Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 NHÓM NGỮ VĂN 7 Năm học 2018 – 2019 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2018 Câu 1 (3 điểm) Có câu thơ sau: “Cháu chiến đấu hôm nay” (Sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 1 - trang 150) a. Hãy chép chính xác 5 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ chứa câu thơ trên. b. Câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của bài thơ chứa câu thơ trên. c. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ em vừa chép và nêu hiệu quả của việc sử dụng biệp pháp nghệ thuật đó. Câu 2 (2 điểm) Em hãy giải thích nghĩa của thành ngữ “Một nắng hai sương” và đặt một câu có sử dụng thành ngữ này. Câu 3 (5 điểm) Tập làm văn. Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về một mùa mà em yêu thích nhất trong năm. . .Hết .
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học 2018 – 2019 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 12/12/2018 Câu 1 (3 điểm): a. Học sinh chép chính xác 5 câu thơ cuối bản in trong SGK Ngữ văn 7 trang 150. Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm, không trừ quá số điểm tối đa của câu đó. (0,5 điểm) b. Học sinh trả lời được những nội dung sau: - Câu thơ được trích trong tác phẩm “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh. (0,5 điểm) - Nội dung chính của bài thơ: cho thấy những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Qua đó cho thấy tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước. (0,5 điểm) c. Xác định biện pháp tu từ, tác dụng: (1,5 điểm) - Học sinh phát hiện đúng biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ “vì” (0,5 điểm) - Học sinh nêu đúng tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ: + Tạo nhịp điệu cho câu thơ, làm cho lời thơ thêm sinh động (0,25 điểm). + Nhấn mạnh mục đích chiến đấu cao cả và cũng rất giản dị của người chiến sĩ (0,5 điểm). Qua đó, tác giả đã khẳng định tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. (0,25 điểm). Câu 2 (2 điểm): - Học sinh giải nghĩa đúng thành ngữ: chỉ sự vất vả, gian khổ, cực nhọc của con người lao động. (1 điểm). - Học sinh đặt câu đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung, có sử dụng hợp lý thành ngữ “Một nắng hai sương” (1 điểm) Câu 3 (5 điểm): Tập làm văn Bài làm của HS cần bảo đảm những yêu cầu chung sau: * Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. a. Về hình thức: + Viết đúng thể loại văn biểu cảm + Bố cục ba phần rõ ràng, các ý cân đối, liên kết chặt chẽ làm nổi bật cảm xúc, ấn tượng chung về bài thơ “Cảnh khuya”. + Diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu thông thường. b. Về nội dung: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Mở bài: + Giới thiệu chung về bài thơ + Tình cảm của em đối với bài thơ. - Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ của em về nghệ thuật và nội dung của bài thơ: + Những ấn tượng về cách dùng từ, biện pháp so sánh, điệp ngữ
- + Cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên (cảnh đêm trăng đẹp ở núi rừng Việt Bắc, có tầng lớp hình khối, lung linh huyền ảo, ) + Cảm nhận về tâm hồn, tình cảm của Bác Hồ thể hiện trong bài thơ (tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu đất nước, ) - Kết bài: Khẳng định tình cảm của em với bài thơ. * Đề 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về một mùa em yêu thích nhất trong năm. a. Về hình thức: - Đúng đặc trưng thể loại biểu cảm - Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc, liên kết chặt chẽ, trình tự biểu cảm hợp lý - Diễn đạt lưu loát, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Về nội dung: 1. Mở bài: - Giới thiệu về mùa em yêu thích nhất trong năm. - Nêu cảm nghĩ chung về mùa yêu thích đó (lưu ý chọn thời gian, tình huống để gợi cảm xúc). 2. Thân bài: - Biểu cảm về đặc điểm của mùa mà em yêu thích: + Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm để người đọc hình dung đối tượng biểu cảm ( thời tiết, đất trời, cây cối, ) + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc về một vài chi tiết, hình ảnh tiêu biểu. - Nêu suy nghĩ về những hoạt động của con người thường diễn ra trong mùa Suy nghĩ về tâm trạng, cảm xúc của con người trong mùa đó (vui mừng, phấn khởi, bâng khuâng, xao xuyến ) - Sự gắn bó của em với mùa đó. + Hồi tưởng kỷ niệm của bản thân + Bộc lộ cảm xúc, tình cảm yêu mến của mình. 3. Kết bài: - Khẳng định tình cảm, mong ước Từ đó bộc lộ tình yêu quê hương đất nước. * Biểu điểm: - Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc. - Điểm 4: Bài làm đạt các yêu cầu cơ bản trên, có thể mắc lỗi diễn đạt nhỏ không làm ảnh hưởng đến nội dung. - Điểm 2,5: Bài chỉ đạt ½ số yêu cầu trên, nội dung còn sơ sài nhưng không mắc quá nhiều lỗi thông thường. - Điểm 1: Bài cơ bản chưa đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu kém. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề. Ghi chú: Giáo viên căn cứ vào biểu điểm, tùy theo bài viết của học sinh để cho các mức điểm còn lại phù hợp. Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Trần Thị Minh Phương Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học 2018 – 2019 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 12 /12 /2018 I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức cơ bản về phần Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn đã học. Cụ thể gồm các kiến thức: Văn bản nhật dụng , ca dao, thơ trung đại, thơ Đường, thơ hiện đại; từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm; thành ngữ, điệp ngữ, văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: - Cảm thụ chi tiết đặc sắc; phân tích giá trị của các phép tu từ đã học. - Nhận biết các đơn vị Tiếng Việt, thực hành vận dụng trong nói và viết - Viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh 3. Thái độ: - Yêu thích học tập môn Ngữ văn. - Nghiêm túc trong học tập và kiểm tra đánh giá. II. Ma trận đề kiểm tra Mức độ NHẬN THÔNG VẬN VẬN BIẾT HIỂU DỤNG DỤNG CỘNG Nội dung CAO Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận I. Phần Văn bản - Chép - Xác định - Văn bản nhật dụng chính xác biện pháp - Ca dao thơ, nhận nghệ thuật - Thơ trung đại diện tên và nêu tác - Thơ Đường văn bản, dụng. - Thơ hiện đại tên tác giả, - Nêu nội hoàn cảnh dung, ý sáng tác nghĩa của văn bản (đoạn trích) Số câu Số câu: 1 Số câu: 2 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 3 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20 %
- II. Phần tiếng Việt Giải thích - Từ ghép, từ láy, nghĩa của đại từ, từ Hán Việt, thành ngữ, quan hệ từ, từ đồng xác định từ nghĩa, từ trái nghĩa, đồng nghĩa, từ đồng âm. trái nghĩa - Thành ngữ. và đặt câu. - Điệp ngữ. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 20 % III. Tập làm văn - Biểu cảm Viết bài Tập làm về con văn biểu cảm người, một mùa trong năm, tác phẩm văn học Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 5 Số điểm: 5 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 50 % Tỉ lệ: 50 % TỔNG Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 3 Số câu Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 7 Số điểm: Số điểm Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 70 % 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 100 % III. Duyệt ma trận Nhóm trưởng Tổ trưởng CM BGH duyệt Trần Thị Minh Phương Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa