Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

doc 4 trang Thương Thanh 22/07/2023 1490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 NHÓM NGỮ VĂN 8 Năm học 2016 – 2017 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/12/2016 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng : “ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi .toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương ” ( SGK Ngữ văn 8 – Tập 1) Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? A. Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố B. Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao C. Tác phẩm “Lão Hạc” của Nguyên Hồng D. Tác phẩm “Tắt đèn” của Nam Cao Câu 2: Đoạn văn sử dụng phép tu từ nào? A. Liệt kê. B. So sánh. C. Ẩn dụ. D. Nhân hóa. Câu 3: Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào? A. Trí tuệ con người. B. Tính cách con người. C. Tình cảm con người. D. Năng lực của con người. Câu 4: Nhận xét nào nói đúng về nhân vật ông giáo trong tác phẩm? A. Là một người biết đồng cảm, chia sẻ với nỗi đau khổ của lão Hạc. B. Là người đáng tin cậy để lão Hạc trao gửi niềm tin. C. Là một người sống lặng lẽ, âm thầm. D. Là người có cách nhìn mới mẻ về lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung. PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: “Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn. (SGK Ngữ văn 8 - Tập 1) Câu 2 (1,5 điểm): a. Đặt một câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ “nếu .thì” . b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép vừa đặt. Câu 3: Tập làm văn (5 điểm) Đề bài: Giới thiệu về chiếc bút bi. (Ghi chú: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra)
  2. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 8 MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2016 – 2017 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/12/2016 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm (Với câu câu có nhiều đáp án, giáo viên chỉ cho điểm khi học sinh trả lời đúng tất cả các đáp án). Câu 1 2 3 4 Đáp án B A B A, B, D PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): - HS xác định đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” là: đối lập, ẩn dụ. (1 điểm) - HS nêu được tác dụng : Nhấn mạnh hành động quả quyết, mạnh mẽ, phi thường trước công việc lao động khổ sai. (0,25 điểm) Từ đó thể hiện khí phách kiên cường và ý chí, quyết tâm muốn đập tan xiềng xích của kẻ thù. (0,25 điểm) Câu 2 (1,5 điểm): a. HS đặt câu đúng ngữ pháp, hợp lí về nội dung, ý nghĩa được 0,5 điểm. b. HS phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp được 0,5 điểm. - HS xác định đúng mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép là quan hệ điều kiện ( giả thiết ) được 0,5 điểm. Câu 3 (5 điểm): Bài làm văn cần đảm bảo yêu cầu chung như sau: 1. Về hình thức: - Đúng thể loại bài văn thuyết minh. - Bố cục rõ: Mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường. 2. Về nội dung: HS có thể diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau : a. Mở bài (0,5điểm): Giới thiệu khái quát về bút bi. b. Thân bài (4điểm): - Nguồn gốc của bút bi. - Đặc điểm, cấu tạo. - Cách sử dụng, bảo quản bút bi. c. Kết bài (0,5điểm): Khẳng định vai trò của bút bi trong cuộc sống của con người. 3. Biểu điểm: - Điểm 4,5 - 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên và bài viết có sự sáng tạo.
  3. - Điểm 4: Bài viết cơ bản đáp ứng đủ các yêu cầu trên nhưng có thể thiếu một vài chi tiết nhỏ không đáng kể. - Điểm 3 - 3,5: Bài viết đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn sơ sài. - Điểm 2: Bài viết đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, trình tự thuyết minh không hợp lý. - Điểm 0 - 1: Bài làm lạc đề, nội dung thiếu nhiều, diễn đạt kém, hoặc không làm bài. *Ghi chú: Căn cứ vào bài làm của học sinh, dựa vào thang điểm trên giáo viên có thể điều chỉnh (theo thống nhất của nhóm chuyên môn) để cho các mức điểm còn lại cho phù hợp.
  4. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 8 MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học 2016 – 2017 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/12/2016 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức tổng hợp phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn ở học kỳ I, cụ thể : - Phần Văn bản: Trình bày được tác giả, tác phẩm, nội dung, chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong văn bản. - Phần Tiếng Việt: Xác định và phân tích được tác dụng của các phép tu từ, từ tượng thanh, từ tượng hình, trợ từ, thán từ, tình thái từ, câu ghép. - Phần Tập làm văn: Xác định được cách làm văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm, văn thuyết minh, từ đó thực hành tạo lập văn bản. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để cảm thụ văn học, tạo lập văn bản và liên hệ thực tế. 3. Thái độ: HS có thái độ trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá. II. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận Nội dung dụng Tổng TN TL TN TL TN TL cao Tác giả, tác phẩm I I C1 C3,4 1,5 0,5đ 1,0đ Các biện pháp tu từ, II II 1,0 C1 1,5 giá trị nghệ thuật C1 0,5 Đặc điểm , cấu tạo câu I II II ghép, từ tượng hình, C2 C2 C2 2,0 0,5đ 1,0đ 0,5đ tượng thanh Tạo lập văn bản tự sự II II II C3 C3 C3 5,0 (hoặc thuyết minh) 1,0 1,0 3,0 1.0 2,0 1,0 2,0 0 3,5 0,5 10 Tổng 3,0 3.0 4.0 10 III. Duyệt đề Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Ngô Thị Hồng Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa