. Đặc điểm của khí hậu nhiệt Nhiệt độ thấp, gió và mưa đới gió mùa ở nước ta là: thay đổi theo mùa. Nhiệt độ thấp, gió và mưa không thay đổi theo mùa. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa Câu 9: Nêu đặc điểm về sự phân bố dân cư ở nước ta ? Câu 10: Em hãy nêu vai trò của sông ngòi ở nước ta ?
  8. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TH QUANG TRUNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN LỊCH SỬ+ ĐỊA LÍ - KHỐI LỚP 5 ( đề 1) Ngày kiểm tra: 27/ 12/ 2017 PHẦN LỊCH SỬ : Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1 : C. Phan Bội Châu Câu 2 : Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội Câu 3 : Ngày 3 tháng 2 năm 1930 Câu 4 : A. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 là ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. B. Ngày 12 tháng 9 năm 1930 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ Tĩnh. C. Ngày 20 tháng 12 năm 1946 là ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. D. Ngày 16 tháng 9 năm 1950 là ngày quân ta tấn công cụm cứ điểm Đông Khê. Câu 5 : Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Biên giới Thu – Đông năm 1950 : - Thu – Đông năm 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới và đã giành thắng lợi. - Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Từ đây, ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. PHẦN ĐỊA LÝ : Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 6 : C. Thành phố Hồ Chí Minh Câu 7 : Thái Lan Câu 8 : Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Câu 9 : Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. Khoảng 3 dân số nước ta sống ở nông thôn. 4 Câu 10 : Vai trò của sông ngòi ở nước ta : - Sông ngòi bồi đắp nên nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân. - Sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, nguồn thủy điện lớn và cho ta nhiều thủy sản. An Bình, ngày 15 tháng 12 năm 2017 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Trần Thị Thanh Thủy
  9. Trường tiểu học Quang Trung Thứ ngày tháng 12 năm 2017 Họ và tên: Lớp: 5A BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ Điểm Lời nhận xét của giáo viên PHẦN LỊCH SỬ: * Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Phong trào Đông du do ai khởi xướng? B. Phan Chu Trinh. B. Nguyễn Ái Quốc. D. Phan Bội Châu. D. Tất cả các ý trên. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống Câu 2: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khi nào ? ở đâu ? □ Ngày 3 tháng 2 năm 1930, tại Hồng Công. □ Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội. □ Ngày 5 tháng 6 năm 1945, tại Bến cảng Nhà Rồng . □ Ngày 12 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội. Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu 3: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào? □ Ngày 3 tháng 2 năm 1930. □ Ngày 2 tháng 3 năm 1930. □ Ngày 2 tháng 9 năm 1945. □ Ngày 2 tháng 3 năm 1931. Câu 4: Điền các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau : A. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 là ngày . . B. Ngày 12 tháng 9 năm 1930 là ngày . C. Ngày 20 tháng 12 năm 1946 là ngày D.Ngày 16 tháng 9 năm 1950 là ngày . .
  10. Câu 5: Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Biên giới Thu – Đông năm 1950? PHẦN ĐỊA LÍ: ( 5 Điểm ) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 6: Trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta là : A. Cần Thơ B. Hà Nội C. Thành phố Hồ Chí Minh D. Hải Phòng Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu 7: Nước nào sau đây không cùng biên giới với nước ta ? □ Trung Quốc □ Thái Lan. □ Lào. □ Cam - pu - chia. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng ở cột B để nối với câu hỏi ở cột A Cột A Cột B Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa. Đặc điểm của khí hậu nhiệt Nhiệt độ thấp, gió và mưa đới gió mùa ở nước ta là: thay đổi theo mùa. Nhiệt độ thấp, gió và mưa không thay đổi theo mùa. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa Câu 9: Nêu đặc điểm về sự phân bố dân cư ở nước ta ? Câu 10: Em hãy nêu vai trò của sông ngòi ở nước ta ?
  11. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường TH Quang Trung ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN : LỊCH SỬ+ ĐỊA LÍ - KHỐI LỚP 5 Ngày kiểm tra: / 12/ 2017 PHẦN: LỊCH SỬ ( 5 Điểm – Mỗi câu đúng được 1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: (M1)Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ cảng nào? a. Cảng Hải Phòng b. Cảng Nhà Rồng c. Cảng Đà Nẵng d. Cảng Quy Nhơn Câu 2: (M2)Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? a. Chiến khu Việt Bắc b. Thủ đô Hà Nội c. Hồng Công ( Trung Quốc) d. Liên bang Nga Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu 3: (M2) Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào? □ 17- 12- 1946 □ 18- 12- 1946 □19- 12- 1946 □ 20- 12- 1946 Câu 4: (M3) Cuối bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? Câu 5: (M4) Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì? Cuộc tấn công đó kết thúc như thế nào? PHẦN: ĐỊA LÝ ( 5 Điểm -Mỗi câu đúng được 1 điểm) Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu 6: Nước ta nằm ở bán đảo nào? Thuộc khu vực nào? □ Bán đảo Đông Dương thuộc Bắc Á. □ Bán đảo Triều Tiên thuộc Đông Nam Á. □ Bán đảo Đông Dương thuộc Đông Nam Á. □ Bán đảo Đông Dương thuộc Tây Nam Á. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 7:Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là? a. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. b. Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa. c. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa. d. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng ở cột bên phải để nối với câu hỏi ở cột bên trái: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang Những thành phố nào có cảng Đà Nẵng, Nha Trang, tp Hồ Chí Minh biển lớn vào bậc nhất nước ta? Hải Phòng, Nha Trang, tp Hồ Chí Minh Hải Phòng, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh
  12. Câu 9: Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì? Câu 10: Vẽ sơ đồ theo sự hiểu biết của em về các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta? HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ+ ĐỊA LÍ LỚP 5 PHẦN LỊCH SỬ : Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1 : b. Cảng Nhà Rồng Câu 2 : c. Hồng Công Câu 3 : □ 20- 12- 1946 Câu 4 : Cuối bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy. Câu 5 : Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Nhưng cuộc tấn công đó đã bị thất bại hoàn toàn. PHẦN ĐỊA LÝ : Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 6 :  Bán đảo Đông Dương thuộc Đông Nam Á. Câu 7 : a. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. Câu 8 : Hải Phòng, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh Câu 9 : Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm: Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi. Khoảng 3 4 dân số nước ta sống ở nông thôn. Câu 10 : Vẽ sơ đồ theo sự hiểu biết của em về các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta: Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm Giao thông TT công nghiệp TP Trung tâm văn hóa, thuận lợi Hồ Chí Minh khoa học, kĩ thuật Dân cư đông đúc, Đầu tư nước ngoài người lao động có trình độ cao An Bình ngày 15 tháng 12 năm 2017 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Bé Tư
  13. Trường tiểu học Quang Trung Thứ ngày tháng 12 năm 2017 Họ và tên: Lớp: 5a BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: LỊCH SỬ + ĐỊA LÍ Điểm Lời nhận xét của giáo viên PHẦN: LỊCH SỬ Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ cảng nào? a. Cảng Hải Phòng b. Cảng Nhà Rồng c. Cảng Đà Nẵng d. Cảng Quy Nhơn Câu 2: Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu? a. Chiến khu Việt Bắc b. Thủ đô Hà Nội c. Hồng Công ( Trung Quốc) d. Liên bang Nga Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu 3: Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào? □ 17- 12- 1946 □ 18- 12- 1946 □19- 12- 1946 □ 20- 12- 1946 Câu 4: Cuối bản Tuyên ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? Câu 5: Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì? Cuộc tấn công đó kết thúc như thế nào?
  14. PHẦN: ĐỊA LÝ Đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời đúng Câu 6: Nước ta nằm ở bán đảo nào? Thuộc khu vực nào? □ Bán đảo Đông Dương thuộc Bắc Á. □ Bán đảo Triều Tiên thuộc Đông Nam Á. □ Bán đảo Đông Dương thuộc Đông Nam Á. □ Bán đảo Đông Dương thuộc Tây Nam Á. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất Câu 7:Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là? a. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. b. Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa. c. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa. d. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa. Câu 8: Chọn câu trả lời đúng ở cột bên phải để nối với câu hỏi ở cột bên trái: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang Đà Nẵng, Nha Trang, tp Hồ Chí Minh Những thành phố nào có cảng biển lớn vào bậc nhất nước ta? Hải Phòng, Nha Trang, tp Hồ Chí Minh Hải Phòng, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh Câu 9: Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì? . Câu 10: Vẽ sơ đồ theo sự hiểu biết của em về các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta?
  15. PHÒNG GD&ĐT THị XÃ BUÔN Hồ TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: KHOA HỌC- KHỐI 5 ( đề 1) Ngày kiểm tra: 21/ 12 / 2017 * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Tuổi dậy thì ở con gái bắt đầu vào độ tuổi nào ?. A. 16 đến 20 tuổi B. 13 đến 17 tuổi C. 10 đến 15 tuổi D. 13 đến 15 tuổi Câu 2: Bệnh nào dưới đây có thể lây theo đường tiêu hóa ?. A. Sốt xuất huyết B. Viêm gan A C.Viêm não D. Sốt rét Câu 3: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì ? A. Vi rút B. Vi khuẩn C.Ký sinh trùng D. Nhiễm khuẩn Câu 4: Cần làm gì để phòng bệnh viêm gan A ?. (0,5 đ) A. Ăn chín B. Uống nước đã đun sôi C. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện D. Thực hiện tất cả các việc trên Câu 5: Màu nào dưới đây không phải là màu của xi măng ?. A . Trắng B . Xám xanh C. Xanh D. Nâu đất Câu 6: * Đúng ghi Đ sai ghi S ?. HIV lây qua đường nào? □Tiếp xúc thông thường. □ Đường tình dục □Từ mẹ sang con lúc mẹ mang thai hoăc khi sinh con. □ Đường máu. Câu 7 : Điền vào chổ trống nội dung thích hợp Bệnh sốt rét do một loại gây ra. Nó sống trong máu người bệnh. Muỗi hút máu có kí sinh trùng của người bệnh rồi sang cho người lành. * Đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất Câu 8 : Cách phòng tránh các bệnh : Sốt rét , sốt xuất huyết , viêm não tốt nhất là gì?. □. Tránh để muỗi đốt (ngủ màn) □. Diệt muỗi, diệt bọ gậy □. Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường ở xung quanh □. Tất cả các ý trên Câu 9: * Nối từ ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp ?. Sử dụng vật liệu thế nào cho phù hợp? A B
  16. Thép Xây tường lát sân Gạch Bắc cầu qua sông làm đường ray tàu hỏa Đá vôi Dệt vải Tơ sợi Sản xuất xi măng Câu 10: Nêu tính chất của đồng ?. Câu 11 : Thủy tinh có những tính chất gì? Câu 12: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ các em cần làm gì ?. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: KHOA HỌC LỚP V PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 7 Điểm) Mỗi lần khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng được 1 điểm. Cụ thể là: Câu 1: ý C ( 1 đ) Câu 2: ý B (0,5đ) Câu 3: Ý A ( 0,5 đ) Câu 4: Ý D (0,5đ) Câu 5: Ý C ( 0,5 đ) Câu 6: S-Đ-Đ- Đ ( 1 đ) Câu 7: kí sinh trùng, a- nô- phen, sốt rét, truyền (1 đ) ( mỗi từ đúng được 0, 25đ) Câu 8: Tất cả các ý trên (1 đ) Câu 9: Thép - Bắc cầu qua sông làm đường ray tàu hỏa Gạch - Xây tường lát sân Đá vôi - Sản xuất xi măng Tơ sợi - Dệt vải ( 1 đ) PHẦN II: TỰ LUẬN (3 ĐIỂM), Câu 10 : Đồng rất bền dễ dát mỏng và kéo thành sợi . Có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào , có màu đỏ nâu có ánh kim dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. (1 đ) Câu 11 : Thủy tinh có những tính chất: trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm, không bị a xít ăn mòn. (1 đ) Câu 12 : Học luật giao thông đường bộ; nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ; thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu; không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường. (1 đ) An Bình, ngày 12 tháng 12 năm 2017 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thủy
  17. Trường tiểu học Quang Trung Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017 Họ và tên: Lớp: 5A BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I – MÔN KHOA HỌC Điểm Lời nhận xét của giáo viên * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Tuổi dậy thì ở con gái bắt đầu vào khoảng nào ?. A.16 đến 20 tuổi B. 13 đến 17 tuổi C.10 đến 15 tuổi D. 13 đến 15 tuổi Câu 2: Bệnh nào dưới đây có thể lây theo đường tiêu hóa ?. A.Sốt xuất huyết B. Viêm gan A C.Viêm não D. Sốt rét Câu 3: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là gì ? A.Vi rút B. Vi khuẩn C.Ký sinh trùng D. Nhiễm khuẩn Câu 4: Cần làm gì để phòng bệnh viêm gan A ?. (0,5 đ) A. Ăn chín B. Uống nước đã đun sôi C. Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện D. Thực hiện tất cả các việc trên Câu 5: Màu nào dưới đây không phải là màu của xi măng ?. A . Trắng B . Xám xanh C. Xanh D. Nâu đất * Đúng ghi Đ sai ghi S ?. Câu 6: HIV lây qua đường nào? □Tiếp xúc thông thường. □ Đường tình dục □Từ mẹ sang con lúc mẹ mang thai hoăc khi sinh con. □ Đường máu. Câu 7 : Điền vào chổ trống nội dung thích hợp: Bệnh sốt rét do một loại gây ra. Nó sống trong máu người bệnh. Muỗi hút máu có kí sinh trùng của người bệnh rồi sang cho người lành. * Đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất Câu 8 : Cách phòng tránh các bệnh : Sốt rét , sốt xuất huyết , viêm não tốt nhất là gì?.
  18. □. Tránh để muỗi đốt (ngủ màn) □. Diệt muỗi, diệt bọ gậy □. Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường ở xung quanh □. Tất cả các ý trên Câu 9: * Nối từ ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp ?. Sử dụng vật liệu thế nào là phù hợp A B Thép Xây tường lát sân Gạch Bắc cầu qua sông làm đường ray tàu hỏa Đá vôi Dệt vải Tơ sợi Sản xuất xi măng Câu 10: Nêu tính chất của đồng ?. . Câu 11 : Thủy tinh có những tính chất gì? Câu 12: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ các em cần làm gì ?.
  19. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường tiểu học Quang Trung ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: KHOA HỌC- KHỐI 5 ( đề 2) Ngày kiểm tra: 21/ 12 / 2017 * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: (M1) Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn trong cuộc đời mỗi người được gọi là: a. Tuổi ấu thơ b. Tuổi vị thành niên c. Tuổi trung niên d. Tuổi già Câu 2: Bệnh nào dưới đây có thể lây qua cả đường sinh sản và đường máu? a. Sốt xuất huyết b. Sốt rét c. Viêm não d. HIV/ AIDS Câu 3: Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? a. Đường hô hấp b. Qua da c. Đường tiêu hóa d. Đường máu Câu 4: Màu nào dưới đây không phải là màu của xi măng ?. (0,5 đ) a . Trắng b . Nâu đất c . Xám xanh d . Xanh Câu 5: Vật liệu nào dùng để làm săm lốp ô tô, xe máy? a. Cao su b. Tơ sợi c. Chất dẻo d. Chất nhựa Câu 6: Từ nào dưới đây được dùng để chỉ độ sáng của các đồ dùng bằng nhôm? a. Sáng chói b. Ánh kim c. Lung linh d. Óng ánh Đánh dấu × vào ô trống em cho là đúng nhất Câu 7: Ở tuổi dậy thì chúng ta không nên? □ Vệ sinh thân thể hằng ngày □ Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên □ Hút thuốc lá, uống rượu bia □ Xem phim ảnh, sách báo lành mạnh Câu 8: Em cần phải làm gì khi có kẻ muốn xâm hại mình? □ Đứng dậy, tránh ra xa để kẻ đó không đụng được đến mình. □ Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại mình và nói to hoặc hét lên một cách kiên quyết □ Bỏ đi ngay, để kẻ đó không đụng được đến mình. □ Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Câu 9: Nối thông tin ở cột A với ý đúng nhất ở cột B
  20. A B Diệt ruồi, diệt muỗi Không sử dụng các chất kích thích Cách phòng bệnh Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi viêm gan A đại tiện Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo Câu 10: Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết? Cách phòng bệnh sốt xuất huyết? (1đ ) Câu 11: Điền các từ: trứng, hợp tử, tinh trùng, thụ tinh vào chỗ trống sao cho phù hợp. Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa của mẹ và của bố. Qúa trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình Trứng được thụ tinh gọi là (1đ) Câu 12: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ các em cần làm gì ? (1đ ) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: KHOA HỌC - LỚP V Câu 1: b (1 đ) Câu 2: d ( 0,5 đ) Câu 3: c ( 0,5 đ) Câu 4: d ( 0,5 đ) Câu 5: a (1 đ) Câu 6: b (0,5 đ) Câu 7: Hút thuốc lá, uống rượu bia (1 đ) Câu 8: Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh (1 đ) Câu 9: Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện (1 đ) Câu 10: - Sốt xuất huyết là bệnh do vi- rút gây ra. Muỗi vằn là động vật trung gian truyền bệnh. - Cách phòng bệnh: giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. (1 đ) Câu 11: Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. Qúa trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình thụ tinh. Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử. (1 đ) Câu 12 : Học luật giao thông đường bộ; nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ; thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu; không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường. (1 đ) An Bình ngày 12 tháng 12 năm 2017 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Phạm Thị Hà
  21. Trường tiểu học Quang Trung Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017 Họ và tên: Lớp: 5A BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: KHOA HỌC Điểm Lời nhận xét của giáo viên * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn trong cuộc đời mỗi người được gọi là: a. Tuổi ấu thơ b. Tuổi vị thành niên c. Tuổi trung niên d. Tuổi già Câu 2: Bệnh nào dưới đây có thể lây qua cả đường sinh sản và đường máu? a. Sốt xuất huyết b. Sốt rét c. Viêm não d. HIV/ AIDS Câu 3: Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? a. Đường hô hấp b. Qua da c. Đường tiêu hóa d. Đường máu Câu 4: Màu nào dưới đây không phải là màu của xi măng ?. (0,5 đ) a . Trắng b . Nâu đất c . Xám xanh d . Xanh Câu 5: Vật liệu nào dùng để làm săm lốp ô tô, xe máy? a. Cao su b. Tơ sợi c. Chất dẻo d. Chất nhựa Câu 6: Từ nào dưới đây được dùng để chỉ độ sáng của các đồ dùng bằng nhôm? a. Sáng chói b. Ánh kim c. Lung linh d. Óng ánh * Đánh dấu × vào ô trống em cho là đúng nhất Câu 7: Ở tuổi dậy thì chúng ta không nên? □ Vệ sinh thân thể hằng ngày □ Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên □ Hút thuốc lá, uống rượu bia □ Xem phim ảnh, sách báo lành mạnh Câu 8: Em cần phải làm gì khi có kẻ muốn xâm hại mình? □ Đứng dậy, tránh ra xa để kẻ đó không đụng được đến mình. □ Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại mình và nói to hoặc hét lên một cách kiên quyết □ Bỏ đi ngay, để kẻ đó không đụng được đến mình.
  22. □ Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Câu 9: Nối thông tin ở cột A với ý đúng nhất ở cột B A B Diệt ruồi, diệt muỗi Không sử dụng các chất kích thích Cách phòng bệnh viêm Ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi gan A đại tiện Thường xuyên tắm giặt, gội đầu và thay quần áo Câu 10: Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết? Cách phòng bệnh sốt xuất huyết? Câu 11: Điền các từ: trứng, hợp tử, tinh trùng, thụ tinh vào chỗ trống sao cho phù hợp. Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa của mẹ và của bố. Qúa trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình Trứng được thụ tinh gọi là Câu 12: Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ các em cần làm gì ?.
  23. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường tiểu học Quang Trung Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối kì I- lớp 5. Năm học 2017- 2018 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mạch kiến thức, Số câu và số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng VD sáng tạo TỔNG kĩ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn Số câu 2 2 1 1 5 1 bản Câu số 1;2 3,4 5 6 Số 2,5 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 điểm 2 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 1 3 tiếng Việt Câu số 7 8 9 10 Số 0,5 3,0 0,5 1,0 1,0 1,0 điểm Số câu 6 4 1 1 1 2 Tổng 3 2 Số 3,0 4,0 1,5 1,0 1,0 0,5 1,0 2,0 điểm Khối trưởng Nguyễn Thị Thu Hương
  24. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường TH Quang Trung ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN : TIẾNG VIỆT - KHỐI LỚP 5 (ĐỀ I) Ngày kiểm tra: / 12/ 2017 PHẦN I: ĐỌC THÀNH TIẾNG Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học (từ tuần 11 đến tuần 17) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra. ( GV ghi rõ tên bài đọc, đoạn đọc, số trang vào từng phiếu cho HS bốc thăm đọc, trả lời để đánh giá từng em) PHẦN II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. ĐỌC THẦM BÀI VĂN SAU: LÊ NIN VÀ ÔNG LÃO ĐI SĂN Ông lão bắt đầu kể với tôi tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê –nin mời ông đến Mát-xcơ- va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mát-xcơ- va thăm Lê- nin, có phải chuyện chơi đâu. Tất nhiên ông lão hiểu rằng ông đến thăm ai, nhưng ông vẫn mang theo kha khá bánh mì ở nông thôn. Có thể là Lê- nin nói chơi thế thôi nhưng ở đó người ta sẽ không cho vào và cũng có thể Lê- nin không có ở nhà. Thế rồi ông lão đến Krem-li thăm Lê- nin và mang theo bánh mì. Lê- nin có nhà và ông thợ săn được đưa vào gặp Lê- nin ngay khi ông vừa xưng tên. Và đây một căn phòng rộng thênh thang hầu như trống rỗng. Chắc là trong phòng cũng có đồ đạc gì đấy nhưng phòng rộng quá nên tưởng trống không. Ở cuối căn phòng lớn ấy có một chiếc hòm, Lê- nin ngồi trên chiếc hòm, đang nhóm bếp dầu hỏa. Lê- nin rất mừng, cười và nói: - Biết đãi bác cái gì bây giờ, bác A- lếch- xây? Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch. Khi cà phê đã pha xong, Lê- nin đi lấy bánh mì. Bánh mì tồi đến mức phát khiếp nên được. - Vla – đi- mia I – lích, xin lỗi đồng chí, tôi có đem theo bánh mì nhà quê - Ồ tốt lắm, bác đem ra đây! Họ uống cà phê làm bằng bột lúa mạch và ăn bánh mì. Kể xong câu chuyện của mình, A- lếch- xây nói: - Y như trong giấc mơ, đến bây giờ tôi vẫn hình dung thấy: căn phòng rộng thênh thang, ở cuối phòng có chiếc hòm, trên hòm đặt cái bếp dầu hỏa. MPRI-SVIN (Nguyễn Đắc Việt dịch) Khoanh tròn vào ý đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1(M1): Khi đi thăm Lê-nin , ông lão có những băn khoăn gì? a. Ông ngại đường xá xa xôi, đi thăm sẽ rất vất vả, Lê- nin không tiếp mình. b.Lê- nin không có ở nhà, mình sẽ không gặp được vì người ta không cho vào.
  25. c. Có thể là Lê-nin nói chơi thế thôi, người ta sẽ không cho vào và cũng có thể Lê.nin không có ở nhà. d. Lê-nin là người đứng đầu nhà nước sẽ không tiếp một công dân thường như ông. Câu 2( M1): Chi tiết chứng tỏ nơi ở của Lê-nin rất đơn sơ là: a. Nhà rộng thênh thang nhưng trống rỗng. b. Nhà không có lính canh gác. c. Nhà rộng nhưng hầu như không có đồ vật gì sang trọng. d. Nhà không có bàn ghế tiếp khách sang trọng, Lê-nin ngồi trên chiếc hòm. Câu 3.(M2):Chi tiết chứng tỏ Lê-nin sống rất giản dị? a. Lê-nin lấy cà phê làm bằng bột lúa mạch để tiếp khách. b. Lê-nin cùng với ông lão ăn bánh mì nhà quê. c. Lê-nin trò chuyện cởi mở thân mật với ông lão thợ săn. d. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 4.(M2): Ông lão thợ săn có những cảm tưởng gì về cuộc viếng thăm Lê-nin ? a. Tự hào vì được thăm vị lãnh tụ của nhà nước Xô Viết. b. Bất ngờ vì được biết Lê-nin rất bình đẳng và chân thành. c. Bất ngờ vì thấy Lê-nin sống rất giản dị, chân thành. d. Bất ngờ vì thấy nhà Lê-nin rộng thênh thang, sang trọng. Câu 5.(M3): Qua câu chuyện này thấy Lê-Nin là người sống như thế nào? a. Là người sống rất giản dị. b. Là người sống rất giản dị, cởi mở với mọi người. c. Là người coi thường bạn bè. d. Là người sống xa hoa. Câu 6. (M4): Nội dung của bài Lê- nin và ông lão đi săn là gì? Câu 7. (M1): Tìm các quan hệ từ có trong câu sau. - Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch. Quan hệ từ là Câu 8. (M2) : Em hãy tìm hai danh từ riêng, hai danh từ chung có trong bài. a. Hai danh từ riêng đó là: . b. Hai danh từ chung đó là: Câu 9. (M3): Em hãy đặt một câu có cặp từ chỉ quan hệ: Tuy .nhưng. Câu 10.(M4): Trong từ hạnh phúc, tiếng phúc có nghĩa là gì? PHẦN III: KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: Nghe – viết Buôn Chư Lênh đón cô giáo.( Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết.) Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập1 trang 145. 2.Tập làm văn: Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) Đề bài : Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất. An Bình ngày 15 tháng 12 năm 2017
  26. DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Phan Thị Mơ Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường TH Quang Trung ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ I- KHỐI LỚP 5 NĂM HỌC 2017- 2018 (ĐỀ I) I. Kiểm tra đọc thành tiếng.( 3 điểm) Học sinh bốc thăm phiếu để đọc và trả lời câu hỏi. *Đánh giá: - Học sinh đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu(75-90 tiếng/ 1 phút), giọng đọc có biểu cảm. (1đ) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) (1đ) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.(1đ) II. Kiểm tra đọc hiểu.( 7 điểm) Đọc thầm bài : Đoc thầm bài “ Lê – nin và ông lão đi săn” Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1: c. (0,5đ) Câu 2: a (0,5đ) Câu 3: d. (0,5đ) Câu 4: c (0,5đ) Câu 5: b(0,5đ) Câu 6:(1đ) Nội dung: Bài văn cho ta biết lối sống giản dị, sự bình đẳng chân tình của Lê- nin với bác thợ săn và mọi người. Câu 7: (0,5đ) Các quan hệ từ là: nhưng, mà. Câu 8:(1đ) : Hai danh từ riêng đó là: Lê- nin, Mát – xcơ- va. Hai danh từ chung đó là: bánh mì, căn phòng. ( Nếu học sinh có đáp án khác giáo viên linh động khi chấm câu 8 cả 2 ý.) Câu 9. :(1đ): Tùy học sinh đặt câu giáo viên chấm. VD: Tuy nhà ở xa nhưng Lan Vẫn đi học đúng giờ. Câu 10. (1đ): Phúc có nghĩa là điều may mắn, tốt lành. I. Kiểm tra viết chính tả.( 2 điểm) Nghe viết đoạn văn khoảng 80-100 chữ *Đánh giá: - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu, cỡ chữ , trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp.(1đ) - Viết đúng chính tả (sai không quá 5 lỗi) (1đ) II. Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) Viết bài văn theo yêu cầu đề bài: Mở bài: 1đ Thân bài: 4 đ ( nội dung 1,5đ; kĩ năng 1,5đ; cảm xúc 1đ) Kết bài: 1 đ ; Chữ viết: 0,5 đ ; Dùng từ, đặt câu: 0,5 đ ; Sáng tạo: 1 đ An Bình ngày 15 tháng 12 năm 2017 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề
  27. Nguyễn Thị Thu Hương Phan Thị Mơ Trường tiểu học Quang Trung Thứ ngày tháng 12 năm 2017 Họ và tên: Lớp: 5a BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Lời nhận xét của giáo viên PHẦN I: ĐỌC THÀNH TIẾNG PHẦN II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 2. ĐỌC THẦM BÀI VĂN SAU: LÊ NIN VÀ ÔNG LÃO ĐI SĂN Ông lão bắt đầu kể với tôi tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê –nin mời ông đến Mát-xcơ- va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mát-xcơ- va thăm Lê- nin, có phải chuyện chơi đâu. Tất nhiên ông lão hiểu rằng ông đến thăm ai, nhưng ông vẫn mang theo kha khá bánh mì ở nông thôn. Có thể là Lê- nin nói chơi thế thôi nhưng ở đó người ta sẽ không cho vào và cũng có thể Lê- nin không có ở nhà. Thế rồi ông lão đến Krem-li thăm Lê- nin và mang theo bánh mì. Lê- nin có nhà và ông thợ săn được đưa vào gặp Lê- nin ngay khi ông vừa xưng tên. Và đây một căn phòng rộng thênh thang hầu như trống rỗng. Chắc là trong phòng cũng có đồ đạc gì đấy nhưng phòng rộng quá nên tưởng trống không. Ở cuối căn phòng lớn ấy có một chiếc hòm, Lê- nin ngồi trên chiếc hòm, đang nhóm bếp dầu hỏa. Lê- nin rất mừng, cười và nói: - Biết đãi bác cái gì bây giờ, bác A- lếch- xây? Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch. Khi cà phê đã pha xong, Lê- nin đi lấy bánh mì. Bánh mì tồi đến mức phát khiếp nên được. - Vla – đi- mia I – lích, xin lỗi đồng chí, tôi có đem theo bánh mì nhà quê - Ồ tốt lắm, bác đem ra đây! Họ uống cà phê làm bằng bột lúa mạch và ăn bánh mì. Kể xong câu chuyện của mình, A- lếch- xây nói: - Y như trong giấc mơ, đến bây giờ tôi vẫn hình dung thấy: căn phòng rộng thênh thang, ở cuối phòng có chiếc hòm, trên hòm đặt cái bếp dầu hỏa. MPRI-SVIN (Nguyễn Đắc Việt dịch)
  28. Khoanh tròn vào ý đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1(M1): Khi đi thăm Lê-nin , ông lão có những băn khoăn gì? a. Ông ngại đường xá xa xôi, đi thăm sẽ rất vất vả, Lê- nin không tiếp mình. b. Lê- nin không có ở nhà, mình sẽ không gặp được vì người ta không cho vào. c. Có thể là Lê-nin nói chơi thế thôi, người ta sẽ không cho vào và cũng có thể Lê.nin không có ở nhà. d. Lê-nin là người đứng đầu nhà nước sẽ không tiếp một công dân thường như ông. Câu 2( M1): Chi tiết chứng tỏ nơi ở của Lê-nin rất đơn sơ là: a. Nhà rộng thênh thang nhưng trống rỗng. b. Nhà không có lính canh gác. c. Nhà rộng nhưng hầu như không có đồ vật gì sang trọng. d. Nhà không có bàn ghế tiếp khách sang trọng, Lê-nin ngồi trên chiếc hòm. Câu 3.(M2):Chi tiết chứng tỏ Lê-nin sống rất giản dị? a. Lê-nin lấy cà phê làm bằng bột lúa mạch để tiếp khách. b. Lê-nin cùng với ông lão ăn bánh mì nhà quê. c. Lê-nin trò chuyện cởi mở thân mật với ông lão thợ săn. d. Tất cả các ý trên đều đúng. Câu 4.(M2): Ông lão thợ săn có những cảm tưởng gì về cuộc viếng thăm Lê-nin ? a. Tự hào vì được thăm vị lãnh tụ của nhà nước Xô Viết. b. Bất ngờ vì được biết Lê-nin rất bình đẳng và chân thành. c. Bất ngờ vì thấy Lê-nin sống rất giản dị, chân thành. d. Bất ngờ vì thấy nhà Lê-nin rộng thênh thang, sang trọng. Câu 5.(M3): Qua câu chuyện này thấy Lê-Nin là người sống như thế nào? a. Là người sống rất giản dị. b. Là người sống rất giản dị, cởi mở với mọi người. c. Là người coi thường bạn bè. d. Là người sống xa hoa. Câu 6. (M4): Nội dung của bài Lê- nin và ông lão đi săn là gì? Câu 7. (M1): Tìm các quan hệ từ có trong câu sau. - Tôi pha cà phê cho bác uống nhé, nhưng không phải cà phê thực đâu, mà cà phê làm bằng bột lúa mạch. Quan hệ từ là Câu 8. (M2) : Em hãy tìm hai danh từ riêng, hai danh từ chung có trong bài. a. Hai danh từ riêng đó là: b. Hai danh từ chung đó là: Câu 9. (M3): Em hãy đặt một câu có cặp từ chỉ quan hệ: Tuy .nhưng. Câu 10.(M4): Trong từ hạnh phúc, tiếng phúc có nghĩa là gì?
  29. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường tiểu học Quang Trung Ma trận đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối kì I- lớp 5. Năm học 2017- 2018 Mức 2 Mức 4 Mức 1 Mức 3 Mạch kiến Số câu Thông VD sáng TỔNG Nhận biết Vận dụng thức, và số hiểu tạo kĩ năng điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 5 1 văn bản Câu số 1;2 3,4 5 10 Số 2,5 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 điểm 2 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 1 3 tiếng Việt Câu số 7 6 8 9 Số 0,5 3,0 0,5 1,0 1,0 1,0 điểm Số câu 6 4 1 1 1 2 Tổng 3 2 Số 3,0 4,0 1,5 1,0 1,0 0,5 1,0 2,0 điểm
  30. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường TH Quang Trung ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I -NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN : TIẾNG VIỆT - KHỐI LỚP 5 (ĐỀ II) Ngày kiểm tra: / 12/ 2017 PHẦN I: ĐỌC THÀNH TIẾNG Học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học (từ tuần 11 đến tuần 17) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra. ( GV ghi rõ tên bài đọc, đoạn đọc, số trang vào từng phiếu cho HS bốc thăm đọc, trả lời để đánh giá từng em) PHẦN II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. ĐỌC THẦM BÀI VĂN SAU: CẢNH ĐÔNG CON Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó. Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1(M1): Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: a. Ăn đói, mặc rách. b. Nhà cửa lụp xụp. c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. d. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 2(M1): Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn. c. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn. Câu 3(M2): Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói: a. Bác Lê lười lao động. b. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau. c. Bị thiên tai, mất mùa. d. Gia đình không có ruộng, đông con.
  31. Câu 4(M2): Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên: a. chiếc giường cũ nát b. chiếc nệm mới. c. ô rơm d. Cả 3 ý trên đều đúng Câu 5(M3): Chủ ngữ trong câu: “Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: a. mùa nực b. mùa rét c. bác ta d. bác ta phải trở dậy Câu 6(M2): Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa”, quan hệ từ là: a. vì b. gì c. làm d. không Câu 7(M1): Từ trái nghĩa với cực khổ là: a. sung sướng b. siêng năng. c. lười biếng. d. khổ cực Câu 8(M3). Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? a. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. b. Một làn gió rì rào chạy qua. c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi. d. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Câu 9(M4). Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ: Câu 10.(M4) Nội dung của bài cảnh đông con là gì? PHẦN III: KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả: Nghe – viết Bài: Mùa thảo quả.( Từ Y Hoa lấy trong gùi ra .đến hết.) Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập1 trang 113- 114). 2.Tập làm văn: Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) Đề bài : Em hãy tả một người mà em yêu quý nhất. An Bình ngày 15 tháng 12 năm 2017 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thanh Vân
  32. Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ Trường TH Quang Trung ĐÁNH GIÁ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA KÌ I- KHỐI LỚP 5 NĂM HỌC 2017- 2018 (ĐỀ I) I. Kiểm tra đọc thành tiếng.( 3 điểm). Học sinh bốc thăm phiếu để đọc và trả lời câu hỏi. *Đánh giá: - Học sinh đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu(75-90 tiếng/ 1 phút), giọng đọc có biểu cảm. (1đ) - Ngắt nghỉ hơi đúngở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng) (1đ) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.(1đ) II. Đọc hiểu: (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 d 0,5 Câu 2 b 0,5 Câu 3 d 0,5 Câu 4 c 0,5 Câu 5 c 0,5 Câu 6 a 0,5 Câu 7 a 1 Câu 8 b 1 Câu 9 Học sinh tự đặt câu. 1 Câu 10 Nội dung :Cảnh đông con nghèo túng đói 1 khổ của nhà mẹ Lê. I. Kiểm tra viết chính tả.( 2 điểm) Nghe viết đoạn văn khoảng 80-100 chữ. *Đánh giá: - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, đúng kiểu, cỡ chữ , trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp.(1đ)- Viết đúng chính tả (sai không quá 5 lỗi) (1đ) II. Kiểm tra viết đoạn, bài văn.( 8 điểm) Viết bài văn theo yêu cầu đề bài: Mở bài: 1đ Thân bài: 4 đ ( nội dung 1,5đ; kĩ năng 1,5đ; cảm xúc 1đ) Kết bài: 1 đ. Chữ viết: 0,5 đ. Dùng từ, đặt câu: 0,5 đ ; Sáng tạo: 1 đ An Bình ngày 15 tháng 12 năm 2017 DUYỆT CM DUYỆT KHỐI Người ra đề
  33. Nguyễn Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thanh Vân Trường tiểu học Quang Trung Thứ ngày tháng 12 năm 2017 Họ và tên: Lớp: 5a BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: TIẾNG VIỆT Điểm Lời nhận xét của giáo viên PHẦN I: ĐỌC THÀNH TIẾNG PHẦN II: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1.ĐỌC THẦM BÀI VĂN SAU: CẢNH ĐÔNG CON Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó. Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh. THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1(M1): Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: a. Ăn đói, mặc rách. b. Nhà cửa lụp xụp.
  34. c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. d. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 2(M1): Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn. c. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn. Câu 3(M2): Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói: a. Bác Lê lười lao động. b. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau. c. Bị thiên tai, mất mùa. d. Gia đình không có ruộng, đông con. Câu 4(M2): Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên: a. chiếc giường cũ nát b. chiếc nệm mới. c. ô rơm d. Cả 3 ý trên đều đúng Câu 5(M3): Chủ ngữ trong câu: “Mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là: a. mùa nực b. mùa rét c. bác ta d. bác ta phải trở dậy Câu 6(M2): Trong câu “Bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa”, quan hệ từ là: a. vì b. gì c. làm d. không Câu 7(M1): Từ trái nghĩa với cực khổ là: a. sung sướng b. siêng năng. c. lười biếng. d. khổ cực Câu 8(M3). Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển? a. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. b. Một làn gió rì rào chạy qua. c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi. d. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Câu 9(M4). Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ: Câu 10.(M4) Nội dung của bài cảnh đông con là gì?