Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc_201.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ THI HỌC KÌ I Nhóm GDCD 7 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Đề 2 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 3/12/2018 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm): Chọn đáp án đúng nhất và dùng bút chì tô đậm () vào một trong những đáp án A, B, C, D ở phiếu trả lời. Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Bắt nạt bạn bè C. Cho bạn chép bài trong giờ thi B. Giúp đỡ một bà cụ qua đường D. Không đến thăm khi bạn bị ốm Câu 2:Biểu hiện của gia đình văn hóa là gì? A. Gia đình có bố mẹ là cán bộ nhà nước B. Gia đình giàu có, con cái ăn chơi sành điệu C. Gia đình đông con, nghèo nàn D. Gia đình hòa thuận, đoàn kết với xóm giềng Câu 3: Chiều nay, lớp 6A được phân công nhổ cỏ dại ở các bồn hoa trong trường, còn lớp 6B dọn dẹp khu nhà thể chất. Nếu lớp 6A chỉ mất khoảng 1 giờ để hoàn thành nhiệm vụ được phân công thì lớp 6B còn khá nhiều công việc. Nếu là thành viên lớp 6A, em sẽ làm gì? A. Đi về, coi như không biết chuyện gì B. Kêu gọi bạn bè trong lớp ở lại, cùng nhau giúp đỡ lớp 6B C. Ở lại, nhưng không giúp đỡ lớp 6B D. Chê cười lớp 6B làm việc chậm chạp Câu 4: Lợi ích mà việc đoàn kết, tương trợ đem lại là gì? A. Tạo thành động lực để ta có sức mạnh phi thường hơn so với người khác B. Tạo thành điểm tựa để ta kiếm lời C. Tạo sức mạnh, giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách D. Tạo thành sức mạnh chống lại những người thành công hơn ta Câu 5: Để trở thành người có lòng khoan dung, chúng ta không nên làm điều gì trong những việc làm dưới đây? A. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người B. Cởi mở, gần gũi, cư xử chân thành, rộng lượng C. Hay chê bai người khác D. Thông cảm, thứ tha cho những lỗi nhỏ của bạn bè Câu 6: Người có lòng tự trọng là người có cách cư xử như thế nào? A. cư xử đàng hoàng, đúng mực B. tự ti về bản thân C. cư xử nịnh trên nạt dưới D. tự cao, tự đại Câu 7: Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? A. Ngày chủ nhật, Năm ra chợ gặp cô giáo cũ, Năm bỏ mũ ra chào cô. B. Thầy Minh cho bài tập về nhà , vì mải chơi nên Quân không làm C. Hoa rất hay chê bai thầy giáo chủ nhiệm của mình. D. Gặp thầy cô giáo bộ môn Hùng quay đi coi như không biết.
- Câu 8: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là? A.Gia đình hiện đại C. Gia đình kiểu mẫu B. Gia đình phong kiến D. Gia đình văn hóa Câu 9: Khi một người hàng xóm nhà em gặp khó khăn, em sẽ làm gì? A. Chê cười, nói xấu người hàng xóm đó B. Không thèm quan tâm C. Hỏi han, quan tâm, giúp đỡ người hàng xóm đó D. Chọc phá khiến người hàng xóm đó gặp nhiều khó khăn hơn Câu 10: Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên cần phải làm gì? A. Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình B. Dùng tiền để nâng cao địa vị của các thành viên trong gia đình C. Chia rẽ, hạ bệ những gia đình khác D. Sử dụng chất kích thích, ma túy Câu1 1: Em sẽ làm gì khi người bạn cùng lớp vô tình làm hỏng cây bút máy mà em yêu thích nhất? A. Bỏ qua cho bạn khi bạn thật sự hối lỗi C. Mắng bạn cho đỡ tức B. Bắt bạn đền cây bút khác đắt tiền hơn D. Không thèm chơi với bạn nữa Câu 12: Cảm thông, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? A. Tôn trọng kỉ luật C. Đoàn kết, tương trợ B. Yêu thương con người D. Khoan dung Câu 13: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị? A. Tổ chức sinh nhật linh đình B. Thái độ khách sáo, kiểu cách C. Ăn mặc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình D. Chạy theo mốt mới, sành điệu Câu 14: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây về tự tin? A. Người tự tin là những kẻ ngạo mạn, kiêu căng B. Người tự tin không cần hợp tác với ai C. Người tự tin được mọi người yêu quý D. Người tự tin luôn xem thường người khác Câu 15:Trong buổi sinh hoạt lớp, cô giáo yêu cầu các thành viên trong lớp tự đánh giá, nhận xét về bản thân trong tháng vừa qua. Em sẽ làm gì? A. Mặc kệ, không quan tâm B. Không dám đưa ra quan điểm C. Mạnh dạn chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của bản thân D. Cúi thấp đầu, trốn tránh ánh nhìn của cô và các bạn Câu 16: Câu thành ngữ, ca dao nào nói về tính tự tin? A.Run như cầy sấy B. Ngựa non háu đá C. Nhát như thỏ đế
- D. Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân Câu 17: Hành vi nào thể hiện không tự trọng? A. Vì hoàn cảnh khó khăn, phải bán hàng rong nửa buổi nhưng Tâm vẫn không mặc cảm mà luôn cố gắng trong học tập tốt. B. Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. C. Nếu có khuyết điểm, khi được nhắc nhở, Nam đều vui vẻ nhận lỗi và hứa sẽ sửa sai. D. Trước mặt bạn bè, Lan rất xấu hổ khi kể về công việc của bố mẹ. Câu 18: Câu thành ngữ, tục ngữ trái với đoàn kết tương trợ? A. Đồng tâm hiệp lực C. Ngựa có bầy chim có bạn B. Chung lưng đấu cật D. Phận ai người ấy lo Câu 19: Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ đem lại lợi ích gì? A. Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam B. Góp phần làm giàu cho bản thân và gia đình C. Thể hiện đẳng cấp của dòng họ có truyền thống tốt đẹp D. Nâng cao phẩm giá của mỗi người trong gia đình Câu 20:Em tán thành với ý kiến nào dưới đây về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào B. Không cần giữ gìn truyền thống vì đó là những gì đã lạc hậu C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình thể hiện lòng biết ơn D. Giữ gìn truyền thống gia đình là việc người lớn, trẻ con không cần tham gia Phần II. Tự luận (5 điểm): Câu 1(2 điểm): Gia đình văn hóa là gì? Kể hai việc làm của bản thân em để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa. Câu 2 (3 điểm): Cho tình huống: Trong giờ Toán, cô giáo đưa ra một bài tập khó để thử khả năng tư duy của các bạn trong lớp. Mặc dù biết giải bài tập đó nhưng Mai lại không dám xung phong lên bảng. a. Em có nhận xét gì về hành động của bạn Mai? b. Nếu là bạn của Mai, em sẽ làm gì? c. Qua tình huống trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Ghi chú: Học sinh làm bài vào phiếu kiểm tra
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Nhóm GDCD 7 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Đề 2 Năm học: 2018-2019 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 3/12/2018 I.Phần trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được (0,25điểm) Câu ĐÁP ÁN Câu ĐÁP ÁN 1 B 11 A 2 D 12 C 3 B 13 C 4 C 14 C 5 C 15 C 6 A 16 D 7 A 17 D 8 D 18 D 9 C 19 A 10 A 20 C II. Phần tự luận (5điểm): Câu 1. (2 điểm): * Học sinh nêu được khái niệm gia đình văn hóa: (1 điểm) - Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. * Học sinh nêu được hai việc làm cụ thể góp phần xây dựng gia đình văn hóa: (Mỗi ví dụ đúng được 0,5 điểm) Câu 2. (3 điểm): Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung sau: a. HS nêu nhận xét: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) - Không đồng ý với hành động của Mai. - Hành động của Mai thể hiện bạn là người nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin, không tin tưởng vào khả năng của bản thân. b. HS nêu việc sẽ làm: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) - Phân tích, giải thích cho Mai hiểu hành động của Mai là thiếu tự tin, chưa thể hiện được bản lĩnh của bản thân. Chỉ ra cho Mai biết lợi ích mà tự tin đem lại (khẳng định được giá trị của bản thân; được thầy cô, bạn bè quý mến; giúp ta dễ dàng thành công; ); và tác hại khi thiếu tự tin (trở thành người nhu nhược, nhút nhát; không thể hiện được năng lực của mình; không được coi trọng; ) - Khuyên Mai nên thay đổi nhận thức, rèn luyện tính tự tin (chủ động, tự giác, tích cực). Sau đó, cùng Mai rèn luyện, cố gắng. c. Bài học rút ra: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) - Cần chủ động, tự giác trong học tập - Mạnh dạn phát biểu, đưa ra quan điểm, ý kiến của mình, .
- * Ghi chú: Căn cứ vào bài làm của học sinh, dựa vào thang điểm trên, giáo viên cho các mức điểm phù hợp. III. Duyệt đề Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Nguyễn Thị Thùy Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ THI HỌC KÌ I Nhóm GDCD 7 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 ĐỀ 3 Năm học: 2018 – 2019 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 3/12/2018 Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm): Chọn đáp án đúng nhất và dùng bút chì tô đậm () vào một trong những đáp án A, B, C, D ở phiếu trả lời. Câu 1: Để trở thành người có lòng khoan dung, chúng ta không nên làm điều gì trong những việc làm dưới đây? A. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người B. Cởi mở, gần gũi, cư xử chân thành, rộng lượng C. Hay chê bai người khác D. Thông cảm, thứ tha cho những lỗi nhỏ của bạn bè Câu 2: Câu ca dao, thành ngữ nào nói về tính tự tin? A.Run như cầy sấy B. Ngựa non háu đá C. Nhát như thỏ đế D. Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân Câu 3: Người có lòng tự trọng là người có cách cư xử như thế nào? A. cư xử đàng hoàng, đúng mực B. tự ti về bản thân C. cư xử nịnh trên nạt dưới D. tự cao, tự đại Câu 4: Hành vi nào thể hiện không tự trọng? A. Vì hoàn cảnh khó khăn, phải bán hàng rong nửa buổi nhưng Tâm vẫn không mặc cảm mà luôn cố gắng trong học tập tốt. B. Không làm được bài, nhưng kiên quyết không quay cóp và không nhìn bài của bạn. C. Nếu có khuyết điểm, khi được nhắc nhở, Nam đều vui vẻ nhận lỗi và hứa sẽ sửa sai. D. Trước mặt bạn bè Lan rất xấu hổ khi kể về công việc của bố mẹ mình. Câu 5: Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo? A. Ngày chủ nhật, Năm ra chợ gặp cô giáo cũ, Năm bỏ mũ ra chào cô. B. Hoa rất hay chê bai thầy giáo chủ nhiệm của mình. C. Thầy giáo giao bài tập về nhà nhưng Hà không làm D. Gặp thầy cô giáo bộ môn, Hùng quay đi coi như không nhìn thấy. Câu 6: Câu thành ngữ, tục ngữ trái với đoàn kết tương trợ? A. Đồng tâm hiệp lực C. Ngựa có bầy chim có bạn B. Chung lưng đấu cật D. Phận ai người ấy lo
- Câu 7: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân được gọi là? A.Gia đình hiện đại C. Gia đình kiểu mẫu B. Gia đình phong kiến D. Gia đình văn hóa Câu 8: Việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ đem lại lợi ích gì? A. Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam B. Góp phần làm giàu cho bản thân và gia đình C. Thể hiện đẳng cấp của dòng họ có truyền thống tốt đẹp D. Nâng cao phẩm giá của mỗi người trong gia đình Câu 9:Khi một người hàng xóm nhà em gặp khó khăn, em sẽ làm gì? A. Chê cười, nói xấu người hàng xóm đó B. Không thèm quan tâm C. Hỏi han, quan tâm, giúp đỡ người hàng xóm đó D. Chọc phá khiến người hàng xóm đó gặp nhiều khó khăn hơn Câu 10:Em tán thành với ý kiến nào dưới đây về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào B. Không cần giữ gìn truyền thống vì đó là những gì đã lạc hậu C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ D. Giữ gìn truyền thống gia đình là việc của người lớn, trẻ con không cần tham gia Câu 11: Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên cần phải làm gì? A. Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình B. Dùng tiền để nâng cao địa vị của các thành viên trong gia đình C. Chia rẽ, hạ bệ những gia đình khác D. Sử dụng chất kích thích, ma túy Câu 12: Em sẽ làm gì khi người bạn cùng lớp vô tình làm hỏng cây bút máy mà em yêu thích nhất? A. Bỏ qua cho bạn khi bạn thật sự hối lỗi C. Mắng bạn cho đỡ tức B. Bắt bạn đền cây bút khác đắt tiền hơn D. Không thèm chơi với bạn nữa Câu 13: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người? A. Bắt nạt bạn bè C. Cho bạn chép bài trong giờ thi B. Giúp đỡ một bà cụ qua đường D. Không đến thăm khi bạn bị ốm Câu 14: Cảm thông, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ lẫn nhau thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? A. Tôn trọng kỉ luật C. Đoàn kết, tương trợ B. Yêu thương con người D. Khoan dung Câu 15:Biểu hiện của gia đình văn hóa là gì? A. Gia đình có bố mẹ là cán bộ nhà nước B. Gia đình giàu có, con cái ăn chơi sành điệu C. Gia đình đông con, nghèo nàn
- D. Gia đình hòa thuận, đoàn kết với xóm giềng Câu 16: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị? A. Tổ chức sinh nhật linh đình B. Thái độ khách sáo, kiểu cách C. Ăn mặc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình D. Chạy theo mốt mới, sành điệu Câu 17: Chiều nay, lớp 6A được phân công nhổ cỏ dại ở các bồn hoa trong trường, còn lớp 6B dọn dẹp khu nhà thể chất. Nếu lớp 6A chỉ mất khoảng 1 giờ để hoàn thành nhiệm vụ được phân công thì lớp 6B còn khá nhiều công việc. Nếu là thành viên lớp 6A, em sẽ làm gì? A. Đi về, coi như không biết chuyện gì B. Kêu gọi bạn bè trong lớp ở lại, cùng nhau giúp đỡ lớp 6B C. Ở lại, nhưng không giúp đỡ lớp 6B D. Chê cười lớp 6B làm việc chậm chạp Câu 18: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây về tự tin? A. Người tự tin là những kẻ ngạo mạn, kiêu căng B. Người tự tin không cần hợp tác với ai C. Người tự tin được mọi người yêu quý D. Người tự tin luôn xem thường người khác Câu 19: Lợi ích mà việc đoàn kết, tương trợ đem lại là gì? A. Tạo thành động lực để ta có sức mạnh phi thường hơn so với người khác B. Tạo thành điểm tựa để ta kiếm lời C. Tạo sức mạnh, giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thử thách D. Tạo thành sức mạnh chống lại những người thành công hơn ta Câu 20:Trong buổi sinh hoạt lớp, cô giáo yêu cầu các thành viên trong lớp tự đánh giá, nhận xét về bản thân trong tháng vừa qua. Em sẽ làm gì? A. Mặc kệ, không quan tâm B. Không dám đưa ra quan điểm C. Mạnh dạn chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của bản thân D. Cúi thấp đầu, trốn tránh ánh nhìn của cô và các bạn Phần II. Tự luận (5 điểm): Câu 1(2 điểm): Tự tin là gì? Kể 2 việc làm của em thể hiện phẩm chất tự tin trong học tập? Câu 2 (3 điểm): Cho tình huống: Hằng và Hoa ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô tình làm dây mực ra vở của Hoa. Hoa nổi cáu, mắng rồi cố ý vẩy mực ra áo Hằng. a. Em có nhận xét gì về hành động của bạn Hoa? b. Nếu là bạn của Hằng và Hoa, em sẽ làm gì? c. Qua tình huống trên, em rút ra bài học gì? Ghi chú: Học sinh làm bài vào phiếu kiểm tra
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Nhóm GDCD 7 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Đề 3 Năm học: 2018-2019 Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 3/12/2018 I.Phần trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được (0,25điểm) Câu ĐÁP ÁN Câu ĐÁP ÁN 1 C 11 A 2 D 12 A 3 A 13 B 4 D 14 C 5 A 15 D 6 D 16 C 7 D 17 B 8 A 18 C 9 C 19 C 10 C 20 C II. Phần tự luận (5điểm): Câu 1. (2 điểm): * Học sinh nêu được khái niệm tự tin: (1 điểm) - Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. * Học sinh nêu được hai việc làm thể hiện tính tự tin: (1 điểm) - Hăng hái phát biểu, xây dựng bài (0,5 điểm) - Dám đưa ra quan điểm của mình trước đám đông, .(0,5 điểm) Câu 2. (3 điểm): Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung sau: a. HS nêu nhận xét: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) - Không đồng ý với hành động của Hoa. - Hành động của Hoa thể hiện bạn là người ích kỉ, nhỏ mọn, không có lòng khoan dung. b. HS nêu việc sẽ làm: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) - Phân tích, giải thích cho Hoa hiểu hành động của Hoa là thiếu khoan dung. Chỉ ra cho Hoa biết lợi ích mà khoan dung đem lại (thể hiện mình là người văn minh; được thầy cô, bạn bè quý mến; ); và tác hại khi thiếu khoan dung (trở thành người ích kỉ, nhỏ nhen; không được quý mến, giúp đỡ, coi trọng; ) - Khuyên Hoa nên thay đổi nhận thức, rèn luyện lòng khoan dung (cư xử gần gũi, cởi mở, sẵn sang bỏ qua lỗi nhỏ của bạn bè, chân thành, ). Sau đó, cùng Hoa rèn luyện, cố gắng. c. Bài học rút ra: (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) - Cần hòa nhã, thân thiện, chân thành với mọi người xung quanh - Sẵn sàng tha thứ cho sai lầm của người khác khi họ hối hận và sửa chữa, .
- * Ghi chú: Căn cứ vào bài làm của học sinh, dựa vào thang điểm trên, giáo viên cho các mức điểm phù hợp. III. Duyệt đề Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Nguyễn Thị Thùy Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa