Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_2017_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 NHÓM NGỮ VĂN 6 Năm học 2016-2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 14 /12/2016 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước những câu trả lời đúng. “ Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc ( Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. ” ( Thánh Gióng- Ngữ văn 6, tập I) Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Thuyết minh Câu 2: Cách giải nghĩa từ “tráng sĩ” nào sau đây là đúng? A. Người cao lớn. B. Người sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. C. Người có sức khỏe phi thường. D. Người tài năng. Câu 3: Từ “một” trong cụm từ “một ngựa” thuộc từ loại nào? A. Số từ B. Danh từ C. Lượng từ D. Chỉ từ Câu 4: Chi tiết Gióng đánh xong giặc, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời có ý nghĩa gì? A. Gióng có sức mạnh phi thường. B. Gióng ra đời phi thường, thì ra đi phi thường. C. Gióng không màng công danh. D. Gióng về cõi bất tử. Phần II.Tự luận (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) a. Truyện “Thầy bói xem voi” thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian đó? b. Nêu bài học mà em rút ra sau khi học xong truyện “Thầy bói xem voi”. Câu 2: (1 điểm) Đọc câu văn sau và trả câu hỏi: “ Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.” ( Thầy bói xem voi - Ngữ văn 6, tập 1) a. Xác định cụm tính từ trong câu văn trên. b. Phân tích cấu tạo của cụm từ đó . Câu 3: Tập làm văn (5 điểm) Hãy đóng vai một nhân vật trong truyện dân gian mà em thích để kể lại truyện đó ( Ghi chú: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra )
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 6 MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2016-2017 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 14/12/2017 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức tổng hợp phần Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn ở học kỳ I, cụ thể : - Phần Văn bản: Trình bày được được đặc điểm của các truyện dân gian , nội dung, chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện, bài học rút ra từ những truyện đã học. - Phần Tiếng Việt: Xác định và phân tích được từ, cụm từ, giải nghĩa từ - Phần Tập làm văn: Xác định được cách làm văn kể chuyện đời thường, kể chuyện sáng tạo. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học để cảm thụ chi tiết đặc sắc trong truyện, tạo lập văn bản và liên hệ thực tế. 3. Thái độ: HS có thái độ trung thực, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá. II. Ma trËn ®Ò kiÓm tra: VËn Cấp độ NhËn biÕt Th«ng hiÓu VËn dông dông Tæng cao TN TL TN TL TN TL TL Nội dung Đặc điểm II II II truyện dân 0,25 0,5 1,0 0,25 gian Ý nghĩa truyện, I I II ý nghĩa chi tiết 0,5 0,5 2,0 1,0 kì lạ, Từ, giải nghĩa từ, cụm I II I II 2,0 từ 0,5 0,5 0,5 0,5 Làm văn tự sự II II II 5 1 1 3 1,0 1,75 1,0 1,25 3,0 1,0 Tæng 10.0 2,75 2,25 4,0 1,0 Ngêi ra ®Ò Tæ trëng CM BGH duyệt đề Phạm Thị Tuyết Mai Phạm ThÞ Mai Hương Lê Thị Thu Hoa
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM NGỮ VĂN 6 MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2016-2017 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 14 /12/2016 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm. (Với những câu hỏi có nhiều đáp án đúng, giáo viên chỉ cho điểm khi HS trả lời đúng, đủ các đáp án.) Câu 1 2 3 4 Đáp án C B A B,C,D PHẦN II: TỰ LUẬN ( 8 điểm) Câu 1: 2,0 điểm HS trả lời đúng: a. “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện ngụ ngôn. (0,25 điểm) Đặc điểm của loại truyện ngụ ngôn: - Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.(0,25 điểm) - Mượn chuyện loài vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. (0,25 điểm) - Nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống. (0,25 điểm). b. Bài học rút ra sau khi học xong bài “ Thầy bói xem voi”. - Sự vật hiện tượng vốn rộng lớn, nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Muốn kết luận đúng một sự vật, hiện tượng thì phải xem nó một cách toàn diện. (0,5 điểm) - Phải có cách xem xét sự vật phù hợp. (0,5 điểm) Câu 2: 1,0 điểm a. Cụm tính từ: “sun sun như con đỉa” (0,5 điểm) b. Phần trung tâm: sun sun, phụ sau: như con đỉa (0,5 điểm) Câu 3: Học sinh làm bài văn cần đảm bảo những yêu cầu sau: * Về hình thức: - Viết đúng thể loại văn tự sự - Bố cục 3 phần rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết luận - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và đặt câu thông thường. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. * Nội dung: Bài viết đảm bảo theo định hướng sau: a. Mở bài: - Giới thiệu nhân vật tôi.
- - Giới thiệu câu chuyện. b. Thân bài: - Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện . - Diễn biến câu chuyện xảy ra. - Câu chuyện kết thúc. c. Kết luận: Ý nghĩa câu chuyện Biểu điểm phần làm văn - Điểm 5: Đáp ứng đủ yêu cầu trên, bài viết có nhiều sáng tạo. - Điểm 4: Cơ bản đạt những yêu cầu trên, có còn một vài lỗi diễn đạt. - Điểm 3: Đạt ½ yêu cầu trên, không mắc quá nhiều lỗi thông thường. - Điểm 2: Bài viết sơ sài, thiếu nhiều ý về nội dung, mắc lỗi về diễn đạt. - Điểm 1: Bài viết không đạt yêu cầu thiếu nhiều ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn, không làm được gì. Ghi chú: Giáo viên căn cứ vào biểu điểm, tùy theo bài viết của học sinh để cho các mức điểm còn lại phù hợp.