Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Yên Thường

docx 7 trang thienle22 3810
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Yên Thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_yen_thuon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Yên Thường

  1. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 ĐỀ 1 Thời gian làm bài : 90 phút Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu của mỗi đáp án đúng. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến(1). Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác(2).Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như pha lê mờ(3). Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa(4). ” 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? A. Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam. C. Cổng trường mở ra – Lý Lan. B. Mùa xuân của tôi. – Vũ Bằng D. Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương. 2. Dòng nào sau đây nêu rõ nhất nội dung chính của đoạn văn trên? A. Cảnh sắc mùa xuân của Hà Nội. B. Mùa xuân khơi dậy sức sống cho thiên nhiên. C. Mùa xuân khơi dậy sức sống cho con người. D. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng. 3. Nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì? A. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất triết lí. B. Lựa chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên nét riêng biệt của cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội sau rằm tháng giêng. C. Cách miêu tả sinh động, hấp dẫn. D. Giọng kể tâm tình, sâu lắng, giàu chất trữ tình. 4. Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập? A. Mùa xuân . B. Đất trời. C. Mưa phùn. D. Mưa xuân. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1( 2 điểm) a. Chép chính xác khổ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” và cho biết tên tác giả. b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ bằng đoạn văn ngắn. (5 đến 7 câu). Câu 2 (2 điểm) Từ bài “Cảnh khuya”, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện tình yêu đất nước. Câu 3 (4 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một loài hoa ngày tết (hoa đào, hoa mai).
  2. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Đề 1 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án B D B B PHẦN II: TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Câu 1: Câu Nội dung Điểm 1 a - Chép chính xác khổ thơ đầu. 0,5 - Tác giả: Xuân Quỳnh 0,5 b - Nội dung: Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ được thể hiện qua từ “nghe” được lặp đi lặp lại ở đầu các câu thơ và phân tích làm nổi bật tác dụng: Nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ được khơi gợi từ 1,0 âm thanh tiếng gà trưa. - Hình thức: Đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7câu. 2 Nội dung: HS trình bày được các việc làm thiết thực nhất của bản thân để thể 1,5 hiện lòng yêu nước như: (đảm - Học hành chăm chỉ. bảo - Rèn luyện phẩm chất, đạo đức các việc làm - Biết sống yêu thương: yêu cây cỏ, yêu gia đình, yêu xóm làng, thể yêu đất nước hiện tình yêu nước) Hình thức: Đảm bảo hình thức một đoạn văn ngắn, trình bày rõ ràng, diễn đạt 0,5 lưu loát 3 Mở bài: Giới thiệu được loài hoa ngày tết. 0,5 Thân bài: Lần lượt cảm nhận các nội dung: 3,0 - Vẻ đẹp của loài hoa đó so với các loại hoa khác vào ngày tết. (Gv căn cứ - Ý nghĩa của loài hoa bài - . làm để cho điểm hợp lí) Kết bài: Cảm nghĩ chung về loài hoa. 0,5
  3. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 ĐỀ 2 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu của câu trả lời đúng. “ Cốm không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ (1). Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc(2). Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ (3)” 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? A. Cổng trường mở ra – Lý Lan C. Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương. B. Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam. D. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng. 2. Dòng nào sau đây nêu đúng nhất nội dung chính của đoạn văn trên? A. Nguồn gốc của cốm. C. Cách thưởng thức cốm. B. Cách làm cốm. D. Ca ngợi về giá trị của cốm. 3. Nghệ thuật đặc sắc nhất của đoạn văn trên là gì? A. Giọng văn nhẹ nhàng , câu văn, từ ngữ giàu hình ảnh và biểu cảm B. Lập luận chặt chẽ. C. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ. D. Giọng văn trầm lắng, giàu chất triết lý. 4. Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. Thảo mộc. B. Thong thả. C. Hoa cỏ. D. Ấm áp Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1( 2 điểm) a.Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” và cho biết tên tác giả. b.Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ bằng một đoạn văn (5 - 7 câu). Câu 2 ( 2 điểm) Từ bài “Rằm tháng giêng”, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện tình yêu đất nước. Câu 3 (4 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một món ăn đặc trưng của dân tộc.
  4. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Đề 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án B C A A PHẦN II: TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm 1 a - Chép chính xác khổ thơ cuối. 0,5 - Tác giả: Xuân Quỳnh 0,5 b - Nội dung: Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ được thể hiện qua từ “vì” được lặp đi lặp lại ở các câu thơ và phân tích làm nổi bật tác dụng: Nhấn mạnh, lí giải những lí do thôi thúc cháu chiến đấu, trở 1,0 thành người chiến sĩ cách mạng => Làm nổi bật tình cảm gia đình chính là cội nguồn của tình yêu đất nước. - Hình thức: Đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7câu. 2 Nội dung: HS trình bày được các việc làm thiết thực nhất của bản thân để thể 1,5 hiện lòng yêu nước như: (đảm - Học hành chăm chỉ. bảo - Rèn luyện phẩm chất, đạo đức các việc làm - Biết sống yêu thương: yêu cây cỏ, yêu gia đình, yêu xóm làng, thể yêu đất nước hiện tình yêu nước) Hình thức: Đảm bảo hình thức một đoạn văn ngắn, trình bày rõ ràng, diễn đạt 0,5 lưu loát 3 Mở bài: Giới thiệu được món ăn truyền thống của dân tộc. 0,5 Thân bài: Lần lượt cảm nhận các nội dung: 3,0 - Nguồn gốc ra đời của món ăn để lí giải vì sao đó lại là món ăn (Gv căn cứ cổ truyền của dân tộc bài - Cảm nghĩ về ý nghĩa của các nguyên liệu làm món ăn. làm để cho - Cảm nghĩ về hương vị của món ăn và ý nghĩa của món ăn đó điểm - đối với dân tộc. hợp lí) - . Kết bài: Cảm nghĩ chung về món ăn cổ truyền. 0,5
  5. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 ĐỀ 3 Thời gian làm bài : 90 phút Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đầu của câu trả lời đúng “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến(1). Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác(2).Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như pha lê mờ(3). Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa(4). ” (Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng) 1. Văn bản có chứa đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn. B. Tiểu thuyết. C. Hồi kí. D. Tùy bút. 2. Dòng nào sau đây nêu rõ nhất nội dung chính của đoạn văn trên? A. Cảnh sắc mùa xuân của Hà Nội. B. Mùa xuân khơi dậy sức sống cho con người. C. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng. D. Mùa xuân khơi dậy sức sống cho thiên nhiên. 3. Nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì? A. Lựa chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên nét riêng biệt của cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội sau rằm tháng giêng. B. Cách miêu tả sinh động, hấp dẫn. C. Ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất triết lý D. Giọng kể tâm tình, sâu lắng, giàu chất trữ tình. 4. Từ nào sau đây không phải là từ ghép chính phụ? A. Mùa xuân . B. Đất trời. C. Mưa phùn. D. Mưa xuân. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1( 2 điểm) a. Chép chính xác bài thơ “Cảnh khuya” và cho biết tên tác giả. b. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ ở hai câu thơ cuối bằng một đoạn văn 5 - 7 câu). Câu 2 ( 2 điểm) Từ bài “Tiếng gà trưa”, em thấy mình cần phải làm gì để thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Câu 32 (4 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một món ăn đặc trưng của dân tộc.
  6. TRƯỜNG THCS YÊN THƯỜNG ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn – Lớp 7 Đề 3 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm. D 1 2 3 4 Đáp án D C A B PHẦN II: TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Câu Nội dung Điểm 1 a - Chép chính xácbài thơ 0,5 - Tác giả: Hồ Chí Minh 0,5 b - Nội dung: Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ được thể hiện qua từ “chưa ngủ” được lặp đi lặp lại ở các câu thơ và phân tích làm nổi bật tác dụng: Nhấn mạnh tâm trạng yêu nước thương dân của Bác Hồ 1,0 - Hình thức: Đoạn văn ngắn khoảng 5 - 7câu. 2 Nội dung: HS trình bày được các việc làm thiết thực nhất của bản thân để thể 1,5 hiện lòng yêu nước như: (đảm - Học hành chăm chỉ. bảo - Rèn luyện phẩm chất, đạo đức các việc làm - Biết sống yêu thương: yêu cây cỏ, yêu gia đình, yêu xóm làng, thể yêu đất nước hiện tình yêu nước) Hình thức: Đảm bảo hình thức một đoạn văn ngắn, trình bày rõ ràng, diễn đạt 0,5 lưu loát 3 Mở bài: Giới thiệu được món ăn truyền thống của dân tộc. 0,5 Thân bài: Lần lượt cảm nhận các nội dung: 3,0 - Nguồn gốc ra đời của món ăn để lí giải vì sao đó lại là món ăn (Gv căn cứ cổ truyền của dân tộc bài - Cảm nghĩ về ý nghĩa của các nguyên liệu làm món ăn. làm để cho - Cảm nghĩ về hương vị của món ăn và ý nghĩa của món ăn đó điểm - đối với dân tộc. hợp lí) - . Kết bài: Cảm nghĩ chung về món ăn cổ truyền. 0,5